Bạnmuốn từ bỏcông việc?
Từ bỏ một nghề nghiệp mà mình yêu thích là một điều vô cùng khủng khiếp,
nhưng nếu bạn cứ lẳng lặng đi ra ngòai và tìm cho mình một công việc mới
hay tìm cách móc nối với người chủ mới thì đây không phải là một hành
động đẹp mắt cho lắm. Vậy thì khi nào bạn cảm thấy đã đến lúc phải rời
khỏi công ty?
Có thể bản năng của bạn sẽ mách bảo cho bạn biết khi nào là lúc thích hợp
để rời khỏi công ty, đôi khi chỉ vì một vài lý do rất đơn giản như xích mích
với đồng nghiệp hoặc có những công việc tốt hơn đang chờ đợi bạn. Dù lý
do gì đi nữa thì bạn cũng cần phải xem xét thật kỹ, bạn cần phải suy nghĩ
nhiều về tổ chức của mình xem có đáng để bạn khăn gói ra đi hay không?
Tất nhiên là khi bạn cảm thấy không hài lòng về tổ chức thì đó cũng có thể
xem là một lý do, hoặc là nếu bạn không có được bất kỳ một kinh nghiệm
nào trong suốt quá trình làm việc, không được tham gia vào các khóa đào tạo
nâng cao nghiệp vụ thì bạn có thể bày tỏ những bức xúc này với sếp của bạn
trước khi có quyết định rời khỏi công ty.
Và nếu bạn thực sự có ý định rời bỏ công việc hiện tại thì dưới đây là một số
bước mà chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện trước khi đi đến quyết định
quan trọng:
Trước khi bạn rời bỏcông việc hãy nghĩ xem:
Vậy thì bạn đã có một công việc nào khác chưa? Nếu chưa có thì liệubạn có
dành dụm đủ tiền để chi tiêu trong thời gian tìm kiếm một công việc mới hay
không? Bạn đã bàn bạc kỹ lưỡng với gia đình và bạn bè chưa? Đã thật sự
cân đo đong đếm lợi hại khi rời bỏcông việc chưa?
Hãy tự hỏi chính mình xem đã đến lúc để kết thúc công việc chưa? Bạn đang
đánh mất một số kỹ năng trong nghề nghiệp cũ của bạn, và liệubạn có cơ
hội để học những kỹ năng đó trong công việc khác hay không? Liệubạn có
kiểm sóat được các khỏan chi tiêu trong thời gian tìm việc hay không?
Nếu bạnbỏ việc chỉ vì một vài xích mích với đồng nghiệp hoặc với một vài
người quản lý thì hãy suy nghĩ lại, bạn có thể nói chuyện này với cấp trên để
họ giải quyết hoặc sẽ luân chuyển bạn sang một vị trí khác. Còn nếu bạn
quyết định nghỉ việc chỉ vì bạn chịu quá nhiều áp lực công việc thì bạn hãy
nhìn lại tất cả những đồng nghiệp của mình xem họ có phải chịu áp lực như
bạn không hay chỉ có mình bạn phải đối đầu với áp lực thôi!
Khi bạn rời bỏ
Hãy tìm hiểu tất cả những yêu cầu mà công việc mới đòi hỏi, tránh đừng để
những mâu thuẫn xảy ra trong những ngày đầu của công việc mới, nếu lỡ
điều đó xảy ra thì đừng bao giờ nghỉ việc ngay, hãy nhớ rằng trong giai đọan
đầu nếu bạn xin nghỉ việc thì bạn phải trả tiền bồi thường hợp đồng cho
người chủ thuê bạn.
Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi khi bạn vừa mới từbỏ một công việc nào
đó và chuẩn bị cho một công việc mới. Cố thể đi đâu đó với người yêu trong
một vài ngày chẳng hạn, hoặc là bạn cũng có thể nghỉ ngơi tại nhà, tất cả đều
làm cho bạn cảm thấy sảng khóai để chuẩn bị cho một công việc mới.
Hãy nói chuyện thẳn thắng với những đồng nghiệp mà xích mích với bạn,
hãy gửi một bức thông điệp cho họ để hẹn gặp và nói chuyện, không nên cãi
vã lớn tiếng trong môi trường doanh nghiệp.
Hãy hành động thật lịch sự bằng cách gửi cho nhà quản lý của bạn một lá
thư nói rõ các quyết định nghỉ việc của bạn, lưu ý là nội dung lá thư cần phải
ngắn gọn nhưng súc tích, mang đầy đủ các điểm quan trọng, hãy viết những
lời lẽ nhã nhặn thay vì bạn trút hết mọi cay đắng và tức giận vào trong bức
thư.
Trong suốt thời gian chờ đợi để bắt đầu một công việc mới
Bạn có thể lập một vài dự án giúp cho việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp
vụ cho bạn và những đồng nghiệp mới của mình nhưng công việc này
thường hiếm khi xảy ra.
Hãy nói cho những khách hàng của bạn biết rằng bạn sắp rời công ty cũ và
cũng nên cho họ biết về vị trí mới mà bạn được tuyển dụng. Ăn trưa với
những đồng nghiệp mà thân với bạn nhất, trao đổi số
phone và địa chỉ với
nhau để thuận tiện cho việc liên lạc sau này.
Vào ngày cuối cùng ở công ty cũ:
Hãy gửi lại tất cả những tài sản của công ty như điện thọai, laptop. Hãy dọn
dẹp thật sạch sẽ nơi bàn làm việc của bạn, gửi mail để nói lời chia tay đồng
thời giới thiệu cho các đồng nghiệp biết địa chỉ làm việc mới của bạn, vị trí
của bạn trong công ty mới v.v…
Và thời điểm kết thúc cũng đến:
Chọn một thời điểm quan trọng để gặp sếp, trình bày ý định ra đi và giải
thích lý do cụ thể rằng bạn đã không có nhiều cơ hội được đào tạo trong thời
gian qua và bạnmuốn thử sức của mình trong một môi trường khác…hãy
bắt tay thân ái và tạm biệt sếp, hãy để lại những ấn tượng đẹp nhất về bạn
trong lòng mọi người.
. Bạn muốn từ bỏ công việc?
Từ bỏ một nghề nghiệp mà mình yêu thích là một điều vô cùng khủng khiếp,
nhưng nếu bạn cứ lẳng lặng đi. nghiệp vụ thì bạn có thể bày tỏ những bức xúc này với sếp của bạn
trước khi có quyết định rời khỏi công ty.
Và nếu bạn thực sự có ý định rời bỏ công việc