1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, có xét đến năm 2030

29 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH KIÊN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006, của Chính phủ,về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quyhoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11tháng 01 năm 2008, của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT, ngày 09 tháng 02 năm 2012, của BộKế hoạch và Đầu tư, về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định vàcông bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnhvực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT, ngày 31 tháng 10 năm 2013, của BộKế hoạch và Đầu tư, về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnhvà công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành,lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 6 năm 2014, của Thủ tướngChính phủ, về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm2025, tầm nhìn năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 6 năm 2014, của Thủ tướngChính phủ, về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp ViệtNam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 970/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 4 năm 2016, của Ủy bannhân dân tỉnh Kiên Giang, về việc phê duyệt đề cương và dự toán điều chỉnh quy

Trang 2

hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, có xétđến năm 2030.

Căn cứ Nghị quyết số 100/2017/NQ-HĐND, ngày 20 tháng 7 năm 2017, củaHĐND tỉnh, về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnhKiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-HĐND, ngày 08 tháng 01 năm 2018, của Hộiđồng nhân dân tỉnh, về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành côngnghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, có xét đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, tại Tờ trình số SKHĐT, ngày 12 tháng 02 năm 2018, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổngthể phát triển ngành công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, có xét đến năm 2030,

33/TTr-QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp

tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, có xét đến năm 2030, với các nội dung chính nhưsau:

I QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH

- Phát triển công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vùng Kinh tế trọngđiểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, Chiến lược phát triển và quyhoạch công nghiệp Việt Nam đến năm 2035; đồng thời, đảm bảo yêu cầu củng cốquốc phòng, an ninh, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh, vùng, miền và cảnước.

- Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế địa lý - kinh tế - chính trị vàhuy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước; sử dụng hiệu quả hơn tiềm năng, thếmạnh tài nguyên thiên nhiên và xã hội của tỉnh trong mối liên kết hữu cơ mật thiếtvới công nghiệp vùng, miền và cả nước

- Phát triển công nghiệp bền vững với công nghệ tiên tiến hợp lý, thân thiện môitrường Phát triển đa dạng các ngành, lĩnh vực công nghiệp với quy mô phù hợp, nhấtlà công nghiệp sử dụng nhiều lao động, gắn với đẩy nhanh công nghiệp hóa nôngnghiệp, nông thôn nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị.Phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn theo chiều sâu, tạo đột phá pháttriển.

Trang 3

- Phát triển mạnh và đổi mới nhanh doanh nghiệp công nghiệp; nâng cao tính tậptrung công nghiệp về quy mô sản xuất kinh doanh, tiềm lực tài chính và sức cạnhtranh.

II MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1 Mục tiêu tổng quát

Ngành công nghiệp phấn đấu duy trì bền vững đà tăng trưởng cao, tăng nhanhphần đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo việc mớicó thu nhập cao hơn mức bình quân toàn tỉnh cho người dân.

2 Mục tiêu cụ thể

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 (theo giá 2010) đạt 62.050, tỷđồng, với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,00 đến 12,15 %/năm; đếnnăm 2025 đạt 118.443,7 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 đạt13,80 %/năm và đến năm 2030 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 221.362,3 tỷ đồng,với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 đạt 12,28 %/năm.

- Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đến năm 2020 (theo giá 2010) đạt21.634,1 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,86 đến 11,02%/năm; đến năm 2025 đạt 38.604,1 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 -2025 đạt 12,28 %/năm và đến năm 2030 đạt 63.947,6 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởnggiai đoạn 2026 - 2030 đạt 10,62%/năm.

III ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNGNGHIỆP

1 Định hướng phát triển công nghiệp

- Chủ động hợp tác và tích cực tham gia vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuấtcông nghiệp của vùng, miền cả nước, khu vực và quốc tế; đầu tư chiều sâu, hướngvào xuất khẩu đối với các nhóm ngành, lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn có lợi thếvề tài nguyên như sản xuất xi măng, chế biến nông - thủy sản; về nhân lực như dệtmay - da giày.

- Phát triển mạnh, đầu tư có trọng điểm đối với nhóm công nghiệp hạ tầng (điện,nước, môi trường), công nghiệp cơ khí (đóng mới và sửa chữa tàu); thu hút đầu tưxây dựng một số cơ sở công nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực công nghiệp hầu nhưchưa có trên địa bàn như hóa dược, hóa dầu (gắn với các dự án phát triển khí tự nhiênvà điện khí tại Khu công nghiệp Xẻo Rô)

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp phùhợp với thế mạnh của mỗi tiểu vùng Coi trọng xây dựng cơ chế, chính sách khuyến

Trang 4

khích đầu tư kinh doanh hạ tầng công nghiệp, từng bước hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuậtcủa các khu, cụm công nghiệp làm nền tảng cho công nghiệp tỉnh phát triển theohướng hiện đại.

- Định hướng phát triển theo các tiểu vùng lãnh thổ

+ Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên: Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản,

sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ các ngành nông và ngư nghiệp, đẩy mạnhcông nghiệp chế biến tinh nông - thủy sản theo hướng xuất khẩu, sản xuất điện đồngphát.

+ Tiểu vùng Tây Sông Hậu: Phát triển công nghiệp chế biến nông - thủy sản, ưu

tiên thu hút công nghiệp sử dụng nhiều lao động (dệt may, da giày, lắp ráp cơ - điệntử).

+ Tiểu vùng U Minh Thượng: Phát triển công nghiệp phục vụ nghề cá, công

nghiệp chế biến nông – lâm - thủy sản, ưu tiên phát triển công nghiệp sử dụng nhiềulao động và các dự án điện khí và khí áp thấp.

+ Tiểu vùng hải đảo: Ưu tiên phát triển công nghiệp gắn với kinh tế biển và du

lịch, trọng tâm là công nghiệp chế biến hải sản và tương lai xa là ngành nghề hỗ trợ(hậu cần) ngành dầu khí.

2 Quy hoạch phát triển một số nhóm ngành công nghiệp chủ yếua) Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 (theo giá 2010) đạt 806,6 tỷ đồngvới tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 là 12,49 %/năm; năm 2025 đạt 1.601,3tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 là 14,70 %/năm.

- Chú trọng đầu tư, đảm bảo điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản đi trướckhai thác một bước; đặc biệt là thăm dò (bổ sung phần sâu) các mỏ đá vôi xi măngvà/hoặc xây dựng núi Túc Khối, núi Lò Vôi (Lớn và Nhỏ), Khoe Lá (khu Bắc và khuNam).

- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, sử dụng tiếtkiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản; kết hợp hài hòa giữa khai thác quy mô vừavà lớn với quy mô nhỏ phù hợp với mỗi đối tượng khoáng sản Đầu tư mới, mở rộngvà duy trì năng lực khai thác các mỏ núi Lò Vôi, núi Túc Khối, núi Nai, Hòn Sóc,Sơn Trà, núi Trầu, núi Còm, Bãi Voi, Cây Xoài, Khoe Lá

b) Ngành công nghiệp chế biến nông - thủy sản

Trang 5

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 (theo giá 2010) đạt 46.640,8 tỷđồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 là 13,11 %/năm; năm 2025 đạt84.007,3 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 là 12,49 %/năm.

- Xây dựng và phát triển nhóm ngành công nghiệp chế biến nông - thủy sảngắn với các vùng nguyên liệu sẵn có và quy hoạch của hai ngành nông nghiệp và ngưnghiệp theo hướng tăng cường chế biến tinh; ưu tiên phát triển một vài tổ hợp (khépkín) nuôi trồng - chế biến - xuất khẩu thủy hải sản công nghệ cao.

- Tạo lập và giữ vững mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng, khai thác, bảoquản, sơ chế, chế biến trong chuỗi giá trị ngành hàng, cũng như trong hệ thống quảnlý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm với lực lượng nòng cốt là các doanh nghiệpchế biến quy mô công nghiệp được đầu tư chiều sâu về mọi mặt và chú trọng pháttriển các cơ sở sản xuất vệ tinh ở nông thôn.

- Khuyến khích các cơ sở công nghiệp cá thể trong nhóm ngành tham gia cácchương trình sản xuất sạch hơn, hữu cơ an toàn, hệ thống quản lý chất lượng và vệsinh an toàn thực phẩm.

c) Ngành công nghiệp dệt may - da giày

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 (theo giá 2010) đạt 1.676,0 tỷ đồngvới tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 là 22,82 %/năm; năm 2025 đạt 3.143,2tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 là 13,40 %/năm.

- Phấn đấu trở thành nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu của tỉnh,có khả năng cạnh tranh và hội nhập với công nghiệp dệt may - da giày của cả nước,khu vực và thế giới trên cơ sở sử dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đạicùng hệ thống quản lý chất lượng, lao động và môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Trước mắt, trong các công đoạn gia công, thu hút đầu tư sản xuất hàng maymặc, giày, dép , quy mô vừa đến lớn gắn với các khu vực nông thôn có giao thôngthuận tiện và lực lượng lao động dồi dào; lâu dài, hướng dần tới các công đoạn có giátrị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị của nhóm ngành.

- Nghiên cứu cách thức thu gom và công nghệ bảo quản da tươi đơn giản có hiệuquả để bán cho các cơ sở thuộc da công nghiệp trong nước, xuất khẩu.

d) Ngành công nghiệp chế biến lâm sản

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 (theo giá 2010) đạt 1.380,5 tỷđồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 là 14,32 %/năm; năm 2025 đạt2.445,1 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 là 12,11 %/năm.

Trang 6

- Chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu để khai thác tối đa công suất Nhà máygỗ MDF VRG - Kiên Giang, các dự án sản xuất bột và giấy, bìa khác.

- Đẩy mạnh đầu tư sản xuất sản phẩm bao bì giấy, bìa phục vụ các ngành hàngxuất khẩu của tỉnh.

- Khuyến khích đầu tư sản xuất bìa (các-tông, kraft, bìa cứng/chipboard) khôngtẩy sử dụng phế thải nông nghiệp (rơm rạ, xơ dừa ) và giấy phế liệu với công nghệtiên tiến, thân thiện môi trường.

đ) Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 (theo giá 2010) đạt 6.697,1 tỷđồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 là 5,40 %/năm; năm 2025 đạt9.393,0 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 là 7,00 %/năm.

- Phát triển đa dạng chủng loại vật liệu xây dựng với quy mô phù hợp, sử dụngtiết kiệm tài nguyên, bảo vệ tốt môi trường, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao; tích cựcđầu tư đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến hợp lý, thiết bị hiện đại hơn để nâng caochất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất xi măng, vật liệu xây lợp và ốp lát không nung,vật liệu trang trí giá trị cao, vật liệu tổng hợp khác thân thiện môi trường.

- Tiếp tục phát triển sản xuất vật liệu xây dựng giá trị thấp gắn liền với các khuvực có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗcủa hoạt động xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới

e) Ngành công nghiệp cơ khí

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 (theo giá 2010) đạt 1.792,7 tỷ đồngvới tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 là 14,79 %/năm; năm 2025 đạt 2.936,6tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 là 10,37 %/năm.

- Khuyến khích các doanh nghiệp cơ khí quy mô vừa đang hoạt động trên địabàn thực hiện đổi mới, đầu tư tăng năng lực sản xuất và chuyên môn hóa cao trongcác lĩnh vực cơ khí: Phục vụ khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng; đóng mới vàsửa chữa tàu, xuồng; máy và thiết bị chế biến nông - thủy sản; máy và thiết bị phụcvụ nông nghiệp.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong các lĩnh vực: Gia công kim loại, nhất là sảnxuất loạt lớn chi tiết, phụ tùng, phụ kiện kim loại; sản xuất, lắp ráp thiết bị và cụmlinh kiện điện, điện cơ, cơ điện tử.

g) Ngành công nghiệp điện, nước và môi trường

Trang 7

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 (theo giá 2010) đạt 2.208,6 tỷ đồngvới tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 là 12,27 %/năm; năm 2025 đạt 13.538,6tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 là 43,71 %/năm.

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện; khuyến khích phát triển, sửdụng năng lượng tái tạo và nhiệt dư (điện đồng phát); không ngừng nâng cao chấtlượng, diện phủ rộng và độ an toàn hệ thống điện của tỉnh.

- Cung cấp đủ nhu cầu và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt hợp vệ sinh,giảm tối đa tổn thất nước sạch, tăng tỷ lệ tái sử dụng nước sản xuất công nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển các khu xử lý chất thải tập trung với công nghệ tiên tiến,đảm bảo đạt quy chuẩn trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận; xã hội hóa cao trongthu gom, tập kết rác thải sinh hoạt, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

h) Các ngành, lĩnh vực công nghiệp khác

- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 (theo giá 2010) đạt 847,7 tỷ đồngvới tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 là 9,85 %/năm; năm 2025 đạt 1.378,7 tỷđồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 là 10,22 %/năm.

- Thu hút đầu tư phát triển một số lĩnh vực công nghiệp hóa chất thứ sinh; đổimới phạm vi, đầu tư chiều sâu, tăng quy mô sản xuất của các cơ sở hiện có theohướng chuyên môn hóa, chuyên biệt hóa sản phẩm.

3 Quy hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

- Phát triển chọn lọc các ngành nghề sử dụng tài nguyên thiên nhiên, văn hóa vàdu lịch tại mỗi địa phương một cách hiệu quả Khôi phục, nhân cấy, truyền nghềnhằm bảo tồn các nghề tiểu thủ công nghiệp đặc sắc; khuyến khích người dân làngnghề, hội nghề hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm tăng thu nhập và phát huy cao hơngiá trị nghề truyền thống.

- Lồng ghép phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với các chương trìnhphát triển khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới, văn hóa và du lịch của tỉnhtrên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chú trọng giữ gìn bản sắcvăn hóa và đảm bảo tiêu chuẩn và quy chuẩn về an toàn, vệ sinh và bảo vệ môitrường trong phát triển.

- Thực hiện lập, duyệt, triển khai chương trình hỗ trợ khôi phục, công nhận vàphát triển một số phường nghề, làng nghề truyền thống: Chế biến nước mắm tại thịtrấn Dương Đông, thị trấn An Thới, xã đảo Lại Sơn; sản xuất bánh tráng ở xã ThạnhHưng; sản xuất gốm, sành ở các ấp Đầu Doi, Hòn Sóc và Hòn Me; nấu rượu nếp ở

Trang 8

các ấp dọc Kênh 5; dệt chiếu cói (Tà Niên, Dãy Ốc, Lái Niên), đan/dệt đệm, thảm cỏbàng (Phú Mỹ )

4 Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp

- Kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh xây dựng, hoàn chỉnh dần hạ tầng kỹ thuật (nhất làxử lý nước thải tập trung) khu, cụm công nghiệp, cũng như các dự án sản xuất côngnghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất công nghiệp Khuyến khích các cơ sở sảnxuất công nghiệp có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường trong các khu vực đô thị,để di dời vào khu, cụm công nghiệp.

- Thực hiện rà soát, loại bỏ, điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp và cụm côngnghiệp đảm bảo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp tỉnh đến và sau năm2025 đồng bộ với xây dựng vùng tỉnh cùng các hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuậtkhác.

5 Nhu cầu vốn đầu tư và lao động công nghiệp

- Vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 là 44.670 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 là132.104 tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 là 273.107 tỷ đồng (giá hiện hành).

- Lao động công nghiệp từ 15 tuổi trở lên năm 2020 là 125.330 người; đến năm2025 là 163.240 người và đến năm 2030 là 200.230 người.

IV CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1 Giải pháp huy động vốn đầu tư

- Tranh thủ tối đa nguồn vốn ngân sách Trung ương, các chương trình, đề ánquốc gia về khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, giảm phátthải khí nhà kính, biến đổi khí hậu

- Tích cực vận động để ngành công nghiệp tỉnh được sử dụng vốn ODA, vốnvay ưu đãi hỗ trợ thực hiện đột phá chiến lược về: Xây dựng chính sách phát triển,tăng cường năng lực quản lý nhà nước; phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoahọc và công nghệ; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện cácchiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh , trên địa bàn tỉnh.

- Tích cực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các dự án công nghiệpđòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế như dầu khí, nhiệt điện khí,nhiệt điện nhiệt dư, tái chế rác thải

2 Giải pháp quản lý nhà nước về hoạt động công nghiệp

- Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển, cải cách hành chính tạomôi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh hấp dẫn, thông thoáng và cạnh tranh bình

Trang 9

đẳng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hệ thống văn bản quy phạm phát luật về quản lýhoạt động công nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghiệp mới; tái cơ cấu ngành nghề, táicấu trúc và đổi mới mô hình doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.

- Định kỳ tiến hành rà soát, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện dự áncông nghiệp theo tiến độ cam kết; kịp thời phát hiện và cùng chủ đầu tư tìm biệnpháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai dự án trên địa bàn.

3 Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp

- Tích cực đầu tư phát triển hệ thống đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh;đào tạo mới, đào tạo lại, chuyển đổi nghề và nâng cao tay nghề cho người dân thamgia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; kết hợp đào tạo nghề chính quy, dàihạn với đào tạo ngắn hạn, kèm nghề tại nơi sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu lao độngcông nghiệp, nhất là các nhóm ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

- Phối hợp với doanh nghiệp, nhà đầu tư để xác định nhu cầu lao động và xâydựng kế hoạch đào tạo nhân lực phù hợp với yêu cầu ngành nghề và tiến độ phát triểncủa các dự án đầu tư, nhất là số nhân lực kỹ thuật tay nghề cao vận hành máy móc,trang thiết bị tiên tiến trong dây chuyền công nghệ phức tạp.

4 Giải pháp về khoa học công nghệ

- Triển khai hiệu quả ứng dụng phát triển khoa học và công nghệ và mô hìnhtrình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; khuyến khích cá nhân, đơn vị, doanhnghiệp khoa học công nghệ đầu tư chất xám, thiết bị, bí quyết công nghệ vào cơ sởcông nghiệp theo mô hình 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà công nghiệp và nhànông) hoặc chuyển giao dưới dạng vốn góp, cổ phần;

- Các cơ sở công nghiệp tích cực áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sảnxuất; chủ động đầu tư đổi mới công nghệ nhưng phải lựa chọn đúng công nghệ cầnđổi mới, máy móc và trang thiết bị cần hiện đại hóa Khuyến khích các doanh nghiệpcông nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO, HCCAP, 5S ).

5 Giải pháp phát triển tài nguyên, nguyên liệu cho công nghiệp

- Các nhà khai khoáng tích cực đầu tư thăm dò trước, trong quá trình khai thácvà các ở khu vực ngoại vi nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng tuổi thọ mỏ.

- Thực hiện triệt để, hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triểnnông, lâm và ngư nghiệp nói chung, các vùng nuôi trồng, sản xuất tập trung nói riêng,theo hướng thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng hàng hóa đảm bảo cung

Trang 10

cấp ổn định lâu dài đầu vào cho công nghiệp chế biến, nhất là chế biến hàng xuấtkhẩu.

- Phát triển nuôi trồng theo hướng sản xuất sạch, xanh đảm bảo các yêu cầu vệsinh an toàn thực phẩm; tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ thu hoạch, bảo quảnsau thu hoạch và sơ chế nhằm kéo dài thời hạn sử dụng cũng như nâng cao giá trịhàng hóa nông, lâm và ngư sản.

6 Giải pháp phát triển thị trường

- Tích cực xây dựng thương hiệu, nâng cao và giữ vững chất lượng, đổi mới mẫumã và đa dạng hóa kiểu dáng sản phẩm công nghiệp, trong đó, ưu tiên sản phẩm chếbiến có lợi thế, đặc trưng riêng của tỉnh và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, chú trọng công tác tiếp thị, hội nghịkhách hàng, quảng bá, giới thiệu và dùng thử sản phẩm; tích cực lồng ghép với cácchương trình xúc tiến thương mại chung của vùng, miền, cả nước.

- Tăng cường hoạt động quản lý thị trường, ngăn chặn bán hàng giả và kém chấtlượng, chống bán phá giá và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền lợi chính đáng củangười tiêu dùng hàng công nghiệp.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu, dự báo của các cơ quan quản lý nhà nướcvà cung cấp công khai các thông tin kinh tế, thị trường , trong và ngoài nước; tư vấnphát triển thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các doanh nghiệp.

7 Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng- Các nhà đầu tư cần lựa chọn và áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến hợp lý,đảm bảo có hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội - môi trường; đẩy mạnh áp dụng vàxây dựng cơ chế khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn; phương thức sử dụng tàinguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm thiểu phát thải (nhất là khí nhàkính); phát triển sản xuất, sử dụng năng lượng sạch và tái tạo; xanh hóa từ sản xuấtđến tiêu dùng hàng công nghiệp.

- Khẩn trương xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu,cụm công nghiệp; tăng cường việc xử lý và tái chế chất thải; có kế hoạch, khảo sát,đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở công nghiệp nằm ngoài khu, cụm côngnghiệp, ưu tiên bố trí trước các cơ sở công nghiệp đang có nguy cơ cao gây ô nhiễmmôi trường vào khu, cụm công nghiệp.

- Trong phát triển công nghiệp, cần lồng ghép triển khai quyết liệt, hiệu quả kếhoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ưu tiênđầu tư các công trình cung cấp nước sạch và công nghiệp cho các vùng khan hiếm

Trang 11

nước hoặc nguồn nước có nguy cơ nhiễm mặn; xử lý chất thải rắn, nước thải tậptrung cho các đô thị vùng ven biển và tại các đảo Đảm bảo nền công trình ở trên mựcnước biển dâng theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

8 Giải pháp liên kết và phát triển bền vững

- Khuyến khích tạo liên kết sâu, hợp tác rộng giữa các cơ sở sản xuất côngnghiệp; thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển trên cơ sở đôi bên cùng có lợi cũng nhưcạnh tranh lành mạnh Các cơ sở sản xuất công nghiệp trong cùng ngành, lĩnh vực,thậm chí cùng ngành hàng, vẫn có nhiều mối liên hệ, hợp tác phát triển như chia sẻthông tin thị trường ngoài tỉnh, thị trường xuất khẩu , hoặc tham gia thực hiện cácđơn hàng số lượng lớn.

- Trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của tỉnh phải có chiến lượcđúng đắn để đảm bảo nguyên liệu đầu vào ổn định lâu dài cho công nghiệp chế biến,tránh khai thác ồ ạt khi giá cả tăng cao hoặc phá bỏ vùng nuôi trồng tập trung haychuyển sang loại khác khi thị trường trầm lắng.

- Các doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa và lớn cần coi trọng phát triển bềnvững cả 3 trụ cột: Xã hội (trung tâm là người lao động và cộng đồng), môi trường vàkinh tế.

9 Giải pháp tái cấu trúc phát triển công nghiệp

- Tái cấu trúc không gian phát triển công nghiệp: Các dự án công nghiệp sửdụng tài nguyên thiên nhiên cần đặt tại các khu vực giàu tài nguyên nhất, tránh pháttriển theo phong trào; các dự án công nghiệp sử dụng nhiều lao động và ít có nguy cơgây ô nhiễm môi trường cần phân bố hợp lý tại các khu vực nông thôn đông dân cưvà các dự án công nghiệp có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường cần tập trung vàokhu, cụm công nghiệp và nên bố trí tối ưu theo dòng thải các dự án đầu tư mới hoặccùng với các nhà máy hiện có.

- Tái cấu trúc ngành, lĩnh vực và sản phẩm công nghiệp: Có kế hoạch loại dầnmột số lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện có ít đến không còn khả năng hoặc khôngkhuyến khích phát triển trên địa bàn trong tương lai; mời gọi phát triển một số ngành,lĩnh vực công nghiệp mới từ quá trình dịch chuyển đầu tư và sản xuất của các tậpđoàn lớn trong nước, các tập đoàn nước ngoài đa ngành và đa quốc gia; thực hiện cấutrúc lại ngành, lĩnh vực và sản phẩm công nghiệp ngay từ công tác phát triển cơ sởsản xuất mới cũng như doanh nghiệp mới.

- Tái cấu trúc doanh nghiệp công nghiệp: Thực hiện đổi mới mô hình doanhnghiệp công nghiệp theo chuỗi giá trị hoặc mạng sản xuất và tiêu dùng hàng hóa côngnghiệp theo hướng chuyên sâu và sản xuất loạt lớn; khuyến khích hình thành một số

Trang 12

doanh nghiệp nông – công - thương quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao để chủđộng tạo chuỗi giá trị liên ngành, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, bao tiêusản phẩm đầu ra và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Điều 2 Tổ chức thực hiện quy hoạch

1 Sở Công Thương

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng và UBND cấp huyệncông bố rộng rãi, bàn giao hồ sơ và phổ biến nội dung điều chỉnh quy hoạch đến cáccấp, ngành, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước Vận động vốn đầu tư từ quỹkhuyến công quốc gia, tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công tỉnh vàcác giải pháp phát triển thị trường trong và ngoài nước.

- Tổ chức, quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thị xã và thành phố trựcthuộc tỉnh, các nhà đầu tư tiềm năng, tổ chức và cá nhân hoạt động công nghiệp thựchiện các nội dung điều chỉnh quy hoạch Định kỳ hàng năm, tổ chức kiểm tra, tổnghợp, đánh giá và báo cáo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh về tình hình thực hiệnđiều chỉnh quy hoạch.

- Nghiên cứu, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh một sốnội dung của điều chỉnh quy hoạch để phù hợp và thích ứng với điều kiện phát triểnđột biến hoặc những biến cố không thể dự báo trong tương lai.

2 Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện nghiên cứu,tham mưu UBND tỉnh huy động, phân bổ vốn ngân sách Trung ương, địa phương đểhỗ trợ phát triển công nghiệp.

Trang 13

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ban, ngành và UBND cấphuyện tham mưu HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích,ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn phù hợp với chính sách củaTrung ương trong từng giai đoạn Trước hết là chính sách để các doanh nghiệp, dự ánsản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh được hưởng ưu đãi, hỗ trợđầu tư như đối với doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, khu công nghệ cao nếu đápứng đủ các quy định hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và UBND cấp huyện tổ chức xúc tiến,kêu gọi đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chương trình và dựán công nghiệp.

3 Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, các sở,ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tăng kinh phí hàng năm cấp cho cácnhiệm vụ khuyến công, nghiên cứu và triển khai (R&D) khoa học công nghệ và pháttriển sản phẩm mới, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biểndâng, phòng chống thiên tai của ngành công nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh banhành chính sách tín dụng, thuế, phí khuyến khích, ưu đãi hơn cho phát triển côngnghiệp, nhất là trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương cùng các cơ quan chức năng và địaphương liên quan tạo thuận lợi cho hoạt động đánh giá, thăm dò, khai thác tài nguyênkhoáng sản.

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,các sở, ban, ngành liên quan cùng UBND cấp huyện chỉ đạo triển khai các chươngtrình, dự án đầu tư công nghiệp môi trường; các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, ứngphó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phòng chống thiên tai, sử dụng nănglượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm thiểu phát thải (khí nhà kính); quản lý, đánh giá,kiểm soát ô nhiễm môi trường của hoạt động công nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành liên quan tạo quỹđất phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp; thực hiện nhanh gọn thủ tục giaođất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụmcông nghiệp theo pháp luật về đất đai.

5 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 14

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc và địa phương thực hiện hiệu quả,có kết quả cao các quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển nông, lâm và ngưnghiệp theo hướng sản xuất sạch, xanh, an toàn và nâng cao chất lượng hàng hóa đầuvào của công nghiệp chế biến, nhất là chế biến hàng xuất khẩu.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ban, ngành liên quan lựa chọnmột số ngành hàng có thế mạnh vượt trội của khu vực nông – lâm - ngư nghiệp vàmột số doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh để tham gia liên kết sản xuất, chế biến,tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn theo chuỗi giá trị trong vùng đồng bằng sông CửuLong quy định tại Quyết định số 593/QĐ-TTg, ngày 06/4/2016, về Quy chế thí điểmliên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 -2020.

6 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì phát triển nguồn nhân lực toàn tỉnh, trong đó chú trọng phát triển đội ngũcông nhân có tay nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu lao động của các nhóm ngành, lĩnhvực công nghiệp mũi nhọn và các ngành nghề công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện trênđịa bàn Thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra đảm bảo quyền lợi, chế độ an sinh xãhội của người lao động tại các cơ sở công nghiệp.

7 Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện thực hiệncác quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứngđược nhu cầu của ngành công nghiệp trong mỗi giai đoạn phát triển.

8 Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thươngđảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất công nghiệp và bữa ăncông nghiệp tại các cơ sở công nghiệp; giám sát, kiểm tra hoạt động y tế cơ sở, chămsóc ban đầu và bảo hiểm y tế tại các cơ sở công nghiệp.

9 Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện nghiên cứu, tham mưu choUBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp ứngdụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn theoquy định của Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12, ngày 13/11/2008, và các quyếtđịnh có liên quan của Thủ tướng Chính phủ Trước hết, bổ sung các nhiệm vụ khoahọc và công nghệ ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao củangành công nghiệp vào Kế hoạch số 16/KH-UBND, ngày 05/3/2015, của UBND tỉnhvề việc thực hiện Chương trình hành động số 36-CTr/TU, của Tỉnh ủy Kiên Giang về

Ngày đăng: 27/11/2021, 08:04

Xem thêm:

Mục lục

    Danh mục các dự án đầu tư công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, có xét đến năm 2030

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w