7bướcngăncảmcúm,cảmlạnh
Thật khó để giữ “an toàn” cho cơ thể mình khi mọi
người xung quanh đang có biểu hiện ốm. Dưới đây là 1
số cách giúp ngăn ngừa khả năng bạn trở thành nạn
nhân tiếp theo của cúm và cảmlạnh trong mùa thu
đông này.
Vệ sinh
Bất cứ khi nào trở về nhà, việc đầu tiên cần làm là rửa tay.
Luôn rửa tay sau khi vào nhà vệ sinh và trước bữa ăn.
“Con đường lây nhiễm chủ yếu của virus cúm là tay đến
tay, da tới da”, TS Y khoa Mark Moyad, Giám đốc TT Y tế
ĐH Michigan, nhấn mạnh.
Tránh đưa tay lên mắt, mũi và dạy trẻ thói quen không đưa
tay lên miệng khi chơi với trẻ khác.
Nếu không có nước rửa tay, có thể dùng dung dịch rửa tay
không cần nước - lưu ý là chọn loại có chứa khoảng 60%
chất cồn.
Luôn vệ sinh bề mặt các đồ dùng, vật dụng trong nhà. Virus
có thể lây nhiễm qua việc chạm vào các bề mặt như bàn
phím máy tính, điện thoại.
Luôn chú ý tới ngón tay của mình, hạn chế sử dụng chúng
ở những nơi công cộng. Ví như vào thang máy, thay vì
dùng đầu ngón tay ấn nút, hãy dùng khớp đốt ngón tay.
Nếu có nhiều người, bạn có thể dùng ngón út cho lịch sự.
Nguyên tắc này khá quan trọng bởi vì các ngón trỏ, ngón
giữa, ngón cái thường được tiếp xúc với mặt một cách vô
thức.
Hệ miễn dịch
TT Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh khuyến nghị nên
tiêm vắc-xin phòng cúm mùa và cúm A/H1N1 trong năm
nay.
Vắc-xin cúm A/H1N1 được khuyến nghị cho các nhóm đối
tượng sau:
- Phụ nữ mang thai
- Những người sống cùng hoặc chăm sóc trẻ nhỏ dưới 6
tháng tuổi
- Những người làm trong mảng chăm sóc sức khỏe và tại
phòng cấp cứu
- Những người trong nhóm tuổi 6 tháng tuổi - 24 tuổi,
những người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc cách bệnh
mãn tính.
Vắc-xin cúm mùa được khuyến nghị cho các nhóm đối
tượng sau:
- Trẻ từ trên 6 tháng tuổi cho đến khi sinh nhật lần thứ 19.
- Phụ nữ mang thai
- Những người 50 tuổi trở lên
- Những người mắc các bệnh mãn tính
- Những người chăm sóc người ốm
- Những người thường tiếp xúc với các nhóm đối tượng có
nguy cơ cao như nhân viên y tế, người giúp việc…
Thức ăn
Hoa quả tươi và rau xanh là những lựa chọn hàng đầu trong
chế độ ăn. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn.
Những rau quả có màu sẫm luôn chứa hàm lượng chất
chống ôxy hóa cao nhất, có khả năng phòng bệnh tốt nhất
như các loại dâu, dưa vàng, xoài, kiwi, lựu, súp lơ xanh,
các loại ớt chuông (ớt ngọt), cải xoăn.
Đừng quên bổ sung protein nạc và ngũ cốc nguyên cám để
chế độ ăn được cân bằng. Lưu ý món sữa chua.
Những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khác là
hành, tỏi. Những gia vị này cũng rất giàu chất chống ôxy
hóa.
Các thực phẩm giàu vitamin C và E cũng giúp hỗ trợ hệ
miễn dịch. Những thực phẩm giàu vitamin E gồm hạt
hướng dương, dầu ngô, hạnh nhân và lạc. Các loại quả họ
cam quýt, súp lơ xanh và ớt ngọt xanh luôn rất giàu vitamin
C.
Bổ sung nhiều loại rau quả chứa các sinh tố quan trọng,
giúp tăng cường sức khỏe, nhưng nếu không hạn chế
đường, soda, bánh kẹo thì kết quả sẽ gần như bằng 0.
Đồ uống
Uống nhiều nước sẽ giúp ngăn chặn tình trạng khử nước
gây ra bởi sốt, giảm lượng dịch; duy trì độ ẩm trong
họng… từ đó giảm thấp nguy cơ cúm.
Cố gắng uống 2 lít chất lỏng mỗi ngày - tương đương với
khoảng 8 cốc nước. Nếu tập luyện thể thao thì lượng nước
cần uống sẽ nhiều hơn.
Một cách khác để uống đúng lượng nước mình cần là lấy
cân nặng (kg) chia ba để ra lượng nước (lít) cần uống hằng
ngày. Ví như nếu nặng 68kg thì lượng nước cần uống là
2,2-2,3l nước/ngày.
Khi nước được cung cấp đủ, cơ thể sẽ sản xuất ra lượng
dịch nhầy phù hợp cho mũi, miệng và họng. Các chất dịch
này sẽ ngăn cản virus thâm nhập vào cơ thể.
Ngủ
BS Moyad cho biết thiếu ngủ có thể ngăn cản hoạt động
của hệ miễn dịch rất mạnh. Ngủ đủ giấc - thông thường là 8
tiếng - sẽ giúp hàng rào miễn dịch luôn ở trong điều kiện
tốt nhất.
Luyện tập
30 phút tập luyện mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ và tăng cường
hệ miễn dịch. Các báo cáo y khoa cho thấy những nghiên
cứu đáng tin cậy đã chỉ rõ việc luyện tập thường xuyên như
đi bộ sẽ như một sự ủng hộ đối với cơ chế miễn dịch, bao
gồm các kháng thể và các tế bào T có khả năng tiêu diệt
những “kẻ thù” tự nhiên.
Thư giãn
Dành thời gian để hạ nhiệt rất quan trọng nhất là khi bạn
bận rộn và căng thẳng.
Đừng cố gắng trở thành “bà mẹ anh hùng” bằng việc làm
tất cả, hướng tới sự hoàn hảo… Điều này chỉ gây stress, lo
lắng, thất vọng và buồn phiền. Hãy biết yêu bản thân, biết
nghỉ ngơi ngay khi có thể.
Khi bị stress, cơ thể sẽ tiết ra các hormone khiến cơ thể
nhanh “xuống dốc” và có thể gây ốm. Và đó là lúc dễ bị
cảm cúm,cảmlạnh nhất.
. 7 bước ngăn cảm cúm, cảm lạnh
Thật khó để giữ “an toàn” cho cơ thể mình khi mọi
người. khiến cơ thể
nhanh “xuống dốc” và có thể gây ốm. Và đó là lúc dễ bị
cảm cúm, cảm lạnh nhất.