Ăncơm… trị bệnh
Cơm là món chính thường ngày. Dưới đây là một số cách chế biến các món
cơm giúp phòng trị bệnh.
* Cơm khoai lang: Khoai lang đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong đó
chứa nhiều tinh bột và chất xơ, phòng táo bón, giảm phát sinh ung thư ruột, còn
giúp giảm hình thành cholesterol trong máu, phòng bệnh mạch vành. Bên cạnh đó,
nó còn là một loại thức ăn mang kiềm tính, giúp trung hòa các a-xít sản sinh từ
thịt, trứng điều tiết cân bằng kiềm toan của cơ thể. Theo Đông y, khoai lang đỏ
còn có công hiệu "bổ hư suy, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận".
* Cơm củ mài: Dùng gạo ngon và củ mài (hoài sơn) nấu cơm hay cháo. Củ
mài không chứa chất béo, giúp phòng chống chất béo tích tụ trong lòng mạch, bảo
vệ mạch máu động mạch, phòng ngừa xơ cứng động mạch, phòng tránh béo phì.
* Cơm khoai môn: Gạo ngon thêm một ít khoai môn nấu cơm. Khoai môn
mềm nhuyễn, dễ tiêu hóa, thích hợp dùng cho người bệnh đường tiêu hóa, bệnh
lao, cũng như dùng cho người cao tuổi và trẻ con. Cơm khoai môn có tác dụng
thông tiện, giải độc. Tuy nhiên, khoai môn chứa tinh bột hơi nhiều, ăn nhiều sẽ
trướng khí (đầy bụng).
Nấm mèo
* Cơm bắp: Bắp chứa hàm lượng chất xơ rất cao, có đặc tính kích thích nhu
động đường ruột, tăng tốc bài tiện, giúp phòng trị táo bón, viêm ruột. Bắp có tác
dụng phòng bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, cao mỡ máu và cao huyết áp.
Vitamin E trong bắp còn giúp cho làn da mịn màng.
* Cơm ý dĩ: Ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính mát, tăng cường chức năng thận.
Dùng thường xuyên cơm nấu với ý dĩ sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với người
bệnh phù thủng. Ý dĩ chứa nhiều vitamin B1, rất có ích trong việc phòng trịbệnh
phù chân. Thường ăn cơm ý dĩ có thể bảo vệ làn da sáng mượt mịn màng, loại trừ
mụn, tàn nhang, cải thiện sắc tố da, là thức ăn làm đẹp cho bạn gái trẻ.
* Cơm đậu xanh: Là thức ăn tốt cho mùa hè để thanh nhiệt. Đậu xanh tính
mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt khu thử (chống nắng nóng), lợi thủy tiêu
thủng, nhuận hầu giải khát, sáng mắt giảm huyết áp, giúp phòng các chứng do
nhiệt gây ra như phát sốt, miệng khát, bứt rứt, tiểu không thông.
* Cơm bí rợ: Bí rợ chứa bêta-caroten đứng đầu nhà họ cà, trong đó có
pectin giúp hấp thu đường chậm. Dùng cơm bí rợ có tác dụng thông tiện, có thể
giảm sự nguy hại từ độc tố trong phân đối với cơ thể, phòng phát sinh ung thư kết
tràng.
* Cơm nấm mèo đen: Trước tiên nấu gạo nở, sau đó thêm vào nấm mèo đen
nấu cơm (hay cháo). Nấm mèo đen là một loại nấm thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, chứa nhiều lysine và leucin. Nấm mèo làm giảm độ quánh của máu, có
tác dụng phòng ngừa thấy rõ đối với bệnh mạch máu tim - não.
*Cơm yến mạch: Cơm, hoặc cháo nấu từ gạo, nếp cùng yến mạch là thức
ăn rất tốt cho người cao tuổi. Trong yến mạch chứa nhiều xơ và acid béo không
bão hòa, có tác dụng giảm cholesterol, điều tiết triglyceride và giảm độ quánh của
máu, có thể dự phòng bệnh mạch máu tim-não, bệnh tiểu đường, táo bón, giúp
giảm béo phì.
. Ăn cơm… trị bệnh
Cơm là món chính thường ngày. Dưới đây là một số cách chế biến các món
cơm giúp phòng trị bệnh.
* Cơm khoai lang:. ngọt, nhạt, tính mát, tăng cường chức năng thận.
Dùng thường xuyên cơm nấu với ý dĩ sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với người
bệnh phù thủng. Ý dĩ chứa