1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Đã đến lúc nhảy việc? docx

7 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 179,55 KB

Nội dung

Đã đến lúc nhảy việc? Đã bao giờ bạn cảm thấy bạn không thể tiếp tục làm công việc hiện tại? Việc mỗi buổi sáng đến văn phòng khiến bạn kiệt sức. Và bạn mong muốn làm một việc gì đó thật khác? Không giống như trước đây khi mọi người gắn liền với một công việc gần như cả đời và ngại thay đổi thì ngày này mọi người đắt đầu nhận ra rằng không bao giờ là quá muộn để thay đổi công việc hiện tại. Và thay đổi luôn luôn mang đến những điều tích cực. Những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy mọi người tìm kiếm sự thay đổi trong công việc như sau: · Một thay đổi lớn trong cuộc sống: kết hôn, mang bầu hay sự ra đi của một người thân trong gia đình · Tương lai công việc bạn đang làm không hề triển vọng · Bạn đang vô cùng căng thẳng vì công việc · Bạn thấy công việc bạn đang làm rất nhàm nhán hoặc quá căng thẳng · Bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn Nếu bạn nằm trong những trường hợp trên, nhảy việc là một việc bạn nên làm. Tuy nhiên, trước khi bạn nói chuyện với sếp hoặc gửi đơn xin nghỉ việc, hãy đảm bảo rằng bạn đã suy nghĩ thật kĩ và chuẩn bị một kế hoạch rõ ràng. Để giúp bạn có một quyết định đúng đắn, hãy chuẩn bị một chiếc bút, một tờ giấy và suy ngẫm về những điều sau: Bản thân bạn Bạn nên nhìn lại bản thân và xác đinh điều bạn thực sự muốn làm là gi. Bạn thực sự muốn gì trong công việc? Bạn muốn gì ngoài công việc? Và điều gì quan trọng đối với bạn? Những lựa chọn Con đường sự nghiệp nào bạn nên theo đuổi? Bạn cần làm gì để theo đuổi con đường sự nghiệp này? Liệu hiện tại bạn có cơ hội nào để theo đuổi nó? Liệu bạn có thể phong cách sống bạn muốn qua việc theo đuổi con đường sự nghiệp này? Sự phù hợp Đang có một vài cơ hội nghề nghiệp cho bạn? Hãy suy nghĩ sự phù hợp của nó đối với những mong muốn của bạn. Công việc đó có phù hợp cá tính và sở thích của bạn hay không? Hành động Liệt kê những việc bạn cần làm để giúp bạn thực hiện ước mơ đó một cách nhanh nhất? Nguyên nhân của những người không chịu nhảy việc mặc dù họ đã chán ngất công việc hiện tại là sự sợ hãi. Sợ hãi về những sự thay đổi và lòng tin vào bản thân. Bằng cách suy ngẫm bốn điều trên, mọi người có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và sáng suốt. 6 bước khởi đầu quan trọng khi tìm việc Bạn đang đứng giữa ngã tư đường và tìm hướng cho con đường công danh sự nghiệp của mình. Đừng quá lo lắng, dưới đây là những bước cơ bản giúp bạn thành công trong bước chuyển từ giảng đường đại học tới cuộc sống thực sự. Bước 1: Xác định rõ phương hướng Sau 4 (hoặc 5, 6) năm học đại học bạn đã hoàn toàn chắc chắn được mình muốn làm công việc gì trong thời gian tới? Nếu không, đây là thời gian thích hợp nhất để bạn xem xét lại những thế mạnh của bản thân và những loại nghề nghiệp phù hợp với bạn. Bạn nghĩ rằng mình phù hợp với vai trò là người của công chúng, những công việc năng động và áp lực cao hay những công việc văn phòng nhàn hạ…? Hãy suy xét thật kỹ lưỡng về điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, những điều không thích và những lợi ích đạt được khi nghĩ về công việc của mình. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến những người đã và đang làm trong lĩnh vực đó để xác định đúng đắn hơn phương hướng nghề nghiệp của mình. Bước 2: Nghiên cứu Sẽ là vô cùng quan trọng khi bạn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những công ty bạn “nhắm vào” và cân nhắc những phương án lựa chọn. Pam Webster – cán bộ quản lý tuyển dụng của Rent-A-Car (Mỹ) cho hay: Các doanh nghiệp là nhà tuyển dụng lớn nhất của sinh viên tốt nghiệp, “bạn nên suy nghĩ cởi mở hơn về những công ty và ngành công nghiệp mà trước đây bạn không có suy nghĩ về nó”. Khi đã liệt kê những công ty, cơ quan tổ chức bạn mong muốn vào làm việc, hãy bắt đầu tìm hiểu về nó càng nhiều càng tốt. Bạn có thể tìm hiểu qua website, qua những người đi trước, qua những nhân viên hiện tại ở đó để thấy được tình hình hoạt động hiện tại, tiềm năng phát triển trong tương lai, mức độ ổn định, cũng như mức độ lâu dài của công việc sắp tới. Việc tìm hiểu kỹ càng về công ty không chỉ giúp bạn xác định chính xác hơn phương hướng của mình mà còn rất thuận lợi trong quá trình phỏng vấn. Bước 3: Chuẩn bị “công cụ” xin việc Điều quan trọng để thành công trong bất cứ công việc nào là có được bộ “công cụ” chuẩn xác cho những công việc ấy. Bộ “công cụ” cần thiết cho việc tìm kiếm việc làm là: Một CV, một thư xin việc, bằng cấp, chứng chỉ và những giấy tờ liên quan. Hãy dành thời gian để xây dựng bản CV cũng như thư xin việc nhằm làm nổi bật thế mạnh cũng như kinh nghiệm của bạn. Dưới đây là một vài điểm cần ghi nhớ với CV và thư xin việc: - Hãy suy nghĩ về loại CV bạn cần. Một bản CV nhấn mạnh đến khả năng và điểm mạnh thích hợp hơn thể loại CV nói về lịch sử làm việc đối với những người lần đầu tiên đi xin việc. - Nhấn mạnh đến những thành tựu và kết quả bạn làm được hơn là việc mô tả kinh nghiệm đơn thuần. - Sử dụng những ngôn từ mạnh trong CV cũng như thư xin việc nhằm nhấn mạnh đến kinh nghiệm bản thân như: Khởi xướng ra…, quản lý nhóm làm việc về…, thiết kế chương trình… - Nếu bạn cảm thấy mình còn khá non về kinh nghiệm làm việc. Hãy suy nghĩ đến việc làm việc bán thời gian hay vị trí tình nguyện viên, cộng tác viên để học hỏi kinh nghiệm. Hãy đánh giá khả năng của mình trước khi quyết định ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào. Bước 4: Tận dụng các mối quan hệ Hãy tận dụng tất cả các mối quan hệ mà bạn hiện có: văn phòng hỗ trợ việc làm của trường bạn học, bạn bè đã tốt nghiệp và đang đi làm, bạn bè của bố mẹ, thầy cô giáo cũ, hàng xóm… để nắm bắt thông tin nơi nào đang tuyển dụng. Gửi email, gọi điện cho những người có thể giúp bạn. Gửi CV của bạn tới những người quen và nhờ họ gửi tới nhà tuyển dụng bất cứ khi nào có cơ hội. Bước 5: Tập dượt Nếu bạn muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp hãy thể hiện mình là người thực sự chuyên nghiệp. Sẵn sàng tiếp nhận những cuộc phỏng vấn thông qua voice –mail hoặc qua điện thoại. Hãy tập dượt các tình huống có thể xảy ra. Hãy nhớ rằng ngay cả khi đó là cuộc phỏng vấn thông qua voice – mail hay phỏng vấn qua điện thoại bạn cũng phải thể hiện mình thực sự nghiêm túc thông qua cách trả lời, chuẩn bị và ăn mặc. Bước 6: Không từ bỏ Bước chân vào thế giới nghề nghiệp có thể là một thách thức thật sự. Những hạn chế của người mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm như bạn có thể phải thừa nhận một thực tế rằng bạn sẽ phải bắt đầu sự nghiệp của mình dần dần từ dưới lên trên. Thậm chí bạn có thể phải đối mặt với sự thật, bạn bị từ chối nhận vào làm việc toàn thời gian tại công ty bạn mong muốn – nhưng hầu hết mọi người đều vượt qua nó. Chỉ cần bạn nhớ rằng luôn luôn chủ động, kiên trì và tự tin rằng một công việc phù hợp sẽ đến với bạn trong thời gian không lâu nữa. Không từ bỏ là một trong bí quyết để thành công cho những người mới bước chân vào con đường tìm kiếm việc làm. . Đã đến lúc nhảy việc? Đã bao giờ bạn cảm thấy bạn không thể tiếp tục làm công việc hiện tại? Việc mỗi buổi sáng đến văn phòng khiến. hợp trên, nhảy việc là một việc bạn nên làm. Tuy nhiên, trước khi bạn nói chuyện với sếp hoặc gửi đơn xin nghỉ việc, hãy đảm bảo rằng bạn đã suy nghĩ

Ngày đăng: 21/01/2014, 03:20

w