Sẵnsàngcho“hạcánhcứng”
Dù muốn hay không, nhiều công ty đang hoạt động
tốt vẫn cần một kế hoạch dự phòng bất trắc nếu tình
hình kinh tế tồi tệ hơn nữa.
Họ mang theo những chiếc cặp đựng tàiliệu chứ không
phải các thiết bị hồi sức, nhưng nếu một nhóm tư vấn của
AlixPartners bỗng dưng xuất hiện tại văn phòng của bạn,
điều đó chẳng mấy khi là một tín hiệu tốt lành. Hơn hai
thập kỷ qua, Alix đã giúp xoay chuyển tình thế cho các
công ty rơi vào tình cảnh khó khăn, trong số đó, nhiều
công ty đã ngấp nghé bờ vực phá sản.
Tuy nhiên, trong những tháng vừa rồi, Tổng giám đốc
Fred Crawford AlixPartners lại gặp một nhóm khách hàng
tiềm năng khác: các công ty đang làm ăn tốt nhưng lo
ngại về cuộc khủng hoảng tín dụng và khả năng suy thoái
kinh tế sâu hơn. “Họ chưa quen với việc sức cầu đột nhiên
giảm mạnh, các khách hàng bị phá sản hoặc không đủ khả
năng thanh toán”, Crawford nhận định và cho biết thêm
“Một số công ty hoạt động tốt đang giật mình”.
Vì thế, hiện nay một số nhóm công tác của Alix đã thực
hiện một loại hình dịch vụ mới: vạch ra các kế hoạch về
“ngày đen tối” cho các công ty hiện làm ăn có lãi nhằm
giúp họ đương đầu với khó khăn nếu nền kinh tế tiếp tục
rơi tự do. “Chúng tôi hết sức khách quan”, Crawford nói.
Và ông khuyên các nhà lãnh đạo công ty - vốn là những
người lạc quan - ngưng kiếm tìm những “vệt sáng cuối
trời” mà hãy tập trung vào viễn cảnh xấu nhất có thể xảy
ra.
Thế nào là CEO giỏi?
Các hình mẫu tiêu biểu về quản lý đã thay đổi trong bối
cảnh nền kinh tế suy thoái. Giáo sư Jeffrey Sonnenfeld
của Trường Quản lý thuộc Đại học Yale đã nêu ra hai
trường hợp: Lou Gerstner, cựu Tổng giám đốc IBM và
Anne Mulcahy, Tổng giám đốc đương nhiệm của Xerox.
Hai nhà điều hành này đã cắt giảm hàng tỷ đô la trong cơ
cấu chi tiêu của công ty trong khi vẫn cố gắng hết sức để
duy trì nếp văn hóa doanh nghiệp. Theo Giáo sư
Sonnenfeld: “Họ dường như cảm thấy hối tiếc về những
động thái cứng rắn mà họ buộc phải tiến hành, song họ đã
thực hiện điều đó với một tầm nhìn hết sức rõ ràng, hướng
tới một mục tiêu chính xác”.
Trong thời điểm thuận lợi, các CEO giỏi nhất thường có
khuynh hướng trở thành những người mà nhà tuyển dụng
Steve Mader của tập đoàn Korn/Ferry International gọi là
“nhà sáng tạo chiếc lược”. Đó là người rất giỏi lựa chọn
các ý tưởng mới và đặt cược vào những người có khả
năng chiến thắng nhiều nhất. Ngược lại, việc điều hành
quản lý trong bối cảnh kinh tế suy thoái thì hầu như
không được phép đặt cược, bởi nó ít đòi hỏi các ý tưởng
lớn mà nhiều sự tập trung vào các tiểu tiết.
Vậy CEO nào có thể đáp ứng được nhiệm vụ đó? Theo
Mader, những nhà lãnh đạo như John Thain, người đã chi
1,2 triệu đô la để cơ cấu lại Merrill Lynch hồi năm ngoái,
chính là điển hình của một nhà lãnh đạo không phù hợp
với thời kỳ khó khăn. Sonnenfeld thì coi Carly Fiorina,
phụ trách công ty HP trong thời khủng hoảng tiền tệ châu
Á và “trượt dốc, sa lầy vào các lựa chọn không có tính
nhất quán và sai lầm về chiến lược” là CEO không được
chuẩn bị để đối phó với suy thoái.
Hãy để mọi người biết sự thật
Cho dù ở bất cứ ngành nghề nào, các CEO cũng sẽ buộc
phải tiến hành cắt giảm chi phí hơn nữa. Theo một khảo
sát công bố giữa tháng 2/2009, 39% các chuyên gia kinh
tế Mỹ dự báo sẽ có thêm những đợt cắt giảm việc làm
“đáng kể” trong vòng sáu tháng tới. Việc này sẽ giúp giải
quyết một số vấn đề nhưng cũng tạo ra bầu không khí lo
âu, sợ hãi trong doanh nghiệp. Các CEO chẳng thể làm gì
được nhiều để xoa dịu bớt nỗi hoảng sợ này. Nhưng nhà
lãnh đạo khôn ngoan thường giúp nhân viên nhận thức
được tình hình khó khăn: đi tới đi lui trong các hành lang,
tổ chức các cuộc họp toàn thể, gửi thư điện tử cập nhật
tình hình.
Cựu thống đốc và ứng cử viên tổng thống Mitt Romney,
người chuyên giúp xoay chuyển tình thế doanh nghiệp hồi
những năm 1980, cho biết: “Trong những lần giúp xoay
chuyển tình thế mà tôi tham gia, tôi thấy việc để mọi
người biết sự thật - mà đôi lúc cũng không đến nỗi
nghiêm trọng như sự sợ hãi, là điều rất hữu ích”. Rommey
nói thêm: “Tin đồn và nỗi sợ hãi có thể bị thổi phồng quá
mức.
Một số CEO cố tỏ ra lạc quan bằng cách đánh giá cao các
cơ hội lớn mà họ cho là kết quả của quá trình suy thoái -
để có thể giành thị phần, thâu tóm hoặc lợi dụng các đối
thủ đang bị suy yếu. Và trên thực tế, lịch sử từng ghi lại
những câu chuyện về các công ty non trẻ hơn đã mọc rễ
và đâm chồi trong những thời kỳ khó khăn. Hai nhà tư
vấn Scott Anthony và Tim Huse của công ty Innosight
cho biết, thực ra các hãng như Home Depot, Best Buy và
Google đã đạt được những thành tựu lớn lao trong suốt ba
kỳ suy thoái gần đây.
Hãy chuẩn bị cho những ngày sóng gió
Các CEO cũng có thể đặt nền móng cho sự tăng trưởng
bằng cách bảo vệ các khoản đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển (R&D) then chốt ngay cả khi phải cắt giảm
ngân sách. Hãng Apple, chẳng hạn, vẫn tiến hành R&D
trong suốt cuộc khủng hoảng gần đây để tung ra các sản
phẩm như iTunes và iPod. Chủ tịch tập đoàn Intel Craig
Barrett cho rằng: “Công ty nào cắt giảm ngân sách cho
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là công ty liều
lĩnh”.
Nhưng ở mỗi ngành nghề khác nhau, lợi ích mà các công
ty có thể mang lại khi tận dụng suy thoái là rất khác nhau.
Do đối thủ bị sảy chân, một vài hãng sẽ phất lên một cách
ngoạn mục từ khủng hoảng với sức mạnh được tăng
cường như Best Buy và Bed Bath & Beyond chẳng hạn.
Hai công ty này không cần phải làm gì khác ngoài việc
“nhặt lấy” doanh số bán hàng lẽ ra đã thuộc về Circuit
City và Linens ‘n Things - cả hai đã bị phá sản. Nhưng
trong các lĩnh vực như công nghiệp ô tô, nơi mọi đối thủ
đều đang phải chiến đấu vì sự sinh tồn thì có thể không có
nhiều người thắng cuộc.
Đối với các hãng vẫn đang hy vọng tiếp tục thâu tóm
được nhiều công ty khác thì cuộc khủng hoảng hiện nay là
lực cản. Khủng hoảng đã tạo ra quan ngại rằng, họ đang
mua phải những tàisản mà giá trị có thể còn giảm xuống
nữa. Bài học chính ở đây là: dù ở đâu thì các nhà quản lý
cũng nên sáng suốt lập kế hoạch cho những việc đang có
chiều hướng xấu đi trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn.
Ngày nay, mỗi khi Fred Crawford và các đồng nghiệp tại
AlixPartners đến gặp các công ty, họ thường đưa ra một
thông điệp đơn giản: nếu bạn đã lên kế hoạch cho ngân
sách năm 2009 với doanh số dự kiến giảm 5%, thì hãy thử
tính lại trên cơ sở lợi nhuận giảm đến 15%.
Những tháng còn lại của năm 2009, theo Crawford nói, sẽ
là khoảng thời gian đầy lo âu và bất ổn.
. Sẵn sàng cho “hạ cánh cứng”
Dù muốn hay không, nhiều công ty đang hoạt động. nếu tình
hình kinh tế tồi tệ hơn nữa.
Họ mang theo những chiếc cặp đựng tài liệu chứ không
phải các thiết bị hồi sức, nhưng nếu một nhóm tư vấn của
AlixPartners