1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn đề cơ bản về lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

193 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 22,05 MB

Nội dung

Trang 1

NHỨNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

Trang 2

PHAN VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

LICH SU PHONG TRAO CONG SAN VA CONG NHAN QUOC TE

Trang 3

Tập thể tác giả - Thạc sĩ, Nhà giáo ưu tú LÊ MINH CHÂU (Chủ biên) - Thạc sĩ MAI ĐÌNH CHIẾN - Thạc sĩ PHẠM THANH NGHỊ - Thạc sĩ NGÔ TẤT LUYẾN - Cử nhân PHẠM THỊ TÂM

- Tiến sĩ PHẠM MINH SƠN

Trang 4

LOI NHA XUẤT BẢN

Bộ môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là một môn học cơ bản trong chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trang bị những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành giai cấp công nhân, quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức trên thế giới, góp phần

nâng cao trình độ nhận thức và rèn luyện lập trường

chính trị của người cán bộ Đảng và Nhà nước trong

quá trình đổi mới

Để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học

tập các môn học chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Những uấn đề cơ bản uề lịch sử phong trào công

sn uà công nhân quốc tế của tập thể giảng viên

Khoa Quan hệ quốc tế Phân viện Báo chí và Tuyên truyền biên soạn do Trưởng khoa Lê Minh Châu chủ

biên

Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ là tư liệu có ích cho các nhà nghiên cứu và độc giả quan tâm, góp phần củng cố, nâng cao nhận thức về lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Nội dung cuốn sách khó tránh

Trang 6

Chương Ï

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỘ MÔN

LICH SU PHONG TRAO CONG SAN

VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ

I - MUC DICH, Y NGHIA HOC TAP MON LICH SU PHONG TRAO CONG SAN VA CONG NHAN QUOC TE

1 Vi tri mon hoc

Lịch sử đấu tranh của gia1 cấp công nhân, của

các đang cộng san, các dân tộc bị áp bức trên thế

giới là một quá trình lâu dài, gian khổ, đầy phức

tạp nhưng rất kiên cường, anh dũng và vẻ vang Khoa học Mác - Lênm rất chú ý nghiên cứu

tổng hợp một cách sâu sắc, toàn diện kinh nghiệm

lịch sử đã tích luỹ được trong cuộc đấu tranh của gial cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân

tộc bị áp bức 9$

Ngày nay, trước sự phát triển của tình hình thế

Trang 7

giới nói chung và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, giai phóng dân tộc và độc lập dân tộc nói riêng đòi hỏi bộ môn Lịch sử phong trào cộng

sản và công nhân quốc tế phải được mở rộng để nghiên cứu một cách có hệ thống đời sống chính trị thế giới và sự vận động mang tính quy luật của nó

Các đảng cộng sản và công nhân không thể có

một đường lối chính trị, đường lối đối ngoại đúng

đấn và thu được thắng lợi trong cuộc đấu tranh

nếu không hiểu mối liên hệ lịch sử và tiến trình

phát triển của các sự kiện, sự vận động và phát

triển của đời sống chính trị thế giới

Vì vậy, bộ môn Lịch sử phong trào cộng sản và

công nhân quốc tế là một môn học cơ bản trong

chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin Điều đó được thể hiện ở chỗ:

- Nghiên cứu, phân tích sâu những vấn đề lịch

sử và lý luận của phong trào công nhân, phong

trào cộng sản quốc tế và giải phóng dân tộc thế giới

trong từng giai đoạn cũng như toàn bộ tiến trình

lịch sử

- Làm rõ hơn, cụ thể hơn nhiều vấn để quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mà các môn học khác không có điều kiện hoặc không có

nhiệm vụ nghiên cứu

- Là cơ sở để hiểu đầy đủ hơn nội dung quá trình

Trang 8

2 Mục dích, ý nghĩa học tập bộ môn

Việc học tập, nghiên cứu bộ môn Lịch sử phong

trào cộng sản và công nhân quốc tế là rất cần thiết - và có ý nghĩa quan trọng Điều đó được thể hiện ở mấy điểm sau:

- Góp phần nâng cao nhận thức lý luận chủ

nghĩa Mác - Lênin; là cơ sở, căn cứ khoa học để

hiểu sâu sắc hơn sự phát triển những nguyên lý cua chủ nghĩa Mac - Lénin

- Nâng cao lập trường giai cấp, ý thức cách

mạng cho người học Cụ thể là, nội dung cơ bản

của bộ môn có ý nghĩa trực tiếp nâng cao lập

trường, quan điểm giai cấp, nhiệt tình cách mạng

đối với người học Nó giúp cho người học thấy rõ sứ mệnh lịch sử của gia1 cấp công nhân, mục đích đấu tranh của giai cấp công nhân con đường phát triển

tất yếu của lịch sử nhân loại, góp phần làm cho người học có thêm tình cảm cách mạng, bồi dưỡng thêm nghị lực cách mạng

- Có cơ sở để hiểu đúng đắn lịch sử Dang ta va đường lối, chính sách của Đăng Lịch sử Đảng ta là

một bộ phận của lịch sử phong trào cộng sản quốc

tế, cách mạng nước ta nói riêng, cách mạng mỗi

nước nói chung không thể tách rời cách mạng thế giới; g1a1 cấp công nhân nước ta nói riêng, gial cấp

Trang 9

: ` công nhân các nước nói chung là một bộ phận cua

gial cấp công nhân quốc tế Đảng ta rất quan tâm

giáo dục ý thức giai cấp, đường lối cách mạng cho giai cấp công nhân và quan chúng lao động Do

vậy, bộ môn này giúp cho người học có cơ sở để hiểu đây đủ, đúng đắn, sâu sắc quan điểm đường lối của Đảng

II - NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG CUA MON HỌC

1 Nhiệm vụ

Bộ môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có các nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của phong trào công nhân quốc tế Đây là bộ môn nghiên cứu sự ra đời và phát triển của giai cấp

công nhân, quá trình phát triển cuộc đấu tranh của gial cấp công nhân nhằm thực hiện sứ mệnh

lịch sử thế giới là tự giải phóng mình và giải phóng

những người lao động khỏi mọi áp bức, bác lột, xây

dựng xã hội mới không có người bóc lột người

- Nghiên cứu những vấn đề của phong trào cộng

sản quốc tế Bộ môn nghiên cứu sự ra đời, các hình

thức tổ chức, các nguyên tắc tổ chức, hoạt động,

những kinh nghiệm của phong trào

- Nghiên cứu những vấn đề của phong trào giải

Trang 10

phóng dân tộc, độc lập dân tộc trong thời đại ngày

nay

- Nghiên cứu những bài học lịch sử về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa (kế cả những bài học thành công và thất bại tạm thời của chủ nghĩa xã hội)

Với những nhiệm vụ như trên, bộ môn vừa có

tính lịch sử, vừa có tính lý luận

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bộ môn là những quy

luật lịch sử chính trị của phong trào công nhân từ

khi xuất hiện chủ nghĩa Mác, chính đảng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong thời

đại ngày nay

Bộ môn không nghiên cứu mặt cơ cấu, mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của giai cấp công nhân, của phong trào công nhân mà tập trung nghiên cứu ở

các mặt sau đây:

- Cuộc đấu tranh giành chính quyền, giữ vững chính quyền của gia1 cấp công nhân |

- Công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới dưới sự lãnh đạo của gial cấp công nhân mà

hạt nhân của nó là đảng cộng sản

Bộ môn không chỉ nghiên cứu một thời điểm

nhất định mà nghiên cứu toàn bộ lịch sử của giai cấp công nhân ở mặt chính trị của nó

Trang 11

Một số quy luật quan trọng như:

- Quy luật về sự phát triển từ tự phát đến tự

giác của phong trào công nhân

- Quy luật về đấu tranh của giai cấp công nhân

để tự giải phóng mình và giải phóng xã hội, giải

phóng thế giới

- Quy luật về sự xuất hiện chính đảng của giai

cấp công nhân và quyền lãnh đạo của đảng cộng

sản

- Quy luật về sự đoàn kết thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế gắn liền với

cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu và tả

khuynh trong phong trào

Nghiên cứu đối tượng của bộ môn cần phân biệt

sự khác nhau giữa bộ môn Lịch sử phong trào cộng

sản và công nhân quốc tế với các bộ môn khác:

- Với bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học —

nghiên cứu quy luật xã hội - chính trị, đưa ra lý luận tổ chức một xã hội mới

- Với bộ môn Lịch sử thế giới - bộ mơn nghiên cứu tồn diện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, tư tưởng Còn môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế chỉ đi vào khía cạnh lịch sử chính trị Môn Lịch sử thế giới nghiên cứu lịch sử của các giai cấp, còn môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

chỉ nghiên cứu lịch sử chính trị của giai cấp công

Trang 12

nhân và bạn đồng minh của nó là phong trào giải phóng dân tộc

III— CÁC PHẠM TRÙ, QUY LUẬT

Môn học có một hệ thống phạm trù, quy luật: 1 Phạm trù

Phạm trù là một hệ thống chuyên đề phân ánh

nội dung môn học

Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có một hệ thống phạm trù của nó, trong đó phạm trù cơ bản là phạm trù giai cấp công nhân

Nhiều phạm trù tồn tại xuyên suốt quá trình

vận động của phong trào cộng sản và công nhân

quốc tế như: giai cấp công nhân, phong trào công

nhân quốc tế, phong trào cộng sản quốc tế, chủ

nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân tộc

Bên cạnh đó cũng có những phạm trù chỉ tổn tại trong một gia1 đoạn lịch sử nhất định

Giữa các môn khoa học thường có những phạm

trù (cũng như quy luật) chung, tuy nhiên mỗi bộ

môn đứng trên góc độ của mình để nghiên cứu

2 Quy luật

Quy luật có hai nhóm: nhóm quy luật hoạt động

Trang 13

và nhóm quy luật phát triển

Nhóm quy luật hoạt động (quy luật chức năng)

nói lên sự hoạt động của phong trào, sự lãnh đạo của gial cấp công nhân

Nhóm quy luật phát triển (hoặc quy luật lịch

sử) nói lên sự trưởng thành, sự phát triển của

phong trào

IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp luận

Nghiên cứu môn Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cho phép rút ra được những kinh nghiệm lịch sử, những bài học lịch sử có tính quy luật, tính định hướng chỉ đạo phong trào cách

mạng hiện nay và trong tương lai

Cũng như các môn khoa học xã hội khác, môn

Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận và

phương pháp luận, phép biện chứng mácxít, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm giai cấp công

nhân để nghiên cứu

2 Phương pháp đặc thù (cụ thể)

Phương pháp đặc thù nghiên cứu môn Lịch sử

phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là

Trang 14

phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp

lôgíc, trong đó:

- Phương pháp lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu phải bắt đầu từ lịch sử chính trỊ của giai cấp công nhân và phong trào công nhân quốc tế Phải từ việc phân tích giai cấp xã hội nói chung, sử dụng những tư liệu, sự kiện, dữ kiện lịch sử, chọn lọc

những sự kiện điển hình để hệ thống, thống kê, mơ hình hố sự kiện

- Phương pháp lôgíc đòi hỏi phải từ những diễn

biến, những sự kiện lịch sử rút ra cái cốt lõi, tổng hợp so sánh để rút ra được những kinh nghiệm,

những bài học lịch sử có tính quy luật, tính chỉ đạo

đối với cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay và

trong tương lai

Trang 15

Chương HI

SỰ HÌNH THANH GIAI CẤP VƠ SAN HIEN DAI VA PHONG TRAO ĐẤU TRANH

ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN

I - SỰ HÌNH THÀNH GIAI CAP VO SAN HIEN DAI

1 Giai cấp vô sản hiện đại và nguồn gỗc lịch sử của nó

Giai cấp vô sản hiện đại là giai cấp những người công nhân làm thuê dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, là con đẻ của nền đại công nghiệp

Trong lịch sử xã hội loài người, không phải khi

nào cũng có giai cấp vô sản Theo Ăngghen, các

giai cấp nghèo khổ và lao động thì khi nào cũng có,

nhưng những người lao động và nghèo khổ có hoàn cảnh, địa vị của những người vô sản hiện đại thì chỉ xuất hiện từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời

Vào thế kỷ XIV — XV, ché độ phong kiến tan rã,

quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình

Trang 16

thành ở một số nước châu Âu, chế độ lao động làm thuê dần dần xuất hiện

Việc tích luỹ nguyên thuỷ tư bản chủ nghĩa đã tạo ra hai lớp người hoàn toàn đối lập nhau: một bên gồm những người sở hữu tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, một bên gồm những người chỉ sở hữu một tài sản duy nhất là sức lao động Lớp

người này bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và tư

liệu sinh hoạt, trở thành những người “tự do” bán

sức lao động để kiếm sống Đó chính là những người vô sản đầu tiên

Ở các nước châu Âu từ thế kỷ XVI đến cuối thế

ky XVIII đã hình thành và phát triển hình thức tổ

chức sản xuất công trường thủ công tư bản chủ

nghĩa, do đó đã xuất hiện giai cấp vô sản công trường thủ công

Đặc điểm nổi bật của giai cấp vô sản công trưởng thủ công là bị phân tán và ngăn cách trong

sản xuất, chưa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Phần lớn công nhân còn mang nặng tâm lý, tư tưởng của người sản xuất nhỏ Sự nô dịch của tư

bản đối với công nhân đôi khi được che đậy bởi

hiện tượng công nhân vẫn còn chút ít tư liệu sản xuất Do vậy, giai cấp vô sản công trường thủ công chưa trở thành một lực lượng ổn định, độc lập

trong xã hội, địa vị làm thuê của họ còn mang tính chất tạm bợ, nhất thời Vì thế giai cấp vô sản trước

Trang 17

cách mạng công nghiệp chưa phải là giai cấp vô sản hiện đại theo đúng nghĩa của nó Chỉ có nền đại công nghiệp mới tạo ra cho giai cấp vô sản những điều kiện kinh tế và xã hội bảo đảm cho nó

phát triển với tư cách là một giai cấp ổn định, một

lực lượng xã hội độc lập

2 Đại công nghiệp đã sản sinh ra giai cấp vô sản hiện đại

Cuộc cách mạng công nghiệp ở giai đoạn cuối

thế kỷ XVIII đầu thế ký XIX đã tạo ra sự phát

triển nhảy vọt trong đời sống kinh tế — chính trị — xã hội Nó đánh dấu bước chuyển căn bản của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn công trường thủ công

sang đại công xưởng và giai cấp vô sản hiện đại ra

đời Cuộc cách mạng công nghiệp đã sinh ra giai

cấp tư sản hiện đại và gia1 cấp vô sản hiện đại

Việc áp dụng máy móc vào sản xuất đã-làm-phá sản hàng loạt những người sản xuất nhỏ Đa số

nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công đã bị

nền đại công nghiệp đánh bại và bị đẩy vào hàng ngũ gia1 cấp vô sản Do vậy, giai cấp vô san nhanh

chóng trở thành một lực lượng xã hội to lớn

Ăngghen nhận xét rằng: Đại công nghiệp kéo người công nhân công trường thủ công ra khỏi

những điều kiện gia trưởng của họ; họ mất hết mọi tài sản cuối cùng của họ và chỉ khi đó họ mới trở

Trang 18

thành người vô sản Giai cấp vô sản là do cuộc

cách mạng công nghiệp sinh ra

G1a1 cấp vô sản hiện đại ra đời là một quá trình

lâu dài, phức tạp và không đều nhau ở các nước

Tuy nhiên, dù ở bất kỳ nước nào thì cũng đều có

nét chung giống nhau là: đội ngũ giai cấp vô sản

không ngừng tăng về số lượng và địa vị xã hội của

nó có sự thay đối về chất Về địa vị kinh tế — xã hội thì giai cấp vô sản hiện đại khác căn bản với những người công nhân làm thuê thời kỳ công

trường thủ công Họ hoàn toàn bị tước đoạt hết tư

liệu sản xuất và chỉ có thể sống được bằng cách bán sức lao động cho nhà tư bản Vì thế họ không còn khả năng quay về giai cấp cũ của mình Từ địa vị của những người làm thuê tạm bợ, họ trở thành những người làm thuê suốt đời

Từ đây, gia1 cấp vô sản trở thành một lực lượng ổn định, độc lập trong xã hội, và do đó, giai cấp vô san có khả năng tiến hành những hành động độc lập Như vậy, với sự phát triển của đại công

nghiệp, các giai cấp khác đều suy tàn hoặc tiêu

vong, ngược lại giai cấp vô sản ngày càng phát triển và lớn mạnh, bởi vì giai cấp vô sản là “sản phẩm chính” của nền đại công nghiệp Quá trình _ phát triển của gla1 cấp vô sản hiện đại có sự thay đối về kết cấu gial cấp Khi phân tích giai cấp vô san 6 thé ky XIX, Angghen da chi ra ba bộ phận

4

19

Trang 19

khác nhau là: vô sản công nghiệp, vô sản hầm mỏ, vô sản nông nghiệp Trình độ chính trị, tư tưởng văn hoá của công nhân phản ánh mối quan hệ trực tiếp của họ với công nghiệp

Nhận thức đúng đắn về quá trình lịch sử hình

thành giai cấp vô sản hiện dai đã bác bỏ những luận điểm xuyên tạc, phản động của các học giả tư san cho rằng giai cấp vô sản ra đời là do phân công

lao động, rằng quá trình phân công tự nhiên đã tạo

nên một lớp người chuyên cung cấp việc làm, đảm nhiệm chức năng quản lý, còn đại bộ phận quần

chúng thì nhận những công việc phù hợp với họ là lao động chân tay Quan điểm này không những

phản khoa học vì nó phủ nhận thực tế lịch sử hình

thành giai cấp vô sản hiện đại mà còn phản động

vì nó đã bào chữa và che đậy sự bóc lột tàn nhẫn

của giai cấp tư sản, của chủ nghĩa tư bản

II - PHONG TRÀO ĐẤU TRANH ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN

CUA GIAI CAP VO SAN

Từ khi ra đời, gial cấp vô sản đã đấu tranh

chống giai cấp tư sản — cuộc đấu tranh đó phát

triển từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh tế đến

đấu tranh chính trị, từ đấu tranh tự phát đến đấu

tranh tự giác

Những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản

Trang 20

chống giai cấp tư sản diễn ra từ những công nhân riêng lẻ đến công nhân cùng một công xưởng, một ngành sản xuất, một địa phương chống lại tư bản

trực tiếp bóc lột họ Đó là những cuộc đấu tranh tự

phát và có tính chất thuần tuý kinh tế

Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, những cuộc đấu tranh kinh tế của gia cấp vô sản diễn ra

sôi nổi và mang tính tất yếu khách quan Những cuộc đấu tranh này nhằm mục đích đòi tăng lương, giam giờ làm, cải thiện điều kiện sống và làm việc, phản đối tình trạng lương thực, thực phẩm đắt đỏ, chống chế độ cúp phạt và những hành vi lừa gạt của chủ tư bản Tiếp đến là phong trào đập phá máy móc, đốt phá kho tàng, công xưởng, công nhân chống lại việc sử dụng máy móc vào sản xuất Phong trào này diễn ra trước tiên ở Anh và đặc

biệt rầm rộ trong công nhân dệt vào những năm

1811 — 1817 Nguyên nhân đưa đến sư đập pha máy móc trong công nhân là do tư bản lợi dụng ưu

thế của máy móc đem lại năng suất lao động cao hơn nhiều so với lao động thủ công để bóc lột và đe

dọa sa thải công nhân Nhưng công nhân không thấy nguyên nhân sâu xa đó mà chỉ thấy kẻ trực tiếp làm cho họ khổ, kẻ tranh cướp việc làm của họ là máy móc Đối với công nhân lúc đó, máy móc và công xưởng là hiện thân của thế lực áp bức họ Vì

thế, công nhân đã tự phát nổi dậy đập phá máy

Trang 21

móc để hy vọng giữ được việc làm có đồng lương khá hơn Điều đó cắt nghĩa rằng, việc công nhân đập phá máy móc không phải họ chống lại tiến bộ

khoa học - kỹ thuật mà chỉ là một hình thức đấu tranh chống tư sản

Phong trào đập phá máy móc đánh dấu một thời kỳ mới trong sự tích cực của giai cấp công

nhân đang hình thành và chưa đồng nhất về xã

hội

Cùng với các phong trào trên, phong trào bãi

công, đình công diễn ra mạnh mẽ ở các nước tư bản chủ nghĩa vào đầu thế ký XIX, đánh dấu giai đoạn

phát triển mới của phong trào công nhân Bãi công

tạo ra điều kiện để nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp vô sản, làm cho họ nhận rõ sức mạnh của mình và sự cân thiết phải đoàn kết trong đấu

tranh

Cùng với cuộc đấu tranh ngày càng phát triển của giai cấp vô sản, đã xuất hiện những tổ chức

công nhân đầu tiên như: hội thợ bạn, hội hữu ái,

các tổ chức nghiệp đoàn làm cho phong trào công

nhân từ chỗ hành động phân tán, rời rạc đến hoạt

động có tổ chức

Năm 1771, Liên đoàn nhưng người lam mu 8 Anh được thành lập Đó là tập hợp những câu lạc

bộ của hàng chục thành phố trong cả nước Năm

1775, Liên đoàn giành thắng lợi lớn trong cuộc đấu

Trang 22

tranh buộc bọn chủ phải tăng lương và chấp nhận yêu sách chỉ thuê người làm là các hội viên của

Liên đoàn

Năm 1819 ở Pari có 4ð hội tương tế, đến năm

1823 là 123 hội, năm 1826 là 184 hội với 17.000 hội

viên Các hội này hoạt động không chỉ vì mục đích

hữu ái, tương trợ mà còn lập quỹ bãi công để ủng

hộ phong trào đấu tranh chung của công nhân

Tuy hầu hết các tổ chức công nhân phải hoạt

động bí mật nhưng nó đã góp phần quan trọng vào

việc đoàn kết lực lượng giai cấp, phối hợp hành

động và nâng cao giác ngộ cho công nhân Do đó,

phong trào công nhân dần dần phát triển thành

phong trào đấu tranh độc lập Những phong trào

đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản là:

khởi nghĩa Liông năm 1831 và 1834 ở Pháp, khởi

nghĩa XIlêdi năm 1844 ở Đức, phong trào Hiến chương ở Anh từ năm 1835 đến đầu những năm 5O cua thé ky XIX 1 Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Liông (Pháp) (1831 - 1834) Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Liông nổ ra ngày 21-11-1831 nhằm chống ách áp bức, bóc lột nặng nề; chống lại hành động hạ thấp

lương của giới chủ tư sản

Ngay từ đầu, những người thợ dệt đã được công

Trang 23

nhân và thợ thủ công làm việc trong tất ca các ngành sản xuất ở Liông tham gia và ủng hộ Đây

là cuộc đấu tranh quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử

của giai cấp vô san Pháp Cuộc khởi nghĩa đã làm

rung chuyển toàn bộ nước Pháp Lúc đầu, những

người thợ dệt tham gia biểu tình tay không nhưng

giai cấp tư sản đã cho lính bắn vào quần chúng

biểu tình, vì vậy buộc họ phải cầm vũ khí chống lại Quần chúng biểu tình đã giương cao lá cờ với

khẩu hiệu “Sống có uiệc làm hoặc chết trong đấu

tranh” Sau ba ngày chiến đấu, công nhân đã chiếm được toàn bộ thành phố Những người khởi nghĩa đã thành lập “Uỷ ban công nhân” để theo dõi

hoạt động của thị trưởng Nhưng sau 10 ngày, cuộc

khởi nghĩa đã bị chính quyền Nhà nước tư sản đàn

áp một cách tàn bạo

Cuộc khởi nghĩa thất bại vì lúc đó công nhân chưa có một tổ chức thống nhất lãnh đạo, chưa có

cương inh, chưa c có mối liên hệ với công nhân ở

thành phố khác, họ chưa có mối liên hệ với nông

dân -

Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã gây

được ấn tượng sau sắc trong cac gial cấp ở Pháp và

nhiều nước tóc khác, tạo ra bước ngoat căn bản trong

quan niệm về sự phát triển lịch sử

Tháng 4-1834, công nhân dệt ở Liông lại đứng

lên khởi nghĩa Lần này họ đấu tranh nhằm mục

Trang 24

đích thiết lập chế độ cộng hoà Những người khởi

nghĩa đã giương cao lá cờ đỏ với khâu hiệu “Nền

cộng hoà hay là chếf” Sau 6 ngày đấu tranh liên tục trên đường phố và ngoại ô Liông, cuộc khởi

nghĩa đã bị đàn áp khốc liệt

Cuộc khơi nghĩa lần thứ hai ở Liông đã gây

được tiếng vang rộng lớn ở Pari và nhiều thị xã

khác Do ảnh hưởng của khởi nghĩa Liông năm 1834, những nông dân nấu rượu vang ở Acbua đã nổi dậy chiếm thành phố Ở Pari cũng đã diễn ra những cuộc chiến đấu ác liệt trên đường phố

2 Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt

Xilêdi (Đức) (1844)

Phong trào công nhân Đức diễn ra vào đầu

thế ký XIX Lúc này ở Đức, trật tự phong kiến

và nửa phong kiến vẫn tổn tại Dưới hai tầng áp

bức của phong kiến và tư sản, đời sống của công nhân hết sức khổ cực Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ Họ đòi cấm việc áp

dụng máy móc, họ đốt phá nhà xưởng, kho tàng

Mở đầu phong trào công nhân có tính chất quần chúng ở Đức thời kỳ này là cuộc khởi nghĩa

Xilédi Vao tháng 6-1844, sống dưới hai tầng áp

bức, những người thợ dệt Xilêdi một mặt bi tang

Trang 25

khác họ lại phải đóng thuế cho bọn địa chủ địa

phương mới có quyền được dệt vải Đặc biệt, đời sống của thợ dệt ở Langhenbilan va Petesvandan cực kỳ vất vả Ở đây có những người thợ đã chết vì đói

Nỗi phẫn uất đã tích tụ từ lâu trong những

người thợ dệt Xilêdi Lòng căm phan do da biểu hiện trong bai hat Tod đớn đẫm máu mà Mác đã

từng gọi là Tiếng gọi đấu tranh của công nhân Xilêd¡ Một công nhân đã hát rất to bài hát đó trước nhà một tên chủ xưởng Lập tức anh công nhân này bị bắt và bị đánh đập tàn nhẫn Hành động dã man của tên chủ xưởng đã làm cho những người thợ dệt ở địa phương càng thêm phẫn nộ Ngày 4-6-1844, một số đông công nhân kéo đến

đập phá nhà xưởng, đốt kho tàng của tên chủ xưởng Ngày 5-6, số đông thợ dệt đã tham gia khởi

nghĩa Họ đã chiến đấu đánh bại các đơn vị quân đội và cảnh sát Chỉ đến khi các đơn vị lớn của quân đội kéo đến đàn áp, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt Gần 70 thợ dệt bị bắt và bị tra tấn nhục

hình

Cuộc khởi nghĩa Xilêdi tuy thất bại nhưng nó là

hành động mở đầu phong trào công nhân có tính

chất quần chúng ở Đức Công nhân trên toàn nước Đức đã hưởng ứng bằng các cuộc bãi công chống lại | bọn tư sản

Trang 26

ở Phong trào Hiến chương ở Anh (1885 -

đầu những năm ð0 của thế kỷ XIX)

Anh là một nước tư bản phát triển sớm nên cũng là nơi sinh ra phong trào công nhân đầu tiên

trên thế giới

Với nền sản xuất cơ khí, giai cấp công nhân

Anh đã trở thành một lực lượng quan trọng nhất

tạo ra của cải xã hội, nhưng bản thân giai cấp công nhân Anh lại ngày càng lâm vào cảnh bần cùng

Năm 1835, ở Anh diễn ra phong trào công nhân

đòi cải cách tuyển cử, gọi là phong trào “Hiến chương” và đấu tranh đòi dân sinh, Cuộc đấu

tranh của công nhân Anh nhằm thực hiện ban Hiến chương là một phong trào vô sản đầu tiên trong lịch sử có tính chất rộng rãi, độc lập và có tính tổ chức Phong trào nhanh chóng thu hút được hàng triệu công nhân tham gia Dần dần có nhiều lực lượng xã hội khác cũng hưởng ứng

_ Đại hội đại biểu phong trào “Hiến chương” lần

thứ nhất khai mạc ở Luân Đôn ngày 4-2-1839 được gọi là đại hội chung của giai cấp công nhân Anh

Đại hội đã thông qua bản kiến nghị về cải cách quyền bầu cử

Trang 27

trị phải thừa nhận bản Hiến chương Bản kiến nghị đã bị Quốc hội Anh bác bỏ Phong trào đấu tranh của công nhân bùng lên mạnh mẽ

Đến năm 1842, phong trào "Hiến chương" lại

vận động tổ chức lấy được 3.500.000 chữ ký vào

bản kiến nghị nhưng cũng không đạt được kết quả Nhiều cuộc đấu tranh mang tính chất chính trị

liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi Mác coi đây là thời kỳ

đấu tranh tự giác nhất của giai cấp công nhân so

với trước đó Angghen nhan xét rằng: “Trong phong trào Hiến chương toàn bộ giai cấp công

nhân đứng dậy chống giai cấp tư sản, tiến công trước hết vào chính quyền của giai cấp tư sản, tiến

công vào bức tường pháp luật mà giai cấp tư sản

dùng để bảo hộ mình”'

_ Vao những năm 184 — 1846, một cao ‘0 trào mới —ˆ na

một lần nữa bản kiến nghị đồi cải cách quyền bầu cử với 5 triệu chữ ký vẫn bị Quốc hội tư sản bác bỏ Do nhiều lần đưa kiến nghị đều thất bại, phong trào Hiến chương to ra that vong, nay sinh những

mâu thuẫn nội bộ và dần dần suy yếu Vì vậy, đến

đầu những năm 50 thế kỷ XIX, phong trào Hiến

chương rời khỏi vũ đài chính trị

1 C.Mac va Ph.Angghen: Todn tập, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr 611-612

Trang 28

Sở dĩ phong trào Hiến chương thất bại là do

chưa có một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo

Những người lãnh đạo phong trào Hiến chương có những bất đồng về tư tưởng và sách lược, thậm chí

họ đã nhượng bộ giai cấp tư sản thống trị Đồng thời, sự phát triển của một nền công nghiệp trong

những năm 5O thế kỷ XIX đã làm cho phần lớn công nhân bỏ ra nước ngoài cũng là nguyên nhân làm cho phong trào Hiến chương suy thoái

Tuy vậy, phong trào Hiến chương chính là “màn

giáo đầu” cho sự phát triển tiếp theo của phong

trào công nhân Nó đánh dấu gia1 cấp công nhân từ

chỗ lệ thuộc vào giai cấp tư sản đến chỗ độc lập về chính trị và đối lập với giai cấp tư sản; từ đấu tranh kinh tế với những dự án hy vọng cải thiện đời sống một chút đến đấu tranh chính trị trên cơ

sở cải tạo xã hội bằng đấu tranh giai cấp; từ những

hoạt động rời rạc đến sự phối hợp hành động trong

phạm vĩ toàn quốc và có tổ chức thống nhất

4 Những đặc điểm của các cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản

Qua lịch sử ra đời của giai cấp vô sản hiện đại

đồng thời là lịch sử đấu tranh giữa vô sản và tư sản cho đến các phong trào đấu tranh độc lập đầu

tiên của giai cấp vô sản, có thể rút ra những nhận

xét sau đây:

Trang 29

- Cùng với sự phát triển của nền đại công

nghiệp và sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, một lực lượng xã hội mới — glal cấp vô sản hiện đại - ra đời và bước lên vũ đài lịch

sử Tuy lúc đầu chưa được giác ngộ day đủ về sứ mệnh lịch sử của mình, nhưng qua thực tiễn đấu

tranh, giai cấp vô sản chứng tỏ là một lực lượng

chính trị độc lập, một gia1 cấp triệt để cách mạng - Xã hội tư bản mang trong lòng nó đầy rẫy những mâu thuẫn đối kháng Ngay từ khi mới ra

đời, nó đã bộc lộ là một xã hội áp bức, bóc lột tàn

bạo, giai cấp tư sản đã đàn áp một cách dã man

phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản Sự thật

lịch sử đó đã lý giải vì sao cuộc đấu tranh của giai

cấp vô sản chống giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ

khi nó mới ra đời và ngày càng quyết liệt

- Sự phát triển của phong trào công nhân đòi

hỏi bức thiết phải có lý luận khoa học cách mạng dẫn đường Đó chính là điều kiện khách quan và tiền đề xã hội cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác —

học thuyết cách mạng và khoa học của giai cấp vô

sản |

Trang 30

Chương III

SỰ XUẤT HIỆN CHỦ NGHĨA MÁC VÀ

CHINH DANG CUA GIAI CẤP VÔ SAN

I - SỰ XUẤT HIỆN CHỦ NGHĨA MÁC

1 Những tiền đề khách quan và chủ quan

của sự ra đời chủ nghĩa Mác

Chủ nghĩa Mác ra đời vào cuối những năm 40

của thế kỷ XIX Đó là thời kỳ ở Anh, Pháp cùng

một số nước khác ở Tây Âu và ở Mỹ đã hình thành

chế độ tư bản chủ nghĩa Cách mạng công nghiệp đang hoàn thành ở Anh và diễn ra mạnh mẽ ở

Pháp Nước Đức vốn đang bị chia cắt nhưng cơ sở

của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng đã hình

thành và phát triển

Kết quả quan trọng nhất của cách mạng công

nghiệp tư bản chủ nghĩa là sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và ngày càng phát triển

mạnh mẽ

Trang 31

Mặc dù quá trình hình thành xã hội tư bản chưa kết thúc nhưng những mâu thuẫn của nó đã bộc lộ sâu sắc Sự đối lập giai cấp giữa vô san va tu san da biéu hién ngày càng gay gắt Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giarcấp tư san đã diễn ra ngày một quyết liệt Điều đó chứng tỏ rằng

gial cấp xô sản đã trở thành một lực lượng chính

trị độc lập Sự phát triển của phong trào công nhân

một mặt đòi hỏi phải có lý luận cách mạng khoa học dẫn đường, mỹ khóc chính nó cũng đã tạo

những điều kiện cho sự ra đời một lý luận khoa

học Đó là tiên đề kính tế - xã hột có ý nghĩa hang

đầu trong sự ra đời của chủ nghĩa Mác

— Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, trong lịch sử

loài người đã từng xuất hiện nhiều trào lưu tư

tưởng triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã

hội Ba trào lưu tư tưởng: triết học cổ điển Đức,

kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội

không tưởng Pháp là thành tựu mà loài người đã dat te tdi vao đầu thế kỷ XIX Đó là những tién dé tu tưởng 0uò lý luận mà Mác và Angghen đã kế thừa

trong sự nghiệp sáng tạo ra hệ thống các quan điểm và học thuyết của mình Điều quan trọng là từ trong những tư tưởng quá khứ, Mác và Ăngghen đã rút ra được những kết luận khoa học mà chính

những người trước đây hoặc vì bị hạn chế bởi thiên kiến giai cấp, hoặc vì phạm vi hiểu biết đã không

Trang 32

thể nêu lên được

Bên cạnh đó, khoa học tự nhiên cũng đạt được

những thành tựu ‘to lớn như: lý thuyết về tế bào,

quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học

thuyết tiến hoá của Đácuyn Đó là những bằng

chứng khoa học giúp cho Mác và Angghen xay

dựng va bảo vệ thế giới quan duy vật và phương

pháp luận biện chứng duy vật của mình

Những tiền đề khách quan trên cùng với thién

tài uề chính trị uè trí tuệ của Mác và Angghen da

dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa Mác - học thuyết

khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản Lần

đầu tiên trong lịch sử, Mác và Ăngghen đã chỉ ra

rằng: chính giai cấp vô sản là người tự giải phóng mình, đồng thời giải phóng cho toàn nhân loại Toàn bộ cuộc đời hoạt động của Mác và Angghen là tấm gương sáng ngời cho những người cách mạng

noi theo

Qua đấu tranh cách mạng, Mác và Ăngghen đã

thực hiện được bước chuyển căn bản từ lập trường

duy tâm, dân chủ cách mạng sang lập trường duy vật biện chứng và cộng sản chủ nghĩa Mác và

Ángghen được giai cấp vô san, quần chúng nhân

dân lao động thế giới thừa nhận là thiên tài và coi hai ông là người thầy cách mạng vĩ đại nhất của

giai cap vô sản

Trang 33

2 Mac, Angghen và quá trình sáng tạo chủ

nghĩa Mác

Các Mác (1818 - 1883) sinh ngày 5-5-1818 ở

thành phố Toơrevơ thuộc miền sông Ranh nước Phổ Tốt nghiệp trung học, Mác vào học đại học ở Bon,

sau đó chuyển sang học đại học ở Béclin Năm 23

tuổi, Mác bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết

học

Từ năm 1842, Mác bắt đầu hoạt động chính trị

Ông là cộng tác viên, sau đó là chủ bút tờ báo

Rênani Hoạt động báo chí giúp Mác có điều kiện tiếp xúc với thực tế đời sống chính trị, kinh tế và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân Thực tế đó đã ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển thế giới quan của Mác Bài báo Góp phần phê phán triết học pháp quyén cua Héghen là mốc quan trọng

đánh dấu bước chuyển của Mác từ lập trường duy tâm, dân chủ cách mạng sang lập trường duy vật

và cộng sản chủ nghĩa

Mác đã chứng minh và nêu cao vai trò to lớn

của giai cấp vô sản là người tiêu biểu cho lý luận

cách mạng và thể hiện được lý luận cách mạng vào

cuộc sống Mác kêu gọi các nhà triết học phải phục vụ giai cấp vô sản Ông chỉ ra rằng "giưi cấp uô sản

là trdi tim của cách mạng” Xuất phát từ quan

điểm đó, Mác luôn luôn hướng vào phong trào công

nhân, tìm mọi cách khích lệ, cổ vũ, tăng cường lực

Trang 34

lượng của gia1 cấp công nhân

Mác vừa là nhà lý luận thiên tài, vừa là nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc của phong trào vơ

sản Ơng ln gắn lý luận của mình với cuộc đấu

tranh của giai cấp vô sản nhằm cải tạo xã hội theo

chủ nghĩa cộng sản Ca cuộc đời, Mác đã hiến dâng _ cho sự nghiệp giải phóng của gia] cấp vô sản

Công lao vĩ đại nhất của Mác là đã phát hiện và

khẳng định sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp

v6 san hiện đại

Ph.Angghen (1820 — 1895) sinh ngày 28-11-

1820 ở Bácmen, một tỉnh thuộc miền Rénani nuéc Phổ, nơi có nền công nghiệp phát triển Bố ông là

một chủ xưởng Lúc còn nhỏ, Ángghen theo học trường thực hành ở Bácmen, sau đó học trường trung học Do hoàn cảnh gia đình bắt buộc, Angghen phải thôi học để giúp việc trong một hiệu buôn ở Bôrêmd Tuy nhiên, việc đó không hề ngăn

can ông trong việc nghiên cứu khoa học và chính

trị Ángghen đã đấu tranh kiên quyết với những thành kiến tôn giáo để chuyển sang lập trường duy vật cách mạng Bước chuyển này được thực hiện

trong thời gian ông sống ở nước Anh từ năm 1838

đến năm 1844 Nhờ kết quả nghiên cứu lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội nước Anh và trực tiếp tìm

hiểu giai cấp công nhân, Ăngghen đã viết tác phẩm

Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh Lênin đã

Trang 35

khẳng định về tác phẩm này như sau: “Ăngghen là người đầu tiên đã nói rằng gia1 cấp vô sản không

phải chỉ là giai cấp đau khổ, rằng chính địa vị kinh tế nhục nhã của giai cấp vô sản thúc đây, một cách không gì ngăn cản nổi, nó tiến lên và buộc nó phải

đấu tranh cho sự giải phóng cuối cùng của nổ”.' Trong tác phẩm Phác thảo góp phần phê phán kinh tế chính trị, Ăngghen đã lên án chế độ tư hữu

là cơ sở của toàn bộ chế độ tư bản và phê phán một

cách khoa học môn kinh tế chính trị học tư sản Mác và Ăngghen đã gắn bó với nhau bằng một tình bạn thật đẹp đẽ và đã hợp tác với nhau ngót 40 năm Từ sự thống nhất về quan điểm lý luận và chính trị, Mác và Ángghen đã thiết lập sự cộng tác chặt chẽ với nhau

Mở đầu, hai ông cùng viết tác nhẩm Gia định

thân thánh năm 1844 nhằm phê phán quan điểm

duy tâm chủ quan cua Brunô Bauơ Qua đó, Mác

và Angghen đã phát triển những quan điểm duy

vật lịch sử của mình về vai trò quân chúng nhân dân, về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản

Năm 1845, Mác viết tác phẩm Luộn cương uề

Phoiơbắc đánh dấu sự đoạn tuyệt của mình với chủ

1 V.L Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978,

t.2, tr 7-8

Trang 36

nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc

Năm 1846, Mác và Ăngghen cùng nhau viết tác

phẩm Hệ tư tưởng Đức Hai ông đã phê phán tính

chất phản động của chủ nghĩa xã hội “chân chính”, xây dựng mầm mống học thuyết chuyên chính vô

sản, luận chứng tính chất quốc tế của cách mạng

vô sản Tác phẩm này đặt cơ sở lý luận cho việc

hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học

Năm 1847, Mác viết tác phẩm Sự khốn cùng

của triết học nhằm phê phán Pruđông — nhà xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản Pháp, qua đó phát triển

thêm những lý luận về chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Tháng 2-1848, Mác và Ăngghen công bố Tuyên ngôn của Dang Cộng sản Đây là tác phẩm lý luận hoàn chỉnh bao gồm cả ba bộ phận hợp thành chủ

nghĩa Mác, đồng thời đây cũng là bản cương lĩnh

chính trị đầu tiên của gia1 cấp vô sản

— Chủ nghĩa Mác ra đời là một cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học Với sự kết hợp chặt chẽ tính

cách mạng triệt để và tính khoa học sâu sắc, chủ

nghĩa Mác nhanh chóng trở thành hệ tư tưởng

chính trị của gial cấp vô sản Nó mở ra kha nang giải phóng giai cấp vô sản về mặt tư tưởng, thúc

đẩy phong trào công nhân phát triển

Mác và Angghen mặc dù từ hai hoàn cảnh và

Trang 37

kết luận khoa học vĩ đại Lịch sử đặt tên tuổi của Mác và Ăngghen bên cạnh nhau và coi cả hai ông

đều là những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, những người thầy cách mạng của giai

cấp vô sản thế giới

Ý nghĩa cách mạng lớn lao của sự ra đời chủ

nghĩa Mác được thể hiện trong câu nói của Lênh:

“Có thể vắn tắt nêu công lao của Mác và Ăngghen đối với gia1 cấp công nhân như sau: Hai ông đã dạy

cho công nhân tự nhận thức được mình và có ý

thức về mình và đem khoa học thay thế cho mộng tưởng”.'

II - DONG MINH NHUNG NGUGI CONG SAN

VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN

CUA GIAI CAP VO SAN

1 Mac va Angghen xây dựng chính dang của giai cấp vô sản |

Trang 38

Trên cơ sở quan niệm một cách đúng đắn về vai

trò hoạt động thực tiễn, hoạt động trong phong trào

cách mạng của quần chúng, Mác và Ăngghen cho rằng, lý luận phải là kim chỉ nam cho mọi hành

động Vì vậy, hai ông đã tham gia tích cực vào việc tổ -

chức các phong trào công nhân như việc thành lập ˆ

Hội công nhân Đức ở Brúcxen, liên lạc với nhóm cách mạng trong phong trào Hiến chương ở Anh Ban thân Mác và Ăngghen đã cùng hợp thành một liên

_ mình với những người dân chủ ở Brúcxen và Mác là Phó chủ tịch của Hội liên hiệp đó

_— Điều mong muốn của Mác và Ăngghen là làm sao _ nhanh chóng thănh lập được chính đảng của gia1 cấp vô san Hai ông thường chỉ rõ: nếu không có một

_ chính đảng của giai cấp vô sản độc lập thì giai cấp

công nhân không thể giải phóng mình được Điều lệ

của Hội liên hiệp công nhân quốc tế do Mác thảo ra _ đã ghi rõ: Trong cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền lực liên hợp của gia1 cấp hữu sản, chỉ khi nào

giai cấp vô sản tự mình tổ chức được thành một chính đảng độc lập để đối lập với tất cả mọi chính

đăng cũ do giai cấp hữu sản lập ra thì mới có thể hành động với tư cách gia1 cấp được

—— Bự hoạt động nỗ lực của Mác và Ăngghen đã

-_ đưa đến việc cải tổ Đồng mình những người chính

nghĩa thành Đồng mình những người cộng san vào

năm 1847

Trang 39

2 Đồng minh những người cộng sản!

Mùa xuân năm 1847, Giôdépmôn — một thành

viên trong ban lãnh đạo của Đồng mình những

người chính nghĩa đến Brúcxen tìm gặp Mác và it

lâu sau tới Pari thăm Ángghen Thay mặt các đồng

chí của mình, Giôdépmôn đã yêu cầu Mác và Angghen tham gia Déng minh va mời hai ông

tham gia việc cải tổ Đồng minh Nhận thấy mọi '

điều kiện đã cho phép, Mác và Ăngghen nhận lời gia nhập Đồng minh những người chính nghĩa

Tháng 6-1847, Đại hội lần thứ I đã họp tại

Luân Đôn để tiến hành cải tổ déng minh (có

Angghen tham dự) Đại hội đã quyết định đổi tên Đồng mình những người chính nghĩa thành Đồng

mình những người cộng sớn Điều có ý nghĩa to lớn la Đại hội quyết định thay châm ngôn: Tốt cỏ mọi người đều là anh em bằng khẩu hiệu của chủ nghĩa quốc tế vô sản “Vô sởn tất củ các nước, liên

hiệp lạu" Khâu hiệu đó lần đầu tiên xuất hiện

trong dự thảo điều lệ đã trở thành châm ngôn chiến đấu của phong trào vô sản quốc tế

Việc thành lập Đồng mình những người cộng 1 Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn £ập, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.313-338 thì dịch là Liên đoàn những người cộng sản (BT)

Trang 40

sản — tổ chức công nhân quốc tế đầu tiên lấy chủ nghĩa cộng sản khoa học làm ngọn cờ tư tưởng của

mình - đã mở đầu cho quá trình kết hợp chủ nghĩa

Mác với phong trào công nhân

Đại hội lần thứ II của Dong minh những người

cộng sản họp ở Luân Đôn vào cuối tháng 11 đầu

tháng 12 năm 1847, Mác và Ăngghen dự Đại hội

với tư cách là đại biểu Đại hội đã thông qua Điều lệ với những nội dung quan trọng như: mục đích

của Đồng minh là lật đổ giai cấp tư sản, giành quyền thống trị cho giai cấp vơ sản, xố bỏ xã hội

tư ban là xã hội dựa trên sự đối kháng giai cấp và thiết lập một xã hội mới — xã hội không có tư hữu,

không có giai cấp Điều lệ quy định nguyên tắc tổ chức mới, về thực chất dựa trên nguyên tắc tập

trung dân chủ, quy định điều kiện kết nạp vào

Đồng minh không những phải thừa nhận cương

nh mà còn phải tích cực hoạt động phù hợp với mục đích của Đồng minh, phải có nhiệt tình và nghị lực cách mạng, không được tham gia mọi "hội chống cộng sản"

Như vậy, Đồng mình những người cộng sản chính là một Đảng thật sự cách mạng của giai cấp

vô sản

Kết quả lớn nhất của Đại hội, như Ăngghen đã nói là: "mọi ý kiến trái ngược và mọi điểm tranh cãi, sau hết, đều được giải quyết, những nguyên lý

Ngày đăng: 24/11/2021, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w