Exposure(sựphơi
sáng)
Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối.
Khi bấm nút chụp ảnh, một cánh cửa được mở ra cho ánh sáng bên
ngoài đi vào qua ống kính. Ánh sáng tác dụng vào film (hay sensor
đối với máy digital _ từ sau đây tôi chỉ nói đến film) để tạo ra hình
ảnh. Một bức ảnh ta có thể tạm chia làm hai phần : độ sáng và sự cân
đối ánh sáng.
Ta hãy hình dung film là một vật thu sáng. Và độ sáng của bức
ảnh quyết định bởi lượng ánh sáng mà film thu được. Khi lượng ánh
sáng vào quá nhiều thì ảnh sẽ trắng xóa còn không đủ thì ảnh sẽ bị tối.
Một bức ảnh có độ sáng đúng với đối tượng được chụp gọi là đúng
sáng.Ngoài yếu tố độ sáng ra, sự cân đối ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra
những bức ảnh hoàn toàn khác nhau với cùng một độ sáng.
Lượng ánh sáng film thu được gọi là Ev ( Expoure value) .
Chúng ta sẽ quay lại phần Ev này sau.
Trước hết bạn sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến độ
sáng của ảnh.
Apeture (Độ mở ống kính)
Độ mở ống kính là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua
ống kính. Chúng ta có thể hiểu phần này như là khả năng cho ánh
sáng đi qua của ống kính. Cấu tạo bộ phận này bao gồm những lá
mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng hình tròn có thể điều chỉnh được.
Tương ứng với các độ mở ống kính ta có dãy trị số tiêu chuẩn 1 , 1.4 ,
2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 … các trị số này gọi là F-stop hay
Khẩu độ. Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1,
f/1.4 , f/2 f/2.8 … và f chính là độ dài tiêu cự ống kính. Như vậy ta có
thể thấy Khẩu độ càng lớn thì đường kính d càng nhỏ và ánh sáng đi
qua ống kính càng ít. Và thêm một điều nữa là cùng một đường kính
lỗ mở d nếu độ dài tiêu cự ống kính càng dài thì khẩu độ càng lớn.
• Các bạn thường hay thắc mắc tại sao dãy trị số F-
stop không phải là 1 ,2 ,3… mà là dãy bội số của căn bậc hai
của 2. Trong kỹ thuật chụp ảnh, người ta chọn tiêu chuẩn điều
chỉnh độ sáng với một khoảng cách là gấp đôi. Bạn có thể hiểu
là khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ có nghĩa là lượng ánh
sáng thu được sẽ tăng gấp hai lần. Muốn như thế diện tích lỗ
mở phải tăng gấp đôi tương đương với đường kính tăng lên 1.4
lần. Đó là lý do tại sao ta có dãy trị số trên.
• Shutter Speed (Thời chụp hay tốc độ)
Film speed (độ nhạy sáng của film)
Yếu tố này thể hiện khả năng hấp thụ ánh sáng của film.Có
nhiều loại film khác nhau. Tuy nhiên hiện thông dụng nhất vẫn là film
màu âm bản .loại film này dễ chụp hơn so với các loại khác nên thích
hợp cho các bạn mới bắt đầu. Trên mỗi cuộn Film bạn sẽ thấy ghi độ
nhạy sáng là 50 , 100 hay 200 ASA… Film 100ASA tốc độ thu sáng
gấp đôi so với 50ASA và bằng một nửa so với 200ASA. Film có độ
nhạy sáng càng cao thì hình ảnh càng độ mịn hạt càng kém.
Qua phần trên các bạn đã hiểu sơ lược về ba yếu tố liên quan
đến độ sáng của ảnh chụp. Phần tiếp theo Tôi sẽ nói đến sự kết hợp ba
yếu tố này.
. Exposure (sự phơi
sáng)
Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối.
Khi bấm nút chụp