Nỗlựcvàvậnhộikinhdoanh
Có một thực tế là gần như nền kinh tế thị trường mở và thông
thoáng của Việt Nam đã tạo ra một hàng ngũ những “đại gia”,
những người biết tối đa hoá lợi nhuận theo cách riêng lẻ để tạo
nên tài sản doanh nghiệp kếch sù, nhưng đã không thể tạo ra
những doanh nhân tầm cỡ thực thụ để lãnh đạo thương trường.
Thường thì các doanh nghiệp có thói quen xin Nhà nước có biện
pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thay vì tự thân vượt khó
bằng chính “nội lực” tự thân, hay đề xuất những biện pháp khả thi,
cụ thể, dưới dạng những bản kế hoạch chi tiết mang tính phân tích,
lý luận, thực tiễn cao, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét – nếu
nhất thiết phải thế;
Còn các chuyên gia kinh tế hay có những đề nghị đãi bôi, rằng Nhà
nước phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, rằng
nên giúp họ hưởng lợi từ chính sách tỷ giá ưu đãi cùng cung cấp
tín dụng lãi suất thấp, nghĩa là Nhà nước phải trút hầu bao từ tiền
thuế của người dân để các doanh nghiệp tiếp tục quy trình “tối đa
hoá lợi nhuận trước mắt và ngắn hạn” cho bản thân doanh nghiệp
của họ, cứ như thể “nội lực” quốc gia chính là những tỉ đô la nằm
trong ngân khố mà ai cũng có quyền tự tung tự tác “hiến kế” tiêu
xài.
Khi không ai trong doanh giới và tập thể chuyên gia hiểu biết đâu
là nội lực, tình trạng nội lực ấy sung mãn hay vướng bệnh trầm
kha, thì việc xác định, dựng xây, củng cố, hay tái tạo những gì có
thể thành nội lực quốc gia, sẽ vẫn còn là điều trừu tượng viển vông
hoặc được cụ thể giản đơn trần trụi thành bầu sữa được giả định
một cách thơ trẻ hồn nhiên là luôn đầy tràn của Nhà nước.
Nhất thiết phải phân định rạch ròi đâu mới là nội lực tiềm tàng
thực thụ để củng cố trước cơn bão tài chính toàn cầu chứ không
phải là việc “cứu” một doanh giới chung chung kinhdoanh bất kỳ,
với các “gói cứu trợ” từ tiền thuế của nhân dân.
Toàn cầu hoá không chỉ có nghĩa là đi ra biển lớn, vì rằng đi là để
đến và nào phải đi để cùng nhau chạm trán giữa đại dương, bỏ mặc
vận hội ở quê nhà?
Toàn cầu hoá do vậy hàm ý khi có kẻ vượt biển ra khơi, thì phải có
người bám trụ làm tốt công tác tối quan trọng của hậu cần, hoặc
tạo cơ sở tại chỗ để đón chào sự cập bến của những đoàn người từ
nơi khác đổ ra “biển lớn”. Đó mới là cách nhìn tích cực để thấy
được cơ hộivà dùng nội lực biến hoàn cảnh thành vận hội.
. Nỗ lực và vận hội kinh doanh
Có một thực tế là gần như nền kinh tế thị trường mở và thông
thoáng của Việt Nam đã tạo. mới là nội lực tiềm tàng
thực thụ để củng cố trước cơn bão tài chính toàn cầu chứ không
phải là việc “cứu” một doanh giới chung chung kinh doanh bất kỳ,