“Mẹo” khi làmviệcvớinhữngtay “săn đầungười”
Đối với người tìm việc, một nhà tuyển dụng tốt có giá trị như vàng. Người tuyển có
năng lực sẽ nắm bắt được thông tin về công việc cũng như thị trường lao động.
Thậm chí họ có thể tư vấn cách trả lời phỏng vấn cũng như tạo việclàm cho bạn.
Bốn bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách tiếp cận họ để thành công hơn:
Hiểu công việc của nhà tuyển dụng:
Các tay“sănđầungười”làmviệc cho khách hàng của chính họ chứ không phải làmviệc
cho ứng viên xin việc. Nếu bạn hiểu được động lực này, bạn có thể tận dụng nó. Nhờ có
mối quan hệ với khách hàng, nhà tuyển dụng mặc nhiên có được những thông tin “bên
trong”. Hãy lắng nghe họ thật kỹ khi bạn cần lời khuyên về việc thay đổi “resume” hay
khi phải tập dợt phỏng vấn với họ. Họ cho bạn những lời khuyên đó vì họ biết rõ điều gì
làm tăng cơ hội thành công cho bạn.
Hãy làmviệcvới nhà tuyển dụng tốt nhất:
Để tìm được nhà tuyển dụng có năng lực nhất, hãy tham khảo ý kiến đồng nghiệp. Hãy
xác định nhà tuyển dụng nào chuyên về lĩnh vực, cấp độ chuyên môn, vùng miền… của
bạn. Các tay“sănđầungười” luôn muốn hợp tác với các ứng viên tiềm năng nhất và điều
đó có nghĩa là bạn có thể chọn đúng người hợp tác theo tiêu chí của mình.
Một khi đã tìm được nhà tuyển dụng để hợp tác, đừng ngần ngại khi phải hỏi họ về kinh
nghiệm, tiến trình cũng như cách thức hợp tác. Họ không nhất thiết phải làmviệcvới bạn
như với 1 ứng viên và bạn cũng vậy. Nhữngtay săn đầu người rất biết chọn lọc người
hợp tác và bạn cũng nên như thế. Họ làmviệc cho khách hàng của họ, nhưng đồng thời
họ cũng là đại diện cho chính bạn. Cho nên, bạn hãy có tâm lý thoải mái.
Hợp tác chứ không phải chống đối:
Nếu bạn chưa có hoặc quá ít kinh nghiệm làmviệcvới nhà tuyển dụng, đôi khi bạn sẽ
thấy lúng túng với vài câu hỏi họ đặt ra. Phải hiểu rằng nhà tuyển dụng cần hiểu rõ ràng
và chi tiết về kinh nghiệm làmviệc kiến thức cũng như nguyện vọng của bạn. Thậm chí
bạn còn có thể được đặt những câu hỏi như đã từng phạm tội hoặc bị bắt giữ chưa, thậm
chí về tình trạng nợ nần nữa. Tốt nhất là bạn nên trả lời những câu hỏi này thật cởi mở và
chân thật. Nếu bạn có chút tì vết đi chăng nữa thì cũng không có nghĩa rằng họ sẽ không
hợp tác với bạn. Trái lại, họ còn có thể tư vấn cho bạn cách xử lý những vấn đề nhạy cảm
như thế trong phỏng vấn.
Bạn cũng nên chia sẻ những phản hồi thật cởi mở với họ trong quá trình hợp tác. Hãy
thành thật bày tỏ với họ về mục tiêu nghề nghiệp, mong muốn về chế độ lương bổng,
phản hồi của bạn từ các cuộc phỏng vấn, mức độ yêu thích với công việc được giao…
Nhà tuyển dụng biết được càng nhiều thông tin về bạn chừng nào thì mức độ họ tìm cho
bạn một công việc như ý càng cao chừng đó.
Hãy giữ quan hệ với nhà tuyển dụng ngay khi bạn không tìm việc:
Chắc chắn việc nói chuyện với họ không hề vô ích khi bạn chưa chủ động muốn thay đổi
công việc. Thật sự thì chính những ứng viên chưa chủ động kiểu này là những ứng viên
đáng giá trong mắt nhữngtay“sănđầu người”.
Nếu bạn nắm được quản điểm này của họ thì mọi chuyện sẽ trở nên rõ ràng. Thứ nhất, họ
sẽ thiên vị những ứng viên đang có việclàm hơn là những ứng viên đang thất nghiệp. Dù
đúng hay sai thì việc bạn đang có 1 việclàm đồng nghĩa vớiviệc bạn đang làm tốt công
việc của mình và tương đối ổn định. Thứ hai, gặp một ứng viên chưa chủ động kiếm việc
có nghĩa là tay“sănđầungười” sẽ cảm thấy mình ít bị cạnh tranh hơn so với đồng
nghiệp. Điều này có nghĩa là họ sẽ tối đa hóa được cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi giới
thiệu được ứng viên này cho khách hàng của mình. Ngược lại, khi bạn tích cực tìm kiếm
việc làm, họ sẽ biết rằng cơ hội giới thiệu thành công của mình sẽ bị giảm thiểu vì bạn
cũng đã tìm đến những nhà tuyển dụng khác.
Cuối cùng, điều quan trọng hơn hết là các tay“sănđầungười” có thể là tai mắt của bạn
trên thị trường lao động khi bạn đang quá bận rộn không có thì giờ để tâm đến cơ hội của
mình. Họ biết rõ kinh nghiệm làm việc, kiến thức cũng như mục tiêu của bạn và chắc
chắn anh ta sẽ chủ động liên lạc với bạn khi nắm bắt được cơ hội tốt cho cả hai. Họ sẽ là
người giúp bạn kết nối với thị trường lao động để bạn không bỏ qua bất cứ một cơ hội
vàng nào.
Bài viết trên là những lời khuyên thiết thực của David Staiti - Phó Chủ Tịch và Quản Lý
Hoạt Động của mảng Tuyển Dụng Cấp Cao của Tập Đoàn Charles Sterling Group
. “Mẹo” khi làm việc với những tay “săn đầu người”
Đối với người tìm việc, một nhà tuyển dụng tốt có giá trị.
Hiểu công việc của nhà tuyển dụng:
Các tay “săn đầu người” làm việc cho khách hàng của chính họ chứ không phải làm việc
cho ứng viên xin việc. Nếu