Hiện nay, Chính phủ nhiều nước và các doanh nghiệp đã và đang dần quan tâm tới các chương trình công cộng, các dự án thúc đẩy lợi ích chung của toàn xã hội nhằm mang lại những lợi ích thiết thực và lâu dài cho toàn bộ nền kinh tế. Nếu các chương trình, dự án này chỉ đạt được lợi nhuận tài chính mà không mang lại lợi ích cho nền kinh tế xã hội thì lợi ích chung của toàn nền kinh tế sẽ có xu hướng sụt giảm trong dài hạn. Để làm được điều này, Chính phủ các nước cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng những khoản đầu tư và lợi ích mà nó mang lại để tránh trường hợp chi phí nhưng lợi ích lại hạn chế. Lý thuyết kinh tế học phúc lợi cung cấp khuôn khổ để giải quyết: đánh giá hàm phúc lợi xã hội trước và sau khi có dự án và xem xét phúc lợi có gia tăng không. Nếu có, nên thực hiện dự án, phương pháp này đúng nhưng không hữu ích. Tuy nhiên, khối lượng thông tin cần thiết để nhận diện và đánh giá một hàm phúc lợi xã hội là khổng lồ. Mặc dù, các hàm phúc lợi xã hội đánh giá trong việc tư duy thông qua một số vấn đề mang tính ý niệm nhưng nó thường không giúp nhiều cho những công việc hàng ngày trong việc đánh giá dự án. Kinh tế học phúc lợi tạo ra nền tảng cho phân tích chi phí – lợi ích nhằm định hướng chi tiêu công. Vì vậy, phân tích chi phí – lợi ích đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chi phí, lợi ích không chỉ trong một dự án công cộng nói riêng mà còn là cả toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, phân tích chi phí – lợi ích là một thước đó chi phí và lợi ích nhưng nó cũng tồn tại một số hạn chế, khó khăn nhất định. Nhằm hiểu rõ hơn về các khó khăn này, nhóm 11 lựa chọn đề tài: “Những khó khăn trong việc xác định chi phí, lợi ích và tỉ suất chiết khấu cho khu vực công”. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành, nhóm vẫn còn nhiều thiếu sót, nhóm 11 mong nhận được sự góp ý của thầy để bài tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.