Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
240,5 KB
Nội dung
BUBBLEDECK- TẤM SÀNRỖNGTHEOHAI PHƯƠNG
GIỚI THIỆU
Nguyên tắc cấu tạo cơ bản
Tấm lưới thép trên
Bóng rỗng làm từ nhựa tái chế
Tấm lưới thép dưới
Hệ sànBubbledeck dựa trên công nghệ tổng hợp đã được cấp bằng sáng chế -phương pháp
liên kết trực tiếp khối rỗng và thép.
Sàn Bubbledeck là sànrỗng làm việc haiphương trong đó các quả bóng nhựa có vai trò giảm
thiểu lượng bê tông không cần thiết đối với kết cấu.
Bằng cách phối hợp lỗ rỗng tạo ra do trái bóng và chiều rộng của lưới thép, kết cấu bê tông có
thể được tối ưu hoá và tối đa việc sử dụng đồng thời các vùng chịu moment uốn và vùng chịu
lực cắt.
Việc lắp dựng chính là kết quả của đặc tính hình học của hai chi tiết cơ bản: lưới gia cường và
bóng nhựa rỗng. Khi lưới gia cường trên và dưới được liên kết theo cách thông thường, một
phần tử Bubbledeck ổn định đã được hình thành.
Lưới thép gia cường có nhiệm vụ phân bổ và cố định các trái bóng tại những vị trí chính xác,
trong khi đó, các trái bóng định hình thể tích lỗ rỗng, giúp giữ vững định dạng của lưới thép
gia cường đồng thời ổn định vị trí của lưới bóng. Khi tiến hành đổ bê tông cho đơn vị lưới
thép nêu trên, ta có được tấm sànrỗngtheohaiphương “toàn khối”.
Hiệu quả
Ưu thế chính của các quả bóng là giảm trọng lượng của tấm sàn. Tải trọng bản thân của sàn
Bubbledeck chỉ bằng 1/3 lần tấmsàn đặc có cùng độ dày và không có ảnh hưởng cường độ
uốn và độ võng của tấm sàn
Bubbledeck Bubbledeck
Sàn đặc Cùng độ dày Cùng khả năng
chịu tải
Khả năng chịu lực
Tải trọng bản thân
Giá trị tương đối theo % của
sàn đặc
Khả năng chịu tải 25 50 25
Tải trọng bản thân 75 50 40
Tải trọng bản thân/ khả năng
chịu tải
3:1 1:1 1.5:1
Giá trị tuyệt đối theo % của
sàn đặc
Khả năng chịu tải 100 200 100
Tải trọng bản thân 100 65 50
Giá trị gia tăng sử dụng bê tông 300 200
So với tấmsàn đặc, một tấmsànBubbledeck có khả năng chịu lực gấp đôi với 65% lượng bê
tông và có cùng khả năng chịu lực với 50% lượng bê tông.
Các dạng sàn
Tấm Bubbledeck đơn giản được cấu tạo bởi lưới thép dưới, quả bóng và lưới thép trên sau đó
sẽ được đổ bê tông tại công trường trên hệ ván khuôn truyền thống.
Tấm Bubbledeck bán lắp ghép có phần dưới của trái bóng và lưới thép dưới được đổ bê tong
tại xưởng, phần bê tông đúc sẵn này sẽ thay thế cho ván khuôn tại công trường.
Tấm Bubbledeck dưới dạng các tấm đúc sẵn toàn khối có thể được cung cấp để thực hiện lắp
ghép tại công trường.
Để tiện vận chuyển, tất cả các cấu kiện thường có chiều rộng dưới 3m, tuy nhiên sẽ không gặp
khó khăn khi gắn kết các cấu kiện đó tại công trường, vì thế khả năng chịu tải tổng hợp của
tấm liên kết này vẫn được duy trì không đổi.
Các dạng sàn tiêu chuẩn
Bubbledeck được sản xuất theo 6 dạng tiêu chuẩn (nên chú trọng các dạng gạch chân)
Độ dày tấm (mm): 170 230 280 340 390 430
Hiện tại và tương lai
Sự khác biệt giữa các toà nhà truyền thống và nhà sử dụng Bubbledeck
Nhìn từ bên ngoài
các toà nhà đều
giống nhau nhưng
việc xây dựng lại
hoàn toàn khác
80% nhà trên thế
giới tiến hành đúc
sàn tại chỗ, việc
chọn biện pháp
chống tuỳ ý nhưng
bước và nhịp
thường ngắn.
20% nhà trên thế
giới sử dụng sàn đúc
sẵn, việc chọn biện
pháp chống giới hạn
ở tường và dầm tạo
nên sự gò bó cho
xây dựng
Phương pháp mới
của Jorgen
Breuning: linh hoạt
theo mọi hướng, lựa
chọn biện pháp
chống đỡ tuỳ ý và
bước nhịp dài hơn
Việc sử dụng Bubbledeck giúp cho thiết kế kiến trúc linh hoạt hơn - dễ dàng lựa chọn các
hình dạng, phần mái đua và độ vượt nhịp/diện tích sàn lớn hơn với ít điểm chống đỡ hơn –
không dầm, không tường chịu tải và ít cột làm cho thiết kế nhà khả thi và dễ thay đổi. Cũng
có thể thay đổi phần thiết kế nội thất trong suốt “vòng đời” của công trình.
Mặt cắt của Bubbledeck cũng tương tự như những tấm sànrỗngtheo 1 phương thông thường
đã được sử dụng trong 40 năm qua. Tuy nhiên kết cấu của những tấmsàn loại này có nhược
điểm là chỉ chịu lực theo 1 phương nên cần có dầm hoặc tường làm gối tựa suốt chiều dài ở cả
hai đầu tấm sàn, vì thế khó thay đổi kết cấu của toà nhà.
Ưu điểm
- Giảm trọng lượng
- Tăng khả năng chịu lực
- Độ vượt nhịp lớn
- Ít cột ( lưới cột có thể thưa hơn )
- Không cần dầm dưới trần, không cần mũ cột.
Sản xuất và thực hiện
- Nâng cao chất lượng nhờ quá trình sản xuất tự động hoá
- Giảm khối lượng thi công tại công trường, không cần công nhân tay nghề cao
- Lắp dựng đơn giản, dễ dàng
- Không cần nhiều không gian kho bãi
- Thiết bị lắp dựng nhẹ và rẻ
Vận chuyển
- Việc vận chuyển vật liệu giảm đáng kể - chi phí thấp và không ảnh hưởng tới môi
trường
Độ an toàn
- Chống cháy - Kết cấu chống cháy
- Động đất - đạt chỉ số an toàn do trọng lượng giảm
- Độ ẩm - kết cấu an toàn tập chung
Tính kinh tế
- Tiết kiệm vật liệu (tấm sàn, cột vách, móng) đến 50%
- Tránh được việc hàn lưới thép ay tại công trình
- Giảm mạnh chi phí vận chuyển
- Lắp dựng đơn giản
- Công trình linh hoạt
- Chi phí cho việc sửa chữa, thay đổi thấp
- Tuổi thọ công trình cao
Kết hợp các ưu điểm trên có thể tiết kiệm đến 5 – 15% chi phí cho toàn bộ công trình
Bảo vệ môi trường
- Tiết kiệm đến 50% lượng vật liệu xây dựng – 1kg nhựa thay thế hơn 100kg bê tông
- Tiêu thụ ít năng lượng - cả trong sản xuất, vận chuyển và thực hiện
- Ít khí thải trong sản xuất và vận chuyển, đặc biệt là lượng CO2
- Không sản sinh ra chất thải – tái sử dụng 100%
- Môi trường xã hội tốt hơn: cải thiện điều kiện làm việc, thời gian xây dựng ngắn ít ảnh
hưởng tới xung quanh, ít tiếng ồn trong sản xuất, vận chuyển và lắp dựng
Cũng như việc tiết kiệm vật liệu, giảm tiêu thụ năng lượng và giảm khí thải có thể đạt tới
50%.
THỬ NGHIỆM
Khả năng chịu uốn và độ võng: Bubbledeck được so sánh với tấmsàn đặc theo lý thuyết và
thực tế. Kết quả trong bảng cho thấy với cùng độ dày, khả năng chịu uốn của hai loại tấm sàn
bằng nhau nhưng độ cứng của Bubbledeck nhỏ hơn của tấmsàn đặc.
Khả năng chịu cắt và ứng suất cắt do chọc thủng: Theo kết quả các thử nghiệm thực tế,
Khả năng chịu cắt phụ thuộc vào khối lượng hiệu quả của bê tông. Khả năng chịu cắt của
Bubbledeck đo được bằng 72-91% khả năng chịu cắt của tấmsàn đặc. Theo tính toán, hệ số
0.6 được sử dụng trong khả năng chịu cắt đối với tấmsàn đặc có chiều cao xác định. Điều này
đảm bảo tạo được độ dự trữ an toàn lớn cho kết cấu. Do đó những vị trí có tải trọng cắt lớn
cần được đặc biệt chú trọng, ví dụ những vùng xung quanh cột. Có thể giải quyết vấn đề này
bằng cách bỏ bớt một số quả bóng tại các vùng tới hạn xung quanh các cột , tạo ra vùng
bêtông đặc đủ khả năng chịu cắt.
Tiếng ồn: Thực hiện so sánh giữa Bubbledeck và tấmsànrỗngtheo 1 phương có cùng chiều
cao. Bubbledeck có thể giảm ồn cao hơn tấmsànrỗng 1 phương 1db. Tiêu chí chủ yếu giảm
ồn là trọng lượng tấmsàn nên sànBubbledeck sẽ không hoạt động như những loại sàn khác
có cùng trọng lượng
Việc chế tạo Bubbledeck tuân theo những tiêu chí chung và được tính toán dựa trên những
nguyên tắc chung, Việc chế tạo này không khác so với những gì đã biết đến và được sử dụng.
Việc chế tạo cũng tương tự như chế tạo một tấmsàn đặc.
Kết quả rõ ràng:
Bubbledeck hoạt động và có thể được tính toán tương tự như tấmsàn đặc!
LẮP ĐẶT ĐƠN GIẢN (TẤM SÀN LOẠI A)
• Hệ chống tạm thời - chống trên dầm song song khoảng cách từ 1.8 đến 2.4m
• Cấu kiện đổ bê tông – các cấu kiện nửa đúc sẵn được đặt bằng máy vào vị trí
• Gia cố mối nối - lắp các thanh liên kết dưới, bắt chặt lưới trên tại những mối nối giữa
các cấu kiện
• Gia cố cắt - lắp thanh đơn vào các cột
• Gia cố cạnh - lắp thanh góc và kẹp xung quanh chu vi tấm bê tông
• Ván khuôn chu vi - gắn ván khuôn vào lớp bê tông đúc sẵn dưới và bắt chặt với cốt
thép lưới trên
• Ván khuôn mặt dưới tấm- chống gỗ dán tại các mối nối chịu lực, giữa các nhịp cấu
kiện và giữa các cấu kiện và cột
• Chuẩn bị - hàn mối nối giữa các cấu kiện, làm sạch và làm ẩm lớp bê tông đúc sẵn
dưới
• Đổ bê tông - đổ bê tông, đầm rung bê tông cốt liệutại chỗ, dày 10mm so với bề mặt
tấm
• Cấu kiện tạm thời - dỡ bỏ trong vòng 8 – 10 ngày, tuỳ thuộc tư vấn công trình cụ thể
• Hoàn tất – không cần thi công thêm tấm bê tông thành phẩm nếu không có yêu cầu về
phần mái vòm lộ thiên.
Mô tả
Hệ sànBubbledeck là tấmsànrỗng có nhịp theohaiphương trong đó các trái bóng nhựa thay
thế lượng bê tông không có vai trò kết cấu ở giữa tấm sàn. Hệ này bao gồm một lưới bóng gia
công sẵn kẹp giữa haitấm lưới thép gia cường.
Hệ sànBubbledeck dựng trên cột bê tông cốt thép, hình thành khung bê tông bền vững, không
cần giằng ngang và các tác vụ khác để đạt được yêu cầu về kết cấu, chống cháy và cách âm.
Khi so sánh với tấmsàn thường có cùng bề dày, tấmsànBubbledeck giảm 35% trọng lượng
nhưng lại có cùng khả năng chịu lực. Cũng có thể đạt được số nhịp gấp 40 lần độ dày tấm sàn
ở cả hai phương, với nhịp công xôn gấp 10 lần độ dày tấm.
Hệ sàn cho phép giảm 50% tải trọng bản thân của công trình. Sàn không cần dầm nên giảm
được chiều cao công trình, dễ dàng hơn cho việc bài trí, thiết kế nội thất. Sau năm năm, hệ sàn
Bubbledeck đã được ứng dụng thành công với hơn 70 dự án tại Hà Lan và Đan Mạch, được
nhận chứng nhận kỹ thuật của Hà Lan.
Ưu điểm
• Thiết kế linh hoạt – cho phép thiết kế các sơ đồ, phương án khả thi
• Nhịp lớn giữa các cột chống – không đòi hỏi hệ dầm
• Tải trọng bản thân kết cấu giảm – cho phép giảm kích thước móng
• Loại bỏ dầm sàn- chỉ sử dụng nếu cần thiết
• Loại bỏ giằng ngang và cột chống trung gian
• Giảm đáng kể lượng bê tông
• Thời gian lắp dựng nhanh – ít cấu kiện hơn so với khung thép, sàn kim loại hoặc bê
tông
• Khối bê tông không phải chịu tải
• Thân thiện với môi trường- giảm lượng vật liệu xây dựng
• Kết cấu bền vững, có thể tái sử dụng khung
• Khả năng lộ thiên, dễ thi công các phương án thiết kế
• Có thể kết hợp hệ thống làm mát tấm sàn
Có thể giảm 2.5% đến 10% tổng chi phí xây dựng dự án
Các dạng dự án
Nhà chung cư, căn hộ, bãi đỗ xe, văn phòng, khách sạn, trường học, bệnh viện, công trình
công nghiệp…
Các loại sàn
Loại A -Tấm mỏng, đáy của cấu kiện lưới bóng gồm một lớp bê tông đúc sẵn dày 70mm thay
cho ván khuôn. Cấu kiện này đặt trên cột chống tạm thời, bổ sung thêm cốt thép cạnh, sau đó
đổ bê tông lên tấm sàn.
Loại B – Module cốt thép dưới dạng cấu kiện “lưới bóng” chế tạo sẵn. Cấu kiện được đặt vào
vị trí thi công và cột chống, bổ sung cốt thép cạnh, sau đó đổ bê tông toàn bộ bề dày tấm sàn.
Loại C -Tấmsàn thành phẩm, phân phối tới chân công trình dưới dạng tấm bê tông hoàn
chỉnh. Nhịp tấmtheo một hướng nên cần dầm chống và tường trong kết cấu.
Thông thường tấmsàn loại A tiết kiệm chi phí nhất vì nó không cần ván khuôn cần cho loại B
và giảm được chi phí vận chuyển cùng những yêu cầu khác cho loại C.
Vật liệu
Thép gia cường: FeB 550 hoặc 460 N/mm
2
đến BS 4483
Bê tông: cấp C28/35 max. 10mm cốt liệu, không cần chất tạo dẻo
Bóng nhựa: HSPE (nhựa tái chế, mật dộ polyethylene cao)
Lựa chọn dịch vụ
Chúng tôi đưa ra hai lưạ chọn dịch vụ bao gồm phần thiết kế, chi tiết, thiết kế bản vẽ, sản
xuất các cấu kiện và cung cấp tất cả các bộ phận phục vụ việc thi công.
Lựa chọn A - Thiết kế tấmsàn hoàn thiện bởi công ty Bubbledeck (BD CI)
1. Yêu cầu và tư vấn, các cuộc họp ban đầu (FOC)
2. Thiết kế sơ bộ về hình thức cấu kiện và dạng sàn (FOC)
3. Bảng giá thiết kế chi tiết, thiết kế bản vẽ, sản xuất và cung cấp cấu kiện, dựa trên
lượng cốt thép tính toán cần thiết trên m
2
(FOC)
4. Chấp nhận bảng giá, phương thức thanh toán cho thiết kế chi tiết và thiết kế bản vẽ.
5. Thiết kế chi tiết của tấmsànBubbledeck bởi BD CI, thiết kế chi tiết tất cả các cấu kiện
(nền, cột chống, mái, mái hiên) bởi đại diện khách hàng và những người khác.
6. Đệ trình bản thiết kế chi tiết cho đại diện khách hàng và cơ quan kiểm duyệt công
trình, đợi ký duyệt
7. Thiết kế bản vẽ đối với sànBubbledeck bởi BD CI, bao gồm các cấu kiện đúc sẵn cho
việc sản xuất và các chi tiết cốt thép phân bố theo yêu cầu
8. Đệ trình các bản vẽ thiết kế lên đại diện khách hàng
9. Bảng giá đã điều chỉnh, dựa trên lượng cốt thép cuối cùng trên m
2
10. Chấp thuận bảng giá điều chỉnh, yêu cầu sản xuất, cung cấp các cấu kiện đến công
trường.
11. Tư vấn cho đại diện và nhà thầu chính của khách hàng về việc lắp đặt và thi công tại
công trường
12. Chế tạo các cấu kiện cung cấp cho công trường
13. Tư vấn cho chủ thầu chính trong suốt quá trình lắp đặt và thi công.
14. Kiểm tra công trình về mặt xây dựng, cốt thép phân bố cho việc đổ bê tông cuối cùng
do BD CI
Lựa chọn B - Cấu trúc và thiết kế tấmsànBubbledeck bởi các đại diện khách hàng
1. Yêu cầu và tư vấn, các cuộc họp ban đầu (FOC)
2. Thiết kế sơ bộ về hình thức cấu kiện và dạng sàn (FOC)
3. Bảng giá thiết kế chi tiết, thiết kế bản vẽ, sản xuất và cung cấp cấu kiện, dựa trên
lượng cốt thép tính toán cần thiết trên m
2
(FOC)
4. Thiết kế chi tiết sànBubbledeck và các cấu kiện khác (nền, cột chống, mái và hiên) do
đại diện khách hàng hoặc người khác.
5. Đệ trình thiết kế chi tiết lên BD CI để kiểm tra và nhận xét
6. Thiết kế bản vẽ sànBubbledeck bởi đại diện khách hàng hoặc người khác, bao gồm
các cấu kiện đúc sẵn cho sản xuất và các loại cốt thép phân bố theo yêu cầu
7. Đệ trình bản vẽ thiết kế lên BD CI kiểm tra và nhận xét
8. Bảng giá đã điều chỉnh, dựa trên lượng cốt thép cuối cùng trên m
2
9. Chấp thuận bảng giá và yêu cầu về việc sản xuất, cung cấp các cấu kiện cho công
trường
10. Tư vấn cho đại diện hoặc nhà thầu chính của khách hàng về việc lắp đặt và thi công
11. Chế tạo các cấu kiện và cung cấp cho công trường
12. Kiểm tra công trường về việc xây dựng, các chi tiết cốt thép phân bố cho việc đổ bê
tông cuối cùng do đại diện khách hàng hoặc người khác.
Đặc điểm cấu kiện
Loại Độ dày
mm
Bóng
mm
Nhịp
m
Trọng lượng
Kg/m
2
Bê tông
m
3
/m
2
BD230 230 Ø180 7 - 10 370 0.1
BD280 280 Ø225 8 - 12 460 0.14
BD340 340 Ø270 9 – 14 550 0.18
BD390 390 Ø315 10 – 16 640 0.2
BD450 450 Ø360 11 – 18 730 0.25
Chiều cao chính xác được tối ưu hoá theo yêu cầu dự án
Kích thước max của cấu kiện Rộng 2.4m
Dài 9 – 14m
Tính toán kết cấu
Tính toán theophương pháp tính đối với tấmsàn đặc, quy chuẩn Châu Âu.
Bubbledeck vs sàn đặc thông thường
Theo % của sàn đặc Cùng khả năng
chịu lực
Cùng độ cứng
uốn
Cùng lượng bê
tông
Khả năng chịu lực 100 105 150*
Độ cứng uốn 90 100 300
Lượng bê tông 66 69 100
*: Sử dụng cùng một lượng thép gia cường. Lượng bê tông hiệu quả hơn là 220%
Khả năng chịu cắt: hơn 70% so với tấmsàn thường có cùng chiều cao. Hệ số 0.6 được dùng
để tính toán. Tại vùng tới hạn (ví dụ cột xung quanh), có thể bỏ bớt bóng nhựa và thay bằng
cốt thép.
Khả năng chống cháy
Phân loại: sàn thành phẩm không bắt cháy
Chịu lửa: phụ thuộc vào phần vỏ bê tông từ 60 – 180 phút
Chống khói: Khả năng chống khói cao gấp 1.5 lần khả năng chống cháy
Độ dày khói < 10m cả hai chiều
Bóng nhựa: không chứa khí độc
Tiến hành thí nghiệm theo ISO 834
Khả năng cách âm (theo ISO 140 và 171)
Chiều cách âm Mức ảnh hưởng âm tiêu chuẩn
Dạng Rw (C; Ctr) [dB] Lc, w (C1; C50 – 3150) [dB]
BD230 55 (-2; -7) 78 (-11; -12)
BD340 57 (-2; -7) 76 (-13; -13)
Chỉ số thương mại
Phân phối: Bubbledeck chỉ có tại Anh Quốc và các đảo quốc từ công ty Bubbledeck C.I, Ltd
có giấy phép độc quyền.
Bằng sang chế: Châu Âu và Guernsey số 0552201B1, Jersey số P669
Đơn giá: thay đổi theo từng dự án.
BUBBLEDECK - KỸ THUẬT KẾT CẤU TIÊN TIẾN
Phần phụ của ngôi nhà được thiết kế khác biệt, bao gồm phòng tắm nắng hình chữ nhật, chiều
dài 12.3m chiều cao 5.3m, trên gara ô tô mà không cần bất kỳ cột chống nào ở khoảng giữa.
Hai bên tường dài có thể được lắp toàn bộ bằng kính, hai tường biên chính là bộ phận đỡ tấm
sàn. Người kiến trúc sư cho biết sau khi kiểm tra các phương pháp, ông không thể xây dựng
căn phòng bằng phương pháp truyền thống và ông muốn biết liệuBubbledeck có thể đạt được
nhịp 12m không. Chúng tôi đã tư vần rằng Bubbledeck chính là giải pháp tối ưu cho công
trình này.
Điều trên cho thấy Bubbledeck còn hơn cả tấmsàn phẳng mang tính cách mạng, đó là giải
pháp kết cấu tổng thể, hạn chế được nhược điểm về nhịp ngắn, thiết kế thẳng, tường chịu tải
hay những hạn chế về dầm, cột chống. Hệ sàn chứng tỏ được thành công tại Châu Âu từ khi
được phát minh 10 năm trước đây.
Kỹ thuật tiên tiến này gồm một tấmsànrỗng bên trong chứa các trái bóng nhựa tái chế, giảm
lượng bê tông không có chức năng kết cấu trong tấm. Điều này sẽ giảm 50% tải trọng bản
thân tấm, cho phép nhịp lớn hơn, ít kết cấu chống hơn biện pháp truyền thống.
Các cấu kiện rộng 2.4m tạo nên một phần của tấmsàn tổng thể sẽ được phân phối dưới dạng
đúc sẵn với lớp bê tông dưới dày 70mm. Dầm chính gia cường giữ lưới trên cố định và kẹp
chặt các trái bóng nhựa rỗng.
Khi cấu kiện “sandwich” này được đặt đúng vị trí, chúng sẽ được chống tạm thời, phần nối
giữa các tấm cũng được gắn với nhau bởi các thanh liên kết đặt giữa những trái bóng trên mặt
tấm bê tông đúc sẵn và gắn chặt vào lưới gia cường trên. Điều này có tác dụng làm cho các
mối nối biến mất – toàn bộ tấmsàn trở thành một khối duy nhất, nhịp theohaiphương trên
các thanh cột bê tông cốt thép.
Khi hoàn thành tấm Bubbledeck, có cảm giác nó được “treo” trong không khí mà không cần
bất kỳ thiết bị chống nào.
Công nghệ này hoàn toàn mới lạ đối với kết cấu truyền thống Anh quốc với tấmsàn có nhịp
theo một phương, do tường hoặc dầm chịu tải. Tuy nhiên nó lại được sử dụng rộng rãi ở châu
Âu trong 40 năm qua, dưới cái tên “tấm sàn bán toàn khối” (filigree slab).
Các thử nghiệm cho thấy các phần nối cấu kiện đúc sẵn cùng với lưới gia cường trên và dưới
tạo thành tấm lưới gia cường không nối trên toàn bộ tấm sàn, tức là mối nối không liên quan
tới hoạt động của kết cấu hoàn thiện.
Kỹ thuật này mang lại lợi ích sau: (xem phần ưu điểm ở trên)
Thông qua các kênh phân phối, chúng tôi cung cấp sản phẩm tới công trình bởi các nhà thầu
hoặc chuyên viên của chúng tôi đồng thời đưa ra những tư vấn kỹ thuật cho từng công trình
xây dựng.
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ
1. Tổng quan:
Bubbledeck - tấm sànrỗnghaiphương - được thiết kế áp dụng phương pháp truyền thống đối
với tấmsàn đặc, theo tiêu chuẩn xây dựng bê tông cốt thép hiện hành DIN 1045 (1988) hoặc
DIN 1045 (2001). Nó có thể giảm được tải trọng bản thân, tạo ra ưu điểm xác minh tĩnh.
Vùng cứng cũng được xác định do sử dụng khả năng chịu tải cắt đo được của Bubbledeck mà
không có sự gia cường cắt.
Ưu điểm của Bubbledeck trở nên rõ ràng khi tính toán biến dạng, thiết kế ứng suất uốn, thiết
kế thẩm thấu, truyền tải tới cột chống, tường và móng, thiết kế gia cường chống gãy vỡ,
chống động đất, quyết định tần suất cộng hưởng âm và cột chống phụ trợ trong suốt quá trình
xây dựng.
Khoảng cách giữa các trái bóng và phương chiều của module đều có thể thay đổi nhằm thích
nghi với mọi loại sàn và các chi tiết lắp đặt, đường ống
2. Thay đổi trong thi công:
Dựa vào yêu cầu, có thể tiến hành đổ bê tông cho tấmsànBubbledecktại chỗ hoặcn thiết kế
như module nửa đúc sẵn (bán toàn khối) với lực chống phụ và cũng có thể kết hợp với các
phương pháp khác, VD như Ứng suất trước. Bất kỳ loại chất lượng hoặc mật độ bê tông nào
cũng có thể sử dụng được. Các chi tiết liên quan và yêu cầu được lên kế hoạch và thực hiện
giống như với tấmsàn đặc truyền thống.
3. Những thông số kỹ thuật
Tất cả các dự liệu liên quan đến việc thiết kế Bubbledeck có trong bảng dưới đây. Khoảng
cách tâm giữa các trái bóng cũng có thể thay đổi được. Sau đó có thể áo dụng giảm tải tuỳ vào
lượng bóng còn lại trên một m2.
Đường kính bóng
Khoảng cách tâm nhỏ nhất giữa bóng
Số lượng bóng lớn nhất
Độ dày tấm nhỏ nhất đề xuất
Giảm tải trên 1 bóng
Giảm tải tối đa trên 1m2
Hệ số cứng
Hệ số cắt
4. Thiết kế khả năng chịu uốn
Thiết kế cường độ uốn cho tiết diện chữ nhật được tiến hành với những dụng cụ truyền thống
nếu xét đến những giới hạn sau:
[...]... Lắp đặt module bán toàn khối • Lắp lưới gia cường bên • Lắp lưới gia cường trên • Đổ lớp bê tông trên 9 Ví dụ Hệ thống: Các tấm được chống cục bộ Nhịp: 9m x 9m Tải: tải tác động sàn 5 kN/m2 tải bổ sung 1.5 kN/m2 Vật liệu xây dựng: Bê tông C45/55, thép gia cường BSt 500 S Độ dày tấm: 35cm Kích thước bóng: 27cm Quyết định tải bản thân: lấy hệ số cứng 0.87 ...(bảng) 5 Chống cháy 6 Cách âm 7 Quy trình Thiết kế • Thẩm tra ưu điểm của Bubbledeck • Quyết định chọn Bubbledeck Lập kế hoạch • Kế hoạch được các nhà kế hoạch kết cấu thông qua • Tính toán hệ ván khuôn như là bước cơ bản trong kế hoạch thực hiện • Chuẩn bị kế hoạch tổng thể Sản xuất • Kế hoạch tổng thể được khách hang thông qua • Bubbledeck chuẩn bị những kế hoạch cho từng module • Sản xuất, phân phối... khách hang thông qua • Bubbledeck chuẩn bị những kế hoạch cho từng module • Sản xuất, phân phối sản phẩm bởi các nhà máy chế tạo bộ phận • Giám sát sản xuất và phân phối bởi Bubbledeck Thi công • Công ty thầu lắp đặt/ hoàn thành theo hướng dẫn 8 Quy trình thi công lắp dựng Đổ bê tông tại chỗ • Chuẩn bị ván khuôn • Lắp đặt lưới gia cường dưới • Lắp module cơ bản • Đặt lưới gia cường trên • Đổ lớp bê . BUBBLEDECK - TẤM SÀN RỖNG THEO HAI PHƯƠNG
GIỚI THIỆU
Nguyên tắc cấu tạo cơ bản
Tấm lưới thép trên
Bóng rỗng làm từ nhựa tái chế
Tấm lưới thép dưới
Hệ sàn. THIẾT KẾ
1. Tổng quan:
Bubbledeck - tấm sàn rỗng hai phương - được thiết kế áp dụng phương pháp truyền thống đối
với tấm sàn đặc, theo tiêu chuẩn xây dựng