Quản trịdoanhnghiệpthờikhủng hoảng:
Giải pháp đào tạo cho doanhnghiệp với ngân
sách hạn chế thờikhủnghoảng
Lợi nhuận giảm sút, tình hình kinh doanh khó khăn, nhiều doanh
nghiệp lựa chọn cho mình giải pháp thắt lưng buộc bụng, cắt giảm tối đa
chi phí trong đó bao gồm cả ngân sách đào tạo. Tuy nhiên, đó không phải
là quyết định khôn ngoan khi đào tạo phát triển nguồn nhân lực là nhân
tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.
Tăng cường đầu tư cho đào tạo: Mỗi người lãnh đạo doanhnghiệp
cần nhìn nhận sâu sắc, đào tạo nhân sự là sự đầu tư cho tương lai chứ
không phải một chi phí đơn thuần. Doanhnghiệp gặp khó khăn cần tăng
cường đầu tư mạnh hơn cho đào tạo. Chất lượng nhân sự có được nâng
cao mới có thể giúp doanhnghiệp đi qua khó khăn và vượt lên trên các
đối thủ cạnh tranh.
Lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp: Trong thời điểm khủng
hoảng, mỗi doanhnghiệp cũng cần nghiên túc đánh giá và lựa chọn
những hình thức đào tạo phù hợp với mình. Đào tạo nội bộ với nguồn
giảng viên là những nhà quản lý có kinh nghiệm và những nhân viên có
hiệu quả làm việc cao là một giải pháp hợp lý. Bên cạnh đó, doanhnghiệp
cũng nên lựa chọn hình thức đào tạo E-Learning nhằm tiết kiệm thời gian,
chi phí đào tạo đồng thời vẫn đảm bảo nâng cao hiệu quả làm việc của
nhân viên.
Tận dụng tối đa các chương trình đào tạo hỗ trợ: Hàng tháng các
Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, các Hiệp hội DN đều tổ chức các khóa
đào tạo hỗ trợ 80% chi phí. Bộ phận nhân sự của mỗi doanhnghiệp cần
liên tục cập nhật các thông tin này và cử nhân viên của mình đi đào tạo.
Đây là cơ hội để nhân viên của bạn có thêm kỹ năng làm việc đồng thời
có thêm nguồn khách hàng mới.
Sốc lại tinh thần làm việc của nhân
viên thờikhủnghoảng
Tinh thần làm việc rệu rã, nét mặt lo lắng về tương lai của mình, bí
mật tìm kiếm cho mình một bến đỗ mới… là hình ảnh quen thuộc chúng ta
gặp tại nhiều công sở lúc này. Khi doanhnghiệp gặp khó khăn, cũng
đồng nghĩa với hiệu suất làm việc của nhân viên giảm, nguy cơ mất người
vào tay các công ty khác tăng cao.
Đứng trên góc độ người quản lý, bạn cần nhanh chóng có những
giải pháp nhằm trấn an và sốc lại tinh thần làm việc của nhân viên trước
khi quá muộn.
Tổ chức cuộc họp với toàn thể nhân viên: Lảng tránh không phải
là cách một nhà quản lý lựa chọn khi tinh thần làm việc của nhân viên suy
giảm. Là người đứng đầu ngọn sóng, bạn cần giữ được sự bình tĩnh và
niềm tin vào sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy nhanh chóng tổ chức
một cuộc họp với toàn thể công ty hoặc từng bộ phận để lắng nghe tâm tư
của họ. Hãy truyền lại cho nhân viên của bạn niềm tin vào tầm nhìn doanh
nghiệp. Bạn cũng nên chia sẻ với nhân viên của mình những thông tin
quan trọng mà bạn có thể và để nhân viên của mình được gắng sức chung
tay cùng doanh nghiệp.
Tăng cường các cuộc giao tiếp cá nhân: Với những nhân viên
quan trọng, bạn nên dành thời gian trao đổi với họ. Bạn có thể mời họ
cùng ăn trưa, đi uống café, đến thăm gia đình họ nếu có thể hoặc một địa
điểm ngoài công ty. Hãy để nhân viên của bạn thấy, bạn vấn quan tâm
đến họ như thế nào. Bạn cũng cần truyền được tầm nhìn này đến tất cả
các cấp quản lý cấp trung để họ cũng thực sự quan tâm đến nhân viên của
họ giống bạn.
Tổ chức các hoạt động tập thể: Thay đổi không khí và môi trường
cũng là một cách bạn giúp nhân viên của mình lấy lại tinh thần làm việc.
Hãy mạnh dạn đầu tư tài chính hoặc kêu gọi mọi người cùng đóng góp
cho một chuyến đi xa của cả công ty. Một chuyến dã ngoại, một buổi kết
hợp vui chơi và đào tạo tinh thần đồng đội sẽ giúp nhân viên của bạn có
thêm động lực làm việc.
. Quản trị doanh nghiệp thời khủng hoảng:
Giải pháp đào tạo cho doanh nghiệp với ngân
sách hạn chế thời khủng hoảng
Lợi nhuận giảm. cạnh tranh.
Lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp: Trong thời điểm khủng
hoảng, mỗi doanh nghiệp cũng cần nghiên túc đánh giá và lựa chọn
những hình