1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Cây hành - Dược thảo trong nhà bếp pdf

7 385 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 177,68 KB

Nội dung

Cây hành - Dược thảo trong nhà bếp Các dân tộc văn minh cổ xưa như Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Quốc, La Mã đã biết sử dụng hành trong việc điều trị các căn bệnh như: giảm đau đầu, trị ho, bệnh tim mạch Đặc tính Hành có đặc trưng rất nổi bật: một mùi và vị rất hăng. Đó là do trong hành có chứa allyl propyl disulphide (gồm tinh dầu và hợp chất lưu huỳnh). Tinh dầu dễ bay hơi này là thủ phạm chính gây kích ứng và chảy nước mắt khi làm hành. Nếu ăn hành còn sống, tinh dầu sẽ được bài tiết qua phổi và nước bọt, làm hơi thở có mùi đặc biệt. Điều này không còn là vấn đề nếu như ăn hành đã được nấu chín vì tinh dầu đã bị bay hơi hết khi đun nóng Giá trị dinh dưỡng Ở bất cứ đâu hành cũng rất nổi tiếng bởi giá trị dinh dưỡng và những ích lợi giống thuốc thảo dược của nó. Hành chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ và một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali. Thành phần chủ yếu trong hành là nước (nước chiếm khoảng 86,8% trong 100gr). Hành chứa rất ít calo (50calo/100gr hành). Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt. Công dụng chữa bệnh Hành và thân của nó có khả năng ngăn chặn và điều trị một số bệnh. - Hành là một chất kích thích và chống lại các kích thích nhẹ. Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu. - Các củ hành nhỏ màu đỏ có thể được sử dụng như một thuốc long đờm. Nếu đem nghiền nát các củ hành này rồi trộn với đường phèn, để 1 lúc cho nước chảy ra. Nước ép này có tác dụng giúp làm loãng đờm và ngăn chặn sự tái phát. Dùng khoảng 3- 4 thìa cà phê của nước ép sẽ làm dịu đi chứng ho và đau họng. - Việc ăn hành sống giúp giảm cholesterol vì chúng làm tăng cao mật độ lipoproptein (“vật” trung chuyển cholesterol). Do vậy rất nên ăn hành sống trong các món sa lát hằng ngày nếu bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. - Điều trị bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Để trị chứng nóng rát khi đi tiểu, đun 100gr hành với 600ml nước. Đun cho đến khi chỉ còn khoảng một nửa thì có thể uống. Pha với đường sẽ giúp giảm chứng bí tiểu. - Hợp chất lưu huỳnh có trong hành sẽ giúp cho việc ngăn chặn sụ phát triển của các tế bào ung thư. - Hành cũng có tác dụng trong việc điều trị bệnh thiếu máu, sự chảy máu do bệnh trĩ, chảy máu răng. - Nước ép từ thân hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Các bất lợi của hành Những bất lợi của hành là nó có thể dẫn tới chứng đau nửa đầu ở một số người và chứng đầy hơi. Ngoài ra ăn hành sống có thể khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu Hoa làm thuốc chữa ho Hoa đu đủ đực là một vị thuốc dân gian chữa ho trẻ em khá hiệu nghiệm. Hoa đã nở, hái ngay tại cây (khoảng 20-30 g), trộn với đường trắng hoặc mật ong, hấp cơm, nghiền nát, uống 2-3 lần trong ngày. Để chữa ho do viêm phế quản, mất tiếng, lấy hoa đu đủ đực 15 g; lá hẹ 15 g, hạt chanh 10 g, nước 20 ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước, thêm ít mật ong, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng vài ngày. Hoa hồng bạch cũng là thuốc chữa ho trẻ em rất công hiệu. Khi dùng, lấy cánh của một bông hoa tươi, một quả quất chín, nửa thìa cà phê đường kính hoặc mật ong, cho vào một chén con hấp chín rồi nghiền nát, trộn đều, gạn lấy nước cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày. Còn hoa nhài khi nấu canh cùng mộc nhĩ sẽ trở thành món ăn bổ tỳ, ích phế, chữa ho: Cánh hoa nhài 24 g, rửa sạch, để khô, mộc nhĩ trắng 15 g, ngâm với nước nóng, rửa sạch, cắt bỏ cuống, thái nhỏ. Nước (một bát) đun sôi, cho rượu vang 9 g, ít muối và gia vị đủ đậm rồi cho mộc nhĩ vào nấu chín. Đổ ra bát rắc cánh hoa nhài lên mặt canh trộn đều, ăn trong ngày. Mía chữa táo bón Ngoài khả năng chữa táo bón khi kết hợp với mật ong, mía còn có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh do nhiệt khác như ho, sốt Theo y học cổ truyền, mía tính mát, có công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giã rượu, hạn chế giun đũa, làm tan đờm, sinh tân dịch, chữa sốt cao, kiết lỵ, trị ho do nhiệt, ợ hơi, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, đại bổ tâm tỳ. Trên lâm sàng, y học cổ truyền thường dùng mía để điều trị các chứng khô miệng lưỡi, tân dịch thiếu, táo bón, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, ợ hơi, tiểu tiện khó, sốt cao Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ mía theo lương y Phạm Như Tá (TP HCM): Chữa ho do hư nhiệt: Dùng một lượng mía vừa đủ, một ít gạo (loại ngon) và một lượng nước đủ để nấu chè. Dùng sáng một chén và chiều một chén. Chữa viêm dạ dày mãn tính: Dùng một ly nước mía và một ít nước gừng pha chung, trộn đều, uống ngày một lần. Chữa sốt phiền khát: Lấy một lượng mía và củ năng vừa đủ dùng, đem rửa sạch, thái nhỏ rồi nấu uống thay nước chè trong ngày. Chữa táo bón: Dùng nước mía, mật ong (mỗi thứ một cốc nhỏ), trộn chung, khuấy đều, uống lúc bụng đói. Ngày dùng hai lần sáng và chiều. Chữa buồn nôn do thai nghén: Một cốc nước mía, một thìa gừng tươi, cả hai trộn chung, khuấy đều, ngày dùng vài lần. Trẻ em ra mồ hôi: Ăn hoặc uống nước mía một lượng vừa đủ, dùng vài lần trong ngày. Tiểu tiện khó: Mía, râu ngô, xa tiền thảo (mỗi thứ lượng vừa đủ), đem sắc uống ngày hai lần (sáng và chiều). . Cây hành - Dược thảo trong nhà bếp Các dân tộc văn minh cổ xưa như Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Quốc, La Mã đã biết sử dụng hành trong việc điều. pho và kali. Thành phần chủ yếu trong hành là nước (nước chiếm khoảng 86,8% trong 100gr). Hành chứa rất ít calo (50calo/100gr hành) . Thân hành chứa một

Ngày đăng: 20/01/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w