Tài liệu Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 11 pdf

11 752 9
Tài liệu Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 11 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

161 XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU NƠI LÀM VIỆC MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng. 1. Đo được các yếu tố vi khí hậu chủ yếu ở nơi làm việc. 2. Tính, đánh giá được các chỉ số vi khí hậu sau khi đo. 1. Các khái niệm cơ bản - Khí hậu: - Thời tiết: - Vi khí hậu: là tình trạng lý học của không khí trong một phạm vi nhỏ hẹp, trong một giới hạn không gian nhất định như vi khí hậu trong xóm, trong tiểu khu hay vi khí hậu trong phòng Vi khí hậu có hai đặc điểm: + Phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và khí hậu nơi đó. + Biến động rất lớn theo thời gian và không gian. 2. Nguyên tắc đo các yếu tố vi khí h ậu Đo ở độ cao ngang tầm thở của những người sống, sinh hoạt và làm việc ở địa điểm đo. - Đo ở nhiều điểm, nhiều mẫu khác nhau để so sánh. Nếu trong một phòng nhỏ thường đo ở 5 vị trí, 4 vị trí ở 4 góc phòng và 1 vị trí ở giữa phòng. - Đo cách cửa ra vào 1m, cách cửa sổ và cách tường 0,5m. - Khi đo để dụng cụ ở vị trí đứng yên, không dao động, không để các tia bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp vào dụng cụ đo. 162 3. Thực hành đo các yếu tố vi khí hậu 3.1. Đo nhiệt độ không khí 3.1.1. Dụng cụ đo: nhiệt kế, có 3 loại nhiệt kế là nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu và nhiệt kế tự ghi (nhiệt độ ký). Nhiệt kế thuỷ ngân là trong bầu nhiệt kế có chứa thuỷ ngân, có các loại nhiệt kế đo được tới 100 0 c, 500 0 c, 1000 0 c Nhiệt kế rượu là trong bầu nhiệt kế có chứa rượu màu. Nhiệt kế tự ghi là nhiệt kế dùng để xác định nhiệt độ tối đa và nhiệt độ tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định. 3.1.2. Tiến hành đo: treo nhiệt kế tại vị trí cần đo theo phương thẳng đứng không dao động, bầu nhiệt kế quay xuống phía dưới. Để 5-7 phút khi c ột rượu hoặc cột thuỷ ngân trong nhiệt kế ổn định thì đọc kết quả. Khi đọc kết quả lưu ý để cột nhiệt kết ngang tầm mắt 3.1.3. Tính kết quả: Trong đó: T 0 là nhiệt độ trung bình của phòng, xóm, tiểu khu t 1 t n là kết quả nhiệt độ đo được ở từng địa điểm. n là số điểm đo Đánh giá kết quả: nhiệt độ tiêu chuẩn là 18 0 c - 22 0 c. Đối Với Việt Nam nhiệt độ phù hợp nhất với sinh lý con người Việt Nam là 20 0 C – 22 0 C. Quy trình kỹ thuật đo nhiệt độ không khí TT các bước thực hiện Ý nghĩa Yêu cầu phải đạt 1 xác vị trí đo Đảm bảo ảnh đại diện, không chịu ảnh hưởng nhiệt độ ngoài phòng và tường 4 góc phòng và giữa phòng cách cửa ra vào im, cách tường và cửa sổ 0 5 m 163 2 Treo nhiệt kế lên giá Có kết quả chính xác, đánh giá tác động tối đa của VKH tới sức khỏe Độ cao bầu thuỷ ngân của nhiệt kế ngang tầm thở, nhiệt kế treo theo phương thẳng đứng, không dao động, không để các tia bức xạ chiếu trực tiếp vào b ầu nhiệt kế. 3 Đọc kết quả Có kết quả chính xác Nhiệt kế ổn định trong 5 -10 phút. Để cột nhiệt kế ngang tầm mắt đọc kết quả 4 Đánh giá kết quả. Đánh giá sự phù hợp sinh lý người so sánh với tiêu chuẩn về nhiệt độ phù hợp để con người sống và sinh hoạt là 20 0 C – 22 0 C 3.2. Đo độ ẩm không khí Có 3 đại lượng để đánh giá độ ẩm của không khí là độ ẩm tối đa, độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. Độ ẩm thực hành là độ ẩm tương đối. 3.2.1. Dụng cụ đo: ẩm kế Asmann, ẩm kế August, ẩm ký (ẩm kế tự ghi). - Ẩm kế Asmann cấu tạo gồm hai nhiệt kế một nhiệ t kế khô và một nhiệt kế ướt. Hai nhiệt kế khô và ướt giống hệt nhau chỉ khác là nhiệt kế ướt có một lớp vải gạc bọc quanh bầu thuỷ ngân để giữ nước. Hai nhiệt kế được đặt trong một khung bảo vệ bằng kim loại có tác dụng không cho các tia bức xạ chiếu vào hai nhiệt kế. Phía trên của hai nhiệt kế có một hệ thống cánh quạt, khi cánh quạt quay sẽ tạ o ra một sự lưu chuyển không khí không thay đổi quanh 2 bầu thuỷ ngân của 2 nhiệt kế. - Ẩm kế August cấu tạo cũng gồm hai nhiệt kế giống hệt nhau, trong đó một nhiệt kế có lớp vải gạc tẩm ướt quấn quanh bầu thuỷ ngân, lớp gạc này được kéo dài xuống một cốc nước, bầu thuỷ ngân của nhiệt kế cách mặt nước 2cm. 3.2.2. Tiến hành đ o độ ẩm không khí bằng ẩm kế Asmann: - Dùng công tơ hút hút nước rồi bơm vào lớp vải gạc quanh bầu nhiệt kế ướt 2-3 giọt. - Lên giây cót cánh quạt. - Treo ẩm kế vào vị trí cần đo. 164 - Sau 5-10 phút khi cột thuỷ ngân trong hai nhiệt kế ổn định thì đọc kết quả. 3.2.3. Kết quả Dựa vào hai chỉ số, nhiệt độ ướt (T ư ) và ∆T để tra bảng tính sẵn ta có độ ẩm tương đối tại vị trí vừa đo. Trong đó T ư là chỉ số đọc dược ở nhiệt kế ướt, ∆T = T k - T ư . 3.2.4. Đánh giá kết quả Độ ẩm tiêu chuẩn là 50% -70%. Đối với Việt Nam độ ẩm phù hợp là <80%. Quy trình kỹ thuật đo độ ẩm không khí bằng ẩm kế Asmann TT Các bước thực hiệnÝ nghĩa Yêu cầu phải đạt 1 Nhỏ nước vào bầu nhiệt kế ướt Tạo độ ẩm quanh bầu nhiệt kế ướt Dùng công tơ hút hút nước nhỏ vào bầu nhiệt kế ướt 2- 3 giọt 2 Lên giây cót cánh quạtTạo luồng không khí ổn định quanh bầu 2 nhiệt kế Cánh quạt quay 3 Treo ẩm kế lên giá tại vị trí cần đo Có kết quả chính xác ẩm kế đứng yên, không có các tia bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp vào 2 nhiệt kế của ẩm kế. 4 Đọc kết quả trên 2 nhiệt kế Có kết quả chính xác Để nhiệt kế ổn định trong 5 -10 phút. Để cột nhiệt kế ngang tầm mắt 5 Tra bảng tìm kết quả độ ẩm. Nhanh chóng có kết quả Có kết quả độ ẩm tương đối 6 Đánh giá kết quả xem sự phù hợp sinh lý con người so sánh với tiêu chuẩn độ ẩm <: 80% 3.3. Đo vận tốc chuyển động của không khí (tốc độ gió) 165 Tốc độ gió có thể đo được bằng phong tốc kế hoặc nhiệt kế Cata tuỳ thuộc vào vận tốc gió mạnh hay yếu. 3.3.1. Đo vận tốc gió bằng phong tốc kế Cấu tạo phong tốc kế: Phong tốc kế bao gồm phong tốc kế cánh quạt hoặc phong tốc kế cánh gáo. Máy gồm một bộ phận cảm ứng cánh quạt hoặc cánh gáo quay quanh một trục. Đầu d ưới trục có vòng răng ốc nối liền với máy đếm vòng quay gồm một hệ thống bánh xe nối với 3 kim đồng hồ: hàng đơn vị, hàng trăm, hàng nghìn. Phía trên có một chốt để đóng mở máy đếm. Cách sử dụng phong tốc kế Trước khi đo ghi chỉ số của tất cả các kim trên mặt đồng hồ ký hiệu là A. Hướng phong tốc kế về phía hướng gió, để phong tốc kế quay trong 1 -2 phút. Mở chốt máy đếm, đồng thời bấm giây. Sau khi máy chạy được 100 giây thì đóng chốt máy đếm lại. Ghi chỉ số tất cả các kim trên đồng hồ ký hiệu là S. Tính kết quả theo công thức: Chú ý: để kết quả chính xác, sau 100 giờ hoạt động của phong tốc kế phải kiểm định lại. Quy trình kỹ thuật đo tốc độ gió bằng phong tốc kế TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Yêu cầu phải đạt 1 Ghi các chỉ số trên một đồng hô Có chỉ số ban đầu của phong tốc kế Ghi đúng, chính xác 2 Tìm hướng gió Cho phong tốc kế quay ổn định trong Hướng bộ phận cảm ứng cánh quạt hay cánh gáo của phong tốc kế về phía hướng gió. Thời gian 1-2 phút. 166 3 Mở chốt máy đếm đồng thời bấm đồng hồ bấm giây Cho máy đếm chạy, tính được thời gian đo Thời gian 100 giây 4 Đóng chốt máy đếm. Ghi chỉ số của các kim trên đồng hồ Cho máy đếm dừng chạy Ghi chính xác chỉ số trên đồng hồ 5 Tính kết quả Xác định vận tốc gió Tính đúng theo công 6 Đánh giá kết quả Xem sự phù hợp sinh lý con người So sánh với tiêu chuẩn vận tốc gió phù hợp với sinh lý con người 3,5m/s 3.3.2. Đo vận tốc gió bằng nhiệt kế Cata (Catathermometre). Cấu tạo của nhiệt kế Cata: nhiệt kế Cata gồm có một bầu to đựng rượu màu nối với một bầu nhỏ bằng một ống thuỷ tinh bé. Trên thân ông có hai vạch ghi số 35 và 38 (hoặc 51,5 và 54,5), ngoài ra trên thân mỗi Cata còn ghi một hệ số F. Hệ số F là chỉ nhiệt lượng toả ra hay thu vào của rượu trong nhiệt kế Cata để cột r ượu tăng lên hay giảm xuống từ vạch trên đến vạch dưới của nhiệt kế (vạch trên là 38 hoặc 54,5, vạch dưới là 35 hoặc 51,5). Cách sử dụng nhiệt kế Cata: nhiệt kế Cata dùng để đo vận tốc gió khi vận tốc gió thấp (10,5m/s) hoặc gió quẩn. Ngâm 1/2 bầu to đựng rượu của nhiệt kế Cata vào nước ấm 40 0 C với Cata loại 38 và 35, 56 0 C với Cata loại 51,5 và 54,5. Rượu trong bầu to của Cata sẽ từ từ dâng lên bầu nhỏ khi rượu dâng lên đến 1/2 bầu nhỏ của Cata thì dừng lại, mang Cata ra lau khô rồi treo Cata vào vị trí cần đo. Khi rượu trong Cata tụt xuống vạch trên của Cata (38 hoặc 54,5) thì bắt đầu bấm đồng hồ để tính thời gian rượu tụt từ vạch trên xuống vạch dưới của Cata. Tính kết quả theo công thức sau: H = F/t Q = (38 + 35)/2 - T k hoặc Q = (54,5 + 51,5)/2 -T k V = (H/Q - 0,13) 2 / 0,47 khi H/Q < 0,6 V = (H/Q) - 0,2) 2 / 0,4 khi H/Q > 0,6 Để đơn giản người ta lập bảng tra vận tốc gió dựa trên tỷ số H/Q. 167 3.4. Đo bức xạ nhiệt Có thể đo bức xạ nhiệt bằng bức xạ kế hoặc tính gián tiếp qua nhiệt kế có quả cầu đen Vernon. 3.4.1. Đo bức xạ nhiệt bằng bức xạ kế Bức xạ kế có cấu tạo giống như một chiếc đồng hồ có bộ phận cảm nhận bức xạ, bộ phận này thay đổ i theo năng lượng bức xạ sẽ làm thay đổi kim chỉ trên mặt đồng hồ. Bức xạ càng nhiều kim chỉ số càng lớn do lượng nhiệt được hấp thụ qua bộ phận cảm nhận càng nhiều. Nhìn trên mặt đồng hồ ta có thể đọc được năng lượng bức xạ với đơn vị tính là clo/cm 2 /phút. Tiến hành đo: khi đo cầm cán bức xạ kế ở đúng tầm và vị trí cần đo, hướng mặt bức xạ kế vào nguồn sinh bức xạ. 3.4.2. Đo bức xạ nhiệt bằng nhiệt kế quả cầu đen Vernon Cấu tạo của nhiệt kế quả cầu đen Vernon (nhiệt kế cầu): nhiệt kế quả cầu đ en Vernon có cấu tạo gồm một nhiệt kế thuỷ ngân cắm vào một quả cầu bằng đồng bề mặt quả cầu được bao phủ một lớp sơn có màu đen, bầu thuỷ ngân của nhiệt kế ở đúng tâm của quả cầu đen. Khi các tia bức xạ chiếu vào bề mặt quả cầu đen chúng sẽ được hấp thụ toàn phần rồi chuyể n thành tia bức xạ thứ cấp chiếu vào tâm quả cầu, bầu nhiệt kế ở tâm quả cầu sẽ hấp thụ toàn bộ nhiệt lượng của các các tia bức xạ thứ cấp này. Thông qua chỉ số của nhiệt kế cầu ta có thể tính được năng lượng bức xạ theo công thức. E calo/cm 2 /phút = 4,9/600 (Tc +273/100) 4 +2,45. Quy trình kỹ thuật do bức xạ nhiệt bằng quả cầu đen Vernon TT Các b ư ớc th ự c hi ệ n Y nhìn Yêu cầu p hải đ ạ t 1 Đốt một ngọn lửa đèn cồn Mô phỏng cho nguồn nhiệt bức xạ Đèn cồn sáng 2 Treo nhiệt kế cầu vào vị trí cần đo, Các tia bức xạ từ ngọn lửa đèn cồn chiếu vào bề mặt quả cầu đen. Quả cầu đen cách ngọn lửa đèn cồn khoảng 20cm 3 Đọc kết quả trên nhiệt kế cầu Có kết quả chính xác Nhiệt kế ổn định trong 5 - 10 phút. Để cột nhiệt kế ngang tầm mắt đọc kết quả 168 5 Tính kết quả Áp dụng đúng công thức 6 Đánh giá kết quả Sự phù hợp sinh lý con người So sánh với tiêu chuẩn về bức xạ nhiệt 1-1,5 calo/cm 2 /phút 3.5. Đánh giá tổng hệ các yếu tố vi khí hậu 3.5.1. Chỉ số nhiệt độ hiệu dụng (Chỉ số Vebb) Là chỉ số tổ hợp của cả 3 yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió. Chỉ số nhiệt độ hiệu dụng hay chỉ số Vebb dùng để đánh giá tổng hợp các yếu tố của vi khí hậu ở những nơi ít bứ c xạ và bức xạ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. T 0 Vebb = (Tk + Tư)/2 - 1,94 To Vebb = 23 0 - < 25 0 là hợp vệ sinh. T 0 Vebb > 25 0 là nóng 3.5.2. Chỉ số Yagglou Là chỉ số đánh giá tổ hợp của cả 4 yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió và bức xạ nhiệt. Chỉ số này dùng để đánh giá tổng hợp các yếu tố của vi khí hậu trong điều kiện bức xạ cao có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. T 0 Yagglou = 0, 1 T k + 0,2 T c + 0,7 T ư Trong môi trường lao động chỉ số này nên nhỏ hơn 26 0 , trong môi trường lao động nóng chỉ số này <31 0 là hợp vệ sinh. 169 TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ lượng giá 1.1. Bảng kiểm lượng giá 1.1.1. Đo nhiệt độ không khí Số TT Nội dung kiểm Có Không 1 Chuẩn bị dụng cụ 2 Xác định vị trí đo 3 Treo nhiệt kế lên giá 4 Đọc kết quả 5 Đánh giá kết quả 1.1.2. Đo độ ẩm không khí bằng ẩm kếassman Số TT Nội dung kiểm Có Không 1 Chuẩn bị dụng cụ 2 Nhỏ nước vào bầu nhiệt kế ướt 3 Lên giây cót cánh quạt 4 Treo ẩm kế lên giá tại vị trí cần đo 5 Đọc kết quả trên 2 nhiệt kế 6 Tra bảng tìm kết quả độ ẩm 7 Đánh giá kết quả 1.1.3. Đo vận tốc gió bằng phong tốc kế Số TT Nội dung kiểm Có Không 1 Chuẩn bị dụng cụ 2 Ghi các chỉ số trên mặt đồng hồ 3 Tìm hướng gió 4 Mở chốt máy đếm đồng thời bấm đồng hồ bấm giây 5 Đóng chốt máy đếm 6 Ghi chỉ số của các kim trên đồng hồ 170 7 Tính kết quả 8 Đánh giá kết quả 1.1.4. Đo bức xạ nhiệt bằng quả cầu đen Số TT Nội dung kiểm Có Không 1 Chuẩn bị dụng cụ 2 Đốt một ngọn lửa đèn cồn 3 Treo nhiệt kế cầu vào vị trí cần đo 4 Đọc kết quả trên nhiệt kế cầu 5 Tính kết quả 6 Đánh giá kết quả 1.2. Bài tập 1.2.1. Để đánh giá vi khí hậu phòng học của một lớp mẫu giáo cần đo những chỉ số gì? Tại sao? Khi đo vi khí hậu phòng học của một lớp mẫu giáo có điểm gì khác với phòng học của sinh viên đại học không? Tại sao?. 1.2.2. Hãy đề nghị các yếu tố vi khí hậu cần xác định cho phân xưởng lò cao của nhà máy luyện gang. 1.2.3. Hãy đánh giá các mẫu đo vi khí hậu sau Kết quả đo khí hậu Đánh giá Cơ sở để đánh giá T ư = 30 0 C Độ ẩm = 80% V = 4m/s T ư = 36 0 C Độ ẩm = 80% V = 3m/s T cầu = 42 0 C T ư = 15 0 C Độ ẩm = 95% [...]... nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn cho phép các yếu tố vi khí hậu và ý nghĩa vệ sinh của từng yếu tố đối với sức khỏe của con người HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU Tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên Trong khi giáo viên hướng dẫn các thao tác sinh viên chú ý theo dõi và bắt chước theo Cuối cùng sinh viên... và góp ý kiến hoàn chính lần lượt từng kỹ thuật theo nhóm Sau khi thực hành sinh viên nên đọc thêm các kỹ thuật đo vi khí hậu khác trong cuốn "Thường quy kỹ thuật Y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học" để có sự so sánh 171 . cứu tài liệu trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Trong khi giáo. hiện được phần bài tập sinh viên cần nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn cho phép các yếu tố vi khí hậu và ý nghĩa vệ sinh của từng yếu tố đố i với sức khỏe của

Ngày đăng: 20/01/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan