1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật (giáo trình dành cho nghiên cứu sinh ngành triết học

113 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÊN

ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ NĂM 2015

- MÓI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT

(Giáo trình dành cho nghiên cứu sinh ngành Triết học)

CƠ QUAN CHỦ TRi: KHOA TRIET HOC

HQC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN CHU NHIEM DE TAI: TS TRAN HAI MINH

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHAN MO DAU | 1

KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU , 6

I VAI TRO CUA DAO DUC VA PHAP LUAT TRONG DOI SONG XA 7

HỌC

Il MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT ~- MỘT SỐ VẤN 16 ĐỀ LÝ LUẬN

HI MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT VÀ VẤN DE 46 XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT

NAM

PHỤ LỤC: Đề cương môn học 96

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đã từ rất lâu trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, các triết gia đã đề cập đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Nhà bách khoa toàn thư

của Hy-lạp cỗ đại A-rix-tốt đã có những tư tưởng sâu sắc về vấn đề này Cho tới thời cận đại, Mông-tec-xki-ơ, người đặt nền móng cho tư tưởng nhà nước

pháp quyền tư sản, trong cuốn “Bàn về tinh thần pháp luật”, cũng đã không

bàn về pháp luật trong sự tách rời tuyệt đối với đạo đức mà giữa pháp luật và đạo đức có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau Tất cả những điều đó cho

thấy tính quy luật của mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật đã được các nhà

tư tưởng trong lịch sử phát hiện ra Thời đại hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển kinh tế thị

trường đã đặt ra nhiều vấn đề cấp bách liên quan tới mỗi quan hệ giữa đạo

đức và pháp luật cần được nhận thức và làm rõ Liệu sự phát triển của nhà

nước pháp quyền với tính tối thượng của pháp luật có gạt bỏ vai trò của đạo

đức trong xã hội? Liệu đạo đức có bị tàn lụi cùng những Cuộc cạnh tranh lợi

nhuận trong kinh tế thị trường? Tất cả những vấn đề đặt ra đó của mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật đang từng ngày từng giờ tác động tới cuộc sống của con người trong xã hội hiện đại Vì vậy, chúng tôi quyết định xây dựng học phần “Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật” trong chương trình đào tạo tiến sĩ Triết học nhăm góp phân đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ những khía cạnh của mối quan hệ này cũng như ý nghĩa của nó đối với xã hội Việt Nam

đương đại —

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Về đạo đức và vai trò của đạo đức

Trang 4

Tác phẩm tập hợp tư tưởng của những nhà kinh điển của chủ nghĩa

Mác — Lênin về đạo đức

- Viện Triết học (1973), Đảng ta bàn về đạo đức: Tập hợp những

quan điểm của Đảng ta về đạo đức | |

- Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb KHXH; Tương Lai (1983),

Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới, Nxb Sự thật: Tác pham ban vé đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sản và vẫn đề xây dựng đạo đức mới

- Hồ Chi Minh Vé dao đức, Nxb CTQG, 1993; Thanh Duy (cb) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb CTQG Hai tác phẩm về tu tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

| Đây là những tác phẩm tập hợp quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống

- Viện Triết học - Trung tâm KHXH và Nhân văn quốc gia (2003),

Máy vấn đề đạo đức trong điễu kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc

- gia, H Tác phẩm tập hợp những công trình nghiên cứu về tác động của kinh

tế thị trường tới đạo đức, sự phát triển của đạo đức trong điều kiện kinh tế

thị trường, trong đó mặt trái của kinh tế thị trường đang gây tác động tiêu - cực tới đạo đức xã hội _

_~ Luận án: Lê Thị Thủy (2001), Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường: Luận án

làm sáng tỏ mối liên hệ nội tại giữa đạo đức và nhân cách, luận giải vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện mới Từ đó xem xét sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện

nay dưới tác động của đạo đức; đề ra một số giải pháp nâng cao vai trò của

đạo đức nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam

Trang 5

cập tới giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật Điều đó cho thấy mối liên hệ giữa đạo đức và pháp luật đã được tác giả nhận thức bước đầu, tuy đây chưa phải là trọng tâm nghiên cứu của công trình này (công trình bàn về vai trò của đạo đức)

Về pháp luật và vai trò của pháp luật

- Nguyễn Xuân Tế (1999), Từm hiểu tư tướng Hồ Chí Minh về nhà

nước và pháp luật, Nxb CTQG: Tác phẩm nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, tam quan trọng của pháp luật trong xã hội

mới XHCN mà chúng ta đang xây dựng

- Cao Văn Liên (2004), Pháp luật các triểu đại Việt Nam và các nước,

Nxb Thanh Niên: Tác phẩm lược khảo lịch sử pháp luật của các triều đại Việt Nam và thế giới Đây là tài liệu tham khảo về lịch sử pháp luật có ý nghĩa Trong những chương đầu tác giả cũng có nói về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, tuy chưa nhiều và kỹ

- Nguyễn Đình Đặng Lục (2005), Vai rò của pháp luật trong qua trình hình thành nhân cách, Nxb Tư pháp: trình bày những luận điểm sâu sắc về vai trò của pháp luật đối với sự hình thành nhân cách Đặc biệt, tác

giả nhấn mạnh và luận giải khá kỹ về sự kết hợp không tách rời giữa giáo

dục đạo đức với giáo dục pháp luật, giáo dục chính trị Điều này cũng cho

thấy mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong một tác phẩm bàn về vai trò của pháp luật

Về mỗi quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

- Vũ Khiêu — Thành Duy (2000), Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội: tác phẩm nghiên cứu về nguồn

Trang 6

về vai trò của đạo đức và pháp luật trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ở Việt Nam

- Đỗ Hữu Nhân, “Quan điểm mác-xit về mối quan hệ giữa đạo đức -

chính trị - pháp quyền”, T/c Triết học, số 12/2004; Hồ Sỹ Sơn, “Mối liên hệ giữa nhân đạo và pháp luật”, T/c Nhà nước và Pháp luật, số 1/2009, tr 10;

Hoang Thi Hanh, “Gop phan tim hiểu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp

luật”, T/c Thông tin khoa học xã hội, số 7/2009, tr 38; Trần Nghị, “Quan hệ

pháp luật và đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 1/2010, tr 21; Hoàng Thị Kim Quế, “Bản chất đích thực của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 36 1/2010, tr 3: Các bài báo khoa học trên đều bàn về mối quan hệ giữa đạo

đức và pháp luật Có một điều đáng chú ý là gần đây có nhiều những công trình về vấn để này (ba bài trên ba tạp chí uy tín về khoa học xã hội) Điều

đó cho thấy sự quan tâm của các nhà khoa học tới đề tài về mối quan hệ giữa

đạo đức và pháp luật Những công trình đó đã có nhiều ý kiến sâu sắc về mối quan hệ này, đây là cơ sở lý luận để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xây dựng giáo trình học phần “Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật” cho nghiên cứu sinh ngành Triết học Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ

cụ thể sau: |

- Thứ nhất, Khái quát về đạo đức, pháp luật va vai trò của đạo đức và pháp luật trong đời sống xã hội

Trang 7

- Thứ ba, vận dụng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật vào thực

tiễn Việt Nam hiện nay (qua một vấn đề cụ thể là xây dựng nhà nước pháp

quyền XHƠN)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa đạo đức và pháp

luật | |

Trong đề tài, khái niệm đạo đức được hiểu theo 2 nghĩa là ý thức đạo

đức (một hình thái ý thức xã hội) và những phẩm chất đạo đức cá nhân Khái

niệm pháp luật cũng được hiểu theo 2 nghĩa là ý thức pháp luật và hệ thống

quy phạm pháp luật

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa, phương pháp kết hợp giữa lịch sử và lôgic,

_— 6, Kết cầu của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài được kết cấu _ thành 3 phan: | L VAL TRO CUA DAO DUC VA PHAP LUAT TRONG DOI SONG XA HOI Il MOI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT - MỘT SỐ VAN ĐỀ LÝ LUẬN

II MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT VÀ VAN

ĐÈ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

Trang 9

I VAI TRO CUA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI

SÓNG XÃ HỘI |

Trước khi bàn về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, cần làm rõ khái niệm đạo đức, pháp luật và vai trò của đạo đức và pháp luật trong đời

sống xã hội

1.1 Khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội 1.1.L Khải niệm đạo đức

Đạo đức là một khái niệm có lịch sử lâu đời cả ở phương Đông và

phương Tây Nếu như ở phương Tây, đạo đức có gốc từ thuật ngữ dùng dé chi tập quán, lề thói, những phương thức ứng xử được xã hội công nhận, thi

phương Đông, chữ “đạo đức” bắt nguồn từ “đạo” — quy luật, con đường sống của con người và “đức” — 1a biểu hiện của đạo, là nhân đức, là tình

nghĩa con người Đạo đức ghép lại là quy luật sống của con người theo luân lý, nhân nghĩa, là những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra và mỗi người phải

tuân theo [53] Như vậy, tiếp cận đầu tiên về đạo đức với tư cách phương

thức ứng xử hợp lý trong xã hội (ứng xử theo nhân nghĩa, theo tình người — điều này thể hiện đặc biệt là ở phương Đông với chữ “đạo đức”)

Trang 10

khác nhau có đạo đức khác nhau ở những khía cạnh nhất định Tuy nhiên, có

rất nhiều điều chúng ta làm, theo họ, không được điều chỉnh bởi đạo đức

[145; 586]

Tiép cận đạo đức từ góc độ nguyên tắc, quy tắc xã hội này cho thấy đạo đức mang tính cộng đồng sâu sắc Nó không phải chỉ là nguyên tắc của một cá nhân mà quan trọng là nguyên tắc của cộng đồng Khi đó, nó ton tại như một cơ chế “bên ngoài” xã hội điều chỉnh hành vi của cá nhân sống trong xã hội một cách phi cưỡng bức Cá nhân tuân theo những nguyên tắc ấy một cách hoàn toàn tự nguyện, tự giác Đây là đặc trưng của đạo đức và cũng là một sức mạnh của đạo đức Tuy nhiên, làm thế nào để những nguyên tắc xã hội “ở bên ngoài” chuyển hóa thành những nguyên tắc “bên trong”

của chủ thể hành vi, từ đó chủ thể z ra lệnh cho chính mình thực hiện theo

nguyên tắc đó, thì cũng là một vẫn đề phức tạp Hơn nữa, có phải mọi nguyên tắc “bên trong” của cá nhân đều trùng với nguyên tặc “bên ngoài”

của xã hội, hay đều do hấp thu từ bên ngoài? Hay có những nguyên tắc do chính cá nhân tự tạo ra cho mình trong quá trình hoạt động và quan hệ xã hội

của họ, để rồi những nguyên tắc ấy phù hợp hoặc không phù hợp với “bộ

nguyên tắc đạo đức” của xã hội?

Giải quyết vấn đề này đòi hỏi tiếp cận đạo đức ở một góc độ khác

nữa, đó là đạo đức với tư cách một hình thái ý thức xã hội Những nguyên

tắc ấy thê hiện ra là sự phản ánh tồn tại xã hội vào trong ý thức của một nhóm, một cồng đồng người trong xã hội và có tác động tới toàn bộ những

cá nhân tồn tại trong xã hội ay

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức là “tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách

ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng

Trang 11

luận xã hội” [53; 8] Nói một cách cụ thể hơn, “Y thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc,

công bằng và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa

cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội.” [37; 590]

Với việc xem xét đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức đã được nhìn nhận là sản phẩm tỉnh thần của xã hội, phản ánh tổn tại xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể Khi ấy mối quan hệ giữa đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội sẽ có thể được cắt nghĩa qua mối quan hệ giữa ý

thức cá nhân và ý thức xã hội Trong mối quan hệ này, ý thức xã hội không tồn tại ở đâu khác ngoài ý thức cá nhân, còn ý thức cá nhân không chỉ bao gồm và không thể bao chứa hết ý thức xã hội Có quá trình xã hội hóa ý

thức cá nhân và cá nhân hóa ý thức xã hội, đây là cơ chế để ý thức xã hội

và ý thức cá nhân chuyển hóa lẫn nhau Tức là đạo đức cá nhân có thê được

xã hội hóa thành đạo đức xã hội và đạo đức xã hội có thê được cá nhân hóa trong đạo đức cá nhân

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy đạo đức còn được xem xét dưới tư cách một hệ thống giá trị, hệ thống phẩm chat cau thành nhân cách của cá nhân Đó là mặt đạo đức của nhân cách Mặt đạo đức này không tồn tại bên

ngoài nhân cách cá nhân Mặt đạo đức này được hình thành, phát triển và củng cố như thế nào? Làm thế nào để xác định được mặt đạo đức trong

nhân cách? Giải quyết vấn đề này có ý nghĩa lý luận và phương pháp luận

Trang 12

nhân đó Nhân cách được hình thành trong hoạt động và cũng được bộc lộ

trong hoạt động Như vậy, những phẩm chất đạo đức trở thành những thuộc tính của nhân cách và bộc lộ ra thông qua những mối quan hệ xã hội của cá nhân trong quá trình hoạt động của họ

Vậy, đạo đức với tư cách là hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, một hình thái ý thức xã hội và đạo đức với tư cách là thuộc tính của nhân cách có quan hệ với nhau như thế nào? Rõ ràng, đạo đức với tư cách là thuộc

tính của nhân cách không đơn giản chỉ là ý thức đạo đức cá nhân Nó còn ám chỉ sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi đạo đức Sự thống nhất này

được biểu hiện trong khái niệm phẩm chất đạo đức Phẩm chất đạo đức cá

nhân không chỉ bộc lộ qua ý thức về việc thiện mà cao hơn, nó đòi hỏi phải

được bộc lộ qua hành vi thiện được cá nhân đó thực hiện Thậm chí đôi lúc

có thể bỏ qua việc xem xét mặt ý thức mà đánh giá trực tiếp thông qua hành

vị đạo đức để xác định phẩm chất đạo đức cá nhân |

Đề tài “Vận dụng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong việc

xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay” đòi hỏi tiếp cận

đạo đức một cách linh hoạt từ cả hai góc độ trên Bởi nếu chỉ tiếp cận từ góc

độ ý thức xã hội hay phẩm chất đạo đức cá nhân sẽ không đủ để thấy mối

quan hệ giữa ý thức đạo đức xã hội với việc rèn luyện phẩm chất cá nhân, không đủ để xem xét tác động của ý thức đạo đức xã hội tới ý thức đạo đức cá nhân, tới việc hình thành mặt đạo đức trong nhân cách cá nhân

Nói tóm lại, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội; một hệ thống quy: tắc, chuẩn mực xã hội điều chỉnh và đánh giá hành vi của con nguoi trong mỗi quan hệ giữa cá nhân với xã hội và cá nhân với cá nhân trong xã hội

theo hướng giảm bớt và loại trừ cái ác, cái tác hại tới con người Đạo đức

cũng được hiểu là một mặt của nhân cách; là tập hợp những phẩm chất đạo

Trang 13

động sống, quá trình phát triển nhân cách của mình Khái niệm đạo đức trong dé tai này sẽ được tiếp cận theo cả hai góc độ trên

1.1.2 Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội

Có thể khăng định một cách chắc chắn rằng đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội Đây là một đặc trưng riêng có trong

xã hội loài người, đặc trưng góp phần phân biệt con người và loài vật

Tại sao con người cần đạo đức? Tại sao đạo đức lại tồn tại một cách tất yếu trong xã hội?

Khi xem xét đạo đức với tư cách là một phương thức điều chỉnh hành

- vi con người theo hướng giảm bớt và loại trừ cái ác, cái có hại cho con người thì rõ ràng đạo đức là không thê thiếu đối với sự tồn tại của xã hội ` Bởi lẽ, con người, trong đời sống xã hội, luôn cần có những nguyên tắc quy

định hành vi để tránh những xung đột về lợi ích giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và xã hội Làm saO để đảm bảo lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích của xã hội trong điều kiện hạn chế chưa cho phép thỏa mãn mọi nhu

cầu của con người? Điều này đòi hỏi cá nhân phải tự giác tuân theo một số

quy tắc nhất định để bảo tồn lợi ích của mình và lợi ích của xã hội Chính những yêu cầu này từ tồn tại xã hội đã quy định sự hình thành và phát triển

của đạo đức Cụ thể như nhu cầu phối hợp trong lao động đã dẫn đến hình thành nguyên tắc đạo đức là đoàn kết xã hội Thực hiện những nguyên tắc đạo đức này giúp cho xã hội ổn định và phát triển

Xem xét một cách cụ thể, vai trò của đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội thể hiện qua các chức năng của đạo đức: chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng nhận thức và chức năng giáo dục [53; 40-46]

Trang 14

đức Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức giúp giải quyết hài hòa theo hướng nhân đạo hóa mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội Xã hội tiến bộ là xã hội luôn hướng tới nhân đạo hóa các quan hệ người

- người Trình độ điều chỉnh hành vi của đạo đức như thế có thể nói là một

tiêu chí đánh giá tiến bộ xã hội

Chức năng nhận thức thể hiện ở chỗ đạo đức là sự phản ánh tồn tại xã hội Hiểu đơn giản đó là việc nhận thức những yêu cầu đạo đức trong hành VI và quan hệ xã hội của các cá nhân Một cách rộng hơn đó là hệ thống quan niệm và lý luận về đạo đức, được thể hiện đậm nét trong khoa học triết học nghiên cứu về đạo đức — đạo đức học Theo nhà nghiên cứu Robert Solomon! [149], trong xã hội hiện đại, đời sống đạo đức không thể thiếu một | bộ phận là những nghiên cứu về đạo đức - đạo đức học, bởi ít nhất bốn lý do

sau:

_ Một là, nền đạo đức của chúng ta thường xuyên thay đổi Những thay

đổi trong đạo đức thường rất phức tạp và gây ra những xung đột giá trị Nghiên cứu về đạo đức do đó giúp chúng ta hiểu bản chất của những thay

đổi này và chỉ ra những giá trị cơ bản, bền vững ân dưới những thay đổi đó

Hai là, chúng ta đang sông trong một xã hội đa dạng, trong đó không

chỉ có một hệ chuẩn đạo đức mà có rất nhiều giá trị và quy tắc đạo đức

khác nhau Không dễ gì làm cho những hệ giá trị này gắn kết và hài hòa

với nhau Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải hiểu bản chất của những sự khác biệt này

Ba là, đạo đức của chúng ta liên quan đến sự lựa chọn Thực tế thì tự do lựa chọn là một trong những giá trị cơ bản của đạo đức Nhưng việc lựa

chọn giữa những phương án hành động khác nhau đòi hỏi lý trí để trả lời câu

! Robert C Solomon là giáo sư triết học nỗi tiếng tại đại học Texas tại Austin, Hoa Kỳ Ông nổi tiếng với

Trang 15

hỏi vì sao ta nên chọn phương án này thay vì phương án khác Đây cũng là chức năng của các nghiên cứu về đạo đức — giúp chúng ta có cơ sở để thực

hiện sự lựa chọn đó

Bốn là, các giá trị đạo đức có khi xung đột với nhau Dù có đồng

thuận về các giá trị đạo đức cơ bản, thì đôi khi người ta vẫn thấy có những giá trị được chấp nhận mâu thuẫn và xung đột với nhau Ví dụ như, phẩm chất can đảm phải được xem xét trong mối quan hệ với mối nguy hiểm mà

một người phải đối mặt

Hành vi đúng và người tốt, phụ thuộc vào cách nghĩ đúng cũng như

cách làm những gì cho là đúng Nghiên cứu về đạo đức — đạo đức học, vì

vậy, trở thành một bộ phận của nền đạo đức của chúng ta [149; 1-3] -

Chức năng giáo dục của đạo đức thể hiện ở chỗ, con người trong quá

trình hình thành nhân cách của mình đã cá nhán hóa những giá trị, chuẩn _ mực và quy tắc đạo đức xã hội, từ đó biến chúng thành ý thức đạo đức và | phẩm chất nhân cách cá nhân Con người vừa là chủ thê vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vì vậy môi trường đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức cá nhân

| Dao đức, với tư cách là một bộ phận cầu thành nhân cách con người,

hay là những thuộc tính của nhân cách con người, có thể nói, /à “sốc”, là

nền tảng của nhân cách Điều này cũng cho thấy vai trò vô cùng quan trọng

của đạo đức Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nước thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì

cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [74; 252-253] Công cuộc cách mạng xây dựng CNXH ở nước ta luôn đòi hỏi những chiến sỹ cách mạng:

phải có đạo đức cách mạng trong sáng để có thé cống hiến trọn vẹn sức lực

Trang 16

sự tiến bộ của loài người Cách mạng XHCN hướng tới giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, hướng tới phát huy mọi tiềm năng con

người, tự bản thân nó, mang ý nghĩa đạo đức lớn lao Xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc XHCN chính là cái Thiện lớn của dân tộc Với ý nghĩa này, đạo đức _ vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển cá nhân và xã hội.”

1.2 Khái niệm pháp luật Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

1.2.1 Khái niệm pháp luật |

Khác đạo đức với tính không có chủ thể quyền lực, pháp luật thuộc lĩnh vực ý thức xã hội nhưng chỉ xuất hiện cùng với những chủ thể quyền

lực chính trị - nhà nước Pháp luật là hệ thống chuẩn mực điều chỉnh hành Vi con người, quy định trật tự xã hội nhưng phải được ban hành bởi một nhà

nước nhất định Pháp luật mang tính cưỡng chế và được bảo đảm thi hành

bởi nhà nước tạo ra nó

Như vậy, trước hết pháp luật là “hệ thống những quy tắc xử sự (hệ | thống những quy phạm) do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình” [51; 92] Theo cách hiểu này, pháp luật là một bộ phận của ý thức pháp luật (có thể hiểu tương đương với thuật ngữ ý thức pháp quyền), hơn nữa là một bộ phận cốt lõi của nó Bởi vì ý thức pháp luật còn bao hàm cả mặt thái độ với pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, lý luận về pháp luật và xây đựng pháp luật, Đề tài

nghiên cứu về pháp luật không chỉ giới hạn trong việc hiểu pháp luật theo

nghĩa hẹp này mà còn theo nghĩa rộng là ý thức pháp luật — pháp luật với tư

cách là một hình thái ý thức xã hội

Trang 17

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật (ý thức pháp quyên) là “toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyên và nghĩa vụ của nhà nước, các t6 chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi

con người trong xã hội” [37; 588]

Khác với đạo đức, pháp luật chỉ ra đời khi xã hội đã hình thành giai cấp và nhà nước Pháp luật gắn liền với nhà nước Trước khi có nhà nước, chưa có pháp luật Nhà nước là chủ thể quyền lực ban hành pháp luật Do vậy, pháp luật, ý thức pháp luật mang bản chất giai cấp sâu SẮC Ý thức pháp luật phản ánh tôn tại xã hội dưới lăng kính giai cấp sâu sắc Các bộ luật là sự phản ánh trực tiếp quan hệ sản xuất và những quan hệ giai cấp trong xã hội, là sự phản ánh tập trung, trực tiếp của lĩnh vực kinh tễ

1.2.2 Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Xét về khía cạnh quản lý xã hội, từ khi pháp luật ra đời, xã hội đã có một công cụ quản lý xã hội ngày càng hiệu quả hơn Vai trò của pháp luật

trong xã hội thể hiện rõ nhất trong mô hình nhà nước pháp quyền hiện đại

Thay vì một xã hội thần dân chịu sự chỉ phối của vương quyền, không dân

chủ, là một xã hội dân chủ hơn của các công dân tự do, bình đẳng trước pháp

luật Thay vì một nhà nước chuyên chế là một nhà nước dân chủ, quản lý xã

hội bằng pháp luật, đề cao tính tối thượng của pháp luật Nhà nước pháp quyền, có thể nói là hình thức nhà nước phù hợp nhất với điều kiện kinh tế thị trường hiện đại

Trang 18

cũng là một bộ phận quan trọng cầu thành ý thức cá nhân công chức, góp phần hình thành phẩm chất “sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật”

của những công chức nhà nước Đây là một phẩm chất đạo đức cầu thành nhân cách đạo đức của cá nhân trong điều kiện của nhà nước

pháp quyền Phẩm chất này chính là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa

đạo đức và pháp luật trong xã hội hiện đại

Tóm lại, pháp luật trong đề tài này được hiểu theo nghĩa rộng là ý thức pháp luật (hay ý thức pháp quyền) Pháp luật có vai trò quan trọng trong xã hội có giai cấp Nó là một công cụ hiệu quả của nhà nước trong quản lý xã hội Pháp luật không thể không gắn với nhà nước Tuy nhiên, ý thức pháp luật lại không chỉ gắn với nhà nước, mà tồn tại không tách rời ý thức cá nhân Giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước, pháp luật và công dân là vấn đề quan trọng của những học thuyết triết học pháp quyền

II MỖI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT - MỘT SO VAN DE LY LUẬN

2.1 Khái lược mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lịch sử tư tưởng

2.1.1 Trong triết học phương Đông

Triết học phương Đông cổ, trung đại chứa đựng rất nhiều tư tưởng về

mối quan bệ giữa đạo đức và pháp luật Mối quan hệ này được thể hiện rõ

nhất trong cuộc đấu tranh giữa hai đường lối trị nước là đức trị (Nho gia) và pháp trị (Pháp gia) |

| Đức trị là đường lối cai trị dựa vào đạo đức, là đường lối mà nhà vua và các quan lại sử dụng đạo đức để giáo hóa dân chúng, làm cho dân chúng -

Trang 19

~ quan lại phải là những người có đức sáng hơn người thường, như vậy mới có

thể cai trị được dân Không Tử đã chỉ ra “ngũ thường”, năm phẩm chất mà

người quân tử cần rèn luyện để có được, đó là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Dũng

(sau này Đồng Trọng Thư thay Dũng bằng Tín) Trong đó Nhân là trung tâm, nên đường lối của Khổng tử còn gọi là đường lỗi Nhân trị Theo Khổng Tử, dùng pháp luật thì dân sợ mà không phục Tuy nhiên, cũng có nhà

nghiên cứu cho rằng, Khổng Tử không bỏ qua pháp luật, không xem thường pháp luật Không Tử đã chỉ ra cái ưu thế, yếu thế, cái đủ, cái chưa đủ của

đạo đức và pháp luật Theo Không tử, tỉnh thần pháp luật nhân bản: vị con

người (đạo đức), quan niệm pháp luật thể hiện trong phạm trù Lễ Không Tử

chủ trương Đức làm chủ, Hình (pháp luật nghĩa hẹp) làm phụ Vì pháp luật

(nghĩa hẹp) làm người ta sợ, đạo đức làm người fa biết tự trọng và vào nề nếp Do vậy, Không Tử, trong quan niệm về mối quan hệ giữa đạo đức và

pháp luật, nhắn mạnh đạo đức, chứ khơng loại bỏ hồn tồn pháp luật [97] -

Điều này chỉ rõ mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng của Khổng Tử

Đối lập với đường lối Đức trị của Nho gia là đường lối Pháp trị của Pháp gia Theo tư tưởng này, pháp luật (hay nghĩa hẹp hơn là hình pháp) có

vai trò quan trọng trong việc tri nước Những hành vi sai trái dù nhỏ sẽ bị

trừng phạt nặng, dù là dân thường hay quan lại Vì vậy, không ai dám vi phạm pháp luật, xã hội trở nên ổn định Các nhà tư tưởng của Pháp gia, mà tiêu biểu là Hàn Phi đã có những tư tưởng rất sâu sắc về pháp luật và thực thi

pháp luật Cụ thé như: 1) Pháp luật không hùa theo kẻ sang Sợi dây rọi

không uốn mình theo cây g6 cong; 2) Muốn pháp luật được thực thi, pháp

luật phải được trình bày rõ ràng và thông báo rộng rãi cho dân chúng; 3) Bậc

vua sáng khiến pháp luật chọn người Nhà vua phải biết cách dùng người,

Trang 20

an dân; 4) Pháp luật là cái để ngăn cắm việc riêng tư sai lầm vượt ra ngoài pháp luật; 5) Bậc vương sáng không khen thưởng bừa, không tha việc trừng

phạt; 6) Cái hại của việc vượt quá trách nhiệm [139] Đây là những đóng

góp có giá trị trong lịch sử tư tưởng pháp luật của Pháp gia

| Một triều đại Trung Hoa nỗi tiếng với chế độ pháp trị hà khắc là nhà Tần Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Hoa đã thực hiện sự cai trị dựa vào pháp luật (hình pháp) rất tàn bạo Vì vậy, mặc dù có công lớn là thống nhất Trung Hoa nhưng nhà Tần cũng không tồn tại được lâu mà chỉ cai trị được trong một thời gian ngắn (221 tr.CN đến 207 tr.CN) thì bị lật đỗ Điều này cho thấy, việc tuyệt đối hóa pháp luật đến mức hà khắc mà xem nhẹ đạo đức cũng là một sai lầm |

Tuy nhién, trong thuc tế trị nước ở Trung Hoa, nhiều nhà nghiên cứu

cho răng các bậc để vương thường không chỉ sử dụng tuyệt đối một đường lối trị nước nào mà họ thường kết hợp cả Đức trị và Pháp trị để giữ vững ôn

định chính trị - xã hội của đất nước Về sau này, những tư tưởng của Nho gia

và Pháp gia khi du nhập vào Việt Nam và được nhà nước phong kiến tiếp

thu có chọn lọc để trị nước thì các bậc trí thức phong kiến Việt Nam đã có

những tư duy sáng tạo trong việc kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị trong quản

lý đất nước Điều này được thể hiện rất rõ trong tư tưởng của Lê Quý Đôn

và Nguyễn Đức Đạt |

Lê Quý Dén (1726 — 1784) là nhà bác học lớn của Việt Nam vào thế

ky XVII Ông là người có tri thức bách khoa trên nhiều lĩnh vực, với tư tưởng rất nỗi tiếng: Dẫu có bạc vàng trăm lạng, không bằng kinh sử vài pho

Ông là tác giả của những công trình khoa học lớn thời đó như: Vân đài loại

ngữ, Thư kinh diễn nghĩa, Lê triều thông sử, Trong tư tưởng về đạo đức của ông, đáng chú ý nhất là tư tưởng kết hợp Đức trị và Pháp trị trong trị

Trang 21

rằng đường lối trị nước của vua Thuần là đường lối của ông Thánh, đường lối thu phục lòng người (7 kinh diễn nghĩa) Lê Quý Đôn đề cao quan niệm dân là gốc nước của Nho giáo Trong 7 kinh diễn nghĩa, Lê Quý Đôn khẳng định tư tưởng: dân là căn bản của nước, căn bản vững chắc thi nước mới yên, chính sách hay cốt ở đức Và chính sách hay cốt làm cho dân no đủ Thương yêu dân để hưởng mệnh trời lâu dài và muốn hưởng mệnh - trời lâu đài phải thương yêu dân Tuy nhiên không chỉ đề cao cai trị bằng đạo đức, Lê Quý Đôn còn cho rằng, trị nước khi dùng lễ nghĩa phải kết hợp chặt chẽ với luật pháp, với hình phạt Theo ông, đó là giữ kỷ cương cho đất nước Tuy nhiên, trong khi kết hợp đức trị với pháp trị, thì ông chủ trương đạo đức là nền tảng, pháp độ làm kỷ cương Như vậy, trong quan hệ pháp -

luật và đạo đức, đạo đức vẫn được Lê Quý Đôn đề cao Và lý tưởng trị nước

của Lê Quý Đôn là lý tưởng Nghiêu Thuần kết hợp với Pháp trị Coi đức trị

là cái cơ bản, lấy pháp luật dé răn đe [39; 20-21] Đặc biệt, trong tư tưởng

Đức trị kết hợp với Pháp trị của Lê Quý Đôn, ông luôn coi trọng người hiền

tài Đó là những người có tài năng hơn người và có đạo đức trong sáng [39; 21-22] Như vậy, để thực hiện được lý tưởng của mình, Lê Quý Đôn rất quan tâm chú trọng nhân tố con người, đặc biệt là những người trong bộ máy

nhà nước phong kiến Đây chính là một gợi ý quý báu của bậc tiền nhân đối

với hậu thế chúng ta Muốn xây dung được xã hội tốt đẹp, không thể không

chú trọng nhân tố con người, đặc biệt là người hiền tài, bởi “Hiền tài là

nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)

Không chỉ có Lê Quý Đôn, Nguyễn Đức Đạt, nhà trí thức sống ở thế kỷ XIX với tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại nỗi tiếng cũng đề cập nhiều tới _ mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Trong Nam Son Tùng Thoại, khi

nói về đạo đức Nho giáo, Nguyễn Đức Đạt đã nhận thấy mối liên hệ nhất

Trang 22

_ đường lỗi đề cao đạo đức trong cai trị, nhưng ông cũng nhận thức rõ vai trò của pháp luật và rất coi trọng luật pháp; ông ví luật pháp như dây cương

hàm thiếc mà người làm vua nhất định phải dùng để điều khiển quan lại mà ông ví là ngựa Tuy vậy, ông cũng không tuyệt đối hóa vai trò của pháp

luật, coi “pháp luật không thể bỏ được nhưng cũng không thể trông cậy cả

vào nó được” Theo Nguyễn Đức Đạt, pháp luật có thé tring phat trộm cắp, nhưng không thể khiến cho dân trở thành người có đức hạnh Như vậy, có thể nói, khi bàn đến mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, Nguyễn Đức Đạt đã đứng trên quan điểm Nho giáo chính thống, đồng thời kết hợp cả tư tưởng của Pháp gia lẫn tư tưởng thân dân, lợi dân của Mặc gia Đối với Nguyễn Đức Đạt, sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật còn có nghĩa là

làm sao cho yêu cầu của pháp luật được thực hiện một cách tự nguyện, tự

giác, tức là những yêu cầu đó trở thành những yêu cầu của đạo đức Đó mới là thực chất của đường lối đức trị, nhân chính [19] |

Nói tóm lại, trong lịch sử tư tưởng phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thời kỳ cô, trung đại, tư tưởng về sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong quán lý đất nước là một dòng tư tưởng khá nỗi trội Có lúc các nhà _ tư tưởng đề cao đạo đức, có lúc các nhà tư tưởng đề cao pháp luật (hình pháp), nhưng xu hướng trong tư tưởng và thực tế trị nước ở các nước phương Đông cho thấy đều có sự kết hợp ở những mức độ khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong quản lý đất nước

2.1.2 Trong triết học phương Tây

Giống như ở phương Đông, ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, mối

quan hệ giữa đạo đức và pháp luật đã được các nhà triết học quan tâm nghiên cứu Những nhà triết học nỗi tiếng của triết học Hy Lạp cổ đại như

Trang 23

thể hiện lập trường của ông trong mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức Là một công dân gương mẫu của thành bang A-ten, Xô-crat xem việc chấp _ hành pháp luật của thành bang là một giá trị đạo đức cao quý của công dân và chỉ có thế mới giúp giữ cho nền dân chủ A-ten ổn định và phát triển Cho

dù bản án là khắc nghiệt đối với ông, Xô-crat đã chấp nhận hy sinh tính : mạng của mình thay vì chạy trốn để bảo vệ cho giá trị đó Cái chết của Xô-

crat cũng cho thấy đối với ông, đức hạnh còn quỷ hơn tính mạng Như vậy,

đạo đức và pháp luật với Xô-crat có sự thống nhất, chấp hành nghiêm pháp

luật chính là sống có đạo đức Tuy có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau, rằng có lẽ Xô-crat đã có phần hơi cực đoan khi chấp nhận cả những điều luật không đúng dành cho mình, nhưng cái chết của ông vì sự bảo tồn nền đân chủ A-ten là điều đáng trân trọng |

Một nhà triết học Hy-lạp khác là A-rix-tốt lại nhìn nhận mối quan hệ

giữa đạo đức và pháp luật ở một góc độ khác Trong cuốn Nicomachean

Ethies, A-rix-tốt đưa ra quan điểm về sự phụ thuộc của đạo đức vào pháp luật với nghĩa là đạo đức cần được pháp luật bảo vệ (pháp luật có thé dong góp vào việc bảo vệ những phẩm chất đạo đức bằng việc tạo ra môi trường

mà chúng cân) [144] Pháp luật cần được sử dụng để tạo nên cho công dân thói quen thực hiện những hành vi đạo đức và để giữ gìn sự tôn nghiêm/cao quý của những phẩm chất đạo đức Pháp luật hóa đạo đức trong một chừng

mực nào đó là không thể thiếu để giúp cho các công dân trở nên có đạo đức Ngoài ra, A-rix-tốt hiểu đạo đức có quan hệ với pháp luật trong điều kiện

-_ của một cộng đồng Pháp luật đã làm nhiều thứ để củng cố cho đạo đức

trong cộng đồng Công lý (justice), theo A-rix-tốt cũng là một phẩm chất đạo đức, và phẩm chất này có liên quan trực tiếp tới một phẩm chất khác là sự

Trang 24

khác nhau Công lý đạt được, hay là pháp luật được thực hiện cũng tức là đạo đức Tư tưởng này gần với Xô-crat Tuy nhiên, cũng theo A-rix-tốt, không chỉ đạo đức phụ thuộc vào pháp luật, mà trong một chừng mực nào đó, pháp luật cũng phụ thuộc vào đạo đức Người có đạo đức sẽ có xu hướng

không vi phạm pháp luật Tóm lại, với A-rix-tét, giữa đạo đức và pháp luật

có sự song hành, phụ thuộc lẫn nhau [144] |

Đến thời Cận đại (đặc biệt là khoảng thé ky XVII, XVIII - dau thé ky XIX), van dé nay lại được các nhà triết học bàn luận sôi nỗi do thực tiễn của việc xuất hiện một hình thức nhà nước trong đó pháp luật được dé cao - nha

nước pháp quyền tư sản Những nhà tư tưởng lớn của thời kỳ này như

Mông-tec-xki-ơ (1689 — 1755), Can-tơ (1724-1804) hay Hêghen (1770- 1831) đều có những tư tưởng rất sâu sắc về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

Mông-tec-xki-ơ (1689 — 1755), là một trong những nhà tư tưởng tiên

phong của thời kỳ Khai sáng ở Tây Âu vào thế kỷ XVII Nhắc đến Mông-

tec-xki-ơ, người ta không thể không nhắc đến tư tưởng triết học pháp quyền sâu sắc của ông, Có thể nói ông là một trong những người đặt nền móng cho lý thuyết về nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền từ sản

nói riêng Trong tác phẩm nỗi tiếng nhất của ông Bàn về tỉnh thân pháp luật,

những vấn đề triết học pháp quyền đã được ông nghiên cứu và đưa ra nhiều

tư tưởng rất sâu sắc Một trong những vấn đề đó là mối quan hệ giữa đạo

đức và pháp luật | |

Trước hết, Mông-tec-xki-ơ đã xuất phát từ quan niệm của mình về bản chất con người đề bàn về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Trong tác

Trang 25

rằng không thể tách rời mặt tự nhiên và xã hội trong bản chất con người,

trong đó mặt xã hội có tính quyết định Mông-tec-xki-ơ tuy cho rằng mặt (trạng thái) tự nhiên tồn tại trước, nhưng cũng đã thấy được sự ton tại và mối :

quan hệ mật thiết của hai mặt này trong con người Chính từ những quan niệm đó về bản chất của con người, Mông-tec-xki-ơ ly giai cho tinh tắt yếu của sự tần tại pháp luật và đạo đức trong xã hội Chúng sẽ giúp điều chỉnh các hành vi và quan hệ xã hội của con người để thiết lập trật tự, giúp xã hội phát triển

“Con người trong mọi trường hợp có thể quên cả bản thân mình,

nên các nhà triết học phải nhắc nhở ho bang các luật của /uân Jý Con

người sinh ra để sống trong xã hội, nhưng có thể quên mất cả đồng loại, nên các nhà lập pháp phải nhắc nhở họ nhớ đến nghĩa vụ bằng các luật

_ chính trị và dân sự” [7T: 39]

Nhu vay, theo Méng-tec-xki-o, nếu như đạo đức bảo vệ anh khỏi - quên bản thân mình, thì pháp luật bảo vệ người khác khỏi anh bằng việc

nhắc anh không quên người khác Thực ra, không thể tách rời hai góc độ | này trong quan hệ xã hội Ở đây, Méng-tec-xki-o nhẫn mạnh hơn, cho

pháp luật chức năng bảo vệ người khác, còn đạo đức chức năng bảo vệ bản thân chủ thê Dù cả hai đều hướng tới bảo vệ mối quan hệ người — người, tức là bảo vệ cả chủ thể và người khác Nhấn mạnh từng khía cạnh ấy cho thấy việc kết hợp pháp luật và đạo đức là tất yếu Do vậy, nếu pháp luật chỉ

nhằm bảo vệ người khác khỏi chủ thể hành vi thôi, thì cũng chưa đủ; còn

nếu đạo đức chỉ bảo vệ chủ thể đạo đức thôi cũng chưa đủ Cái ấn tượng mà tư tưởng trên của Mông-tec-xki-ơ dé lai rất đậm là: ông đã chỉ ra được

một chức năng quan trọng của đạo đức mà ít được đề cập đến — do người ta

Trang 26

chúng ta khỏi quên mắt bản thân mình, quên mất mình là con người, bảo vệ _ ta khỏi những nguy hiểm có thể xảy đến nếu vi phạm về đạo đức Như thế

rõ ràng con người có lý do để thực hiện đạo đức và pháp luật Không chỉ vì lợi ích của người khác, mà vì lợi ích của bản thân mình

Thứ hai, pháp luật được Mông-tec-xki-ơ coi như một thứ luật của xã

hội, tức là quy luật chỉ phối xã hội, và nó có hiệu lực khách quan như các: quy luật của tự nhiên chỉ phối giới tự nhiên Đây là một quan niệm về pháp

luật rất đáng suy nghĩ Cũng tương tự như vậy, có các luật của luân lý (đạo

đức) Như vậy, đầu tiên, pháp luật và đạo đức đều là những ái điều khiển

xã hội con người |

Quy luật đạo đức thê hiện ở:

“Nếu như ai đó đã chịu ơn một người nào thì phải biết ơn Một vật nọ

sinh ra vật kia thì vật mới sinh phải tồn tại phụ thuộc vào nguồn gốc của nó Ai đã làm hại một người khác thì có ngày phải nhận hậu quả tương

đương,v.v.” [77; 38] | |

Pháp luật với tính cách là quy luật thê hiện ở:

- “Sống trong một xã hội, muốn duy trì được trật tự phải quy định rõ

quan hệ giữa người cai trị với người bị cai trị Đó là luật chính trị Lại phải quy định quan hệ giữa các công dân Đó là luật đân sự ° [77; 42]

Điều này cho thấy, theo Mông-tec-xki-ơ, đạo đức và pháp luật xét về nội dung là những quy luật của môi quan hệ giữa con người và con người Đây là tư tưởng rất sâu sắc Khi đạo đức và pháp luật chính là quy luật, mang trong mình quy luật, phản ánh quy luật xã hội thì nó đem lại xã hội ổn định và phát triển

Thứ ba, trong tác phẩm “Bàn về tỉnh thần pháp luật”, Mông-tec-xki-ơ đã bàn đến mỗi quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong một chính thể mà

Trang 27

ba chính thể hiện tồn (quân chủ, chuyên chế và dân chủ) thì chỉ trong chính thê này mỗi quan hệ giữa pháp luật và đạo đức là thống nhất biện chứng Đạo đức chính là nền tảng của chính thể dân chủ (ở đây có thể hiểu chính là nhà nước pháp quyền)

Với Mông-tec-xki-ơ dân chủ không chỉ có được nhờ pháp luật mà

quan trọng hơn là nhờ có đạo đức

Mông-tec-xki-ơ cho rằng sở dĩ pháp luật và đạo đức thống nhất vì

chính thể dân chủ quản lý xã hội bằng pháp luật dân chủ, nhân dân tự đứng

ra gánh vác công việc của mình, chứ không bị bắt buộc tuân theo mệnh lệnh

như ở các chính thể quân chủ hay chuyên chế Do đó họ cần phải thực hiện

pháp luật một cách / giác, một cách có đức hạnh

— Trong chính thể dân chủ, phải có sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật Chấp hành pháp luật chính là có đạo đức Nhờ đó mà chính thể dan chủ

mới tồn tại được ¬

- “Một khi đạo đức của nền dân chủ đã mất, tính tham lam lọt vào các trái tím, cai hu hong lồng vào tất cả mọi ngóc ngách của xã hội, các

udc vọng bị đổi mục fiễu: cái người ta vốn yêu thì người ta không yêu

nữa, người ta thay mình vẫn tự do, nhưng /# đo làm trái luật pháp Mỗi

- công dân giống như một nô lệ trốn khỏi nhà chủ nô Điều trước đây được coi là kỷ cương thì nay người ta coi là hà khắc Cái trước đây được coi là luật thì nay họ coi là phiền nhiễu Điều đáng lưu ý thì người ta coi là đáng sợ Cách sống thanh đạm bị coi là thói hà tiện Trước kia, tai sản của mỗi công dân được coi như một phần sự giàu có của quốc gia, thì nay kho

tàng chung bị coi như sở hữu tư nhân, nước cộng hòa chỉ là cái túi cho người ta bòn rút, và sức mạnh quốc gia chỉ còn là quyền lực của một vài

Trang 28

Như vậy, trong chính thể dân chủ (hay ở đây có thể hiểu là nhà nước pháp quyền), cần có sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức Nền dân chủ

không thể chỉ được đảm bảo bởi pháp luật, mà còn cả đạo đức Đạo đức

chính là nền tảng của việc tuân theo pháp luật dân chủ, nghĩa là thực thi quyền làm chủ của nhân dân |

Tóm lại, tư tưởng của Mông-tec-xki-ơ về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật là những tư tưởng rất sâu sắc, và là sự nối tiếp truyền thống coi trọng sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật trong đời sống xã hội

loài người | |

Một nhà tư tưởng nỗi tiếng khác của triết học phương Tây thời kỳ này là I Can-tơ (1724-1804) (nhà triết học người Đức) cũng có nhiều tư tưởng đáng suy ngẫm về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Trong mỗi quan hệ này, ta thấy rằng tư tưởng của Can-tơ về đạo đức và pháp luật (pháp quyền - hiểu rộng hơn) đều xuất phát từ những mệnh lệnh tuyệt đối (hay có

người dịch là mệnh lệnh nhất quyết) Mệnh lệnh này không chỉ là quy luật

cơ bản của luân lý (đạo đức) theo nghĩa hẹp của luân lý cá nhân, riêng tư mà còn của “những đức lý” nói chung; nói cách khác, “nguyên tắc pháp quyền không gì khác hơn là mệnh lệnh nhất quyết được áp dụng vào những giao dịch ở bên ngoài của những con người tự do và bình đẳng trong xã hội” Những nguyên tắc này sẽ giúp đem đến tu do cho con người trong xã hội Tự do ấy của các cá nhân có thê cùng tổn tại khi con người tuân theo những

nguyên tắc công chính của pháp luật Và “việc ban bố pháp luật là đúng dan hay công chính khi nó thực hiện mệnh lệnh nhất quyết như là “quy luật phổ

biến tối cao của tự do” trong đời sống chung công cộng giữa những người công dân tự do và bình đẳng trước pháp luật.” [44; L-LI] Nhưng Can-tơ

Trang 29

quan, còn động cơ chủ quan của việc tuân thủ pháp luật thuộc về lĩnh vực đức hạnh Nguyên tắc cơ bản của Can-tơ: pháp quyền đòi hỏi ở cá nhân “tính hợp lệ” nghĩa là phải hành động phù hợp với nghĩa vụ; còn ngược lại, “tính luân lý”- tức “động cơ” của hành động hợp nghĩa vụ - không liên quan gì đến hệ thống pháp luật cả Điều này cho thấy Can-tơ nhận thấy có sự khác biệt nhất định giữa đạo đức và pháp luật Không đơn giản quy luân lý cá

nhân vào việc tuân thủ pháp luật hay đơn giản biến những ai vi phạm pháp

luật thành những người xấu về đạo đức [44; L-LI] Như vậy, nếu như gạt bỏ

yếu tố duy tâm chủ quan trong tư tưởng của Can-tơ về mệnh lệnh tuyệt đối

thì ta có thể thấy Can-tơ, cũng như Mông-tec-xki-ơ, muốn hướng tới đi tìm những quy luật tất yếu chi phối đời sống con người và được thể hiện ra dưới _ đạng những nguyên tắc đạo đức và pháp luật Đây cũng là xu hướng chung

Trang 30

dịch là pháp quyền trừu tượng) [33] — [17; 64-65] [11] Đây là tư tưởng thé hiện lập trường duy tâm khách quan mang nhiều hạn chế của Hêghen Tuy

nhiên, cách tiếp cận về pháp luật và đạo đức của Hêghen đã cho thấy mối

quan hệ khăng khít giữa đạo đức (hiểu theo Héghen là luân lý và đạo đức) va pháp luật (rộng hơn là pháp quyền) Theo một số nhà nghiên cứu, có thể rút ra một vài kết luận quan trọng sau khi nghiên cứu tư tưởng triết học pháp

quyền của Hêghen, đó là: 7 nhát, khả năng lý giải rộng hơn về khái niệm “đạo đức” Theo các nhà nghiên cứu này, nội dung của khái niệm “đạo đức” phản ánh trật tự quan hệ do các chuẩn mực xã hội trong xã hội điều tiết Xét | về mặt nội dung, cùng một sự kiện đạo đức có thể có liên hệ đồng thời với việc hoàn thành quy tắc luân lý, pháp luật, mệnh lệnh, chính trị hoặc với việc

thực hiện một truyền thống xã hội, một tập quán Thứ hai, “Pháp luật là

một hiện tượng đạo đức xã hội”, đây là một luận điểm then chốt đối với một

hướng nghiên cứu triết học pháp quyền có tầm quan trọng và đây triển vọng — nghiên cứu cơ sở đạo đức của pháp luật 7 ba, có thé ly giải bất kỳ một vấn đề pháp luật nào như một vấn đề đạo đức, tức là lý giải nó thông qua các

khái niệm đạo đức học Vì vậy, cách tiếp cận đạo đức học cho phép nhận rõ

hơn nền móng chính trị - luân lý của quyết định pháp luật, biện minh cho quyết định ấy dựa trên các tiêu chuẩn năm ở ngoài bản thân hệ thống pháp luật — các tiêu chuẩn nhân văn [11] Đây là những hướng tiếp cận thú vị về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật |

| 2.1.3 Tư tưởng của C.Múác, Ph Angghen, Hồ Chí Minh về mỗi

quan hệ giữa đạo đức và pháp luật |

2.1.3.1 Tư tưởng của C.Mác và Ph Angghen về mỗi quan hệ giữa

đạo đực và pháp luật |

Khác với các nhà triết học duy tâm như Can-to hay Héghen muốn tìm

Trang 31

vật chất xã hội mà từ những tỉnh thần hay mệnh lệnh tuyệt đối, C Mác và Ph Ăngghen, những người sáng lập triết học Mác đã xem xét đạo đức và

pháp luật với tư cách là những hình thái của ý thức xã hội Trong xã hội có giai cấp, đạo đức và pháp luật mang bản chất giai cấp và phản ánh những

điều kiện vật chất của một xã hội cụ thể; không thể có đạo đức hay pháp luật

chung chung được gọt giữa cho phù hợp với tất cả các quốc gia, đân tộc, tất cả các thời kỳ lịch sử như Phoi-ơ-bắc mong muốn Với việc phát minh ra

chủ nghĩa duy vật lịch sử, triết học Mác đã nâng quan niệm về xã hội lên thành khoa học, tạo cơ sở để nghiên cứu đúng đắn về đạo đức và pháp luật, những bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội Tuy không có

một công trình riêng nghiên cứu về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật nhưng những tư tưởng của Mác, Ăngghen về đạo đức, pháp luật cũng như mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật đã nêu lên những chỉ dẫn quan trọng về lý luận và phương pháp luận cho các hướng nghiên cứu tiếp theo |

Chi dẫn dau tiên của Mac, Ăngghen là khi nghiên cứu về đạo đức

và pháp luật không thể tách rời tồn tại xã hội, những điều kiện vật chất xã hội Những quan hệ đạo đức và pháp luật do những điều kiện lịch sử của

._ từng thời đại quyết định [69; 214] Và trong mỗi thời kỳ lịch sử đó, các

nguyên tắc đạo đức và pháp quyên hiện ra như là sự phản ánh những nguyên tắc trong lĩnh vực kinh tế Chứ đó không phải là những nguyên tắc từ bên _ trên áp đặt cho lĩnh vực kinh tế, như ông Đuy-rinh đã quan niệm và bị Angghen phê phán Theo Ăngghen, đạo đức và pháp quyền phản ánh và phụ thuộc vào kinh tế còn Đuy-rinh coi chúng độc lập với kinh tế (sự phân phối

kinh tế), không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế [69; 120-121] Sự công bằng

Trang 32

kinh tế sẽ rơi vào duy tâm và không tưởng Đây là chỉ dẫn rất quan trọng về phương pháp luận khi nghiên cứu về đạo đức và pháp luật với tư cách là những hình thái ý thức xã hội Trong tác phẩm Tiên công công bằng cho một ngày lao động công bằng [6§; 365] Ph Ăngghen viết:

“Tiền công công bằng cho một ngày lao động công bằng? Nhưng tiền công công bằng là thế nào, và ngày lao động công bằng là thế nào? Tiền công và ngày lao động đó được quy định như thế nào bằng các quy luật, theo đó xã hội hiện đại tồn tại và phát triển? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta

không thể áp dụng các học thuyết về luân lý, pháp luật hay sự công bằng, hoặc áp dụng bất cứ thứ tình cảm nào về nhân đạo, công bằng và ngay cả

lòng nhân từ nữa Những điều công bằng về mặt luân lý, thậm chí công bằng cả về mặt pháp luật, có thể còn xa mới công bằng về mặt xã hội | Sự công bằng và không công bằng về mặt xã hội thì chỉ do một bộ môn khoa học

đánh giá được, đó là khoa học nghiên cứu những sự thật vật chất của sản xuất và trao đổi — khoa kinh tế chính trị” [68; 365-366]

Tuy nhiên, không phải đạo đức và pháp luật phản ánh và phụ thuộc | |

vào lĩnh vực tồn tại xã hội, lĩnh vực đời sống kinh tế một cách thụ động, một chiều mà chúng cũng có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại lĩnh

vực kinh tế Là những hình thái ý thức xã hội, đạo đức và pháp luật có thể

tác động trở lại ở mức độ nhất định tới lĩnh vực kinh tế thông qua hoạt động

thực tiễn của con người Lấy ví dụ về pháp luật, Ăngghen viết:

“Trong một nhà nước hiện đại, pháp luật không chỉ phải phù hợp với

tình hình kinh tế chung, không chỉ là sự biểu hiện của tình hình kinh tế ay, mà còn phải là sự biểu hiện hài hòa bên trong, một sự biểu hiện không vì các

mâu thuẫn nội tại mà tự phủ định mình Mà để đạt được điều này, người ta

vi phạm ngày càng nhiều tính chính xác của việc phản ánh những quan hệ

Trang 33

“Sự phản ánh của các quan hệ kinh tế dưới dạng các nguyên tắc pháp

luật cũng tất yếu đặt lộn ngược những quan hệ đó.( ) Còn sự xuyên tạc đó — chừng nào nó chưa bị bóc trần — 1a cái mà chúng tôi gọi là quan điểm, tư

tưởng, đến lượt mình, nó tác động trở lại đến cơ sở hạ tầng kinh tế và có thể biến đổi cơ sở hạ tầng ấy trong những giới hạn nhất định” [70; 680]

Như vậy, nghiên cứu về đạo đức và pháp luật với tư cách là những hình thái ý thức xã hội không thể tách rời nghiên cứu tổn tại xã hội, không thể không nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý

thức xã hội

Chỉ dẫn thứ hai mà các ông đưa ra là “người ta khơng thé ban

ắn đạo đức và pháp quyền mà lại không nói đến vấn đề gọi là tự do y chí, lương trỉ của con người, quan hệ giữa tat yéu va tu do” [69; 162] Đây chính là tiêu chí đánh giá sự tiến bộ hay không của đạo đức và pháp

luật Ở đây, Ăngghen đã giải quyết một van dé rất quan trọng, đó là tự do ý

chí, như một định hướng cho quan niệm khoa học về tự do Theo đó, tự do ý

_ chí không phải là thích làm gì thì làm, thích nghĩ thế nào cũng được và hành động không tuân theo bất cứ phương án định trước nào Tự do ý chí chỉ có được khi người ta nhận thức và hành động theo cái tất yếu

định một cách hiểu biết công việc Do đó, sự phán đoán của một người về một vấn đề nhất định, càng tự đo bao nhiêu thì nội dung của sự phán đoán đó sẽ được quyết định với một tính tất yếu càng lớn bấy nhiêu ; còn sự không quả quyết, do không hiểu biết mà ra, thì có vẻ là chọn lựa một cách tùy tiện

Trang 34

yếu của tự nhiên ; do đó, tự do là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử Những con người vừa mới tách khỏi loài vật thì trong tất cả mọi mặt cơ bản

cũng đều không có tự do, chẳng khác gì bản thân loài vật ; nhưng mỗi bước tiến lên trên con đường văn hóa lại là một bước tiễn tới tự đo” [69; 164]

Pháp luật và đạo đức mang đến tự do cho con người khi chúng mang

trong mình tính tất yếu nhất định, phản ánh tính tất yếu trong hiện thực Việc con người tuân thủ một cách tự giác đạo đức và pháp luật, theo đó, không

phải là ràng buộc tự do con người, mà mang đến tự do đích thực cho con

người Đó là một nền đạo đức và pháp quyền đích thực, tiến bộ Còn nếu với

những nền pháp quyền mà con người chỉ cảm thấy tự do khi bất chấp pháp luật, khi không tuân thủ pháp luật thì không phải là một nền pháp quyền tự

do | | 7

_ Chỉ dẫn thứ ba liên quan đến van đề lợi ích Trong việc điều chỉnh

hành vi của con người, đạo đức và pháp luật không thể không được xem xét

dưới góc độ tác động tới lợi ích của những chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội mà đạo đức và pháp luật đang điều chỉnh Cụ thể như với đạo đức, một

tiêu chí đề đánh giá hành vi đạo đức là hành vi không vụ lợi, hành vi giúp đỡ

người khác một cách không vụ lợi Nhưng nếu đạo đức chỉ là những hành vi không đem lại lợi ích cho chủ thể thì tại sao người ta lại thực hiện nó một cách tự giác? Ở đây, có một chỉ dẫn của Mác và Ăngghen rất đáng lưu ý là:

“Nếu như lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của

Trang 35

đúng đắn, chân chính cũng chính là đạo đức Trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, nếu như cá nhân cứ làm lợi cho xã hội mà bản thân mình luôn bị thiệt thòi, như người tế cáo tiêu cực bị trù đập chẳng hạn, thì sẽ _ không thể có nhiều những hành vi đạo đức trong xã hội Nhưng cũng sẽ

không có hành vi đạo đức nêu mỗi chủ thể chỉ chăm chăm làm những gì có lợi cho bản thân mình “Cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá - biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người” là một chỉ dẫn về phương pháp luận quan trọng của Mác và Angghen |

Nhưng làm được điều này không dé dang, nhat là trong điều kiện chế độ tư hữu còn tổn tại Vì: “Mâu thuẫn của cạnh tranh hoàn toàn giống như mâu thuẫn của bản thân chế độ tư hữu Lợi ích của mỗi cá nhân là chiếm hữu tất cả; còn lợi ích của xã hội thì lại là làm cho mỗi người chiếm được

bằng người khác Như vậy lợi ích chung và lợi ích tư trực tiếp đối lập nhau

Mâu thuẫn của cạnh tranh là ở chỗ, mỗi người đều muốn giành lấy độc quyền cho mình trong khi toàn thể xã hội, với tính cách là xã hội, lại phải bị mất mát vì độc quyền, và vì vậy phải xóa bỏ độc quyền Hơn nữa, cạnh tranh

cũng đã giả định phải có độc quyền, cụ thê là độc quyền sở hữu, - ở đây lại

bộc lộ rõ sự đạo đức giả của tự đo, - chừng nào độc quyền về sở hữu còn tồn

tại, ( ) Vì vậy, công kích những độc quyền nhỏ và duy trì độc quyền cơ

bản thì đó là một thái độ nửa vời thảm hại biết bao ”[65; 769]

Trong mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, lợi ích là một nhân tố chung có tác động tới cả đạo đức và pháp luật Vì thế, xem xét mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật không thể không quan tâm đến vấn đề này Nếu

như những hành vi cao thượng của đạo đức được pháp luật bảo hộ và

Trang 36

cho lợi ích xã hội vì đã có pháp luật ngăn chặn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn rất

nhiều

Chỉ dẫn thứ tư của Mác và Ăngghen liên quan đến tính giai cấp

của đạo đức và pháp luật Đây chính là chỗ mà đạo đức và pháp luật có lúc

xung đột và mâu thuẫn nhau cũng như có những xung đột trong chính bản thân đạo đức và pháp luật của xã hội có giai cấp Về mặt nguồn gốc, pháp

luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp, còn đạo đức, trong xã hội có giai cập _ cũng mang tính giai cấp sâu sắc Mỗi giai cấp khác nhau trong xã hội có

quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về đạo đức và pháp luật Mác,

Ăngghen, khi nghiên cứu xã hội tư bản thế ký XIX đã chỉ ra những sự thật

_ đau xót về đạo đức và pháp luật của xã hội đó Giai cấp vô sản trong tình

trạng nghèo khổ cùng cực, cưỡng bức lao động, giáo dục kém nên bị tha hóa

về đạo đức và vi phạm pháp luật “Toàn bộ tình cảnh của người lao động, toàn bộ hoàn cảnh xung quanh họ đều đẩy họ đến chỗ mất đạo đức.” [66; 472]; “đối với họ, sự trừng trị của luật pháp cũng chả còn có gì đáng sợ”

“Và chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy đa số thích ăn cắp hơn là chịu chết đói hoặc tự sát.” [66; 472] Trong xã hội ấy, đạo đức của giai cấp vô sản đối lập với đạo đức của giai cấp tư sản,

“Theo lời thừa nhận của mọi người có uy tín, nhất là của tiểu ban điều tra về lao động trẻ em thì các trường học hầu như không có ảnh hưởng gì đến dao đức của giai câp công nhân Giai cập tư sản Anh ích kỷ đên mức:

ngu xuân và thiễn cận, thậm chí không muốn đem truyền cho công nhân cái đạo đức hiện đại, cái đạo đức mà họ đã tạo ra vì những lợi ích của chính họ và để bảo vệ cho bản thân họt! ( ) Dù sao thì giai cấp tư sản cũng không

Trang 37

Và giai cấp vô sản còn đối lập với cả pháp luật của giai cấp tư sản

nữa Bởi vì bản chất của pháp luật là bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị Chính vì thế mới có một điều trớ trêu là pháp luật luôn được coi là thước đo dân chủ, là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, nhưng đồng thời cũng là một công cụ để giai cấp thống trị, bóc lột đàn áp giai cấp bị trị, bị bóc lột

Khi đạo đức không thể được sử dụng thì giai cấp tư sản sử dụng pháp luật dé chống lại công nhân Vì thế không lạ nếu như giai cấp công nhân luôn tìm cách phản kháng và chống lại pháp luật tư sản:

=— “Như vậy là những người lao động, không những về mặt thể chất và

trí tuệ, mà cả về mặt đạo đức đều bị giai cấp thống trị bỏ rơi, và phó mặc cho

số mệnh Lý lẽ duy nhất mà giai cấp tư sản dùng để chống lại công nhân, khi công nhân tiễn quả gân chúng, đó là pháp luật; đường như công nhân cũng

là những súc vật không có lý tính, người ta chỉ dùng có một phương thức giáo dục đối với họ - đó là đòn roi, một sức mạnh thô bạo không thể thuyết phục mà chỉ để dọa nạt Vì vậy không lấy gì làm lạ là những người công nhân bị đối xử như súc vật, nếu không thực su trở thành giống súc vật thì họ

chỉ có thể giữ được ý thức và tình cảm xứng đáng với con người nhờ cái

lòng căm thù sôi sục và nỗi phấn khích bên trong không gì dập tắt được đối

với giai cấp tư sản giàu có đang cầm quyền Họ chỉ là con người chừng nào họ lòng đầy căm giận giai cấp thống trị, một khi họ ngoan ngoãn để cho

người ta tròng ách lên cổ và chỉ tìm cách sống để chịu hơn đôi chút dưới cái

ách đó mà không nghĩ cách bẻ gãy cái ách đó đi, thì họ lại biến thành súc

vat” [66; 471] | | |

Trong xã hội có giai cấp, dưới ảnh hưởng của tinh giai cấp, mới có thể xuất hiện những nạn nhân đặc biệt, “nạn nhân của pháp luật”, và chắc chắn

Trang 38

này Trong tác phẩm Tình cảnh nước Anh Hiến pháp Anh [65; 882-883], Ph Angghen nói về sự tàn bạo của luật hình ở Anh lúc đó làm cho “nạn nhân của pháp luật” bị hủy hoại về thể xác, tinh thần, đạo đức Điều này cho thấy

chúng ta không thê tuyệt đối hóa đạo đức và pháp luật, xem chúng là những

chuẩn mực tuyệt đối của cái Thiện, của Công lý một cách trừu tượng mà

phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử, cụ thể mà chúng ra đời và tồn tại

Cái Thiện tuyệt đối hay Công lý tuyệt đối chỉ có thể là sản phẩm của chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về đạo đức và pháp luật

Như vậy, tính giai cấp khiến cho mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật không phải lúc nào cũng thống nhất mà bao hàm cả sự đấu tranh, mâu

thuẫn Một nền đạo đức tiến bộ và một nền pháp luật tiến bộ không thê không tính đến nhân tố này Không phải lúc nào pháp luật cũng củng cố đạo

đức tốt đẹp, pháp luật còn được giai cấp thông trị, bóc lột dùng để bóc lột và

đàn áp giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp — như vậy là vô đạo

đức Những quan niệm thiện, ác của các giai cấp đối lập cũng có thé đối lập VỚI nhau Không phải lúc nào vi phạm pháp luật cũng là vô đạo đức, vi

phạm chuẩn mực đạo đức nếu như đó là sự vi phạm một điều luật nhằm áp

bức, bóc lột con người Xem xét mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, do _ đó, không thể khơng đặt nó trong hồn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi thời đại

cụ thể Mỗi sự tiến bộ của mối quan hệ này cũng cần được xem xét một cách

cụ thể, và không thể không tính đến tính giai cấp của đạo đức và pháp luật trong xã hội có giai cấp

“Việc vi phạm pháp luật thường là kết quả của những nhân tố kinh tế

không tùy thuộc vào nhà lập pháp, nhưng, như việc thi hành luật xử phạt tội phạm thiếu niên đã cho thấy, việc phán định một số việc vi phạm luật pháp do giới cầm quyền đặt ra là phạm tội hay chỉ đơn giản là lam 16i tizy thuộc

Trang 39

không phải là không có ý nghĩa, vì nó quyết định số phận của hàng nghìn người và xác định bộ mặt đạo đức của xã hội Bản thân pháp luật không những có thể xử phạt tội trạng, mà còn dựng lên tội trạng, nhất là trong tay

các luật sư nhà nghề, luật pháp có năng lực tác động theo hướng đó Chẳng

hạn, như một nhà sử học lỗi lạc đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng thời Trung

cỗ giới tăng lữ Thiên chúa giáo do quan điểm u sầu của mình đối với bản

tính con người nên nó dựa vào ảnh hưởng của mình để đưa quan điểm đó

vào việc lập pháp hình sự, dựng lên nhiều tội trạng hơn là khoan thứ các lầm

lỗi.” [67; 636]

Tóm lại, C Mác và Ph Ăngghen đã đưa ra những chỉ dẫn rất quan

trọng trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận duy vật biện chứng này, chúng ta

| có thể phát triển thành một hệ thống lý luận về mối quan hệ giữa đạo đức

và pháp luật

2.1.3.2 Ti tưởng Hồ Chí Minh về mỗi quan hệ giữa đạo đức và pháp

luật |

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật thể

hiện qua các nội dung chính sau:

Thứ nhất, theo Người, đạo đức là “sốc” của pháp luật, pháp luật là

hiện thân của đạo đức Trong hai nhân tố đức và tài hợp thành nhân cách con người thì đạo đức là gốc Người coi trọng đạo đức chân chính và pháp luật

đúng đắn bảo vệ nhân dân lao động Người viết: “Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo

vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân” [75; 453] Giá trị xã hội của pháp

Trang 40

hành để bảo vệ quyền làm chủ xã hội của nhân dân, để xây dựng thành công CNXH và CNCS Chính pháp luật này sẽ là hiện thân của đạo đức cộng sản

chủ nghĩa, đạo đức mới của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao

động trong công cuộc xây dựng CNXH và CNCS Đạo đức và pháp luật này

mới thực sự thống nhất với nhau Đó không phải là đạo đức và pháp luật của giai cấp bóc lột mà là đạo đức và pháp luật của những người lao động đang

làm chủ xã hội Không có sự mâu thuẫn giữa đạo đức và pháp luật như trong

những xã hội dựa trên chế độ người bóc lột người

—— Tứ hai, tuân thủ pháp luật là tiêu chí hàng đầu của đạo đức mới Trong các tiêu chí của đạo đức mới, Người luôn đặt tiêu chí tuân thủ pháp luật lên hàng đầu Theo Người: “ giữ đúng đạo đức công dân, tức là:

- Tuan theo pháp luật nhà nước |

- Tuan theo ky luật lao động

- Giữ gìn trật tự chung

- Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung

- Hang hai tham gia công việc chung:

- Bao vệ tài sản công cộng _~ Bảo vệ Tổ quốc.” [75; 452]

Thứ ba, pháp luật kết hợp với đạo đức trên cơ sở đấu tranh chống đạo

đức cũ, lạc hậu, xây dựng đạo đức mới tiến bộ Ở đây, pháp luật có thể trở thành chỗ dựa cho đạo đức mới trong cuộc đấu tranh chống đạo đức cũ, lạc

hậu Những giá trị đạo đức mới sẽ được củng cố và phát triển với sự trợ giúp

của pháp luật [93; 56-64]

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp

luật đã chỉ ra tầm quan trọng của việc kết hợp đạo đức và pháp luật, trong đó

Ngày đăng: 24/11/2021, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w