1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng kết quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng từ năm 1986 đến nay

679 27 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 679
Dung lượng 22,03 MB

Nội dung

Trang 1

BAO CAO TONG QUAN

Kết quả nghiên cứu Đề tài tổng kết Lý luận — thực tiễn 20 năm Đổi mới

“TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN

CUA DANG TỪ 1986 ĐẾN NAY”

Chủ nhiệm Đề tài PGS.TS Tô Huy Rứa

Trang 3

Oo èảI Œ HA FP C2) NH PF B B2 S2 NHK NNN 6 — mm Be eB ee mm eS oe on NM F&F WN YY DO WOAH MN PWN © DANH SÁCH CONG TÁC VIÊN CHÍNH: TS Phạm Ngọc Anh .PGS,TS Nguyễn Đức Bách .GS,TS Hoàng Chí Bảo GS,TS Trần Văn Bính .GS,TS Chu Van Cấp .PGS,TS Trần Văn Chử PGS,TS Nguyễn Cúc T5 Ngô Huy Đức .PGS,TS Phạm Duy Đức .PGS,TS Nguyễn Tĩnh Gia T§ Nguyễn Hồng Giáp GS,TS Hoàng Văn Hảo GS,TS Hoang Ngoc Hoa PGS,TS Lé Van Hoe .TS Hà Mỹ Hương .GS,TS Nguyễn Văn Huyện .PGS,TS Nguyễn Đình Kháng .PGS,TS Phan Thanh Khôi PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt .PGS,TS Trần Quang Lâm .GS,TS Nguyễn Ngọc Long PGS,TS Nguyễn Đức Lữ PGS,TS Nguyễn Văn Mạnh .PGS,TS Ngô Quang Minh PGS,TS Trình Mưu PGS5 Vũ Hữu Ngoạn .PGS,TS Đỗ Ngọc Ninh

GS,TS Duong Xuan Ngoc

29.PGS,TS Nguyễn Văn Oánh 30 PGS,T§ Nguyễn Quốc Phẩm 31.PGS,TS Bùi Đình Phong 32.PGS,TS Trần Văn Phòng 33 PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc 34.PGS,TS Vũ Văn Phúc

35 GS,TS Pham Ngoc Quang

36 PGS,TS Tô Huy Rứa

37 PGS,TSKH Phan Xuan Son

38 GS,TS Luu Van Sing 39 PGS,TS Nguyén Dinh Tan 40 PGS,TS Tạ Ngọc Tấn 41.TS Cao Đức Thái

42.PGS,TS Nguyễn Khác Thanh

43 PGS,TS Trần Phúc Thăng

Trang 4

MUC LUC Mo dau

Phan thứ nhất:

DOI MOI DE PHÁT TRIỂN - MỘT QUYẾT SÁCH CHIẾN LƯỢC

CỦA DANG CONG SAN VIET NAM

Chuong 1; Tac d6éng cua tinh hinh thé gidi va trong nước tới công cuộc đổi mới

Chương 2: Đổi mới ở Việt Nam - thời cơ, thách thức và những đặc

điểm chủ yếu

Phần thứ hai:

ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN CUA DANG TU 1986 TOI NAY VE CNXH VA CON BUONG BI LEN CNXH 6 VIỆT NAM

Chương 3: Vai trò của lý luận và tư duy lý luận đối với công cuộc đổi mới

Chương 4: Tư duy lý luận của Đảng về CNXH và xây dựng

CNXH ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới

Chương 5: Tư duy lý luận của Đảng về CNXH và con đường đi

lên CNXH trong thời kỳ đổi mới, từ 1986 tới nay

Phần thứ Ba:

ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA DANG TREN CAC LINH VUC

TRỌNG YẾU CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

9Chương 6: Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về mô hình kinh tế ở nước ta

< Chương 7: Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về cơ cấu

kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế

Trang

72

Trang 5

Chuong 8: Déi moi tu duy ly luan của Đẳng trên lĩnh vực

chinh tri

Chương 9: Đổi mới tư duy lý luận của Đảng trên lĩnh vực van

hóa, xã hội và xây dựng con người

Chương 10: Đối mới tư duy lý luận của Đảng trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại

Phan thứ tư:

TỔNG LUẬN CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN

CUA DANG TU 1986 TOI NAY

Chương 11: Đánh giá tổng quát thành tựu, hạn chế, nguyên nhân

và những bài học kinh nghiệm nổi bật của quá trình

đổi mới tư duy lý luận của Đẳng ta từ 1986 tới nay

“Chương 12: Quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu phát

Trang 6

MO DAU

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VỊ của Đảng cộng sản Việt Nam

(12-1986) đã để ra đường lối đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống,

lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, cùng với đổi mới kinh tế là đổi mới chính

trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội

Đảng cũng đã nhấn mạnh rằng, đổi mới trước hết phải đổi mới tư

duy, đặc biệt là tư đuy kinh tế Đây là tiền để nhận thức của đổi mới Hình thành nhận thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong những hoàn cảnh, điều kiện mới của tình hình trong nước và thế giới là điểm cốt lõi, căn bản nhất của lý luận đổi mới ở nước ta từ giữa thập kỷ ộ 80 thé ky XX cho đến nay Thực tiễn xã hội đã khách quan hoá vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của lý luận và tư duy lý luận đối với sự phát triển của đất nước và dân tộc ta Đổi mới tư duy lý luận của Đảng do đó là vấn đề cấp bách, bức xúc đối với sự lãnh đạo của Đảng đồng thời là vấn để cơ bản, lâu đài, có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta Ở vị trí Đảng cẩm quyền, có trọng trách lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội di tơi Chủ nghĩa xã hội, thực hiện lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,

Đảng phải thường xuyên tự đổi mới chính mình để thúc đẩy đối mới xã hội,

mà trước hết là đối mới tư duy lý luận để nâng cao trình độ và năng lực là

luận của Đảng cầm quyền

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thời kỳ Đổi mới đã nhấn mạnh: “nói đổi mới tư duy, điều căn bản là phải đổi mới tư

đuy lý luận” ?? Đồng chí đặt vấn để: để xứng đáng là người lãnh đạc chính

trị đối với xã hội, với niềm tin yêu của dan, Dang phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện sự lãnh đạo của mình Công cuộc đối mới hiện nay đòi hỏi

Trang 7

mỗi cán bộ đáng viên phải không ngừng học tập, phải học nhiều, rất nhiều, bằng mọi hình thức mới đảm đương nổi nhiệm vụ mà nếu thiếu trình độ lý

luận, học vấn thì khó mà làm được.” Là cán bộ trung, cao cấp của Đảng, chúng ta suy nghĩ về trình độ lý luận của mình và chăm lo công tác tư tưởng nói chung của Đảng ra sao? Đây là lĩnh vực đây tây những cấp bách, sham

chí là cấp bách nhất phải đổi mới.!?)

Đước vào thời kỳ đổi mới, Đảng nhận thấy tình trạng lạc hậu của lý

luận, sự chậm trễ của khoa học xã hội - nhân văn so với sự biến đối và phát

triển mau lẹ của thực tiễn cuộc sống Đảng cũng tự nhận thấy sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực quan trọng này còn nhiều thiếu xót, cần phải khắc phục nhanh chóng, làm cho lý luận trở thành vũ khí chỉ đạo cách mạng thường xuyên

Sự coi trọng và cổ vũ đổi mới tư duy lý luận của Đảng đã tạo ra động

lực tư tưởng và tỉnh thần to lớn thúc đẩy hoạt động của các cơ quan nghiên

cứu và đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận của Đảng cũng như của giới trì thức khoa học nói chung

Đổi mới vừa đòi hỏi vừa tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển lý luận, cho sự khởi sắc đời sống tư tưởng, học thuật của nước nhà

Thực tiễn 20 năm đổi mới vừa qua đã xác nhận những thành tựu

quan trọng bước đầu của đổi mới tư duy lý luận, sự phát triển lý luận và

khoa học của nước nhà, trong đó nổi bật những thành tựu tư duy lý luận của

Đảng, nhờ đó đã hình thành nhận thức lý luận mới về chủ nghĩa xã hội, về

con đường đi lên CNXH ở nước ta

Biến đổi tích cực của tư duy lý luận và những kết quả nghiên cứu lý luận đã góp phần không nhỏ vào việc làm nên những thành tựu đổi mới

trong thực tiễn, trong đó có đổi mới kinh tế và trên một mức độ nhất định là °Ð Nguyễn Văn Linh, Đổi mới để tiến lên ST H.1991 Tập II tr 92-93

Trang 8

đổi mới chính trị và Hệ thống chính trị Mặt khác, thực tiễn đổi mới, nhất là

trong giai đoạn phát triển bước ngoật hiện nay, khi nước ta đang đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cũng đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải được cắt nghĩa về mật lý luận, đồng thời phải giải quyết nó trên cơ sở lý luận, khoa học vững chãi, nhất quán, thống nhất hữu cơ lý luận với thực tiễn, thực tiễn với lý luận

Trong 20 năm đổi mới vừa qua, Đảng ta đã trải qua 4 kỳ Đại hội đại

ˆ— biểu toàn quốc: VI(1986), VH (1991), VIH (1996) và IX (2001) với trên 40

hội nghị Trung ương của các nhiệm kỳ Đại hội đó Ngoài ra còn có hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đại hội VỊI (1994) và Hội nghị TW lần thứ 9 khoá IX (2004) đánh giá tình hinh:thuc hiện Nghị quyết Đại hội Rất nhiều van kiện, nghị quyết của Đảng đã được ban hành và đi vào cuộc sống trone

thời kỳ đổi mới

Để chuẩn bị cho Đại hội X của Đảng sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2006, Đảng chủ trương tổng kết lý luận 20 năm đổi mới nhằm khẳng định

những thành tựu, rút ra những bài học kinh nghiệm tiếp tục đối mới tư duy

lý luận và thúc đẩy việc thực hiện những nhiệm vụ đổi mới toàn diện theo

định hướng XHCN, đưa nước ta vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh CNH HĐH

Nhằm góp phần thực hiện chủ trương quan trọng đó của Đảng, tham gia tích cực vào việc đóng góp ý kiến xây dựng các Văn kiện của Đại hội X, đại hội của tổng kết lý luận 20 năm đổi mới, Học viện chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh tổ chức nghiên cứu và tổng kết thực tiễn về “Qúa trình đổi mới tư

duy lý luận của Đảng từ 1986 tới nay”

Một tập thể các nhà khoa học và đông đảo các cộng tác viên trong và

ngoài Học viện đã tham gia nghiên cứu đề tài quan trọng này

Trang 9

Mục tiêu

Trên cơ sở những tổng kết lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới từ Đại hội VI đến nay, làm rõ sự hình thành và những phát triển mới về tư duy

lý luận của Đảng ta, đặc biệt là những nhận thức mới của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu nói trên, các tác giả tập trung giải quyết những

nhiệm vụ sau đây: -

- Phân tích bối cảnh xã hội, tình hình trong nước và quốc tế tác động tới quyết sách chiến lược “đổi mới theo định hướng XHCN” của Đảng

- Phân tích và đánh giá những thành tựu nổi bật trong đổi mới tư duy

lý luận của Đảng từ những nhận thức tổng quát về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đến những nhận thức lý luận mới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Dang Lam rõ giá /r¡ và ý nghĩa của những thành tựu đó từ góc nhìn tư duy

lý luận

- Phân tích những hạn chế, những vấn đề đặt ra, nguyên nhân và bài

học về đổi mới tư duy lý luận của Đảng

- Xác định những quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ

yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn trong tình hình mới của cách mạng nước ta làm cho lý luận

phát huy được vai trò chỉ đạo hoạt động thực tiễn, nâng cao năng lực lãnh

đạo và củng cố vững chấc vị trí cầm quyền của Đảng, thực hiện thắng lợi

mục tiêu đổi mới và xây dựng CNXH ở nước ta

Phương pháp nghiên cứu của các tác giả công trình này có mấy

điểm đáng lưu ý là:

- Kết hợp tổng kết, hệ thống hoá các quan điểm lý luận của Đảng

Trang 10

(2001) và các Nghị quyết Trung ương (khoá 1X) với nghiên cứu, khảo sát thực tiễn địa phương để nhận biết tác dụng, hiệu quả của lý luận đối với thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với sự hình thành và phát triển lý luận của Đảng

- Kết hợp nghiên cứu và trình bày những vấn đề chung (bản chất,

mục tiêu, động lực của CNXH, đặc điểm con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam với những vấn đề riêng, tập trung vàu hai lĩnh vực trọng yếu: đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị mối quan hệ giữa kinh tế

- chính trị - văn hoá từ góc nhìn tư duy lý luận của Đảng

- Kết hợp phân tích những nhân tố tác động và ảnh hưởng của thế

giới, của khu vực trong bối cảnh quốc tế và thời đại ngày nay đối với cách

mạng nước ta với những biến đổi của tư duy, ý thức xã hội của thực tiễn đổi

mới và những nhận thức của Đảng về lãnh đạo và quản lý trong điều kiện

kinh tế thị trường, đân chủ hoá và Nhà nước pháp quyền, mở cửa và hội

nhập kinh tế quốc tế Đó vừa là những nhân tố thúc đấy đổi mới tư duy vừa là mơi trường hồn cảnh tạo ra sự phát triển và trưởng thành vé nang luc tw duy lý luận đối với Đảng và nhân dân ta

Bằng cách đó, việc nghiên cứu quá trình đổi mới tư duy lý luận của

Đảng từ năm 1986 tới nay sẽ làm rõ mối quan hệ giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, vai trò của nhân tố chủ quan và hoạt động của chủ thể - ở đây là Đảng cộng sản Việt Nam trong việc nhận thức cái khách quan, đáp ứng những đỏi hỏi khách quan đặt ra trên con đường phát triển Cái khách quan và những đòi hỏi khách quan đó chính là tình hình thế giới Và trong nước, bối cảnh quốc tế và thời đại, đồng thời là cuộc sống của nhân dân, là những lợi ích thường nhật, những nhu cầu bức xúc, trước mắt cũng

Trang 11

Nhận thức và xử lý hàng loạt những vấn để mới mẻ và phức tạp đó vừa (hứ thách và chứng thực năng lực tư duy lý luận, trình độ và bản lĩnh

lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

Công trình này là một cố gắng bước đầu của các tác giả theo phương

hướng và phương pháp tiếp cận, nghiên cứu, trình bày vấn để đó, đưa ra

những kiến giải và bình luận về quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng

qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới

Nội dung cơng trình ngồi mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo gồm 4 phần, 13 chương dưới đây:

- Phần thứ nhất, gồm 3 chương, trình bày bối cảnh của đối mới, thời cơ và thách thức, đặc điểm và ý nghĩa của công cuộc đổi mới ở Việt Nam

- Phần thứ hai, gồm 3 chương, phân tích vai trò của lý luận và tư duy lý luận đối với đổi mới và phát triển xã hội, những nhận thức mới của Đảng

về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

- Phần thứ ba, gồm 5 chương, bàn về đổi mới tư duy lý luận của

Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại

- Phần thứ tư, gồm 2 chương, đánh giá tổng quát về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đổi mới tư duy lý luận, những định hướng và giải pháp tiếp tục phát triển và hoàn thiện lý luận đổi mới vì

đân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Van dé và nội dung nghiên cứu phức tạp và rộng lớn, thời gian

nghiên cứu và biên soạn công trình không đài, trình độ của các tác giả lại có

hạn Do vậy dù các tác giả đã hết sức cố gắng song công trình chắc chắn

không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Với công trình này, các tác giả

Trang 12

đại hoá xã hội là một tất yếu phổ biến, thường xuyên và mãi mãi Đổi mới tư duy lý luận của Đảng - chủ thể lãnh đạo và cầm quyền cững thường xuyên

và mãi mãi như thế, trong tổ chức và hoạt động của Đảng, trong mối liên hệ mật thiết, giữa Đảng với nhân đân và xã hội Nghiên cứu và tổng kết thực

tiễn quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng có thể và cần phải trở thành

một hướng nghiên cứu trọng điểm của khoa học chính trị ở nước ta góp

phần thiết thực vào công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ngang tầm với nhiệm vụ, xứng đáng là một Đảng chân chính cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xứng đáng với sự uỷ thác và tin cậy của nhân dân của dân lộc ta

Phần thứ nhất

ĐỔI MỚI ĐỀ PHÁT TRIỀN - MỘT QUYẾT SÁCH

CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chương Ï

TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa từ

Liên Xô đến các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, từ Trung Quốc đến Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đều tiến hành cuộc cải biến cách mạng dưới những tên gọi khác nhau Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đi vào cải tổ Trung

Quốc thực hiện cải cách và mở cửa '? Việt Nam và Lào tiến hành công cuộc đổi mới Cải tổ - cải cách - Đổi mới dù có những điểm khác nhau nhưng đều

có một điểm chung, xét theo ý nghĩa lành mạnh của những khái niệm này

Đó là sự cần thiết tất yếu của cải tổ - cải cách và đổi mới mới nhằm thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng và thúc đẩy sự phát triển của CNXH làm cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở mỗi nước có hiệu quả hơn, đảm bảo thể

Trang 13

hiện được tính ưu việt thuộc bản chất của CNXH Nói một cách khác, cải tổ - cải cách - đổi mới là một nỗ lực tìm kiếm mô hình và con đường, cách thức và phương pháp xây dựng CNXH sao cho phù hợp với thực tế, với những biến đổi mạnh mẽ và nhanh chóng của thế giới, của thời đại và thời cuộc lúc bấy giờ Có không ít những nhân tố và sự kiện tác động vào đời sống của CNXH trong những thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX, mà nổi bật là Cách mạng khoa học - công nghệ, sự bùng nổ thông tin và xu thế tồn cầu hố kinh tế

đang chi phối sự phát triển của tất cả các nhà nước - chính phủ, các quốc gia

- đân tộc Đây là những tác động phổ biến, không một nước nào được xem là ngoại lệ, có thể tự tại trong thế ốc đảo, ở bên ngoài xu thế chung ấy Thế

giới toàn cầu và nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi các quốc gia - dân tộc phải mở

cửa, hội nhập để phái triển Chính trong bối cảnh ấy, CNXH hiện thực lại lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng đến mức trở thành một tình

huống: “Tồn tại hay không tồn tại? ” Cải tổ - cải cách - đổi mới, với ý nghĩa

lành mạnh, tích cực của nó, chính là câu trả lời khẳng định cho câu hỏi mang tính tình huống nêu trên

Đổi mới ở Việt Nam theo đường lối Đại hội VI (12 - 1986) của

Đảng cũng chịu tác động chung của tình hình thế giới đối với các nước xã hội chủ nghĩa Đổi mới còn được thúc đẩy bởi những đòi hỏi bức xúc, chín

mu6i của tình hình trong nước, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80

Làm rõ những nhân tố tác động ấy để thấy tính tất yếu của đổi mới và (ính chủ động sáng tạo cùng những nỗ lực đây trách nhiệm của đảng trong việc khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới ở nước ta

1 Những nhân tố tác động của tình hình thế giới tới công cuộc đổi mới

Trang 14

minh, sự bùng nổ thông tin với gia tốc lớn, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và sự xuất hiện lần sóng vĩ đại của đổi mới công nghệ đã cho thấy đây thực sự là một giai đoạn phát triển bước ngất trong lịch sử

khoa học - công nghệ Cuộc cách mạng mới trong khoa học - công nghệ đã

bất đầu Nó không chỉ đánh dấu, trình độ phát triển mới của nghiên cứu cơ

bản, lý thuyết, sự rút ngắn khoảng cách thời gian từ nghiên cứu tới ứng dụng mà còn dẫn tới những thay đổi lớn thậm chí cả những đảo lộn có tính cách

mạng về phương pháp nghiên cứu, tổ chức hoạt động và hệ thống các thiết chế, thể chế khoa học đẩy nhanh sự gắn kết giữa khoa học với sản xuất và

dịch vụ trong xã hội hiện đại

Tiến bộ khoa học - công nghệ vừa phản ánh những thành tựu của tư

duy và tư tưởng, sức mạnh của trí tuệ và năng lực sáng tạo vơ tận của lồi

người trong nhận thức và cải biến thế giới đối tượng vừa tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất, trở thành động lực quyết định đối với sự phát triển sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế, đem lại nguồn của cải vật chất to

lớn cho xã hội, đồng thời làm phong phú và sâu sắc hơn nhiều các giá trị

tinh thần của con người - cá nhân và cộng đồng, dân tộc và nhân loại

Cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ không chỉ đem lại hình ảnh, diện mạo mới của khoa học mà còn tác động sâu sắc tới những biến đổi kinh tế, chính trị, văn hoá và tổ chức đời sống xã hội Đây thực sự là một trong những xu thế lớn của thế giới ngày nay

Có một sự khác nhau căn bản giữa cách mạng khoa học và kỹ thuật trước đây với cách mạng khoa học và công nghệ ở nửa sau thế kỷ XX và trong thế kỷ XXI hiện nay

Xem xét nội dung và những trọng điểm của khoa học và kỹ thuật

Trang 15

các chính sách khoa học của các quốc gia Có 5 lĩnh vực được coi là trọng điểm của cách mạng khoa học và kỹ thuật ở thế kỷ XX Đó là:

- Cách mạng tin học, gắn liền với viễn thơng, hình thành mạng lưới tồn cầu

- Cách mạng sinh học, với những thành quả kỳ điệu về gien va men,

đặc biệt là thành quả về sinh sản vô tính oO

- Cách mạng năng lượng, với nhiều dạng năng lượng mới, ngày càng phát triển, sự xuất hiện nhu cầu và khả năng sử dụng năng lượng vào mục đích hoà bình, phục vụ cuộc sống con người

- _ Cách mạng tự động hoá (từng phần và toàn bộ, đặc biệt là các loại rô bốt đa năng)

Ngoài 5 lĩnh vực đó, khoa học còn đạt được những thành tựu lớn lao khác như khoa học về con người, nhất là những khám phá về bộ não người

khoa học về biển, cả nghiên cứu về mặt biển lưng chừng biển và đáy biển,

khoa học vũ trụ

Sự thâm nhập ngày càng sâu giữa các khoa học chuyên ngành và liên ngành, sự cộng hưởng giữa các phân ngành và hợp ngành trong cấu trúc của

khoa học đã làm tăng lên gấp bội những thành quả nghiên cứu và ứng dụng

Đây là một xu thế ngày càng trở nên mạnh mẽ, mà nổi bật nhất là sự thâm nhập vào nhau giữa cách mạng tin học và cách mạng sinh học

Dự báo của Mác từ thế kỷ XIX cho rằng, rồi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ

của mọi ngành khoa học trong một khoa học phức hợp, tổng hợp chung

khoa học nghiên Cứu VỀ con người đang dần trở thành hiện thực

Trong cách mạng khoa học và kỹ thuật, những thành quả nghiên cứu, phát minh, sáng chế và cải tiến thường tác động /rực riếp và trước hết tiếp đối với sản xuất, nâng cao năng suất lao động, sau đó mới tác động sang các lĩnh vực khác Do đó, cách mạng khoa học kỹ thuật được coi là nguồn

Trang 16

gốc của sự phát triển kỳ điệu các lực lượng sản xuất, có khi gấp hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần so với trước

Đến cách mạng khoa học và công nghệ tình hình đã thay đổi về căn bản Sự tách bạch các quá trình tác động từ kết quả nghiên cứu, phát minh khoa học, sáng chế và cải tiến kỹ thuật vào sản xuất và đời sống xã hội đã bị

thay thế bởi sự tác động đồng thời Hầu như cùng một lúc, thành quả khoa

học và công nghệ thâm nhập vào hoặc có khả năng ảnh hưởng tới hầu khắp các mặt hoạt động và đời sống, xã hội Trong nhiều trường hợp, những tác động và ảnh hưởng đó còn có quy mơ rộng lớn tồn cầu Khoa học công nghệ xâm nhập vào từng ngành sản xuất, trong lĩnh vực cho đến từng địa phương gia đình và đời sống của từng cá nhân, làm biến đổi bộ mặt vật chất và văn hoá của các quốc gia, tác động vào cả đời sống nội tâm, thế giới tinh thần bên trong của con người Quy trình truyền thống từ nghiên cứu đến sản xuất thử nghiệm, triển khai và ứng dụng đã thay đối về căn bản, thời gian

vật chất đành cho những bước chuyển từ khoa học (nghiên cứu lý thuyết)

thành kỹ thuật và công nghệ (ứng đụng, sản xuất thử nghiệm, sản xuất phố

biến thành các sản phẩm, các vật phẩm tiêu dùng ) đã rút ngắn đáng kể và

nhất là không còn tách bạch các giai đoạn như trước Các giai đoạn và cong

đoạn này đã lồng vào nhau thành một quá trình thống nhất, rút ngắn, thành tựu khoa học - công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình, về chất lượng, giá trị, dồn đập về tốc độ, nhịp độ và rộng lớn về các lĩnh vực ứng dụng Sự bùng nổ đữ đội về thông tin là biểu hiện rõ rệt

nhất của những đặc tính ấy Khoa học và công nghệ không chỉ được nhãn mạnh là lực lượng sản xuất trực tiếp, làm tăng gấp bội các lực lượng sản - xuất mà còn là nhân tố bên trong của mọi tiến bộ xã hội, là nguồn gốc xuất hiện nền văn minh mới của loài người Tiến bộ khoa học và công nghệ đã trở thành nội dung cấu thành đồng thời là thước đo của tiến bộ xã hội Đối

Trang 17

công nghệ, trong đó đáng lưu ý là sự có mặt với vai trò ngày càng tăng lên của lý luận, của khoa học xã hội - nhân vãn trong cấu trúc tổng thể của nên khoa học - công nghệ đã thực sự là một nhân tố nội sinh của phát triển quốc gia - dân tộc Trên phương điện quản lý, chính sách phát triển khoa học -

công nghệ được nhiều quốc gia đặt ở tâm quốc sánh hàng đầu

Chuyển từ cách mạng khoa học và kỹ thuật sang cách mạng khoa học và công nghệ liên quan đến sự thay thế khái niệm “kỹ thuật” bằng khái niệm “công nghệ” Đây không phải là sự thay thế hình thức, chữ nghĩa mà

thực sự là sự biến đổi của nội dung khoa học và tính chất công nghệ

Khái niệm “công nghệ” được hiểu rất rộng, không chỉ có nghĩa trong công nghệ sản xuất (gần với nghĩa thông thường của “kỹ thuật” mà có nghĩa công nghệ trong mọi dạng hoạt động của con người Theo đó “công nghệ” là nơi gặp gỡ, là tiêu điểm hội tụ của phát minh khoa học thành quả ứng dụng, sản xuất đại trà và tham nhập xã hội

Công nghệ được dùng để diễn đạt một sự thật mới Một đặc trưng

mới, một chất lượng mới vào cuối những năm 60 đầu những năm 70 của thế

kỷ XX, khi cách mạng khoa học kỹ thuật chuyển thành cách mạng khoa học

và công nghệ."

Nói tới cách mạng khoa học và công nghệ là nói tới sự hình thành

một xã hội thông tin như là đấu hiệu của một nền văn minh mới, nền văn

minh thông tin hậu công nghiệp Nhiều nhà tương lai học của thế giới dự

báo rằng, cuối thế kỷ XX và bên thêm thé ky XXI, van minh mà con người có thể chứng kiến, nó không chỉ là bước ngoặt của phát triển kinh tế mà còn

tạo ra những vận hội lớn về chính trị và sự phục hưng lớn về văn hoá “` Với thành quả cách mạng khoa học và công nghệ phương thức xán xuất (với nghĩa là cách thức sản xuất chứ không phải theo nghĩa hình thái © Theo Viét Phuong, “Thé ky XX va thập niên đầu thế kỷ XXT' tài liệu nghiền cứu Hội đồng LLTW

© Viet Nam, tầm nhìn đến năm 2020 CTQG, H.1995, tr.6

Trang 18

kinh tế - xã hội trong lý luận cua Mac) trong xã hội thông tín sẽ hoàn toàn khác nhờ những tiến bộ sâu sắc của một chùm các nền công nghệ cao mà

nổi bật và nổi trội nhất là công nghệ thông tín với sự liên kết giữa tin học và

viễn thông Lẽ dĩ nhiên, công nghệ cao còn bao hàm cả công nghệ sinh học, tự động hoá, chế tạo vật liệu mới và năng lượng Phương thức sản xuất này sẽ đựa trên nền công nghiệp quy mô nhỏ, nhẹ nhưng năng động và hiệu quả cao Các công cụ, máy móc, vật dụng sẽ không còn mang hình mẫu thiết kế cổ điển như cũ với chiều cao, khối lượng sức nặng chiếm nhiều diện tích trong không gian Cả trong sẳn xuất và trong tiêu dùng tiến bộ công nghệ tạo ra một hiện tượng mới lạ, đặc trưng cho thé ký của nền van minh trong

xã hội thồng tin - rhế kỷ của các vật đu cư (nhỏ, nhẹ, đi chuyển rất dễ dàng,

thuận tiện)

Do công nghệ thay đổi rất nhanh, vòng đời của công nghệ bị rút ngắn, công nghệ thế hệ mới thường xuyên thay thế công nghệ thế hệ cũ Bởi thế, lạc hậu về công nghệ là nguyên nhân trực tiếp nhất của lạc hậu kinh tế, đẩy các chủ thể sản xuất - kinh doanh vào tình trạng thua thiệt, phá sản

trong điều kiện cạnh tranh của kinh tế thị trường Dưới ảnh hưởng của cách

mạng khoa học và công nghệ, tính quyết liệt trong cạnh tranh sản xuất và kinh doanh nổi bật ở cạnh tranh công nghệ mà phần thắng bao giờ cũng thuộc về ai nắm giữ và làm chủ công nghệ cao, tiên tiến và hiện đại

Hệ luận được rút ra ở đây là, muốn thúc đầy tăng trưởng kinh tế để

phát triển nhanh và bên vững về kinh tế - xã hội, các nước tất phải chú trọng

ở hàng đầu tiềm lực công nghệ, có chiến lược và chính sách đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư các nguồn lực mạnh để tối ưu hoá công nghệ, coi đó là khâu then chốt, đầu tư phát triển công nghệ là đầu tư trực tiếp cho sản xuất

Nhờ công nghệ cao, xã hội thông tin sẽ tạo ra một nền công nghiệp

Trang 19

vật tư, năng lượng, sản xuất ít phế thải được bố trí phân tán trên vùng lãnh

thổ, bảo vệ và làm giảm thiểu thấp nhất nạn ô nhiễm, đảm bảo độ an tồn của mơi trường sống của con người và nền sản xuất xã hội

Với cách mạng khoa học và công nghệ và sự xuất hiện xã hội thông

tin, quá trình phát triển quốc gia sẽ ngày càng ít đựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà dừa chủ yếu vào tri thức khoa học và công nghệ Đây là một nguồn lực đặc biệt, nó có khả năng tái sinh và tự sinh sản Thông tin và tri thức trở thành nguyên liệu đặc biệt; là yếu tổ đầu vào của hệ thống sản xuất, của quản lý, là công cụ để sáng tạo của cải, chìa khoá của quyền lực và

an ninh kinh tế - xã hội.)

Phát triển công nghệ cao là vấn đề then chốt của hiện dại hoá, gản với yêu cầu phát triển theo chiều sâu và bên vững Đây cũng là điểm phân

biệt giữa mơ hình cơng nghiệp hố cổ điển, truyền thống mà các nước châu

Âu và Bắc Mỹ đã thực hiện hồi đầu thế kỷ XX thường phát triển theo chiều

rộng, gây nhiều lãng phí về nguyên liệu, năng lượng và tác động xấu tới môi

trường với mô hình công nghiệp hoá kiểu mới, hiện đại, chú trọng vào công nghệ chất lượng cao, giảm tiêu hao vật chất và tăng hàm lượng chất xám Đổi mới công nghệ là vấn đề thường trực và hàng đầu được đặt ra với các

quá trình sản xuất và quản lý Các nước TBCN phương Tây phát triển nhanh

chính là nhờ áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ

tạo ra bước phát triển mới về chất của sản xuất, của kinh tế nhờ “tái cơng

nghiệp hố” Trong khi đó, Liên Xô và các nước XHCN đã bỏ lỡ mất cơ hội

này, vẫn theo mô hình công nghiệp hoá cổ điển, cách thức quản lý theo chiều rộng, thiên về khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không chú trọng

đúng mức vai trò của khoa học - công nghệ, của chất xám trong tăng trưởng

và phát triển Hậu quả là rơi vào tình trạng lạc hậu quá xa so với những biến

đổi cực kỳ nhanh chóng và mạnh mẽ của phương Tây, vì vậy đã phải trả giá

0) S4đ tr, 7

Trang 20

boi su tri tré, suy thoái và khủng hoảng Nhờ ưu thế của công nghệ cao nhât là sự nhạy bén áp dụng và tận dụng những ngành cộng nghệ mà Mỹ và Nhật Bản trở thành những siêu cường kinh tế - công nghệ thế giới

Những sản phẩm chế tạo ra chẳng những hển tốt và đẹn mà còn tốn rất ít nguyên vật liệu Chỉ trong hai thập kỷ trong thế kỷ trước (từ 1965 - 1985), trong khi vẫn giữ nguyên mức tiêu thụ năng lượng - vật liệu như cũ

mà Nhật Bản có thể nâng nền công nghiệp tăng lên 2,5 lần nhờ đổi mới công

nghệ Hai thập kỷ tiếp theo từ đó tới nay mức tăng của nền công nghiệp và

nền kinh tế nói chung của Nhật Bản còn lớn hơn thế nhiều Chỉ trong một

sản phẩm vi mạch tích hợp cao, hàm lượng nguyên liệu - năng lượng chỉ còn chiếm 2-5% còn lại 95-98% là chất xám Hiện tượng thần kỳ Nhật Bản và những con rồng ở châu Á, của các nền kinh tế bứt phá nhờ đổi mới công nghệ cho thấy, công nghệ cao vừa là đòn bẩy mãnh liệt vừa là kết quả hiển hiện của kinh tế tri thức (kinh tế trí tuệ, kinh tế chất xám kinh tế khoa học, kinh tế thông tin ) Đây là những nước đã đạt được bước nhảy ngoạn mục về phát triển công nghệ Nhật Bản chỉ chiếm 0,3% diện tích thế giới, 2.5% dân số thế giới nhưng đã có thể sử dụng tới 65-70 % số lượng Rô bốt thế

giới là một ví dụ điển hình.?'

Cũng như vậy, ở các nước có trình độ khoa học - công nghệ cao một

máy tính điện tử IBM - S - 6000 giá 200.000 USD, tương đương với 1000 tấn gạo.” Đây chắc chắn là giá cả của trí tuệ chứ không phải giá cuả nguyên

liệu, càng không phải là nguyên liệu thô, không tinh chế Sức mạnh công

nghệ đã đẩy nguyên liệu tự nhiên vào vị thế bị lu mờ, trở thành thứ yếu

trong sản xuất công nghiệp đồng thời thúc đẩy nhanh những cải biến triệt để

nền nông nghiệp truyền thống, đòi hỏi sẩn xuất nông nghiệp phải được tiến

hành theo phương thức cơng nghiệp, cơng nghiệp hố Do đó, công nghiệp

Trang 21

hố nơng nghiệp, như trường hợp của Việt Nam đang diễn ra hiện nay phải thực sự là một cuộc cách mạng, giải thể nên nông nghiệp cổ truyền, xây

dựng nền nông nghiệp hiện đại, không chỉ bằng tác động của công nghiệp

với kỹ thuật, công cụ, công nghệ vào trồng trọt và chăn nuôi mà còn là cấu trúc mới kinh tế - xã hội ở nông thôn với cơng nghiệp hố và sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường và đân chủ hố, đơ thị hố và hiện đại hố nơng thơn Cái gốc là phát triển lực lượng sản xuất mà muốn vậy phải làm cho công

_ nghệ thâm nhập sâu sắc vào sản xuất nông nghiệp, vào hoạt động lao động

của nông dân qua một chiến lược dạy nghệ, đào tạo nghề, hình thành một thế hệ nông dân mới có học vấn, học thức, biết sử dụng và làm chủ công nghệ trong sản xuất kinh doanh Đây vừa là một cơ hội vừa là thách thức

trong phát triển sẽ được bàn tới ở phần sau

Những điều trình bày trên đây về cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực

khoa học và công nghệ, về sự bùng nổ thông tin và hình thành nền văn minh

tin học trong xã hội thông tin cho thấy hàng loạt vấn đề đặt ra của phát triển bền vững và hiện đại hoá đòi hỏi các nước, các chính phủ phải thích ứng và đáp ứng thông qua những phản ứng linh hoạt của mình bằng chính sách và cơ chế

Trước hết, những tiến bộ khoa học - công nghệ đã diễn ra không

đồng đều giữa các nước và các khu vực Những chênh lệch, thậm chí chênh

lệch rất xa nhau về trình độ phát triển cùng với những khác biệt về thể chế xã hội đã làm cho việc sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ như một cơ hội tiến vào nền van minh mdi (van minh tin hoc, van minh thông tín hay còn gọi là văn minh hậu công nghiệp) sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ hoàn cảnh lịch sử, năng lực nội sinh của từng quốc gia dân tộc đến các tác động

từ bên ngoài Các nước TBCN có trình độ phát triển cao đã tổ ra có ưu thế và

nhiều lợi thế trong việc tiếp cận và sử dụng những thành tựu của nền văn minh mới, hiện đại, trong khi các nước đang phát triển hoặc còn lạc hậu

Trang 22

chậm phát triển đang phải tìm cách thích ứng với xu thế phát triển mới với một thời kỳ chuyển tiếp không mấy dễ dàng (từ văn minh công nghiệp sang

văn minh hậu công nghiệp)

Trong thời kỳ chuyển tiếp để thích ứng này sẽ nảy sinh nhiều mâu

thuẫn xã hội, sự phân cực kinh tế, xung đột dân tộc, thậm chí là xung đột vũ

trang Nhiều vấn đề toàn cầu như lương thực, tài nguyên môi trường sinh

thái, dân số, nạn thất nghiệp và đói nghèo, những đại dịch toàn cẩu đã không thể giải quyết được trong khuôn khổ của từng quốc gia - dân tộc rà - - đòi hỏi những nỗ lực chung, sự cộng đồng trách nhiệm chung

Một đòi hỏi bức xúc đặt ra - phải nhân đạo hoá, nhân văn hoá việc ứng dụng các thành quả khoa học - công nghệ va van minh, phối hợp những nỗ lực ? phát triển của từng quốc gia - đân tộc với phái triển chung của cả

cộng đồng quốc tế, cùng phối hợp và cùng chia xẻ trách nhiệm trong việc

giải quyết những vấn đề sống còn của tất cả các dân tộc: hoà bình, an ninh,

an toàn trong cuộc sống và công bằng, bình đẳng trong phát triển

Thứ hai, trong xã hội thông tin, những tiêu chuẩn về sản xuất và

quản lý sẽ được xác lập Quan niệm về hoạt động kinh tế và vai trò của doanh nghiệp có những thay đổi lớn Ở xã hội công nghiệp nền kinh tế như là một bộ máy, một guồng máy, đến xã hội thông tin, nền kinh tế là mội cơ

thể sống mà thị trường như một hệ sinh thái Nó rất khác với quan niệm truyền thống vốn nhìn nhận thị trường chỉ là một địa điểm, một không gian,

nơi diễn ra những trao đổi mua bán, sự tiếp xúc trao đổi giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giờ đây thị trường trở thành một mạng lưới, mở ra theo chiểu sâu và “cá nhân hoá” người tiêu dùng được chú trọng với những nhu

cầu thoả mãn chất lượng và thẩm mỹ của hàng hoá

Trang 23

Do ham luong tri tué gia tang, két tinh ngay cang nhiéu trong san

phẩm hàng hoá nên đoanh nghiệp không chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận mà

còn là nơi sáng tạo ra thông tin và trị thức, hoạt động sản xuất - kinh doanh của đoanh nhân không chỉ định hướng vào kinh tế mà còn phải vươn tới văn hoá kinh doanh và văn doanh nghiệp, đáp ứng những yêu cầu của xã hội và người tiêu dùng Sản xuất và tiêu đùng không chỉ mang tính chất kinh tế mà còn có sắc thái văn hoá nữa, trong đó nổi lên vấn đề sinh thái và đạo đức

Xã hội thông tin đã đòi hỏi phải có sự phối hợp hài hoà với công nghệ cao cấp với sự giao tiếp tinh tế, giữa nền công nghiệp đựa trên trí tuệ với tiềm năng của con người Sự cân bằng giữa nhu cầu cao về vật chất với đòi hỏi sâu về tình thân của con người là một dấu hiệu nổi bật của sự thâm nhập lẫn nhau ngày càng trở nên sâu sắc giữa kinh tế và văn hoá

Con người sẽ thay đổi căn bản những quan niệm, cả nhận thức lẫn

ứng xử với thiên nhiên và xã hội, thay đổi cách làm việc, lối sống, phương

thức tiêu dùng theo xu hướng hài hoà với tự nhiên, ứng xử với tự nhiên để cải biến và chính phục nó không phải một cách tuỳ tiện, bất chấp quy luật

trái lại phải tôn trọng quy luật, hành động đúng những quy luật khách quan

đòi hỏi, nghĩa là con người quan hệ với môi trường tự nhiên, với cộng đồng

xã hội trên tỉnh thần hoà hợp, đồng thuận, thực hành lối sống, ứng xử mội

cách có văn hoá Tiến bộ xã hội ngày càng chú trọng nhiều hơn tới các thước đo đánh giá về đạo đức và văn hố, khơng chỉ trong lối sống và hành vi ứng xử của cá nhân và cộng đồng mà còn là sự thâm nhập sâu sắc của đạo đức, văn hoá trong sản xuất, trong họat động kinh doanh, trong cách thức tổ chức, quản lý đời sống xã hội, gìn giữ và bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái cùng với môi trường xã hội - nhân văn

Thứ ba, cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, sự hình thành xã hội thông tin và nền kinh tế trị thức đòi hỏi giáo dục và đào

tạo phải đổi mới và hiện đại hoá một cách căn bản Đây thực sự là một cuộc

Trang 24

cách mạng về giáo dục - đào tạo, từ giáo dục trẻ em trong gia đình đến nhà

trường và xã hội, đặc biệt là xây dựng quan niệm mới về mục tiêu giáo dục,

thiết kế lại chương trình, thay đổi phương pháp dạy và học, tổ chức đánh giá

chất lượng đào tạo

_ Mô hình và các chuẩn mực giáo dục cổ điển đã tồn tại bên vững từ

bao đời nay đã tỏ ra không còn phù hợp trong điều kiện và hoàn cảnh mới của xã hội thông tin, của sự bùng nổ thông tin với gia tốc ngày càng lớn

Quan niệm mới về giáo dục và mục tiêu đào tạo liên quan trực tiếp tới chủ thể và đối tượng giáo dục, tác động vào sự đối mới các thiết chế: phương thức và phương pháp giáo dục đồng thời đòi hỏi cả sự thay đổi tư

duy quản lý giáo dục, tâm lý và ý thức xã hội về giáo dục

Xã hội thông tin và kinh tế tri thức chẳng những đòi hỏi con người phải thích ứng mà còn phải chủ động hình thành nhu cầu sống định hướng các giá trị của cuộc sống và lối sống theo hình ảnh của một xã hội lao động, một xã hội học tập Người lao động không chỉ cần có việc làm và chỗ làm

việc phù hợp với sự tìm kiếm lợi ích và nhu cầu tồn tại mà còn phải phát triển các năng lực sáng tạo để phát triển và hoàn thiện nhân cách Lao động không chỉ đừng lại ở lao động giản đơn, bằng sức mạnh cơ bắp mà còn phải

vươn tới lao động trí óc sáng tạo, làm chủ kỹ thuật, công nghệ, am hiểu

thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức chun mơn hố sâu đồng

thời có nền tảng học vấn rộng rãi, vững chắc để có thể tiếp thu nhanh chóng

và đễ dàng trước yêu cầu đào tạo nghề mới Thạo nghề không chỉ biểu đạt trình độ nghề, năng lực hành nghề mà còn là năng lực thích ứng với yêu cầu

di chuyển nghề, chuyển sang nghề mới Một xã hội lao động hướng con

Trang 25

và lòng tự trọng trong lao động, đối lập nó với những thói xấu: lười biếng, ï lại, và làm ăn phi pháp Xã hội học tập đồng thời là xã hội của giáo dục được đảm bảo bằng nền giáo dục liên tục, học tập suốt đời, thói quen và nhu cầu tự tìm kiếm tri thức, thông tin mới, biết tự làm mới trị thức và cập nhật

thông tin Dó đó, phương pháp trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu, thuộc về bản chất của nền giáo dục hiện đại Nó không chỉ cho con người sức

mạnh để tự sản sinh tri thức, dùng phương pháp để làm giàu vốn tri thức của mình Một “chiến lược kiến thức” nhằm nâng cao tiềm năng trí tuệ và sản: sinh ra kiến thức mới cho người học, mà mỗi người là một thành viên của xã hội học tập trở nên đặc biệt cần thiết, trước hết đối với tư duy quản lý giáo dục để tiến hành cải cách giáo dục, cách mạng hoá nền giáo dục học đường

hiện nay

Giáo dục tư duy khoa học cho người học hướng chủ yếu vào trau dồi phương pháp Giáo dục phương pháp không chỉ nhằm phát triển năng lực trí

tuệ, năng lực độc lập sáng tạo để tự mình nâng cao hiểu biết mà còn là giáo

dục đạo đức, nhân cách và /hực chất là giáo dục nhân cách Đây là điểm

mấu chốt của cách mạng giáo dục hiện nay - cách mạng về phương pháp Từ

khâu đột phá này có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong nền sản xuất hiện đại

Cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo càng trở nên bức

xúc đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển trong bối cảnh tồn

cầu hố và hội nhập quốc tế

Chiến lược giáo dục - đào tạo thể hiện thành chiến lược nâng cao

phổ biến trình độ dân trí trong xã hội trong đó có nhu cầu phổ cập tin học

như một sự phổ cập văn hoá lần thứ hai, được xem là kết quả chủ yếu của

nền giáo đục hiện đại Nếu trước đây, trong xã hội truyền thống, biết đọc

biết viết là tiêu chí thoát nạn mù chữ thì ngày nay, trong xã hội hiện đại, tình

Trang 26

hình đã thay đối Phổ cập tin học được xem là yêu cầu không thể thiếu trong

quan niệm giáo dục và lĩnh hội giáo dục Một xã hội có nền giáo dục phát

triển không chỉ chăm lo nâng cao mặt bằng dân trí nói chung còn phải tập trung nâng cao đỉnh tháp dân trí của xã hội, thể hiện ở đội ngũ nhân tài ở chiến lược hiền tài, chính sách trọng dụng nhân tài của nhà nước

Cuộc cạnh tranh và vượt trước trong phát triển giữa các nước trong

khu vực và trên thế giới trở thành cuộc ranh đua để bứt phá trong giáo duc

- đào tạo -

Trong cải cách, Trung Quốc trù tính rằng, phải chấn hưng giáo dục

để thúc đẩy phát triển kinh tế và chấn hưng dân tộc Muốn trở thành một

cường quốc kinh tế thì phải có tiểm lực trí tuệ lớn được sản sinh ra nhờ giáo

dục - đào tạo, từ giáo dục phổ cập trong xã hội đến giáo dục đào tạo trí thức,

chuyên gia, từ đào tạo thợ lành nghề trong lực lượng lao động to lớn của xã hội đến đào tạo bậc cao, phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trí tuệ của đất nước Giáo dục - đào tạo không dừng lại là lĩnh vực của phúc lợi của xã hội mà được coi là một ngành kinh tế - xã hội đặc biệt, đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư ứng trước, đầu tư theo chiều sâu, đầu

tư cho phát triển

Sự lạc hậu suy thoái của giáo dục - đào tạo là con đường nhanh nhất đưa tới sự lạc hậu, tụt hậu của kinh tế và xã hội nói chung, su lac hau, tut hậu của trí tuệ Đó sẽ là sự thua thiệt lớn nhất của xã hội

Những tác động nổi bật trên đây của khoa học công nghệ, của sự

bùng nổ thông tin và sự hình thành xã hội thông tin, của nén van minh tin học và kinh tế trí thức đã hối thúc mạnh mẽ đối với công cuộc đổi mới ở

nước ta Trước một thế giới đổi thay và phát triển như vậy, làm thế nào để

Trang 27

Đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy đã hình thành và trở nên chín

muổi, trở thành một quyết sách chiến lược để phát triển bắt nguồn từ tác động và ảnh hưởng đó

2 Tồn cầu hố với nền kinh tế toàn cầu gắn liền với quá trình tiếp xúc, giao lưu, đối thoại giữa các nền văn hoá - một xu thế khách

quan và phổ biến

Nửa sau thế kỷ XX, nhất là từ vài thập kỷ nay, mối quan tâm và bàn

luận về tồn cầu hố ngày càng trở nên sâu rộng và phổ biến, lôi cuốn sự chú ý theo dõi của nhiều đối tượng, từ các học giả nghiên cứu, các chính khách của nhiều quốc gia - đân tộc, các doanh nhân hoạt động trên thương trường đến các tổ chức quốc tế, các lực lượng xã hội Mối quan tâm đó là tự nhiên, bởi tồn cầu hố ngày càng diễn ra như một cơn lốc, một thực tế kinh

tế, chính trị Toàn cầu hóa là một quá trình nhiều mặt, một xu thế lớn trong

đời sống thế giới đương đại, tác động hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút, hàng giây, tức khắc đến mọi mặt sinh hoạt, hoạt động và các mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, đến toàn bộ cuộc sống con người trên hành

tinh

Không một quốc gia dân tộc nào đù bé nhỏ đến đâu, dù ở nơi thâm

sâu cùng cốc hay hải đảo xa xôi, hoặc nhiều hoặc ít, đù muốn dù không, vẫn không thể đứng ngoài những tác động ảnh hưởng của toàn cầu hoá Nền văn mình nhân loại đang đứng trước những vận hội và thức thức lớn lao chưa

từng thấy khi bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới

Tồn cầu hố là một quá trình cực kỳ không đơn giản, trái lại đầy

những diễn biến phức tạp, những biến cố khôn lường, những bước đi ngoắt

ngéo, những hiện tượng đây nghịch lý, mâu thuẫn: Tích cực và tiêu cực, tốt và xấu, lợi và hại, được và mất, diệu kỳ và đại hoạ, phát triển và phản phát ® Nguyễn Đức Bình Tồn cầu hóa- Mấy vấn đề phương pháp luận và phương pháp tiếp cận (sách: Toàn cầu hoá, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu CTQG, H.2001 tr.8

Trang 28

triển, văn minh và dã man, đủ loại hình xu hướng và hệ quả khác nhau, đan

xen, thống nhất trong đối lập.?)

Theo quan niệm do Uỷ ban châu Âu đưa ra, tồn cầu hố là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ, cũng như có sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ Đây không phải là hiện tượng mới mà là sự tiếp tục của một tiến trình đã

được khơi mào từ lâu

Cách đây hơn 150 năm, hiện tượng và xu hướng phức tạp này đã

được Mác - Ăngghen bàn tới trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848) Các ông viết: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến giữa các dân tộc.”

“Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những đân tộc đã man nhất vào trào lưu văn minh Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bấn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man, bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải gia nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình đáng của nó”

Luận điểm nổi tiếng trên đây của Mác và Ănghen đã lần đầu tiên đem lại lời giải thích khoa học đúng đắn và triệt để nhất để nhận thức bản

chất và căn nguyên của tồn cầu hố từ cơ sở kinh tế và tính chất giai cấp

£ Nguyễn Đức Bình, Sđd tr.8

Trang 29

của nó Nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất

TBCN, tính chất xã hội hoá rộng lớn của lực lượng sản xuất dưới CNTB đi

liền với sự mở rộng, bành trướng thị trường, khát vọng tìm kiếm lợi nhuận

và củng cố địa vị thống trị của giai cấp tư sản để mở rộng quy mô khai thác nguyên vật liệu và bóc lột sức lao động trên phạm vi toàn thế giới của giai

cấp tư sản có

CNTB hiện đại với ưu thế về khoa học và công nghệ, với tiểm lực còn rất mạnh về kinh tế và quân sự, nhất là ở các nước tư bản phương Tây có trình độ phát triển cao đang thực sự là một thế lực có lợi thế nhất trong q trình tồn cầu hố hiện nay

Lịch sử của CNTE từ thời kỳ khởi phát triển với tích luỹ nguyên thuỷ TBCN đến CNTB tự do cạnh tranh, CNTB độc quyền lũng đoạn dưới hình thái CNĐQ, CNTD cũ và mới cho đến ngày nay, trong hình thái CNTB hiện đại của nó, đã kéo dài suốt mấy trăm năm, đã trải qua những bước ngoat lớn trong đó phát triển thường đi liên với khủng hoảng, suy thoái mà hệ quả trực tiếp của quá trình này bao giờ cũng đẩy tới sự phân hoá gay gắt ở hai cực:

Sự giàu có của GCTS thống trị đồng thời là sự bản cùng, nghèo khổ của

GCVS, của đông đảo những người lao động vô sản làm thuê Đối cực ấy đã từng được Mác khái quát thành đối lập và đối kháng giai cấp Tư sản và Vô sản trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” Khái quát ấy cho đến nay vẫn chưa hề mất đi giá trị, bởi bóc lột kinh tế, áp bức chính trị và nó dịch tính thần vốn là bản chất không thay đổi của GCTS và CNTB Chúng chỉ thay

đổi những hình thức biểu hiện và thủ đoạn thực hiện mục đích mà thôi trong

điều kiện của cách mạng khoa học - công nghệ, xã hội thông tin và nền văn

minh hau công nghiệp

Sự bóc lột trắng trợn, công khai tàn bạo và vô liêm sỉ trước đây mà

Mác đã mô tả như một tính cách tư sản - quyền lực của đồng tiền, lối trả tiền

Trang 30

quân lao động Jam thué thi 6 trong tinh trang “tran nhu nhéng™, bị bóc lột đến kiệt sức, rơi vào tình cảnh tha hoá giờ đây được che đậy tinh vi, kín

đáo hơn, “sạch sẽ” và “văn hoá” hơn, nhờ vào những thành tựu của khoa học

- công nghệ và nền văn minh hiện đại Lao động làm thuê đã không còn “trần như nhộng”, không còn thất học, bần cùng như trước nữa, họ được đào tạo nghề ở trình độ thành thạo, lao động trong môi trường khoa học - công nghệ hiện đại, tự động hoá, có học vấn, học thức cao, có các tiện nghĩ sinh

hoạt khá đầy đủ trong một xã hội giàu có về của cải vật chất và thị trường

hàng hoá đa dạng, với các phương tiện tiêu dùng phong phú Đó là một thực tế mà CNTB hiện đại đã đạt được Song thực tế đó không hề che lấp, càng không xoá bỏ nổi một sự thật khác Đó là bản chất bóc lột theo phương thức TBCN thời hiện đại chẳng những không mất đi mà còn tăng lên tới mức siêu lợi nhuận và thặng dư giá trị Đó là một bộ phận lớn dân cư nghèo khổ thất nghiệp, không nhà ở vẫn sóng đôi cùng một thiểu số các triệu phú, tỉ phú chiếm giữ tuyệt đối của cải xã hội Không chỉ phạm ví một nước mà ở khắp mọi nơi, mọi chỗ với sức mạnh thao túng của tài chính công nghệ thi trường TBCN Bất công xã hội, bạo lực khủng bố, tội phạm và tệ nạn vẫn là sự thật diễn ra hàng ngày tại các nước TBCN Xã hội tiêu thụ và lối sống tiêu dùng về vật chất trong CNTB với guồng quay hối hả của kinh tế thị trường, của công nghệ thông tin đồng thời cũng kéo theo sự nhầm chán đơn điệu, sự nghèo nàn văn hoá, sự suy đổi các giá trị tỉnh thần làm cần cỗi thế giới nội tâm con người, nhất là lớp trẻ

Phát triển và phản phát triển đan xen lẫn nhau trong CNTB là như

vậy Với lực đẩy mãnh liệt của lực lượng sản xuất toàn thế giới chứ không còn trong giới hạn chật hẹp của quốc gia - dân tộc ;thờ vào tiến bộ khoa học - công nghệ mà CNTB chiếm ưu thế đã làm định hình một đặc trưng có tính

phổ biến của toàn cầu hoá ngày nay Đó là rồn câu hố kinh tế và quá

Trang 31

phát triển mạnh nhất của CNTB mà nổi bật là vai trò của Mỹ Do đó, có thể

nói, /oàn cầu hoá ngày này là toàn cầu hóa mang tính chất TBCN Chính vì thế, tác nhân tồn cầu hố và nền kinh tế toàn cầu đối với sự phát triển và

tiến bộ xã hội ngày nay trên thế giới mang tính hai mặt vừa thúc đẩy phát

triển và hiện đại hoá như một xu thế khách quan vừa dẫn đến những hậu quả

xã hội nặng nê của bất công và bất bình đẳng xã hội do chính CNTB gây ra

Nó giải thích tại sao có sự xuất hiện đồng thời những phản ứng khác nhau đối với toàn cầu hoá, trong đó có làn sóng đấu tranh chống lại tồn cầu hố

mà thực chất là chống CNTB, chống âm mưu và thủ đoạn tồn cầu hố kiểu

Mỹ, chống áp đặt sự thống trị nô dịch và gia tăng mức độ bóc lột TBCN làm tổn hại đến lợi ích và chủ quyền của các quốc gia dân tộc Đó chính là cuộc

đấu tranh để thiết lập một trật tự thế giới mới trong công bằng bình đẳng an

ninh và an toàn trong phát triển, trong sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa

các chủ thể bình đẳng để cùng có lợi, cùng tuân thủ những nỗ lực chung giải quyết các vấn dé toàn cầu có liên quan đến sự tổn tại và phát triển của các dân tộc trên thế giới ngày nay

Cuộc đấu tranh đó trong thế giới toàn cầu hoá là rất phức tạp, gay

gất, quyết liệt, chứa đựng trong đó một tổng hợp các vấn đề kinh tế - chính

tri va van hoá, các quan hệ lợi ích giữa các dân tộc - glai cấp và nhân loại,

giữa chủ quyền an ninh của nhà nước - dân tộc với khu vực và thế giới, sự

đụng độ giữa các nền văn minh, sự va chạm giữa các hệ giá trị truyền thống với hiện đại, giữa các thể chế pháp lý - chính trị hiện tồn của từng nước, từng khu vực với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế khi mở cửa, hội nhập được đặt ra như một tất yếu phổ biến với tất cả các nước Trong cuộc đấu tranh đó, lẽ đương nhiên nổi lên sự cạnh tranh và không loại trừ cả những

xung đột giữa những mô hình phát triển phản ánh những con đường và

những cách thức phát triển khác nhau trong bối cảnh thời đại hiện nay Trên

phương điện ý thức tỉnh thần xã hội, tồn cầu hố chẳng những không làm

Trang 32

mất đi, khơng xố nhồ ranh giới ý thức hệ mà trái lại còn đẩy cuộc đấu

tranh hệ tư tưởng trên thế giới lên mức độ gay gắt hơn trong những hoàn

cảnh mới, hình thức mới

Đó là hệ tư tưởng XHCN và TBCN, là CNXH và CNTB trong sự phát

triển của lịch sử thế giới Thế giới sẽ ra sao, các đân tộc và toàn nhân loại sẽ đi về đâu, đâu là tính hướng đích và triển vọng tích cực thực sự của loài

người khi mà CNT dù hiện đại, giàu có và phồn vinh đến đâu cũng không thể giải quyết được những căn bệnh ác tính thuộc về bản chất của nó Một CNTE dù có biện minh bởi: “CNTB nhân dân”, “chủ nghĩa tư bản phúc lợi” với “nhà nước phúc lợi chung”, với “dân chủ”, “tự do cá nhân” và “quyền con người” trong học thuyết lý luận “CNXH dân chủ” và “CNDC xã hội” mà các lý luận gia nổi tiếng của trào lưu xã hội dân chủ hiện đại gia sức quảng bá từ thập kỷ 70 thế kỷ XX cho tới nay, vẫn không thể là giải pháp lựa chọn của lịch sử Nó không phải và không thể là tính hướng đích của

phát triển, là mục tiêu cuối cùng mà các dân tộc đi tới, mặc dù CNTB đang

có mặt trên phần lớn thế giới ngày nay, mặc đù hàng hoá và vật phẩm tiêu dùng do nên sản xuất TBCN tạo ra đang có mặt trong cuộc sống của phần lớn các gia đình ở mọi quốc gia, mọi vùng miền lãnh thổ, thậm chí văn hoá và lối sống tư sản đang ảnh hướng lớn tới tâm lý thị thiếu, ý thức của công

chúng, nhất là giới trẻ CNTB không đưa các dân tộc tới công bằng, bình

đẳng, độc lập, tự do và hạnh phúc - theo ý nghĩa đích thực của những khái niệm này

Toàn cầu hoá kinh tế TBCN không chia đều lợi ích cho các quốc gia

- đân tộc, cho mọi người Dù là một xu thế khách quan thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ, và vì thế, các nhà nước, các chính phủ không bỏ lỡ cơ hội

đó trong hoạch định đường lối và chính sách phát triển của nước mình để

mở cửa và hội nhập, khai thác ngoại lực phát triển để tăng cường nội lực tự

Trang 33

thường, càng không thể có ảo tưởng về nó, để rồi đánh mất lý trí tinh táo sáng suốt, mất phương hướng độc lập tự chủ và giữ gìn bản sắc của dân tộc

mình, đặc biệt là truyền thống bản sắc văn hố

Tồn cầu hoá như một quá trình vận động bao hàm trong đó những diễn tiến của quốc tế hoá và khu vực hoá, từ sản xuất và kinh tế đã thâm

nhập vào các lĩnh vực văn hoá, xã hội, chính trị Cạnh tranh và hợp tác, hợp tác và cạnh tranh, song phương và đa phương càng sôi động bao nhiêu trong

thế giới toàn cầu hoá, thì đời sống chính trị, điễn biến của đấu tranh chính trị

và ý thức hệ trên trường quốc tế và thế giới càng phức tạp, nóng bỏng bấy nhiêu Thế giới là một thị trường khổng lồ, một mạng lưới được liên kết bởi sức mạnh kỳ diệu của thông tin liền lạc cực kỳ nhanh chóng và hiện dai, cảm giác dường như không gian thu hẹp lại nhờ các phương tiện công nghệ viễn thông và thời gian cùng tri thức không ngừng sản sinh ra của cải vật phẩm, giá trị đã đẩy nhanh hoạt động sống của con người, cả cường độ và tốc độ Dòng thác toàn cầu hoá đã cuốn hút tất cả - đối tượng và chủ thể cá

nhân và xã hội, dân tộc và nhân loại, nhà nước dân tộc và thế giới vào cuộc

chơi này với tất cả sức mạnh của nó Nó phát lộ cả những cơ hội mà cũng tiểm tang không ít những thách thức mất còn cái hấp dẫn lợi ích được gài bẫy trong biết bao tình huống bấp bênh, phiêu lưu, mạo hiểm, hữu hình và vô hình Chấp nhận cuộc chơi và luật chơi trong thế giới toàn cầu là chấp nhận một cuộc đấu tranh căng thẳng - đấu trí, đấu lực để tận dụng thời cơ và vượt qua thách thức, vì sự tồn tại và phát triển, vì lợi ích chủ quyền của gia -

dân tộc, đang hiển hiện bức xúc trước mắt mà cũng dang mở ra những khả

năng, triển vọng lâu dài Ngay các nước đã ở trình độ phát triển cao cũng phải ý thức về điều đó Các nước đang phát triển, chậm phát triển, mới thoát ra khỏi khủng hoảng và trên nhiều mặt còn chưa vững chắc như nước ta lại

càng phải tự ý thức ró điểm đó như một đòi hỏi tất yếu

Trang 34

Trong xu thế tồn cầu hố, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác song phương và đa phương tìm kiếm các nguồn lực cả vật chất lần tỉnh thần bang những tiếp xúc- giao lưu- đối thoại văn hoá giữa các nền văn hoá

khác nhau, không để sự khác biệt, thậm chí đối lập về ý thức hệ và mô hình

thể chế chính trị trở thành rào cản tiến trình mở cửa và hội nhập với thế giới

bên ngoài là một đời hỏi tất yếu Sự biệt lập tự khép mình trong ốc đảo,

không giao lưu hợp tác đã trở nên lạc lõng, xa lạ với phát triển trong thế giới hiện đại Trạng thái này đã bị thực tiễn cuộc sống vượt qua và đã bị cơn lốc tồn cầu hố xố bỏ Các nước XHCN còn lại đang tự vượt lên chính mình với chiến lược cải cách và đổi mới, nhất là sau khi hệ thống XHCN tan rã, cách mạng lâm vào thoái trào và CNXH hiện thực đang khủng hoảng về mô

hình phát triển Cải cách và đổi mới để phát triển là cần thiết tất yếu trong

bối cảnh tồn cầu hố và xã hội thông tin Tranh thủ được thời cơ này và chủ

động phòng tránh, lại biết cách phòng tránh những thách thức, những hậu

qua mat trái của toàn cầu hoá, giảm thiểu những thua thiệt, mất mát trong

chiến lược canh tranh toàn cầu trên thương trường - đó là quyết sách và giải pháp phát triển, qua đó CNXH sẽ vượt qua khủng hoảng để trưởng thành

Nó còn khả đĩ hơn nhiều so với cái giá phải trả nếu khép kín đóng cửa, chối từ hội nhập với kết cục mất hết, là không còn chỗ đứng ttrong thế giới ngày

nay

Con đường phục hưng và phát triển hiện đại của CNXH ngày nay

chỉ có thể là con đường cải cách, mở cửa, hội nhập với thế giới để tự khẳng định, tự phát triển tự bảo vệ chứ không còn và không thể quay trở về tập

trung quan liêu, bảo thủ, trì trệ như trước đây Ứng xử và hành xử trong xu thế tồn cầu hố rõ ràng không chỉ là giác ngộ cái tất yếu khách quan để chuyển nhận thức thành hành động sao cho hợp quy luật mà còn là nỗ lực vượt bậc đầy trí tuệ, nghị lực và bản lĩnh của nhân tố chủ quan, của chủ thể -

Trang 35

mục tiêu của CNXH Trung Quốc và Việt Nam là những ví dụ cụ thể được xem Xét trong trường hợp này

Dò còn là một viễn cảnh xa xôi nhưng sự vận động của lịch sử thế giới tất yếu đến một lúc nào đó sẽ phủ định tồn cầu hố kinh tế TBCN và

xuất hiện một tồn cầu hố chân chính, đích thực với sự thắng lợi hoàn toàn

của CNXH và CNCS Thời điểm của bước ngoạặt lịch sử theo lô gích lịch sử -

tự nhiên đó không thể hình dung, trù tính cụ thể theo năm tháng, nó sẽ còn

đài và rất dài nhưng điều sẽ xẩy ra là chắc chắn - Toàn cầu hoá CSCN nên văn minh đích thực, xứng đáng nhất với con người và loài người, xứng đáng nhất với tự do, phẩm giá nhân cách, với chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn cộng sản Tiên liệu cho tương lai, triển vọng lạc quan ấy của lịch sử đã được Mác và Ăngghen nhắc tới cũng ở trong Tuyên ngôn, từ 1848: Sự phát triển tự do và toàn điện của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do và toàn diện của tất cả mọi người Cát mục đích tự thân ấy của lịch sử sẽ đạt được trong CNCS văn minh, trong thế giới đại đồng, cũng tức là trong toàn cầu hoá CSCN đang từng bước sinh thành cho đù còn phải trải qua một quá trình lịch sử hết sức lâu đài và khó khăn để trở thành hiện thực phổ biến Chính Lênin trong bước chuyển biến đầy gian nan thử thách từ sau Cách mạng Tháng Mười đến việc hình thành nước Nga Xô Viết XHCN, từ

chính sách cộng sản thời chiến đến chính sách kinh tế mới (NEP) cách đây

hơn tám thập kỷ đã dự báo rằng, sớm muộn, trước sau thì tat ca cdc dan toc đều sẽ lựa chọn con đường phát triển XHCN, đều sẽ đi tới CNXH và CSCN

Và mỗi dân tộc sẽ đem theo những kinh nghiệm lịch sử của mình, những nét

đặc sắc của truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, những đặc điểm riêng,

những nét đặc thù do điều kiện lịch sử quy định vào trong sự nghiệp xây

dựng CNXH và CNCS Tính tất yếu phổ biến thế giới hoàn toàn có thể dụng

Trang 36

chống lại cái quan niệm và khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hồi, biệt phái, đầu óc vị ký và sô vanh chứ không bao giờ phủ nhận hay hạ thấp vai trò và đặc điểm của đân tộc trong lịch sử phát triển của CNXH

Sự giản lược lịch sử vào một mô hình, một khuôn mẫu duy nhất, tệ hại hơn lại áp đặt hay sao chép máy móc giáo điều mô hình ấy, khuôn mâu ấy cho tất cả mọi nơi, mọi lúc, thoát ly điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và không nhận thấy tính chế ước của lịch sử thế giới là xa lạ với bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác, lầm nghèo nàn tư tưởng XHCN và làm mất sức sống của CNXH, của phép biện chứng duy vật về sự sinh thành, phát triển của CNXH Có thể nói, đưới tác động và ảnh hưởng của tồn cầu hố, CNXH hiện thực, CNXH cải cách và đổi mới hiện nay đang

một mặt phải chịu đựng những áp lực và thử thách nghiệt ngã với rất nhiều

điều mới lạ chưa hề có tiền lệ lịch sử nhưng mặt khác lại có cơ hội để trưởng

thành, để đạt tới một chất lượng mới, thực sự khoa học - cách mạng và nhân

văn, thực sự là phương án lựa chọn đáng tin cậy của các dân tộc trong cuộc hành trình tới tự do và làm chủ vận mệnh, cuộc sống của mình Trong bối cảnh tồn cầu hố, ở cuối thế kỷ XX, CNXH tuy vấp phải những tổn thất nặng nề nhưng giá trị, sức sống và ý nghĩa thời đại của CNXH không hề mất đi Với thế giới nhân loại, CNXH là một chủ nghĩa lạc quan lịch sử Chủ nghĩa lạc quan lịch sử về CNXH như là một nhấn quan văn hoá nó chứa

đựng niềm tin khoa học và sự sáng suốt trí tuệ cùng với tính triệt để nhất

Trang 37

Lễ đĩ nhiên, trong tư duy về phát triển xã hội, khả năng bảo giờ cũng là khả năng khách quan, nó không tự động trở thành hiện thực Hiện thực tốt đẹp của xã hội chỉ có thể trở thành và trưởng thành bởi hoạt động thực tiên của con người khi kết hợp tốt nhất cái khách quan quy định với những dáp

ứng phù hợp của những nỗ lực chủ quan

Giá trị của chủ nghĩa lạc quan lịch sử phải dựa trên nền tảng của một

chủ nghĩa hiện thực, của quan điểm thực tiễn, quan điểm đời sống mà Lênin

coi là quan điểm cơ bản, số một của lý luận nhận thức

Trong hành động và trong thực tiễn chính trị, Lênin còn nhấn mạnh,

sự thật - đó là sức mạnh của chúng ta

Nhìn nhận tác nhân tồn cầu hố nói chung và tồn cầu hố kinh tế

TBCN nói riêng, chúng ta không chỉ dừng lại ở bình diện luận chứng lô sích về bản chất và xu thế của nó Cần phải tính đến lịch sử của nó nữa nhất là lịch sử vận động, tiến triển đang điển ra trong thế giới TBCN đương đại Và như thế, sẽ có một sự thật không thể lảng tránh, đó là CNTB hiện đại trong xu thế tồn cầu hố đang thực sự có sức chi phối đời sống thế giới đặc biệt là kinh tế - kỹ thuật - công nghệ - tài chính - ngân hàng, những nguồn lực xung yếu trong hệ thống các nguồn lực phát triển Chính từ phương diện

này, bằng phân tích so sánh ta có thể ý thức đày đủ hơn về nhiều điều nan giải, những ngưỡng giới hạn phải nỗ lực vượt qua đối với sự phát triển của

CNXH, mới thấy hết tính bức xúc phải đổi mới và ý nghĩa sống còn của đổi mới Ở nước ta

Hãy thử hình dung điều nói trên bằng một vài dẫn liệu về sự kiện và

tình huống

Trang 38

“động” nhất của lượng sản xuất, bởi mở rộng thị trường, sự tăng lên không ngừng của hoạt động thương mại

Từ phân dự báo có tính kinh điển của Mác về quốc tế hoá thế kỷ XIX va trong thé ky XX đã diễn ra ba làn sống quốc tế hoá lớn

- Từ cuối thế kỷ XIX đến 1914: làn sóng thứ nhất gắn liền với chủ

nghĩa thực dân và CNĐQ hoàn thành việc phân chia thuộc địa và phạm vĩ

ảnh hưởng Trong khuôn khổ của làn sóng này có cả một thời kỳ ngưng trệ

và tụt lùi của quốc tế hoá với hai cuộc chiến tranh thế giới

- Từ những năm 50, 60 kéo dài tới thập kỷ 70, 80: Làn sóng thứ 2 Ở

lần sóng này nổi lên các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ liên tiếp

hình thành trật tự thế giới hai cực đối kháng, tác động và ảnh hưởng tích cực của CNXH hiện thực, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, sự thất bại và tan rã của chủ nghĩa thực dân, cuộc khúng hoảng cơ cấu của

CNTB, nhất là từ những năm 70

- Từ những năm 80, 90 và hiện nay: Đây là làn sang thứ 3 và từ đây “tồn cầu hố” thay cho khái niệm: “quốc tế hoá “ trở thành phổ biến và mang một cái tên đích thực là nó Đặc trưng nổi bật của làn sóng thứ 3 của tồn cầu hố là sự phát triển vượt bậc của LL.SX, trước hết là khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự phát triển chưa từng có các mối quan hệ kinh tế và cạnh tranh quyết liệt trong các khu vực và trên thế giới."

Cũng trong bối cảnh của làn sóng thứ 3 này, diễn ra sự xụp đổ hệ thống XHCN thế giới, trật tự thế giới thay đổi từ hai cực đối đầu sang môi cực ở một thời điểm tạm thời với ưu thế của Mỹ sau đó chuyển nhanh sang đa cực, đa trung tâm, hình thành thế phụ thuộc và tuỳ thuộc lẫn nhau từ sự tồn tại và phát triển của các nước với biết bao mẫu thuẫn, xung đột Thế kỷ XX kết thúc với những chấn động đữ dội từ đỗ vỡ thể chế chính trị đến bão

Trang 39

táp của khủng hoảng tài chính Thế kỷ XXI vừa mới bất đầu đã đầy ấp những biến cố khó lường, chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã bất đầu tiến công

vào trong lòng nước Mỹ, gây nên nỗi kinh hoàng với vụ ném bom huy hoại tan tành toà nhà chọc trời thương mại quốc tế của Mỹ và làm rung chuyển trụ sở quốc hội Mỹ vốn là những biểu tượng cho sự giàu có và quyền uy của Mỹ, đặt nước Mỹ vào trạng thái căng thẳng thường xuyên về an ninh

Chiến tranh xâm lược I Rấc do Mỹ phát động và được các đồng

minh ủng hộ đã làm sụp đổ cả một chính thể hợp pháp, hợp hiến của Xa Dam Huxen, day I Rac vào một cuộc nội chiến ác liệt, thổi bùng lên ngọn lửa xung đột, chia rẽ dân tộc và sắc tộc Tiếp theo đó là cuộc khủng hoản hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên với sự can dự và thao túng không che đậy của

Mỹ nằm trong chiến lược các nước lớn và học thuyết an ninh “đánh đòn phủ đầu” Thế giới đã và đang chứng kiến gia tốc bùng nổ thông tin trong thời

đại cách mạng khoa học - công nghệ là vô cùng mạnh mẽ, giờ đây lại phải

chứng kiến những sự kiện đồn dập, căng thẳng, đầy sức tàn phá của bạo lực quân sự, chiến tranh cục bộ và xung đột khu vực cùng với sự tàm phá của tự nhiên bởi núi lửa, động đất, lũ quét và sóng thần gan day

Quan sát và bình luận những sự kiện ấy, một nhà nghiên cứu về toàn

cầu hoá nhận xét “làn sóng thứ 3 này là cuộc bể dâu lớn nhất trong thé ky

Xx”)

Hậu quả và âm hưởng của cuộc bể dâu ấy qua những sự kiện xẩy ra

trong mấy năm gần đây, có thể còn lan toả vào thế kỷ XXI mà chúng ta đang sống

Thứ hai, nói đến tồn cầu hố khơng thể không nói dến xung lực mạnh thúc đẩy nó là khoa học - kỹ thuật - công nghệ với những biểu hiện

nổi bật: tốc độ xuất hiện các phát minh sáng chế và dung lượng tri thức gia

f Nguyên Nguyên Việt Nam định hướng XHCN trong thể giới toàn cầu hoá Nhà xuất bán Trẻ thành phố

Hồ Chí Minh, 2001 tr 126

Trang 40

tang dường như theo cấp số nhân, theo những mốc thời gian trong thế giới toàn cầu hoá và nền kinh tế toàn cầu, nguồn lực trí tuệ với kiến thức và thông tin không chỉ là vật truyền dẫn kích thích sản xuất mà còn thực sự nằm trong cấu trúc của sản xuất, làm cho kinh tế thị trường trong điều kiện

xã hội thông tin trở thành kinh tế tri thức

Đặc trưng này cho thấy, phát triển trong thế giới toàn cầu có trong nó bao điều mới mẻ, đảo lộn đến không ngờ, một sự phát triển phi truyền

thống xét cả về tốc độ phát triển, khổi lượng sản phẩm, phương thức tạo

thành giá trị ý nghĩa và hệ quả Trước đây, theo lối tư duy truyền thống thì quá khứ giải thích hiện tại và hiện tại báo hiệu tương lai Lô gích chi phối con người nhận thức và hành động theo kiểu tuần tự, tích luỹ kinh nghiệm cùng tri thức, còn ngày nay, tương lai học tức là khoa học dự báo là điều

không thể thiếu để hành động và ứng xử trong hiện tại cho phù hợp Điều

tưởng như phi lý đó lại trở nên hoàn toàn có thể và cần phải, lại là cái hợp lý, hơn nữa còn là hệ trọng, không như vậy, không sao thích ứng và phát

triển được.)

Người ta thường tính rằng, nếu lịch sử hơn bốn triệu năm của loài

người thu gọn lại vào một năm thì thế kỷ XX chỉ còn lại là 13 phút, từ 23 giời 47 phút đến 24 giờ của ngày 31 tháng 12 trong 13 phút ấy, đặc biệt là trong 5 phút cuối cùng, loài người đã hiểu biết nhiều hơn toàn bộ kiến thức

tích luỹ trước đó, từ khi trái đất bất đầu có con người.?'?

Mức tăng tiến kỳ diều đó của lượng trí thức, tự nó đã tôn vinh sức

mạnh trí tuệ của con người và cho thấy cách mạng khoa học - công nghệ có

f Các chuyên gia vẻ dự báo cho rằng, thời gian chuyển biến từ xã hội công nghiệp đến xã hội thông tin chỉ

điển ra trong mấy thập niên chứ không kéo đài hàng trăm năm giống như từ xã hội nôngnghiệp đến xã hội công nghiệp trong xã hội nông nghiệp sự định hướng thường dựa trên cách nhìn về quá khứ học hỏi kinh nghiệm của xã hội công nghiệp con người dựa vào hiện tại để định hướng lựa chọn quyết định còn trong xã hội thông tin, muốn có những định hướng những giải pháp đúng đán, nhất thiết phải nhìn thủy được tương lai (Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2020, Sád, tr.1 1)

Ngày đăng: 25/11/2021, 08:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w