1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu No hay đói đều dễ bị say tàu xe doc

7 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 236,76 KB

Nội dung

No hay đói đều dễ bị say tàu xe Bạn không nên bước lên tàu xe trong tình trạng quá no hay quá đói nếu thuộc loại dễ "say". Các loại mùi đặc biệt như mùi thuốc lá, hơi người cũng dễ khiến người đi tàu xe xây xẩm mặt mày. Không ít người hễ bước lên xebị lảo đảo, chóng mặt, đau đầu, nôn thốc nôn tháo, mặt mũi tái xanh, sau chuyến đi có thể phát ốm. Đó là triệu chứng say tàu xe. Nguyên nhân chủ yếu gây say tàu xe là sự kém thích ứng của tiền đình với sự thay đổi vị trí của cơ thể một cách không có quy tắc. Trong hoạt động hằng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng, không quen với sự tròng trành. Sự thay đổi phương hướng và tốc độ vận động khác nhau đều gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai trong. Sự kích thích này mạnh đến một mức nào đó sẽ làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn. Dưới sự chi phối của thần kinh trung ương, tiền đình điều tiết sự thăng bằng tư thế của cơ thể khi đi máy bay, tàu thuyền hoặc các loại xe cộ. Sự dao động tròng trành làm cho cơ thể thay đổi tư thế không có quy luật, kích thích cơ quan tiền đình của tai trong. Người thích ứng tốt thì không sao, nhưng với những người có cơ quan tiền đình quá mẫn cảm, kém thích ứng với sự thay đổi vị trí không có quy tắc, hiện tượng say tàu, say xe sẽ diễn ra. Tuy nhiên, nhiều trường hợp say xe không phải do tiền đình mà do ăn quá no, quá đói, mệt mỏi, bực bội, mất ngủ, không khí ô nhiễm. Bạn cũng dễ say nếu mẫn cảm với các mùi đặc biệt như mùi xăng ôtô, khói thuốc lá, mùi các loại mồ hôi ở hành khách, mùi tàu xe lâu không được khử mùi. Hạn chế say tàu xe Thông thường những người ít hoặc lần đầu đi tàu xe dễ bị chứng say hơn những người phải đi lại thường xuyên. Biện pháp tốt nhất là tập luyện trong một thời gian dài hoặc ngồi tàu, xe nhiều lần để nâng cao khả năng thích ứng của cơ quan tiền đình đối với vận động không có quy tắc. Đối với những người không có cơ hội đi tàu xe trong thời gian dài, việc thường xuyên rèn luyện thể lực có tác dụng hỗ trợ cho việc điều tiết thăng bằng vị trí của cơ thể. Các môn vận động vòng lăn, bàn đu dây, cầu trượt, xà đơn, xà kép, nhào lộn trên đệm đều có thể nâng cao khả năng thích ứng của tiền đình. Đối với những người say tàu, xe do mùi, do tâm lý hay tình trạng quá no, quá đói thì phải khắc phục được những nguyên nhân này. Nếu bạn mẫn cảm với mùi xăng, mùi mồ hôi thì nên chọn những chiếc xe chất lượng tốt, được vệ sinh sạch sẽ. Có thể ngửi những mùi dễ chịu như ruột bánh mì, vỏ cam, quýt, gừng. Đừng nên ăn quá no hoặc để quá đói, tránh những thức ăn khó tiêu như dừa, trứng, lạc. Tình trạng stress cũng làm bạn nôn nao, do vậy phải tạo một cảm giác thoải mái khi bước lên tàu, xe. Cười, nói vui vẻ với những người xung quanh cũng hạn chế được rất nhiều chứng này. Chính vì vậy mà những hành khách không có bạn đồng hành thường dễ bị say dù là đi một đoạn đường ngắn; nhưng nếu đi cùng bạn bè, gia đình thì dù trải qua một chặng đường dài vẫn khỏe mạnh bình thường. Hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc say tàu xe được sử dụng, có thể gây buồn ngủ hoặc không. Để sử dụng thuốc có hiệu quả, người cần nói rõ mức độ say của mình để bác sĩ cho thuốc phù hợp. Nên uống trước khi lên tàu xe 30 phút. Dự phòng và điều trị say sóng Say sóng là trạng thái mất thăng bằng của cơ thể do sự kích thích của các dao động trên tàu, biểu hiện chủ yếu là buồn nôn và nôn. Đối với những người làm việc trên biển, say sóng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và hiệu quả công tác. Yếu tố chính làm phát sinh say sóng là thời tiết. Khi gặp điều kiện thời tiết và khí hậu không thuận lợi, con người càng dễ bị say sóng. Sóng càng lớn hoặc tàu càng nhỏ thì tỷ lệ phát bệnh càng cao. Một số yếu tố khác: kinh nghiệm đi biển ít, tuổi đời trẻ, hay ngồi, đi hoặc đứng trên tàu. Những dao động của tàu kích thích cơ quan tiền đình trong não, làm xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt Biểu hiện say sóng ở mỗi người có khác nhau nhưng có thể chia làm 3 mức: - Nhẹ: Trong người nôn nao, nhức đầu, khó ngủ, tăng tiết nước miếng. - Vừa: Nhức đầu nhiều, buồn nôn, tăng tiết mồ hôi, người quay cuồng khó chịu. - Nặng: Nôn mửa dữ dội nhiều lần. Nhiều khi nôn chỉ ra nước trong hoặc dịch mật, người bơ phờ hốc hác vì mất nước và điện giải, trí lực giảm, các động tác phối hợp thiếu chuẩn xác. Các triệu chứng trên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng là yếu tố thuận lợi cho việc phát sinh những bệnh tiềm ẩn như tim mạch, tiêu hóa Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với trạng thái say sóng. Điều trị cũng không phải là khâu quan trọng vì khi hết say, thường cơ thể phục hồi nhanh. Quan trọng nhất là chăm sóc nạn nhân (như lau chùi đờm dãi, loại bỏ các chất nôn) để tránh kích thích những người khác, khiến họ nôn theo. Nạn nhân cần được bố trí nơi nghỉ, tăng cường bổ sung nước, các điện giải, sinh tố để được phục hồi nhanh chóng. . No hay đói đều dễ bị say tàu xe Bạn không nên bước lên tàu xe trong tình trạng quá no hay quá đói nếu thuộc loại dễ " ;say& quot;. Các. ở hành khách, mùi tàu xe lâu không được khử mùi. Hạn chế say tàu xe Thông thường những người ít hoặc lần đầu đi tàu xe dễ bị chứng say hơn những người

Ngày đăng: 20/01/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w