Lễhội đình làng An Hải
Làng An Hải ngày trước thuộc xã An Phúc, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay
thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Mảnh đất phía đông sông
Hàn này đã một thời được các vua nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì - gọi là thành An
Hải, cùng với thành Điện Hải ở phía tây giữ nhiệm vụ bảo vệ cảng biển Đà Nẵng. Sau đợt
tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào rạng sáng ngày 1/09/1858 vào Đà Nẵng,
thành An Hải và Điện Hải đã bị hư hại nặng. Đến nay, mặc dù dấu vết thành An Hải hầu
như không còn nữa, nhưng dấu ấn của cuộc kháng chiến hào hùng ngày xưa vẫn còn lưu
giữ trong lòng người dân bao thế hệ qua câu chuyện truyền khẩu.
Năm 2000, lễhội đình làng An Hải được khôi phục, nhắc nhở mọi ngườì quay về một
thời hào hùng ấy. Lễhội đình làng An Hải được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm, 10-8
âm lịch. Sau lễ thỉnh văn khai mạc lễhộitại đình, mọi người đổ xô ra bờ sông để xem thi
lắc thúng - một môn thể thao mang đậm sắc thái sinh hoạt vùng biển.
Trong sân đình, các kỳ thủ cân nhắc lợi hại từng nước đi để tranh nhau chiểm giải môn cờ
tướng. Các đội tham gia thi kéo co cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhập cuộc. Bên cạnh
các trò dân gian truyền thống ấy còn có các môn hiện đại như cầu lông, điền kinh Xế
chiều diễn ra hội thi múa lân. Khi dêm xuống, sau buổi xây chầu hát lễ diễn ra đầy sắc
màu dân tộc, mọi người lại tề tựu về sân khấu trước đình xem hát tuồng. Sáng hôm sau,
trong phần lễ chính thức, đại biểu các tộc họ cùng nhau ôn lại truyền thống tốt đẹp của
làng, trước khi bước vào dâng lễ tế theo nghi thức cổ truyền dân tộc.
Lễ hội đình làng An Hải nhắc nhở mọi người luôn tự hào về một quá khứ hiển linh, dù
trải qua bao năm tháng, tên đất - tên làng vẫn còn vang vọng những hồi quang oanh liệt
không chỉ của một thành phố mà còn của cả một dân tộc.
Lễ hội làng Hòa Mỹ
Địa danh Hoà Mỹ được xác lập trên bản đồ đất nước từ năm 1825 (Minh Mạng thứ 5),
nay là khối phố Hoà Mỹ, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Lễ
hội đình làng diễn ra hàng năm vào ngày 12/01 âm lịch nhằm nhắc nhở tinh thần “uống
nước nhớ nguồn” trong con cháu các tộc họ, kiểm điểm những việc đã làm được trong
một năm và định hướng những việc sẽ thực hiện trong năm đến. Do hoàn cảnh chiến
tranh, việc tổ chức lễhội bị gián đoạn một tới gian dài, mãi đến năm 1994 mới được khôi
phục trở lại.
Lễ hội đình làng Hoà Mỹ diễn ra trong một ngày rưỡi. Phần lễ theo nghi thức cổ truyền
gồm lễ vọng và lễhội kỵ chính thức. Phần hội có nhiều nội dung phong phú, truyền thống
và hiện đại đan quyện vào nhau, tạo nên nét rất riêng cho lễ hội. Mở đầu phần hội bao giờ
cũng là giải chạy việt dã truyền thống, thu hút đông đảo nông dân, thanh - thiếu niên,
nam nữ học sinh tham gia. Trong khi người trẻ tuổi thi cắm hoa, thi làm bánh thì người
cao tuổi biểu diễn thể dục dưỡng sinh, vui chơi bài chòi.
Khán giả bao giờ cũng thật đông quanh các trò chơi dân gian như kéo co, đập om
bởi cái không khí rất hội hè của chúng. Các tổ dân phố, các gia tộc, các đoàn thể có
dịp ngồi lại bên nhau trong buổi sinh hoạt giao lưu văn hoá, trao đổi những kinh nghiệm
về nếp sống đẹp trong đời thường để cùng giúp nhau tiến bộ. Các trích đoạn hát tuồng
đan xen vào các tiết mục ca múa nhạc kịch của chương trình văn nghệ lễhội cũng là một
cách kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Lễhội đình làng giữa một khu phố
như Hoà Mỹ là một nét rất riêng trong đời sống văn hoá của người dân Đà Nẵng.
Lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đà Nẵng. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày
khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ
Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễhội được tổ chức nhân dịp khánh
thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có
hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễhội không được tổ
chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm
vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễhội Quán Thế Âm mới được khôi phục
trở lại. Từ đó, hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, lễhội lại được tổ chức với
một tầm vóc, quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn. Lễ
hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.
Phần lễ: Mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:- Lễ rước ánh sáng:
Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm rước đuốc, rước
kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà
trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo
đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.
- Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện
cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.
- Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu,
cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sách
những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này
phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.
- Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: lễ cúng được tổ chức vào
sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và
cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.
- Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày
19, sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu trên có tượng Phật bà đi trước,
và đồng bào Phật tử đi sau, kiệu được khiêng từ trên chùa và đi xuống chiếc
thuyền đậu trên Sông Cầu Biện (nhánh của sông Cổ Cò), sau đó cho thuyền
chạy vòng quanh sông Cổ Cò. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng
sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an. Ngoài các nghi lễ
trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ
thường được tổ chức vào đêm ngày 18. Trong ngày lễ này các bô lão của các
phường Hòa Hải, Hòa Quý khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn,
có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo. Sau khi làm lễ và đọc văn tế, đoàn bô
lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông Cầu Biện để mở hội hoa đăng, rồi
từ chùa Quán Thế Âm đi quanh các khu phố qua các làng đá mỹ nghệ Non
Nước, xuống khu du lịch Non Nước và trở về lại lễ đài với lộ trình dài hơn
2km.
* Phần hội: Diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm
bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc,
hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng các hoạt động văn
hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh
thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay
Nhờ vào vị thế sơn thủy hữu tình, các nội dung phong phú của lễhội đã thu hút
khá đông khách hành hương cùng khách du lịch trong và ngoài nước đến với
phía Tây thắng tích Ngũ Hành Sơn. Trên sân bãi, diễn ra trò chơi kéo co truyền
thống. Ngoài phía sông Cổ Cò, vang tiếng hò reo của khách tham gia hội đua
thuyền, hội đua thúng lắc. Khi đêm xuống, lễhội càng lộng lẫy, hoành tráng
với nhiều thanh âm và màu sắc. Sau khi 'Truyền thuyết Ngũ Hành Sơn' được
diễn xong ở sân khấu chính, các đội hình rước đuốc, rước cộ bắt đầu được diễu
hành qua các đường phố chính của Ngũ Hành Sơn. Dưới sông, các cư sĩ chùa
Quán Thế Âm thả hoa đăng, gửi lời cầu nguyện cho ánh sáng trí tuệ được
trường tồn như dòng nước. Với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao mang đậm
tính dân tộc, lễhội Quán Thế Âm tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng lại đi sâu
vào tự tình dân tộc, góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc
Việt Nam.
Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa
gió thuận; là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi
mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn.
Lễ rước Mục đồng
Lễ rước Mục Đồng - lễhội dành cho trẻ chăn trâu - ngày xưa được tổ chức ở làng Phong
Lệ, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Theo cụ Ngô Tấn Nhã, là 'lão làng' của
Phong Lệ, tuổi đã trên 90, thì ngày trước, theo lệ cứ đến các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu,
nghĩa là cách 3 năm, làng lại tổ chức lễ rước Mục đồng một lần. Sau dãn dần ra sáu năm,
rồi cuối cùng 12 năm mới tổ chức một lần. Lần cuối cùng được ghi nhận là vào năm Bảo
Đại thứ 11 (1936).
Đình ThầnNông làng Phong Lệ
Chuyện kể rằng, làng Phong lệ xưa có một cồn cỏ. Ngày nọ, có người xua đàn vịt lên
cồn, chân vịt bỗng dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó níu lại. Cho là có thần linh
giánh hạ nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó cồn có tên là cồn Thần. Một hôm,
có đàn trâu trong làng chạy lạc đến cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm nhưng không hề hấn gì
cả. Từ đó có tiếng đồn là cồn Thần chỉ cho các trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn
về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Câu chuyện lạ
lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễhội dành riêng cho các trẻ chăn trâu,
gọi là lễ rước Mục đồng.
Từ hạ tuần tháng ba âm lịch, khi vụ mùa đã hoàn tất là lúc các công việc sắp đặt cho lễ
hội bắt đầu. Để phục vụ cho lễ rước, ngoài việc cắt cử các chức sắc lo việc tế lễ, dân làng
Phong Lệ phải chuẩn bị cho một cổ kiệu hai đòn khiêng có giăng hoa, kết trái tươm tất và
phân công cho bốn mục đồng khỏe mạnh khăn đóng, áo dài giữ phần khiêng kiệu. Ngoài
cờ nhỏ của mục đồng, còn có cờ lớn của 13 tộc họ ngày đó. Cờ lớn cán bằng tre dài
khoảng 5 mét, có khoan lỗ đút cây ngang qua để treo các con giống, nào là tứ kinh (long,
lân, quy, phụng), tứ nghệ (sĩ, nông, công, thương). Nhưng nhiều nhất vẫn là các dụng cụ
sản xuất nông nghiệp như cày, bừa, cuốc, xẻng, dần, nia
Chuẩn bị đâu vào đó, chiều 29/3 âm lịch làm lễ dạo đồng. Đây là lúc con cháu sinh sống
ở các nơi xa kèo về đông đủ. Mục đồng cầm cờ dạo quanh các cánh đồng tỏ ý cầu cho
được mùa.
Sáng ngày 30, chính thức diễn ra lễ rước. Lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình
thần. Sau khi hương khói, khấn lễ, Trùm Mục (người cai quản các mục đồng) lễ phục
tươm tất trịnh trọng tiến vào hậu tẩm khấn vái, cung kính thỉnh bài vị thần nông nâng cao
ngang mày rồi quỳ xuống vào đặt vào trong kiệu. Kiệu rước được bài trí như kiệu rước
thần, cỡ 80 x 100 cm, nóc kiệu có 4 mái, rèm kiệu được giăng hoa kết đèn rực rỡ, do 4
mục đồng khiêng. Đoàn người cờ xí xếp hàng đâu vào đấy, chiêng trống lại gióng giã
vang lên; tất cả mục đồng hướng vào chánh điện đồng loạt chắp tay xá ba cái rồi đám
rước dài lượt thượt đi qua đường làng, hướng về Cồn Thần, trong tiếng nhạc rộn rã của
phường bát âm và cờ xí rợp trời. Đến Cồn Thần, kiệu thần hạ xuống. Trùm Mục quỳ trên
chiếc chiếu hoa, ngửa mặt lên trời lầm rầm khấn giữa 2 hàng đuốc chập chờn hư ảo. Sau
một hồi lâu khấn vái, Trùm Mục gieo 2 đồng tiền vào cái đĩa con trước mặt: một sấp, một
ngữa. Thế là thần đã giáng! Một hồi sênh nổi lên, tiếp đó là ba hồi chiêng trống. Rồi,
trống cơm, phường bát âm cùng tấu những âm điệu rộn rã chào mừng. Sau 3 tiếng sênh
làm hiệu, Trùm Mục dõng dạc xướng: “Chúng Mục Đồng Phong Lệ tạ! Xin cho tốt lúa,
tốt gieo, vũ thuận, phong điều! Đồng reo một tiếng'
Đoàn Mục Đồng đồng reo vang trời và cầm cờ nối đuôi theo vị Trùm Mục chạy tới, chạy
lui, quanh đi, quẫn lại chung quanh tảng đá trắng giữa cồn thần. Một lúc sau, đám rước
rồng rắn quay trở lại đình thần trong tâm niệm tôn kính là trên kiệu đã có vị thần thiêng
liêng của mình.
Trời vừa sáng, đám rước về đến đình làng. Sau đó là lễ đặt bài vị và lễ dâng vật cúng của
dân làng. Trong lễ, mọi người ai ai cũng giữ sự cung kính trước đám mục đồng. Lễ vật
xôi gà được bày trên chiếu hoa trải khắp ba gian đình, ai nấy đều hoan hỉ vì tin rằng lòng
thành của mình đã được thần mục chứng giám; và ngày mai, đồng ruộng sẽ tốt tươi.
Lễ hội làng Tuý Loan
Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp mồng 9 Tết Nguyên Đán, khi hương vị Tết còn nồng trên
những nẻo đường xuân, khách thập phương lại nô nức trẩy hội làng Tuý Loan. Cổ làng,
cổ hội khiến du khách như lạc vào một cõi huyền không, lòng lâng lâng như thoát tục.
Dưới bóng đa cổ thụ, bên mái đình chìm trong lớp phong rêu, lễhội đình Tuý Loan
dường như được tăng thêm vẻ trang nghiêm mà không kém phần sôi động.
Làng cổ Tuý Loan đã có trên 500 năm tuổi, đình làng cũng đã có trên 100 năm. Đình
gồm một tòa chính tẩm, một tòa tiền đường đều làm bằng gỗ quý và lợp ngói, mặt ngoảnh
ra sông, trông ra núi. Trải qua bao thăng trầm thời gian, đình Tuý Loan tuy không còn giữ
được nguyên trạng nhưng vẫn còn vẻ uy nghi vốn có. Và hàng năm, vào ngày mồng 9
Tết, dân hai thôn Đông, Tây của làng cùng khách thập phương lại tập trungtại đây để mở
hội. Lễhội làng Tuý Loan thường diễn ra trong hai ngày. Phần lễ gồm Lễ rước Sắc
phong, nhạc lễ dâng hương tế Đình giúp con cháu tưởng nhớ năm vị tiền hiền Đặng,
Lâm, Nguyễn, Trần, Lê tuân chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương nam
(năm Hồng Đức nguyên niên 1470), dừng chân chọn nơi đây để lập nghiệp khai khẩn làm
ăn và đặt tên cho làng là Tuý Loan. Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như
đẩy gậy, vật tay, kéo co diễn ra ngay trước sân đình… Nghề làm bánh tráng vốn từ lâu đã
góp phần làm nổi tiếng làng Tuý Loan nên trong phần hội không thể thiếu cuộc thi nướng
bánh tráng. Hai thôn Đông, Tây thường cử ra những cô gái khéo tay nhất của thôn mình
để tham gia cuộc thi này. Người chiến thắng trong cuộc thi không những mang lại vẻ
vang cho thôn mình mà còn góp phần tôn vinh một nghề truyền thống lâu đời của làng.
Con sông Tuý Loan thơ mộng chảy ven làng đặc biệt trở nên sôi động trong ngày hội với
cuộc đua ghe truyền thống của các trai làng. Trên bờ, dân làng và khách thập phương
nhiệt tình và vô tư cổ vũ cho tất cả các đội ghe trong tiếng trống thúc giục lòng người.
Chiến thắng của bất cứ đội ghe nào cũng sẽ mang lại một năm mới thịnh vượng cho làng.
Ngày nay, lễhội còn được bổ sung thêm nhiều trò vui như thi gói bánh tét, thi đi xe đạp
chậm càng làm cho không khí lễhội thêm phần náo nhiệt.
Tham dự lễhội đình làng Tuý Loan chính là một dịp để du khách gần xa hiểu thêm về
một vùng đất, một phong tục và những con người chân chất đang gìn giữ truyền thống
đáng quý của cha ông ngay trên mảnh đất quê hương mình.
. thập phương lại tập trung tại đây để mở
hội. Lễ hội làng Tuý Loan thường diễn ra trong hai ngày. Phần lễ gồm Lễ rước Sắc
phong, nhạc lễ dâng hương tế Đình. phú hơn. Lễ
hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.
Phần lễ: Mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:- Lễ rước ánh