Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
239,08 KB
Nội dung
LịchsửnghềHátchèo
Kinh đô Hoa Lư - Ninh Bình được coi là đất tổ
của sân khấu chèo, và người sáng lập là bà Phạm
Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà
Đinh vào thế kỷ 10. Sau này loại hình nghệ thuật
biểu diễn này đã được phát triển rộng ra đồng bằng
Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra.
Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của
nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa
được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và
cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Từ thiên
niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, họ đã biết biểu diễn
các vở chèo đầu tiên trên sân đình.
Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống
là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân
thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.
Biểu diễn với Trống chèo
Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là
trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát
triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại
này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn.
Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời
điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam
vào thế kỷ 14. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã
đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam.
Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca,
nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt
mang tới, chèo có thêm phần hát.
Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho
phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng
của đạo Khổng. Do không được triều đình ủng hộ, chèo
trở về với những người hâm mộ ban đầu là nông dân, kịch
bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình
thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt
Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế
kỷ 19.
Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình
Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai
đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai
thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc
tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế
kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành
chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo
các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ
Mai.
Một cảnh trong vở chèo "Trương Viên"
Chèo sân đình, còn được gọi là chèo cổ: Là loại
hình chèo cổ của những phường chèo xưa, thường được
biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình
quyền quý. Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một
chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ,
diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn
đế.
Chèo sân đình diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ được
thể hiện theo ngôn ngữ, động tác cách điệu của diễn viên.
Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là chiếc quạt.
Trên đường xâm nhập ngày càng sâu vào mọi mặt
sinh hoạt đời thường của bà con thôn xóm, những người
làm chèo đã nhanh chóng kịp thời chuyển địa điểm diễn
qua sân đình, từ lòng đình hoặc thềm đình quay ra ba
phương sáu hướng, lấy đấy làm khán trường ngoài trời
rộng rãi phóng khoáng;
Cứ thế, dần hình thành cả loạt nguyên tắc kịch thuật
linh hoạt độc đáo, mà nhiều nhà chuyên môn gọi là sân
khấu ba mặt.
Quá trình tìm cách thể hiện các tích mới, nhân vật
mới, tình huống mới, nghệ nhân đã vay mượn các loại dân
ca, dân vũ trò diễn dân gian và "chèo hoá" chúng dần cho
tới khi thành thủ pháp của vốn nghề nhà.
Không loại trừ những cái mới không thể không sáng
tạo, ban đầu có thể còn vụng về, gồ ghề, sau được người
này kẻ kia uốn nắn sửa sang mà thành hay dần, đẹp dần,
với sức diễn tả mạnh dần.
Dường như trong chèo cổ, cái cười ngày càng chiếm
thời gian dài, càng chú ý phản ánh những thói hư tật xấu
của đời thường. Ðiều đó, làm cho tính xã hội của chèo
ngày mỗi nổi đậm về sau.
Nổi bật hơn cả là lớp việc làng chỉ bằng nói thường,
nói lối, nói rao, "ngâm thơ", với đủ thành phần nhân sự
của bộ máy chính quyền cơ sở đại diện cho pháp luật, tập
tục, đạo lý, tôn giáo, bị vạch mặt thật ê chề.
Song nhà nghề trân trọng gìn giữ, coi là mẫu mực
cho nghề Tổ, còn là cả loại hình tượng nhân vật nữ tốt có,
chưa hẳn tốt có, chưa hẳn xấu cũng có, đặc biệt là số
nhân vật nữ vượt khỏi vòng kiềm toả của đạo lý phong
kiến, như Thị Màu, đào Huế, Suý Vân,
Có điều, nếu Thị Màu chỉ là nhân vật đối tỷ cốt làm
bật rõ sự nhẫn nhục của Thị Kính lần nữa, để đức độ nàng
khả dĩ đủ mức lên toà sen thành Phật Quan Âm; nhân vật
đào Huế tuy chẳng ai nói là "phản diện" nhưng cũng
không được nhà Nho "ưa", vẫn chỉ là chi tiết phụ, mà nếu
có lược đi cũng không hại gì đến kết cấu và chủ đề tích
chuyện; còn Suý Vân, người phụ nữ bất đắc dĩ đành bỏ
chồng, lại nằm vào bản thân (tích) trò, hay nói đúng hơn,
dễ tới 2/3 thời gian diễn tích Kim Nham là để thể hiện
nàng.
Thị Màu, Ðào Huế, Suý Vân đều được nghệ nhân
sáng tạo thành khuôn diễn với nhiều bài hát múa dành
riêng, độc đáo, tới nay vẫn giữ nguyên giá trị thẩm mỹ và
giá trị nghệ thuật.
Những tính cách, chính là đức độ bản sắc nhân vật ấy
thường bộc lộ thụ động, tức là họ chỉ phô bày tâm trạng
và cách ứng phó khi sự biến đã xẩy ra, bằng cách diễn
xuất mang nội dung và hình thức nhiều ít hấp dẫn đủ sức
làm gương cho người xem.
Chỉ số ít mang tính cách vượt khỏi quan điểm phong
kiến mới phô bày một cách chủ động, mà có đúng là cố ý,
khi nghệ nhân dùng những làn điệu và khuôn diễn thật
đặc sắc làm rạng rỡ nghệ thuật cổ truyền: tính từ những
nhân vật Thày Ðồ, Thày Bói, Phù Thuỷ, Vợ Mõ đến Thị
Màu, Ðào Huế, Suý Vân.
Ðồng thời với sự xuất hiện lần lượt những cái mới
trên, tính xung đột hay thường gọi là tính kịch trong một
số bản trò cùng tuỳ người soạn, tuỳ tích, tuỳ phường gánh
và khán giả mà gia tăng đáng kể. Ðiều này đi theo với việc
bộc lộ tính cách nhiều hay ít chủ động của nhân vật. Như
xung đột trực diện và quyết liệt giữa Ðào Huế và Tuần Ty
(với đào Nấp) là một bước "mới" so với xung đột cũng trực
diện trước đấy giữa Châu Long và Lưu Bình, hoặc giữa Vợ
Mõ với Xã Trưởng.
Ở đây cũng thấy rõ quá trình thu hút hòa nhập số loại
hình dân ca, dân vũ, diễn xướng và trò diễn dân gian làm
thành bản thân nghệ thuật chèo, mà thực tế diễn xuất của
số vở truyền thống còn hằn rõ dấu vết.
Cho nên, nói "chèo ra đời từ thời Ðinh, xây dựng trên
cơ sở trò nhại và hát múa" như một nhà nghiên cứu đã
viết là chưa thỏa đáng. Thực ra, chèo từ loại Giáo phát
triển thành có tích, có nhân vật, từ đấy du nhập, chuyển
biến các loại hát bỏ bộ (trong sinh hoạt hát Xoan, hát
Dậm, hát Dô, ), các loại hát nói (trong hát ả đào, hát
văn, hát xẩm, ), kết hợp với số động tác trong múa (hát)
chèo đò, múa (hát) cửa đình (các khuôn múa bàn tay,
múa lượn ngón, múa cánh tay), múa mâm đên, múa qnạt,
múa cờ, ; với cả những trò nói mặt, trò trình nghề vốn
rất phổ biến trong những hội làng, đánh dấu từng mức
trình độ sáng tạo và thưởng ngoạn nghệ thuật của đồng
bào từng vùng.
Như vậy, chèo sân đình hình thành ngôn ngữ nghệ
thuật ngay khi thành hình và phát triển kịch chủng, là đã
lưu ý nhiều đến số lớp trò chuyên dùng, xếp cạnh số lớp
trò đa dùng, trong đó, âm nhạc giữ vai trò rất quan trọng.
Nói cách khác, những gì làm người xem phân biệt chèo với
các kịch chủng cùng nằm trong loại hình kịch hát dân tộc
(Việt) như tuồng, kể thêm cải lương, chưa nói ôpêra,
ôpêrét hay kịch nói, những cái lọt vào tai, hiện ra trước
mắt người xem (dù là tâm tư tình cảm nhân vật hay không
gian thời gian xẩy ra sự biến) chính là âm nhạc, gồm cả
nhạc gõ, nhạc khí và làn điệu qua nghệ thuật biểu diễn
của nhà nghề.
[...]... Giáo roi 2 Nhị thập tứ hiếu 3 Múa hátchèo thuyền cạn 4 Múa hát kể thập ân Kết thúc chương trình hátchèo chái hê thường là hát quan họ Biểu diễn chèo Chải Hê tại đình Lũng Giang Điều thú vị là chèo Chải Hê ban đầu nhằm diễn xướng trong các đám tang hiếu của người cao tuổi, về sau, nhu cầu giải trí, giao lưu văn nghệ càng lên cao, nó có thêm những bài hátchèo thuyền và hát huê tình tươi tắn, sinh động... vở diễn hay, đã được giới nghề coi là vốn cũ truyền thống Chèo cải lương là một dạng chèo cách tân do Nguyễn Đình Nghi khởi xướng và theo đuổi để thực hiện từ đầu những năm 1920 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, theo xu hướng phê phán tính ước lệ của chèo cổ Chèo cải lương được soạn thành màn, lớp, bỏ múa và động tác cách điệu trong diễn xuất, xử lý những mô hình làn điệu chèo cổ, đưa nguyên những... cách điệu trong diễn xuất, xử lý những mô hình làn điệu chèo cổ, đưa nguyên những bài dân ca có sẵn vào bổ sung cho hátchèo Bộ "Tám trận cười" của Nguyễn Đình Nghi gồm những vở nổi tiếng Chèo chái hê, còn gọi là chèo nhị thập tứ hiếu bắt nguồn từ nội dung diễn xướng: Là loại hình dân ca hát vào rằm tháng bảy hàng năm, hoặc trong đám tang, đám giỗ của người có tuổi thọ, có nguồn gốc từ việc kết nghĩa... chuyên lo mà cũng chỉ cản trở chuyện đó phần nào Bởi chèo sân đình nhờ bám chắc vào đời sống đông đảo bà con và các Hội làng, nên dù ở hoàn cảnh nào cũng được nhân dân bù trì khích lệ mà tồn tại và lớn dần đến ngày nay Con đường gần 5 thế kỷ từ chèo Thuyền bản đến chèo Kiều, hoặc có thể nói, từ trò nhà Phật (có thể gọi là chèo sân chùa?)chuyển sang chèo sân đình qua biết bao biến thiên văn hóa xã hội,... hội mỗi thời kỳ lịch sử mà từ Lý Trần về trước, nhạc dân gian và nhạc cung đình, hòa hợp gần như là một; sang đời Hậu Lê có lúc nhạc cung đình hướng ngoại cố giữ vị trí chủ lưu, song không bao lâu cũng chịu bất lực để "tục nhạc" (trong đó có nhạc chèo) bùng lên, ùa tràn vào các lễ nghi triều miếu, bất chấp mấy lần vua Lê chúa Trịnh ra sắc chỉ cấm đoán ngăn chặn, như từng chép ở Ðại Việt sử lý, Vũ trung... chùa?)chuyển sang chèo sân đình qua biết bao biến thiên văn hóa xã hội, cả chính trị, đã để lại cho đời cả một kho tàng nghệ thuật sân khấu dân tộc quý giá, đòi các thế hệ sau quan tâm bảo tồn, kế thừa, phát huy và phát triển Sự hình thành khuôn diễn cho từng loại nhân vật hay cho từng nhân vật cụ thể là cả một công trình nghệ thuật mang tính tập thể cao độ, trong đó, mỗi người mỗi góp vào, phần nhiều từ ứng... tuổi, về sau, nhu cầu giải trí, giao lưu văn nghệ càng lên cao, nó có thêm những bài hátchèo thuyền và hát huê tình tươi tắn, sinh động Xưa kia, làng Lũng Giang có đến ba phường chèo Chải Hê tại ba xóm Chùng, Chinh, Đông, thường hát thi với nhau . Lịch sử nghề Hát chèo
Kinh đô Hoa Lư - Ninh Bình được coi là đất tổ
của sân khấu chèo, và người sáng lập là bà Phạm
Thị Trân, một vũ ca tài ba.
Dậm, hát Dô, ), các loại hát nói (trong hát ả đào, hát
văn, hát xẩm, ), kết hợp với số động tác trong múa (hát)
chèo đò, múa (hát) cửa đình (các khuôn