Xơvữađộngmạchởngườicaotuổi
Bệnh xơvữađộngmạch (atherosclrosis) là bệnh do độngmạch bị xơ
cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào
trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây đột quỵ (rối loạn tuần hoàn não),
cơn đau tim và thiểu năng tuần hoàn ở cẳng chân. Bệnh thường gặp ởngười
cao tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân phát triển bệnh xơvữađộngmạch qua nghiên cứu thấy có
liên quan với tỷ lệ cholesterol trong máu của cơ thể, mà chất này thực tế phụ thuộc
vào chế độ ăn uống và cả một số yếu tố về “gen” (genetic factor). Vì tỷ lệ chất
cholesterol liên quan tới chế độ ăn uống nên bệnh xơvữađộngmạch thường gặp ở
các nước Tây Âu, vì ở đây chế độ ăn uống có tỷ lệ chất béo cao hơn. Một vài bệnh
khác như bệnh đái tháo đường cũng liên quan chặt chẽ với tỷ lệ chất cholesterol
cao trong chế độ ăn. Một vài bệnh có tính chất di truyền cũng có tỷ lệ chất mỡ cao
trong máu (bệnh chất mỡ cao di truyền). Ngoài yếu tố tỷ lệ chất cholesterol trong
máu, còn có một số yếu tố khác gây bệnh như: hút thuốc lá, không vận động thể
dục đều đặn, tăng huyết áp và tình trạng thừa cân béo phì.
Các chất mỡ trong máu tích tụ dần ở lớp trong của thành độngmạch và do
chất mỡ làm cho thành độngmạch dày hơn, kết quả là các độngmạch bị hẹp dần
lại và lưu thông máu bị cản trở.
Triệu chứng biểu hiện
Ở giai đoạn sớm của bệnh thường không thấy có triệu chứng rõ rệt. Dần
dần về sau, các triệu chứng được phát sinh rõ hơn do dòng máu cung cấp cho các
tạng trong cơ thể bị giảm dần, do độngmạch bị hẹp dần gây tắc dòng máu. Nếu
động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim bị tắc dần thì sẽ xuất hiện những triệu
chứng như đau tức ngực. Nếu độngmạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn thì sẽ xảy ra
cơn đau tim đột ngột gây tử vong. Nhiều cơn đột quỵ ởngườicaotuổi thường do
động mạch cung cấp máu cho não bị xơ cứng và bị hẹp. Trường hợp độngmạchở
cẳng chân bị xơvữa thường có triệu chứng đầu tiên là cơn đau cơ kiểu “chuột rút”,
do máu không được cung cấp đầy đủ ở cẳng chân.
Nếu bệnh xơvữađộngmạch kết hợp với bệnh rối loạn chất mỡ bẩm sinh di
truyền thì chất mỡ có thể tích tụ ứ đọng lên các gân cơ, tạo nên những cục dưới da
nhìn thấy rất rõ.
Chẩn đoán bệnh như thế nào?
Ở giai đoạn sớm thì bệnh chưa có triệu chứng rõ nhưng lại cần phải chẩn
đoán sớm để chữa trị có hiệu quả. Do đó, người ta phải xét nghiệm máu để phát
hiện tỷ lệ cholesterol trong máu cao, cũng cần phát hiện bệnh tăng huyết áp và
bệnh đái tháo đường. Vì đây đều là những yếu tố gây bệnh. Do đó ở các nước Âu -
Mỹ, để chủ động phát hiện sớm bệnh này, người ta cho xét nghiệm máu, đo tỷ lệ
cholesterol máu ít nhất 5 năm một lần sau tuổi 20 (theo tàiliệu của Mỹ).
Nếu bệnh đã phát triển thì người ta thường cho làm những thử nghiệm về
máu để có thể vừa phát hiện được cả tổn thương của độngmạch và cả tổn thương
của các nội tạng. Như vậy, cả nguyên nhân và hậu quả đều được kiểm tra.
Ở bệnh viện có điều kiện, người ta làm những kỹ thuật hình ảnh cao như:
- Siêu âm Doppler (Doppler ultrasound scanning).
- Làm điện tâm đồ (ECG).
- Chụp độngmạch vành.
Các kỹ thuật này giúp chẩn đoán và đánh giá chức năng độngmạch tim,
tình trạng dòng máu tuần hoàn. Điều trị bệnh theo các phương pháp hiện đại,
phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay là phòng bệnh xơvữađộng mạch, làm giảm
bớt tốc độ phát triển của bệnh.
Các biện pháp phòng bệnh
- Chế độ ăn ít mỡ.
- Không hút thuốc lá.
- Luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày.
- Duy trì cân nặng cho phù hợp với chiều cao của cơ thể.
Đó vẫn là những biện pháp tốt nhất để làm giảm sự phát triển của bệnh xơ
vữa động mạch. Trường hợp vẫn có tình trạng sức khỏe tốt nhưng khám thấy tỷ lệ
cholesterol máu cao thì vẫn phải ăn theo chế độ ít chất mỡ. Đồng thời có thể dùng
thuốc hạ cholesterol theo đơn của bác sĩ điều trị.
Đối với người đã bị một cơn đau tim, qua nghiên cứu người ta thấy rằng
làm thấp tỷ lệ cholesterol máu vẫn có lợi, kể cả tỷ lệ cholesterol vẫn trong giới hạn
trung bình ởngười khỏe mạnh. Qua nghiên cứu thấy rằng, người ta có thể sử dụng
thuốc aspirin để làm giảm các tai biến đông máu ở lớp trong của độngmạch bị hư
tổn. Trường hợp có thể bị biến chứng nặng thì người ta khuyên nên điều trị ngoại
khoa như tạo hình mạch máu, tạo hình độngmạch vành.
Luôn nhớ rằng, một chế độ ăn uống và một lối sống lành mạnh có khả năng
làm giảm sự phát triển của bệnh này ở nhiều người.
. Xơ vữa động mạch ở người cao tuổi
Bệnh xơ vữa động mạch (atherosclrosis) là bệnh do động mạch bị xơ
cứng và nhỏ hẹp hơn bình. hoàn ở cẳng chân. Bệnh thường gặp ở người
cao tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân phát triển bệnh xơ vữa động mạch qua nghiên cứu thấy có
liên quan