LậptrìnhAppleScript
Collection by traibingo
1
Bộ gõ tiếng Việt trong Leopard
Bộ gõ tiếng Việt luôn luôn là một yêu cầu tối quan trọng đối với bất kỳ
người Việt Nam nào. Tuy nhiên, chúng ta đã quá quen thuộc với bộ gõ VNI
hoặc Telex rồi nên thường rất ngại khi phải chuyển sang một bộ gõ khác,
mặc dù bộ gõ hiện tại đang có rất nhiều lỗi ảnh hưởng đến công việc hằng
ngày.
Nhất là khi làm việc trên máy Mac, với một hệ điều hành không được phổ
biến như Windows. Hơn thế nữa, bộ gõ tiếng Việt mà chúng ta đang sử
dụng trên Leopard nói riêng và MacOS X nói chung đang có nhiều khuyết
điểm.
Mình nghĩ rằng hình trên đây rất quen thuộc với các bạn (sử dụng
Leopard, vì mình không có dùng Tiger nên không biết có bộ gõ giống như
vậy không). Đây là bộ gõ Unikey trên Leopard cho các font chữ Unicode.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của bộ gõ này là bị dấu gạch chân. Có lẽ
mình không cần giải thích nhiều về lỗi này vì ai cũng đã bị rồi, mình sẽ nói
đến nhược điểm của nó trong phần sau.
Kèm theo trong Leopard cũng có một bộ gõ tiếng Việt khác mà ít người
biết đến (hoặc đã biết nhưng không dùng) vì những lý do sau:
1. Bộ gõ này nằm ở cuối danh sách các bộ gõ.
Lập trìnhAppleScript
Collection by traibingo
2
2. Bộ gõ này sử dụng cách gõ khác so với bộ gõ VNI hay Telex đã phổ
biến ở Việt Nam từ xưa đến nay.
Trong hình dưới đây mình giới thiệu với các bạn mặt mũi của bộ gõ này
nếu bạn chưa biết.
Bộ gõ này nằm ở cuối danh sách các bộ gõ. Bạn có thể xem danh sách
này trong System Preferences/International, chọn vào mục Input Methods.
Kéo xuống cuối cùng, bạn sẽ thấy bộ gõ mang tên Vietnamese như được
đánh dấu ở hình trên. Đây là một bộ gõ Unicode.
Tại sao chúng ta không thử sử dụng thử nào. Hiện tại, mình viết bài này
bằng chính bộ gõ Vietnamese này. Mặc dù vẫn chưa quen lắm với cách gõ
hoàn toàn xa lạ này, nhưng mình vẫn tin tưởng đây là một bộ gõ tốt, giải
quyết được nhiều vấn đề gây khó chịu khi chúng ta sử dụng bộ gõ Unikey
VNI hay Telex trên Leopard.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Trước tiên, hãy xem bộ gõ Vietnamese này hoạt động như thế nào
nhé:
Đây là một dạng chuẩn bàn phím quốc tế dành cho tiếng Việt. Thay vì sử
dụng cách ghép nối các ký tự trên bàn phím để bỏ dấu cho các nguyên âm
thì bộ gõ này có các phím riêng biệt cho các nguyên âm.
ă = phím số 1
â = phím số 2
ê = phím số 3
ô = phím số 4
ư = phím "["
ơ = phím "]"
đ = phím số 0
dấu huyền: phím số 5
Lập trìnhAppleScript
Collection by traibingo
3
dấu hỏi: phím số 6
dấu ngã: phím số 7
dấu sắc: phím số 8
dấu nặng: phím số 9
Bộ gõ này cung cấp thêm một ký tự đặc biệt dành cho ký hiệu của đồng
tiền Việt Nam là "₫" ở phím "=".
Đó chính là những điểm khác biệt cơ bản của bộ gõ này so với các bộ gõ
VNI hay Telax mà mọi người đã quen sử dụng. Mình sẽ nói thêm trong
phần ưu điểm/nhược điểm.
Ưu điểm:
1. Không bị dấu gạch chân trong khi gõ: trong bộ gõ Unikey VNI/Telex
thì có một dấu gạch chân trong khi gõ, cho đến khi nhấn Space Bar hoặc
một phím nào đó để hoàn tất ký tự đang gõ. Việc này ảnh hưởng rất nhiều
trong khi làm việc với Leopard.
Điển hình như với Spotlight, bạn không thể nào tận hưởng được cảm giác
tìm kiếm tức thời của Spotlight khi sử dụng bộ gõ Unikey trên Leopard. Bộ
gõ Vietnamese giải quyết được vấn đề này vì không có dấu gạch chân nào
ở đây.
2. Không bị lỗi trong Microsoft Office: bộ gõ này hoàn toàn tương thích
với bộ phần mềm Microsoft Office, giải quyết được vấn đề nhảy chữ trong
bộ gõ Unikey trên Leopard.
3. Tiết kiệm thời gian trong khi soạn thảo: đây là điều hiển nhiên một khi
chúng ta đã quen với cách gõ mới lạ này. Vì bạn chỉ cần gõ một phím thay
vì hai như trong bộ gõ Unikey.
Ví dụ:
Lập trìnhAppleScript
Collection by traibingo
4
Sử dụng Unikey VNI để gõ dòng "Đại hội" chúng ta phải gõ như sau:
D9a5i ho65i (11 phím)
Trong khi với bộ gõ Vietnamese, chúng ta chỉ cần gõ như sau:
0a9i h49i (9 phím)
Số lượng phím phải bấm giảm đi đáng kể, giúp chúng ta tiết kiệm được
nhiều thời gian.
Nhược điểm:
1. Cách gõ khác lạ: điều này thì không phải bàn cãi nhiều, vì chúng ta
phải dành một số thời gian để làm quen với cách gõ tiếng Việt của bộ gõ
này.
2. Phải bỏ dấu ngay sau nguyên âm: việc bỏ dấu ở cuối chữ là không
thể.
3. Khó khăn ở một số phím: vì bộ gõ này tận dụng các phím số cho các
nguyên âm có dấu nên muốn gõ số thì phải giữ phím Alt/Option. Muốn gõ
các ký tự nhỏ, thay vì chỉ nhấn Shift thì bạn phải nhấn Shift + Alt/Option.
Lời kết:
Mặc dù bộ gõ này tạo cho chúng ta một số khó khăn khác, nhưng đối với
mình, đây là thứ mình cần. Vì bộ gõ này đã giải quyết được hầu hết các
khó khăn trong khi làm việc. Và theo cảm nhận của riêng mình thì việc làm
quen với kiểu gõ này không khó như mình đã nghĩ trước đó. Bằng chứng
là sau khi sử dụng bộ gõ này để viết bài này, mình đã cảm thấy thoải mái
hơn rất nhiều, và dường như đã bắt đầu quen với bàn phím này.
Tại sao bạn không thử 1 lần nhỉ? Chỉ 1 lần thôi, bạn sẽ thích ngay mà!!!
Lập trìnhAppleScript
Collection by traibingo
5
Mount các tập tin ảnh đĩa bằng Terminal
Do nhu cầu sử dụng, mà mình thì rất ghét phải cài đặt thêm các phầm
mềm nho nhỏ vào máy, nên mình quyết định tìm hiểu cách làm bằng các
câu lệnh của Terminal. Và kết quả là đã thành công, mình muốn chia sẻ
với các bạn bằng bài viết này.
Vấn đề mình gặp là: mình có tập tin CDH.iso, mình muốn mount tập tin này
để xem nội dung. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện được với Daemon
Tools. Tuy nhiên, nếu bạn cũng không thích cài Daemon Tools như mình
thì hãy sử dụng câu lệnh Terminal sau:
hdiutil mount #đường dẫn#
Trong đó, #đường dẫn# là đường dẫn đến tập tin ảnh đĩa. Ví dụ trong
trường hợp của mình là:
hdiutil mount ~/Desktop/CDH.iso
Sau đó, trên màn hình làm việc sẽ thấy một ổ đĩa mới tên CDH. Sau đó thì
chắc bạn biết phải làm gì :)
Ngoài ra, bạn còn có thể làm những việc khác với hdiutil như chép đĩa từ
tập tin ảnh đĩa.
hdiutil burn #đường dẫn#
Ngoài những tập tin .iso, bạn còn có thể mở các dạng ảnh đĩa khác, như:
.dmg, .iso, img
. Lập trình AppleScript
Collection by traibingo
1
Bộ gõ tiếng Việt trong. khi làm việc trên máy Mac, với một hệ điều hành không được phổ
biến như Windows. Hơn thế nữa, bộ gõ tiếng Việt mà chúng ta đang sử
dụng trên Leopard