CHƯƠNG 3 VƯỜN ƯƠM
1. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP VƯỜN ƯƠM
Vì cây ăn trái là cây đa niên nên trong giai đoạn cây con cần được chăm sóc tốt
mới bảo đảm được sự sinh trưởng và phát triển lâu dài, cho năng suất cao, phẩm
chất tốt. Do đó việc thành lập vườnươm có mục đích cung cấp cây con tốt, thuần
giống và số lượng giống nhiều.
2. ĐỊA ĐIỂM THÀNH LẬP VƯỜN ƯƠM
Chọn địa điểm thành lập vườnươm cần lưu ý các yêu cầu:
- Đất có thành phần sa cấu nhẹ, bằng phẳng, giữ và thoát nước tốt, tầng canh
tác dầy khoảng 30-50cm.
- Vườn gần nguồn nước, thuận lợi việc giao thông nhưng cần tránh xa đường
lớn để tránh ồn, ô nhiễm, không bị mất và lẫn giống do người qua lại.
- Vườn cần có ánh sáng đầy đủ, không khí trong lành, tránh hướng gió có hại
và làm rào chắn gió.
- Vườnươm nên bố trí gần vườn sản xuất.
3. CÁC KHU VỰC TRONG VƯỜN ƯƠM
Vườnươm có thể chia ra thành các khu vực:
- Khu cây con: khu vực này dùng gieo hột giống để lấy cây con đem trồng, làm
gốc tháp và giâm cành. Thiết kế nhiều luống trồng, luống rộng trung bình từ 1,5-2,0m,
cao 15-20cm, có độ dốc khoảng 15 độ. Giữa hai luống trồng nên chừa 1 lối đi lại
rộng khoảng 50cm, để chăm sóc và dễ dàng thực hiện thao tác tháp. Trong khu vực
nầy có thể xây dựng bồn giâm để giâm cành.
- Khu ra ngôi (định hình): dùng để trồng bồi dưỡng các cây con tốt đã được
chọn lọc, cành giâm đã ra rễ hoặc cây đã chiết, tháp xong.
- Khu cây giống: nếu có điều kiện đất đai thuận lợi nên bố trí khu vực trồng các
cây mẹ tốt để lấy trái, cành hay mắt tháp.
Vườnươm khi sử dụng lâu ngày sẽ tích tụ nhiều mầm bệnh, do đó cần có kế
hoạch luân canh (trồng các cây họ đậu) để cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh. Thời gian
sử dụng các khu vực ươm cây con và ra ngôi trung bình khoảng 2-3 năm.
4. GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY GIỐNG
Đối với cây ăn trái có thể áp dụng các phương pháp nhân giống như trồng hột,
tháp cành, tháp mắt, chiết và giâm cành, tách chồi (cây con), nuôi cấy mô… Tùy theo
giống, qui mô sản xuất, điều kiện đất đai, kỹ thuật canh tác mà chọn cách nhân giống
thích hợp.
4.1. Cây trồng hột
Chọn trái tốt, chín đầy đủ, không sâu bệnh. Lấy hột to, nặng (không lấy hột nổi
trong nước), hình dạng bình thường. Trước khi gieo cần rửa sạch hột, để ráo trong
không khí và xử lý thuốc sát khuẩn. Đối với hột có vỏ dầy nên ngâm nước, đập bể vỏ,
xử lý hóa chất, xử lý nhiệt tạo điều kiện cho hột hút nước nẩy mầm.
Hột sau khi được lấy ra khỏi trái cần gieo càng sớm càng tốt, nếu chưa gieo
được ngay thì nên giữ nơi thoáng mát. Nếu muốn kéo dài thời gian cất giữ, nên tồn
trữ hột trong điều kiện lạnh.
Đất gieo hột được cày, xới 1 lần, sau đó bừa nhuyễn ra, xử lý thuốc sát khuẩn
trước khi gieo hột khoảng 3 ngày. Không nên gieo hột quá sâu, độ sâu gieo trung
bình khoảng 1-2cm (tùy kích thước hột), khoảng cách giữa các hột là 5-10 cm, tùy
kích thước hột. Dùng rơm rạ che phủ đất để giữ ẩm. Sau khi hột nảy mầm nên phun
thuốc ngừa sâu, bệnh định kỳ 1-2 tuần/lần. Đối với cây con mọc yếu, có thể dùng
urê, DAP, nồng độ 0,5-1%, phun 1 tuần /lần giúp cây phát triển tốt.
Khi cây con cao khoảng 10-15cm, chọn những cây phát triển đồng đều, khoẻ
mạnh chuyển sang khu vực ra ngôi. Khoảng cách trồng cây con ở khu vực này thay
đổi trung bình từ 20-40cm giữa các cây và 20-40cm giữa các hàng, tùy theo giống và
thời gian trồng. Cung cấp đầy đủ nước, làm cỏ, bón phân và phòng trừ sâu bệnh.
4.2. Cây tháp
Lựa chọn gốc tháp thích hợp, có khả năng kết hợp tốt với mắt tháp (cùng họ).
Gốc tháp phải sinh trưởng mạnh, tuổi thọ cao, giúp cây tháp cho năng suất và phẩm
chất trái tốt. Gốc tháp cần thích hợp với điều kiện đất đai như sa cấu đất, độ dầy
tầng canh tác, độ pH, độ mặn, phèn, ẩm độ đất và dinh dưỡng Gốc tháp có khả
năng đề kháng tốt đối với các loại nấm trong đất như Fusarium, Phytophthora
Cành (hay mắt) tháp được chọn từ cây mẹ cho năng suất cao, phẩm chất tốt qua
một thời gian ít nhất là 3-5 vụ thu hoạch, tùy theo loại giống trồng. Cây mẹ không bị
sâu bệnh, nhất là các bệnh do virus. Cành (hay mắt) tháp phải còn tươi, có sức sống
mạnh. Cần làm nhãn ghi lại tên giống, nguồn gốc, ngày lấy cành (hay mắt) để tránh
lẫn lộn giống. Nếu chưa sử dụng, cần giữ cành (mắt) trong điều kiện mát, ẩm. Thời
gian cất giữ không kéo dài quá 10 ngày để bảo đảm sức sống khi tháp.
Lựa chọn kiểu tháp thích hợp: gồm các kiểu tháp cành như tháp nêm, luồn vỏ,
tháp áp Các kiểu tháp mắt được sử dụng phổ biến là tháp cửa sổ (chữ U xuôi hay
U ngược), tháp chữ T xuôi hay ngược
Chăm sóc cây con đã tháp xong: thông thường khoảng 3 tuần sau khi tháp có
thể biết được kết quả. Tiến hành cắt đọt gốc tháp và các tược, cành của gốc tháp
(nếu có) để giúp cành (hay mắt) tháp phát triển nhanh. Cắm cọc buộc giữ chồi tháp
đã phát triển, giúp cây mọc thẳng. Phun thuốc trừ sâu bệnh định kỳ, làm cỏ, bón phân
và tưới đủ nước. Khi cây tháp cao khoảng 15-20cm, có thể vô bầu đất đưa sang khu
vực ra ngôi để chăm sóc tiếp tục. Khi cây đạt được chiều cao khoảng 30-50cm thì có
thể đưa ra vườn trồng.
4.3. Cành giâm
Lấy cành từ cây mẹ có tiêu chuẩn tương tự như trường hợp lấy cành (hay mắt)
ghép. Sau khi cây ra rễ (thời gian trung bình từ 1-6 tháng tùy giống), tiến hành đặt
cành vào bầu đất rồi đưa sang khu vực ra ngôi để chăm sóc. Lưu ý trong giai đoạn
chuyển tiếp từ môi trường giâm sang bầu đất, cây rất dễ bị héo chết, do đó cần giữ
cây con nơi thoáng mát, tưới ẩm thường xuyên và đưa dần ra nắng.
4.4. Cành chiết
Chọn cây mẹ có tiêu chuẩn tương tự như trên. Sau khi chiết ra rễ (có rễ cấp 2),
tiến hành cắt nhánh đưa vào giâm ở khu vực ra ngôi. Môi trường giâm nhánh chiết
cần tơi xốp (đất trộn tro trấu và phân chuồng hoai mục, hoặc môi trường cát) để dễ
nhổ đem trồng. Tưới ẩm thường xuyên giúp cây mau hồi phục. Thời gian giâm trung
bình khoảng 1-2 tháng, tùy tình hình sinh trưởng.
5. TIÊU CHUẨN CÂY GIỐNG KHI XUẤT VƯỜN ƯƠM
Cây con đem trồng phải khoẻ mạnh, dạng hình tốt (mọc thẳng, nhánh lá phân bố
đều), không sâu bệnh và phát triển đồng đều. Trước khi bứng cây con nên tưới đẩm
đất vườnươm một ngày, bứng cây con có mang theo bầu đất sẽ giúp tăng tỷ lệ sống
khi đem trồng. Có thể nhổ cây rễ trần, trước khi nhổ cũng phải tưới đẩm đất vườn
ươm để tránh bị đứt rễ và đem trồng ngay. Lưu ý tránh lẫn lộn giống khi di chuyển,
trong trường hợp mang đi xa nên bó cây trong bầu bẹ chuối (chuối hột), mo cau ,
cung cấp đủ nước, tránh nắng và gió nhiều.
Sau khi trồng nếu cây con bị rụng lá, chết, cần kiểm tra lại các điểm sau:
- Đất bị úng nước hoặc không cung cấp đủ nước. Đất nhiễm phèn, mặn hoặc có
nhiều chất hữu cơ chưa phân hủy.
- Sâu bệnh.
- Sử dụng phân bón quá nhiều và bón chạm rễ.
- Hệ thống rễ cây con không phát triển đầy đủ (ít rễ nhánh).
. hướng gió có hại
và làm rào chắn gió.
- Vườn ươm nên bố trí gần vườn sản xuất.
3. CÁC KHU VỰC TRONG VƯỜN ƯƠM
Vườn ươm có thể chia ra thành các khu vực:
. lập vườn ươm có mục đích cung cấp cây con tốt, thuần
giống và số lượng giống nhiều.
2. ĐỊA ĐIỂM THÀNH LẬP VƯỜN ƯƠM
Chọn địa điểm thành lập vườn ươm cần