1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Bệnh “đi khom lưng” do virut CHIKV ppt

5 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 181,12 KB

Nội dung

Bệnh “đi khom lưng” do virut CHIKV Bệnh sốt chikungunya là gì? Là một bệnh do nhiễm virut Chikungunya (CHIKV), lây truyền sang người qua các vết đốt của muỗi. Virut CHIKV lần đầu tiên được phân lập từ máu của bệnh nhân bị sốt ở Tanzania năm 1953. Virut CHIKV đã được xác đinh là nguyên nhân gây ra các vụ dịch ở khu vực Tây, Trung và Nam của châu Phi và một số khu vực ở châu Á. Virut lưu hành mọi nơi ở châu Phi; các nhà khoa học cho rằng vòng luân chuyển giữa muỗi và khỉ đóng vai trò quan trọng cho phép virut có cơ hội tồn tại lâu dài trong môi trường tự nhiên. Vì những người nhiễm bệnh thường bị đau các khớp và không thể đi thẳng được nên còn gọi “bệnh đi khom lưng” Thời gian ủ bệnh và biểu hiện của bệnh sốt Chikungunya? Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi nhiễm virut đến lúc khởi bệnh) có thể kéo dài từ 2-12 ngày, nhưng thường là 3-7 ngày. Các nhà khoa học cho rằng có thể có trường hợp nhiễm virut CHIKV thầm lặng (không có triệu chứng). Là một bệnh nguyên nhân do virut nên sốt Chikungunya có đặc tính của bệnh nhiễm virut cấp tính, thường khởi phát đột ngột với các dấu hiệu ban đầu là sốt và đau khớp, sau đó xuất hiện thêm các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ và phát ban. Bệnh thường kéo dài từ 1 - 7 ngày với biểu hiện sốt cao đột ngột từ 39-40oC và rét run từng cơn. Thời kỳ cấp tính thường kéo dài trong vòng 2-3 ngày, sau đó nhiệt độ trở về trạng thái bình thường. Bệnh nhân thường mệt mỏi khoảng vài tuần sau đó. Thêm vào đó, một số bệnh nhân bị đau khớp không cử động được hoặc viêm khớp có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Do cùng lưu hành với sốt xuất huyết nên các trường hợp sốt Chikungunya đôi khi bị chẩn đoán là sốt xuất huyết, vì thế tỷ lệ mắc bệnh trên thực tế sẽ cao hơn các số liệu báo cáo. Theo các y văn khoa học thì hầu như bệnh sốt chikungunya không gây tử vong, không gây tổn thương hệ thần kinh cũng như không gây xuất huyết. Những trường hợp sau khi nhiễm virut CHIKV có thể có miễn dịch bảo vệ lâu dài đối với bệnh này. Mặc dù bệnh sốt Chikungunya thường nhẹ và không nguy hại đến tính mạng, nhưng với đặc tính là đau các khớp nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng lao động của những người bệnh trong thời kỳ mắc bệnh cũng như trong thời kỳ hồi phục sau đó. Thường bệnh nhân bị đau nhiều ở những khớp nhỏ như khớp bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân và hạn chế vận động ở những khớp lớn (đốt sống, khớp háng và khớp vai ). Bệnh nhân thường bị đau khớp nhiều vào buổi sáng, có thể cải thiện bằng những bài tập nhẹ nhưng sẽ nặng lên nếu tập quá sức. Con người bị nhiễm virut Chikungunya từ đâu? Virut CHIKV lây truyền qua vết đốt của muỗi nhiễm virut. Muỗi đốt người nhiễm virut CHIKV sẽ trở thành muỗi nhiễm virut và có khả năng truyền bệnh. Khỉ và một số động vật hoang dại có thể là nguồn lây tự nhiên của virut. Vật chủ trung gian truyền bệnh (vectơ) của virut CHIKV là muỗi Aedes aegypti, một loài muỗi nhà và hay đốt người vào ban ngày. Muỗi Aedes albopictus (hay còn gọi là muỗi hổ châu Á) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền virut ở khu vực châu Á. Người ta cũng phân lập được virut ở một số loài muỗi sống ở khu vực rừng châu Phi. Ngoài virut CHIKV, các loại muỗi này đã được xác định là vật chủ trung gian truyền một số bệnh như bệnh do virut sốt vàng, sốt xuất huyết Ở Việt Nam, muỗi Aedes aegypti xuất hiện rộng rãi từ Bắc tới Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng tới các vùng trung du và có chiều hướng phát triển ở vùng núi cao. Muỗi phát triển quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa, ở miền Bắc phát triển mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 11, miền Nam từ tháng 4 đến tháng 8, miền Trung từ tháng 6 đến tháng 1 năm sau. Loài muỗi này thường sử dụng các vật chứa nước trong và xung quanh nhà làm nơi sinh sản (bể, phuy, vại, chum, chai vỡ, lốp xe hỏng, máng nước đọng, máng nước cho gia súc, bát kê chân chạn, đĩa kê bình hoa ). Mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình trưởng thành của muỗi. Chẩn đoán xác định bệnh sốt Chikungunya như thế nào? Do biểu hiện lâm sàng của bệnh thường không điển hình và dễ nhầm với bệnh sốt xuất huyết, vì thế để chẩn đoán xác định phải cần tới các chẩn đoán phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm hiện nay thường dùng là xét nghiệm phát hiện kháng thể chống lại virut (IgM), phân lập virut và phản ứng chuỗi polyme (PCR). Điều trị bệnh sốt Chikungunya như thế nào? Hiện tại chưa có vaccin để dự phòng hoặc thuốc chống virut đặc hiệu để điều trị bệnh sốt Chikungunya. Vì thế, chủ yếu là điều trị triệu chứng như nghỉ ngơi, bù nước và sử dụng các loại thuốc hạ sốt như paracetamol (không được dùng aspirin). Người bệnh cần tránh muỗi đốt thêm (nên ở trong nhà hoặc ở trong màn trong những ngày đầu mắc bệnh) để cắt đứt chu kỳ truyền bệnh (muỗi - người - muỗi), hạn chế khả năng muỗi đốt rồi truyền virut sang người khác. Làm thế nào để phòng chống nhiễm virut CHIKV? Cách tốt nhất để tránh nhiễm virut CHIKV là phòng chống muỗi đốt. Các biện pháp dự phòng cũng giống như đối với sốt xuất huyết như: sử dụng các thuốc diệt côn trùng; mặc áo dài tay và quần dài (có thể tẩm quần áo bằng permethrin hoặc một số loại thuốc diệt côn trùng khác); sử dụng màn che cửa sổ và cửa ra vào để chống muỗi xâm nhập; xử lý các địa điểm sinh sản của muỗi (làm sạch nước ở các bình hoa, xô và thùng, thay nước ở đĩa nước uống của vật nuôi, đào hố và mương dẫn nước ). Cần phải tăng cường các biện pháp phát hiện sớm những trường hợp ca bệnh xâm nhập để tránh nguy cơ bùng phát bệnh tại Việt Nam. . Bệnh “đi khom lưng” do virut CHIKV Bệnh sốt chikungunya là gì? Là một bệnh do nhiễm virut Chikungunya (CHIKV) , lây truyền sang. trường hợp nhiễm virut CHIKV thầm lặng (không có triệu chứng). Là một bệnh nguyên nhân do virut nên sốt Chikungunya có đặc tính của bệnh nhiễm virut cấp tính,

Ngày đăng: 21/01/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w