Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh Giáo viên đánh giá định kì về năm g lực, phẩm chất và kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương t[r]
Trang 1PGD&ĐT EA H’LEO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số : ……/ KHCKT Ea Khal, ngày 4 tháng 12 năm 2017
KẾ HOẠCH
“HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1 ”
NĂM HỌC 2017-2018
Căn cứ công văn Số: 483 /HD-PGDĐT ngày 06 tháng 12 năm 2017 về việc
hướng dẫn kiểm tra và sơ kết học kỳ 1 năm học 2017-2018 của Phòng giáo
Dục và Đào tạo EaHleo;
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của trường tiểu học Cư K Tây;
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, Bộ phận chuyên môn lập kế hoạch ôn tập, kiểm tra định kì cuối học kì 1 năm học 2017-2018 Cụ thể như sau:
I/ Yêu cầu:
- Đảm bảo thể hiện được các yêu cầu cơ bản kiểm tra học sinh ở cuối học kỳ
1 về năng lực, phẩm chất, kiến thức, kĩ năng các môn học, giúp học sinh có khả năng ứng dụng và phát triển tư duy, không học vẹt.
- KTĐK theo TT 22 của Bộ GD&ĐT.
- Các môn khác tiến hành kiểm tra thực hiện nhận xét đúng yêu cầu về kiến thức kĩ năng của môn học.
- Kiểm tra phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kỳ 1;
Để thấy được những hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức của các em Từ đó xây dựng kế hoạch phụ đạo cũng như việc điều chỉnh kế hoạch bài dạy của giáo viên cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp nhằm đạt được chuẩn học.
- Đối tượng được kiểm tra: HS từ lớp 1 đến lớp 5
- Đặc biệt là vận động học sinh tham gia thi cuối học kì 1 đạt : 100%
-Thực hiện coi, chấm thi nghiêm túc, khách quan, đúng thực chất của HS, đúng qui chế chuyên môn.
II/ Nội dung ôn tập:
1/ Đối với tất cả học sinh: Giáo viên tổ chức cho học sinh nắm được chuẩn kiến thức, kỹ năng theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Giáo viên phải giúp học sinh đạt được Yêu cầu cần đạt của từng bài theo tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.
+ Tham khảo sách giáo khoa, căn cứ tình hình học tập của học sinh, giáo viên chọn lựa trong từng bài Ôn tập, luyện tập chung phần nào cần tổ chức ôn tập kỹ cho học sinh, phần nào có thể lướt qua vì học sinh đã nắm được Không máy móc thực hiện đầy đủ như sách giáo khoa.
2/ Đối với học sinh có năng khiếu về môn học: giáo viên thực hiện theo cột ghi chú của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học hoặc làm đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa.
Trang 23/ Giới hạn ôn tập :
- Bao quát toàn bộ kiến thức, kĩ năng cơ bản của chương trình từ tuần 1 đến tuần 18.
- Đảm bảo yêu cầu của đề thi:Đảm bảo theo hướng dẫn theo thông tư 22 (ra
đề theo 4 mức độ)
- Các lớp cần ôn tập dạy kịp chương trình 18 cần tập trung vào ôn tập cho học sinh.
- Đề thi định kỳ kết hợp cả 2 hình thức trắc nghiệm và tự luận Đề nghị GV cần hướng dẫn cho HS làm quen để tránh sự bỡ ngỡ khi các em làm bài thi.
III/ Một số qui định chung:
- Sau khi thi xong giáo viên chủ nhiệm lớp tổng hợp và thực hiện báo cáo thống kê về tổ trưởng của khối và BGH tổng hợp báo cáo về chuyên môn phòng giáo dục.
- Tổ trưởng của các khối lớp cần có kế hoạch cụ thể cho GV trong tổ, tổ chức HS ôn tập sát với chương trình, tránh cắt xén nội dung chương trình chính khoá.
IV Tổ chức thục hiện :
Tổ chức thi nghiêm túc nhưng không gây áp lực cho học sinh, tổ chức chấm thi tập trung tại trường, sinh hoạt đáp án có ghi biên bản Thi buổi sáng, chấm bài buổi chiều và ngược lại, không được mang bài về nhà chấm Lãnh đạo trường chấm phúc tra ít nhất 5% số bài thi, chủ yếu là những bài thi bài đạt điểm 10 và những bài dưới điểm 5.
Việc tổ chức thi cuối năm học có sự kiểm tra, giám sát của lãnh đạo trường.
- Điểm các bài kiểm tra định kì cuối năm học được thông báo đến phụ huynh học sinh.
- Trường hợp học sinh vắng mặt trong ngày kiểm tra, giáo viên phải báo cáo với hiệu trưởng để ra đề (tương tự), tổ chức kiểm tra lại Tổ chức kiểm tra lại cho các học sinh vắng mặt trong vòng 1 tuần sau đó.
* Lưu ý: Giáo viên thống kê nhanh những học sinh không đạt điểm trung bình để có kế hoạch tổ chức thi lại lần 1 cho học sinh.
- Việc ôn tập, kiểm tra phải được tiến hành nghiêm túc, phản ánh đúng thực
tế, tránh chạy theo thành tích.
- Các ngày thi GV tập trung chấm thi tại trường và tổng hợp biểu mẫu cho Tổ trưởng chuyên môn.
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn lên bảng điểm gửi qua E.mail trường hoặc báo cáo theo biểu mẫu quy định, tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm thống kê chất lượng của tổ, và báo cáo tổng hợp khối nộp về BGH trường chậm nhất vào sáng ngày 1 tháng 1 năm 2018.(qua mail chuyên môn)
* Đề nghị tổ trưởng và giáo viên các lớp hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian qui định.
V Thời gian ôn tập, ra đề, tổ chức thi và báo cáo
Trang 3Trong tháng 12 giáo viên tăng cường ôn tập cho học sinh.
Tuần 16 xây dựng ma trận đề và đề thi Khối và chuyên môn duyệt đề từ ngày thứ 2 đến thứ 5 tuần 16.
Tuần 17 in ấn đề thi.
Tuần 18 thi cuối học kì 1 Lịch thi như sau:
Thi đọc ở
các lớp,
Thi tiếng
Anh
Thi đọc ở các lớp, khoa học khối 4,5,
Thi tiếng Anh
Thi đọc ở các lớp Thi địa lý- lịch sử;
Thi tiếng Anh
Thi môn tiếng Việt (sáng)
Thi tiếng Anh
Thi môn toán (sáng)
Thi tiếng Anh
- Các môn không đánh giá bằng bài thi điểm số thì tiến hành đánh giá nhận xét theo phân phối chương trình.
Lưu ý: Sáng thi chiều tập trung chấm bài Sau khi thi xong vẫn tổ chức dạy học bình thường ở các môn học khác ( Các môn địa lý, lịch sử, khoa học giáo viên chủ nhiệm tự coi thi hoặc giáo viên giảng dạy bộ môn tự coi thi).
Kết thúc chương trình vào tuần 18 Vậy sau khi thi xong dạy học bình thường để hoàn thành chương trình cho học sinh.
VI Lưu trữ và báo cáo:
- Các tổ khối thực hiện việc lưu trữ ma trận đề, đề kiểm tra, hướng dẫn chấm
và bài kiểm tra dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn về học, học sinh khuyết tật theo đúng quy định
- Các đơn vị thực hiện báo cáo theo mẫu (Nhà trường sẽ gửi sau khi nhận mẫu báo cáo của PGD&ĐT)
- Báo cáo kết quả việc thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT trong học kỳ 1
- Báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học (có so sánh kết quả đạt được của HS về 3 mặt: Phẩm chất, năng lực, các môn học và HĐGD
ở cuối học kỳ với kế hoạch phụ đạo mà đầu năm đã xây dựng)
- Báo cáo kết quả HĐNGLL, Các câu lạc bộ (Có đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm cho học kỳ 2)
- Xây dựng kế hoạch học kỳ 2 (Trong kế hoạch phải có đánh giá kết quả của HK1, rút kinh nghiệm và đối chiếu với kế hoạch năm học để xây dựng kế hoạc học kỳ 2) và công tác phụ đạo HS chưa hoàn thành các môn học học kỳ 1
- Cập nhật các số liệu trên phần mềm trực tuyến EQMS và trên trang SEQAP onlne
Trang 4Các báo cáo trên nộp về Chuyên môn vào trước ngày 01/01/2018 (bằng bản mềm qua email Chuyên môn )
- GV cập nhật đầy đủ trong phần mềm VnEdu của lớp và môn mình phụ trách, Bảng tổng hợp kết quả đánh giá theo lớp và lưu trữ an toàn, được đóng bìa; giáo viên
bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường ký đầy đủ các chữ ký, đóng dấu và lưu trữ theo quy định lưu trữ hồ sơ
VII Công tác sau kiểm tra:
Giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh; Chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cập nhật dữ liệu trên hệ thống phần mềm quản lý giáo dục VnEdu kịp thời, đảm bảo tính chính xác các thông tin, kết quả đánh giá học tập, rèn luyện của học sinh trên hệ thống
Tiến hành tổ chức sinh hoạt chuyên đề từ tổ bộ môn đến cấp trường đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý và dạy học, từ đó đề ra biện pháp điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá cho học kỳ 2 và lập kế hoạch phụ đạo học sinh
Tiếp tục duy trì công tác dạy và học, lập kế hoạch dạy bù chương trình, trả bài kiểm tra học kì, đảm bảo kết thúc chương trình học kỳ I vào trước ngày 06 tháng 01 năm 2018 Thời gian bắt đầu chương trình học kì II từ ngày 08/01/2018
Trên đây là kế hoạch thi cuối kì 1năm học 2017-2018 Đề nghị các khối trưởng, giáo viên và các bộ phận có liên quan nghiêm túc thực hiện.
P.HIỆU TRƯỞNG
NGUYỄN TRƯỜNG TRUNG
Trang 5PGD&ĐT EA H’LEO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số : ……/ KH-CKT Ea Khal, ngày 4 tháng 12 năm 2017
HƯỚNG DẪN RA ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2017-2018
Căn cứ Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đánh giá học sinh tiểu học;
Căn cứ công văn Số: 483 /HD-PGDĐT ngày 06 tháng 12 năm 2017 về việc
hướng dẫn kiểm tra và sơ kết học kỳ 1 năm học 2017-2018 của Phòng giáo
Dục và Đào tạo EaHleo;
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Trường tiểu học Cư K Tây; Trường tiểu học Cư K Tây hướng dẫn thực hiện việc ra đề, tổ chức kiểm tra học kỳ 1 năm học 2017-2018 như sau:
I Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh
Giáo viên đánh giá định kì về năm g lực, phẩm chất và kết quả học tập, mức
độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì 1 đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa
lí, Ngoại ngữ bằng bài kiểm tra định kì
II Định hướng ra đề học kỳ 1 năm học 2017-2018
1 Môn tổ chức đánh giá
Chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kỳ 1 đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì
2 Thời gian đánh giá và thực hiện chương trình:
Kiểm tra việc thực hiện chương trình; tiến hành cho học sinh được ôn tập trước khi kiểm tra, thực hiện học đến đâu kiểm tra đến đó Sau khi kiểm tra học kỳ tiếp tục dạy học đảm bảo số tiết theo quy định Nghiêm cấm mọi hình thức dạy dồn dạy ép, cắt xén chương trình, việc dạy bù được thực hiện trong tuần 18 b (01/01-05/01/2018)
và được ghi đầy đủ trong sổ kế hoạch giảng dạy
3 Đề bài kiểm tra định kì học kỳ I
3.1 Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học; (khoảng 30%)
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân; (khoảng 30%)
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống; (khoảng 30%)
Trang 6- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt; (khoảng 10%)
3.2 Ra đề kiểm tra định kỳ theo ma trận Đề bài kiểm tra định kì phải phân định tỷ lệ phù hợp giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm Trong đó trắc nghiệm không quá 50% tổng số điểm toàn bài
3.3 Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh
- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt được so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh (do Hiệu trưởng quyết định) và thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17/9/2007 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn;
- Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập, nếu khả năng của học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân
4 Cấu trúc đề theo từng môn học
4.1 Môn Tiếng Việt
4.1.1 Lớp 1 - Chương trình hiện hành:
- Đọc thành tiếng vần, từ ngữ, câu kết hợp làm bài tập (20tiếng /1phút) (10 điểm)
- Viết: vần, từ ngữ, câu (20 chữ/ 15 phút) (10 điểm)
4.1.2 Lớp 2, 3
1 Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
1.1 Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân): 4 điểm
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc)
* Nội dung kiểm tra:
+ Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, 3 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)
+ Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra
* Thời gian kiểm tra: Giáo viên kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì I
* Cách đánh giá, cho điểm:
Trang 7– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (40-60 tiếng/phút): 1 điểm – Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
1.2 Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 6 điểm
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu; kiến thức, kĩ năng về từ và câu của học sinh
* Phân bố điểm cho các nội dung khảo sát: có thể phân bố điểm như sau:
– Đọc hiểu văn bản: 4/6 điểm
– Kiến thức, kĩ năng tiếng Việt: 2/6 điểm
Điểm tối đa cho mỗi câu trắc nghiệm (lựa chọn, trả lời ngắn, điền, nối…): 0,5 điểm
Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời câu hỏi mở (chủ yếu là câu hỏi ở mức 3 và mức 4): 1 điểm (Thang điểm chấm: 0 – 0,5 – 1)
* Thời gian làm bài kiểm tra: khoảng 35 – 40 phút
2 Bài kiểm tra viết (10 điểm)
2.1 Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 4 điểm
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh
* Nội dung kiểm tra: Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết (Chính tả nghe – viết) một đoạn văn (hoặc thơ) phù hợp với chủ điểm đã học (khoảng 40 – 60 chữ)
* Thời gian kiểm tra: khoảng 15 phút
– Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
– Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm
2.2 Kiểm tra viết đoạn, bài (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 6 điểm
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn/văn bản của học sinh
* Nội dung kiểm tra: Học sinh viết theo yêu cầu của đề bài thuộc nội dung chương trình đã học trong Học kì I
Đề kiểm tra viết đoạn, bài đánh giá tổng hợp được những nội dung học tập sau:
kĩ năng viết chữ; kĩ năng viết chính tả; kĩ năng dùng từ; kĩ năng đặt câu; kĩ năng viết đoạn kể, tả đơn giản có độ dài khoảng 6 – 8 câu
– Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể):
+ Nội dung (ý): 3 điểm
Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài + Kĩ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
3.3.3 Lớp 4, 5
Trang 81 Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
1.1 Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân): 3 điểm
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc)
* Nội dung kiểm tra:
+ Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do Giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)
+ Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra
* Thời gian kiểm tra: Giáo viên kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết Ôn tập cuối học kì I
* Cách đánh giá, cho điểm:
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (80-110 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
3.1.2 Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 7 điểm
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu; kiến thức tiếng Việt của học sinh
* Phân bố điểm cho các nội dung khảo sát: có thể phân bố điểm như sau:
– Đọc hiểu văn bản: 4/7 điểm
– Kiến thức tiếng Việt: 3/7 điểm
Điểm tối đa cho mỗi câu trắc nghiệm (lựa chọn, trả lời ngắn, điền, nối…): 0,5 điểm
Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời câu hỏi mở (chủ yếu là câu hỏi ở mức 3 và mức 4), loại câu hỏi Đúng – Sai phức hợp: 1 điểm (Thang điểm chấm: 0 – 0,5 – 1)
* Thời gian làm bài kiểm tra: khoảng 35 – 40 phút
3.2 Bài kiểm tra viết (10 điểm)
3.2.1 Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 2 điểm
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh
* Nội dung kiểm tra: Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết (Chính tả nghe – viết) một đoạn văn (hoặc thơ) phù hợp với chủ điểm đã học (khoảng 80 – 95 chữ)
* Thời gian kiểm tra: khoảng 15 – 20 phút
* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:
– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
3.2.2 Kiểm tra viết đoạn, bài (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 8 điểm
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn/văn bản của học sinh
Trang 9* Nội dung kiểm tra: Học sinh viết theo yêu cầu của đề bài thuộc nội dung chương trình đã học trong Học kì I
Đề khảo sát viết yêu cầu học sinh tạo lập một văn bản thuộc những kiểu loại văn bản theo yêu cầu của chương trình Tiếng Việt trong Học kì I của lớp 4, 5 Qua việc viết một bài văn, có thể đánh giá được kiến thức về kiểu loại văn bản, khả năng tạo lập văn bản (khả năng lập ý, sắp xếp ý ; khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu ; khả năng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, thái độ trước những sự vật, sự việc, hiện tượng,
… trong cuộc sống)
– Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể):
1 Mở bài (1 điểm)
2 Thân bài: - Nội dung (1,5 điểm) - Kĩ năng (1,5 điểm) - Cảm xúc (1 điểm)
3 Kết bài (1 điểm)
4 Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
5 Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
6 Sáng tạo (1 điểm)
Điểm kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt là tổng điểm TBC của bài kiểm tra Đọc
và bài kiểm tra Viết (làm tròn 0,5 thành 1)
3.2 Môn Toán:
3.2.1 Hình thức, thời gian kiểm tra
- Kết hợp dạng bài tập/câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận
- Thời gian kiểm tra:
Lớp 1: 35 phút
Lớp 2, 3, 4, 5: 40 phút
3.2.2 Cấu trúc đề kiểm tra
- Cấu trúc: bao gồm các mạch kiến thức:
+ Số học (khoảng 60%) Củng cố về các vòng số và các phép tính trên các vòng số
+ Đại lượng và đo đại lượng (khoảng 10%): tập trung về các bảng đơn vị đo đại lượng
+ Yếu tố hình học (khoảng 10%): các hình trọng tâm trong chương trình đã học
+ Giải toán có lời văn (khoảng 20%) được tích hợp vào trong ba mạch kiến thức trên với mức độ khác nhau, chủ yếu ở mức độ vận dụng
- Về mức độ câu hỏi và bài tập trong đề kiểm tra: Tùy theo từng trường và đối tượng học sinh của trường đó để có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức độ khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng trường, chẳng hạn: mức 1: khoảng 30%; mức 2: khoảng 40%; mức 3 khoảng 20%; mức 4: khoảng 10%
- Đề kiểm tra cần gắn với nội dung kiến thức đã học theo từng giai đoạn cụ thể 3.3 Môn Khoa học
Kiểm tra mạch kiến thức, kĩ năng được học trong học kì I Là những kiến thức đời sống gắn liền giữa nhà trường, gia đình và xã hội mà học sinh có thể vận dụng được
Trang 10- Cấu trúc đề kiểm tra: đề kiểm tra môn Khoa học là đề kết hợp trắc nghiệm và
tự luận, có khoảng 12 câu, trong đó số câu tự luận khoảng 20%, số câu trắc nghiệm khoảng 80%
- Thời gian làm bài kiểm tra: 40 phút
- Phân bố nội dung kiểm tra ở từng mức:
+ Mức 1: khoảng 30%;
+ Mức 2: khoảng 30%;
+ Mức 3: khoảng 30%;
+ Mức 4: khoảng 10%
Lưu ý: tuỳ theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng trường
- Cách đánh giá: Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân, làm tròn 0,5 thành 1 và được trả lại cho học sinh
3.4 Môn Lịch sử và Địa lý
Môn Lịch sử và Địa lý là một bài kiểm tra chung (10 điểm) trong đó có 50% kiến thức Lịch sử; 50% kiến thức về Địa lý
Kiểm tra mạch kiến thức Lịch sử và Địa lý học sinh được học trong kì I Đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng khối lớp
Đối với các mức: Tỉ lệ % số câu và số điểm cho các mức độ (1,2,3,4)dựa vào các căn cứ sau:
+ Mức 1: Khoảng 40%;
+ Mức 2: Khoảng 30%;
+ Mức 3: Khoảng 20%;
+ Mức 4: Khoảng 10%
Số câu trắc nghiệm khách quan: khoảng 60%; số câu tự luận: khoảng 40% Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 35 – 40 phút(theo thời gian của từng tiết học theo từng lớp)
3.5 Môn Tiếng Anh
Căn cứ theo Thông tư số: 3032/BGDĐT–GDTH V/v: Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013 kết hợp Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra bảo đảm
đủ 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng linh hoạt
Một bộ đề bao gồm ma trận+ đề+ đáp án+ file word phần nghe+ nói
Các trường có dạy tiếng Anh theo hình thức tự chọn ở lớp 1,2, giao cho giáo viên dạy tiếng Anh phối hợp với tổ bộ môn ra đề kiểm tra đánh giá dựa vào các hướng dẫn trên
4 Cách tổ chức ra đề tại tổ khối:
+ Các khối họp bàn bạc, xác định nội dung cần kiểm tra với từng thành viên trong khối (theo hướng dẫn trên)
+ Với mỗi nội dung đã xác định, tiến hành ra đề theo 4 mức độ nhận thức của
HS được quy định trên