Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
259,8 KB
Nội dung
Tạisaochúngtaphảilàmviệcchămchỉ?
Thái độ làmviệc thể hiện chỉ hướng của con người. Muốn tìm hiểu thái độ làm
việc của một người, hãy tìm hiểu thái độ của anh ta với cuộc sống.
Bạn lựa chọn một công việc như thế nào? Thái độ làmviệc của bạn ra sao? Về cơ
bản mà nói, đây không phải là vấn đề liên quan đến việc bạn làm gì và nhận được
thù lao bao nhiêu, mà là vấn đề liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống mỗi con
người.
1 . Công việc là điều bạn phảilàm cả cuộc đời
Một nhà tâm lí học khi nghiên cứu sự phản ứng tâm lí khác biệt giữa từng cá thể
khi tiếp xúc với cùng một loại công việc đã đến một nhà thờ đang trong quá trình
xây dựng, hỏi những người công nhân đang xây dựng.
Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ nhất ông gặp: “Xin hỏi anh đang làm gì
thế?”
Anh ta trả lời:
“Ông không thấy sao? Tôi đang phải đập đá, mà những tảng đá kia
thì cứng quá và to quá. Công việc thật nặng nề vượt quá sức người. Hai tay tôi
đau rát, toàn thân mỏi nhừ. Đây là việc cần sức trâu ngựa, không phù hợp với con
người tí nào vậy mà tôi vẫn phảilàm vì cuộc sống.”
Ông lại hỏi người công nhân thứ hai: “Xin hỏi anh làm công việc này vì lý do gì?”
Người công nhân thứ hai trả lời: “Làm việc để mỗi ngày kiếm được 2 dollar đủ để
đảm bảo cho .gia đình tôi sống qua ngày. Nếu không vì gia đình, chẳng ai muốn
làm cái việc đập đá vất vả này. "
Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ ba: "Xin hỏi, anh đang làm gì thế?”
Người thứ ba trả lời rất vui vẻ: "Tôi đang góp phần công sức nhỏ bé của mình để
xây dựng toà nhà xinh đẹp này. Sau khi xây xong nhất định sẽ có rất nhiều người
tới đây. Công việc này tuy vất vả nhưng mỗi khi nghĩ đến sẽ có rất nhiều người
đến cầu Chúa ban phước lành cho họ cho mọi người nghèo khổ trên thế gian này,
tôi lại không hề thấy mệt mỏi."
Với cùng một công việc, cùng một môi trường làmviệctạisao lại có những suy
nghĩ khác nhau đến vậy?
Với người công nhân thứ nhất, tình hình không thể thay đổi, cứu vãn được. Trong
tương lai không xa, anh ta nhất định sẽ thẳng nhận được gì do công việc và thái độ
lao động mang lại, thậm chí có thể theo thời gian anh ta trở thành một kẻ vô dụng,
đánh mất hoàn toàn rơm cách của bản thân.
Người công nhân thứ hai, là người không hề có trách nhiệm với công việc và
không thấy được niềm vui cũng như vinh quang của sự lao động.
Đối với 2 loại người này, cho dù người chủ lao động có hi vọng gì về họ cũng chỉ
là uổng công vô ích, bởi họ mang một tâm lý là làmviệc để kiếm tiền chứ không
phải vì công việc mà làm việc. Họ không phải là người mà người quản lý có thể
giao cho những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời những người này cũng khó có
được sự thừa nhận, đánh giá cao về khả năng lao động của xã hội.
Nhà tâm lí học người Mỹ Mark Abraham đã đưa ra “5 cấp độ nhu cầu” như sau:
1. Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu có cơm ăn áo mặc, chống lại đói rét và giá lạnh.
2. Nhu cầu an toàn: Nhu cầu được sống ở một nơi an toàn.
3. Nhu cầu xã hội: Nhu cầu được chia sẻ niềm vui sở thích và được giao lưu với
mọi người.
4. Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được người khác tán dương và chấp nhận.
5. Nhu cầu được phát huy hết năng lực bản thân và tự mình làm việc.
Nhà tâm lí học trên cho rằng, những người làmviệc vì công việc sẽ có rất ít cơ hội
thoả mãn đầy đủ quyền thứ 4 và quyền thứ 5 bởi nhu cầu trong cuộc sống của họ
không được thoả mãn đầy đủ ở mức độ cao nhất, hoặc dù ít dù nhiều, họ cũng mất
đi một phần niềm vui trong cuộc sống.
Vậy chúngta nên nói về người công nhân thứ 3 như thế nào? Ở người công nhân
này không hề mảy may có hình bóng của những lời oán trách, ngược lại anh là
một người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và có khả năng sáng tạo tốt.
Do luôn luôn làmviệcchăm chỉ, anh cảm nhận được niềm vui trong công việc và
ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Người công nhân thứ 3 mới thực sự là người công
nhân có thái độ lao động đúng đắn và sẽ trở thành người ưu tú, là người mà xã hội
cần tới.
Vậy công việc là gì? Từ điển của một số quốc gia theo đạo Thiên chúa giải thích
thế này:
“Công việc là nhiệm vụ cao cả mà Thượng đế đã sắp đặt, là sứ mệnh
quan trọng Người đã giao cho con người”.
Cách lí giải này tuy mang đậm màu
sắc tôn giáo, nhưng ở đó đều truyền tải một nội dung tư tưởng chung là: Những
người không có cơ hội làmviệc hay không cảm nhận được niềm vui từ chính công
việc của mình chính là những người làm trái với nguyện vọng của Thượng đế,
những người đó sẽ không có cơ hội hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống. Công việc là
mục đích bạn đạt được sau khi nỗ lực làm việc. Khi công việc cho chúngta cơ hội
thể hiện tất cả tài năng và tính cách bản thân, chúngta hãy hài lòng vì công việc
của mình. Cuộc sống chỉ có một mà thôi. Khi chúngta muốn hoàn thiện bản thân
hay chỉ đơn giản là muốn đạt được một điều gì đó. Chúngta mới đề ra cho mình
mục tiêu để hướng tới và phấn đấu.
Công việc là một võ đài để chúngta thể hiện tài năng. Những kiến thức mà chúng
ta đã gian khổ tích luỹ, khả năng ứng biến và sự quyết đoán hay khả năng thích
ứng của chúngta sẽ đều được thể hiện trên võ đài ấy. Ngoài công việc, không có
gì có thể giúp chúngta thể hiện được năng lực bản thân, cho chúngta cơ hội thể
hiện chính mình hay chỉ là một lí do chúngta đang tồn tại trên cuộc đời. Chất
lượng công việc quyết định hoàn toàn chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Công việc của một người thể hiện thái độ của anh ta với cuộc sống và đồng thời
cũng thể hiện lý tưởng và chí hướng của anh ta. Vì thế, việc tìm hiểu thái độ làm
việc của một người cũng cho ta hiểu anh ta ở một mức nào đó. Cựu Bộ trưởng Bộ
giáo dục Hoa Kỳ, nhà giáo nổi tiếng William Beneth đã nói:
“Công việc là điều
chúng taphảilàm cả cuộc đời”.
Trước đây, có thể có người mang suy nghĩ giống người công nhân thứ nhất hay
người công nhân thứ hai, họ luôn trách móc, bực tức với mọi thứ, chẳng có chút
nhiệt tình nào với công việc của mình và luôn sống một cuộc sống tẻ nhạt.
Trước đây, thái độ làmviệc của bạn như thế nào không quan trọng, dù sao đó cũng
chỉ là những điều trong quá khứ, quan trọng là từ bây giờ, thái độ làmviệc của bạn
sẽ thế nào?
Chúng ta hãy giống như người công nhân thứ ba, hãy mang sự nhiệt huyết trong
tim để có được cơ hội làm việc, làmviệcchăm chỉ để thấy được giá trị bản thân và
cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
2. Tiền lương có ý nghĩa gì? Hãy làmviệc vì bản thân bạn
Nếu một người chỉ luôn luôn nghĩ rằng mình làmviệc được thù lao bao nhiêu thì
làm sao anh ta có thể nhìn thấy được những cơ hội trưởng thành sau mỗi đồng tiền
lương? Anh talàmsao có thể hiểu được mình đã thu được những kĩ năng, những
kinh nghiệm gì từ công việc và tất cả những điều đó ảnh hưởng như thế nào đến
tương lai sau này của anh ta? Kiểu người này chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc
tiền lương, mà không hề biết bản thân mình đang thực sự cần gì.
Có thể bạn đã tận mắt chứng kiến hay nghe kể về một ai đó bị sa thải, hiện nay
nhiều thanh niên cho rằng xã hội ngày nay khốc liệt hơn, nghiêm khắc hơn và thực
dụng hơn ngày trước. Họ cho rằng, tôi làmviệc cho công ty, công ty trả lương cho
tôi chỉ là một hình thức trao đổi. Họ không nhận thấy những giá trị khác ngoài tiền
lương và vì thế những ước mơ, hoài bão tốt đẹp họ từng ấp ủ thời còn ngồi trên
ghế giảng đường cũng dần dần tan biến. Không tự tin, không nhiệt tình, họ luôn
giữ một thái độ ứng phó với công việc, họ nói ít đi một câu, viết ít đi một trang
báo cáo, làm ít đi một giờ đồng hồ Họ chỉ nghĩ họ làm đúng với mức lương
trước mắt họ nhận được chứ không hề nghĩ họ làmviệc như thế có xứng với mức
lương sau này, hay thậm chí là tương lai sau này của họ.
Một nhân viên làmviệc 10 năm tại một công ty nọ mà chưa hề được tăng lương
một lần. Đến một ngày, anh ta không thể chịu nổi sự bất bình đó và phàn nàn với
ông chủ. Ông chủ của anh ta nói: “Mặc dù anh làmviệc ở công ty 10 năm nhưng
kinh nghiệm công tác của anh thì chưa đầy 1 năm, năng lực của anh cũng chỉ ở
mức một công nhân mới vào nghề thôi.”
Người nhân viên “đáng thương” này trong 10 năm tuổi thanh xuân của mình làm
việc ở công ty, trong khi cái mà anh ta nhận được chỉ là mức lương của người mới
vào nghề, còn lại là chẳng có gì cả. Cũng có thể, ông chủ nhận định về anh nhân
viên này có phần không công bằng và thiếu chính xác nhưng chắc rằng, trong thời
đại mở cửa như ngày nay, anh nhân viên này có đủ kiên nhẫn nhận mức lương
thấp trong suốt 10 năm mà không nộp đơn sang công ty khác, đủ thấy năng lực
của anh ta không hề được công ty thừa nhận, hay nói cách khác, lời nhận xét của
ông chủ về anh ta về cơ bản khá là khách quan.
Đó chính là kết quả của việc lấy đồng lương làm mục tiêu làm việc.
Rất nhiều người chỉ do không hài lòng về mức lương hiện tại của mình mà đánh
mất đi những thứ còn quan trọng hơn tiền bạc, kết cục, đến phần tiền lương đáng
lẽ ra được nhận thì cuối cùng cũng không được nhận Đó cũng chính là điều đáng
buồn cho việc lấy tiền lương làm cái đích của lao động.
Khi làmviệc bạn đừng quá bận tâm rằng những nỗ lực của bản thân không được
đền đáp xứng đáng. Hãy tin rằng các ông chủ đều có đủ thông minh sáng suốt và
khả năng đánh giá. Để thu được lợi nhuận cao nhất cho công ty, họ cũng ra sức
dựa vào thành tích công tác và mức độ chăm chỉ làmviệc của nhân viên để thăng
cấp và tiến cử nhân viên. Những người làmviệcchăm chỉ, biết phấn đấu không
ngừng sẽ có cơ hội thăng chức, tiền lương của họ cũng vì thế mà tăng lên.
Nếu bạn phát hiện ông chủ của mình không phải là người sáng suốt, không chú ý
lắm đến sự nỗ lực của bản thân bạn, cũng không trả cho bạn thù lao xứng đáng, thì
bạn cũng đừng vội nản lòng, hãy nhìn sự việc theo một hướng khác. Chúngta nỗ
lực phấn đấu không phải chỉ vì sự đền đáp trước mắt, mà chúngta chờ đợi sự đền
đáp ở tương lai. Chúngtalàmviệc vì bản thân chứ không phải vì bản thân mà làm
việc. Cuộc sống không chỉ là hiện tại mà còn là cả tương lai rộng mở ở phía trước.
Giới lao động trẻ hiện nay ít có những nhận thức và lí giải sâu xa thực tế về tiền
lương. Tiền lương chỉ là một phương thức báo đáp của công việc. Những thanh
niên mới bước vào làmviệc càng phải trân trọng hơn những thứ mà công việc
mang lại. Ví dụ, những nhiệm vụ khó khăn rèn luyện ý chí bạn, công việc mới
phát triển năng lực bạn, việc hợp tác với các đồng nghiệp và giao lưu với các
khách hàng sẽ bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn bạn. Công ty là một ngôi trường để
chúng ta trưởng thành. Công việclàm phong phú kinh nghiệm chúng ta, đồng thời
cũng giúp trí tuệ chúngta phát triển. So với những kĩ năng và kinh nghiệm chúng
ta có được khi làm việc, thì số tiền tương ít ỏi chúngta nhận được cũng không còn
quá quan trọng nữa. Công ty trả bạn tiền lương, công ty cũng cho bạn cả những
năng lực có lợi cho cả cuộc đời bạn.
Năng lực quan trọng hơn tiền bạc rất nhiều vì nó không bị đánh cắp và cũng không
tự mất đi. Rất nhiều người thành đạt đã trải qua không ít thăng trầm của cuộc
sống, có lúc họ đứng trên đỉnh cao vinh quang, cũng có lúc đắm chìm trong thất
bại, nhưng cuối cùng, họ vẫn là những người thắng cuộc. Nguyên nhân do đâu?
Chính là do một thứ mãi mãi ở bên cạnh họ, đó chính là năng lực. Những năng lực
tiềm tàng trong họ, bất kể là sự sáng tạo, lòng quyết đoán hay khả năng quan sát
nhạy bén đều không phải có ngay khi bạn bắt đầu, cũng không phảichúngta bước
một lần đã tới, chúng có được trong thời gian chúngtalàm việc, học tập tích luỹ
lại.
Ông chủ có thể khống chế số tiền lương của bạn, nhưng không thể che mắt, bịt tai,
ngăn trở bạn tư duy học tập. Hay nói cách khác, ông chủ không thể ngăn được sự
nỗ lực của bạn, cũng không thể lấy đi những thứ bạn có được nhờ sự nỗ lực làm
việc và học tập của bạn.
Rất nhiều nhân viên chỉ viện cớ cho sự lười biếng của bản thân mà không biết đi
tìm lý do xác đáng. Người thì nói sếp của họ không nhận thấy được năng lực và
thành quả lao động của họ, cũng có người nói sếp của họ là một kẻ keo kiệt, họ
làm việc nhiều mà luôn chỉ nhận được tiền lương không tương xứng. Nếu một
người chỉ luôn luôn nghĩ rằng mình làmviệc được thù lao bao nhiêu thì làmsao
anh ta có thể nhìn thấy được những cơ hội trưởng thành sau mỗi đồng tiền lương.
Anh talàmsao có thể hiểu được mình đã thu được những kĩ năng, những kinh
nghiệm gì từ công việc, và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai sau này
của anh ta? Kiểu người này chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc tiền lương, mà
không hề biết bản thân mình đang thực sự cần gì.
Chúng ta không thể ra lệnh cho các ông chủ, bắt họ phảilàm cái này cái kia,
nhưng chúngta lại có thể mách bảo bản thân hành động theo cách tốt nhất. Chúng
ta không thể yêu cầu ông chủ làmviệc theo nguyên tắc, nhưng chúngta có thể bắt
bản thân làm điều đó. Đừng vì những nhược điểm của ông chủ mà bạn cho phép
mình lười biếng, tự tay chôn vùi năng lực của bản thân vì như thế là huỷ hoại
tương lai của chính bạn. Tóm lại, dù "sếp" của chúngta có keo kiệt thế nào, có hà
khắc bao nhiêu, chúngta cũng không được phép lấy đó làm lí do cho sự lười biếng
của mình. Bởi vì chúngta không chỉ làmviệc vì đồng lương trước mắt, mà còn
phải làmviệc vì tiền lương sau này, làmviệc vì chính bản thân chúng ta. Vậy tiền
lương là gì? Tiền lương chỉ là biểu hiện một phần công sức làmviệc của chúngta
mà thôi. Trên thế giới có bao người đang làmviệc chỉ vì tiền? Nếu bạn có thể vì
sự trưởng thành của mình mà phấn đấu, bạn đã trở thành người đứng trên mọi
người, và đó là bước khởi đầu tốt đẹp cho sự thành công.
3. Vì sao Bill Gates vẫn phảilàm việc
Chỉ đến khi theo đuổi mục tiêu “Tự mình thực hiện”, con người ta mới lộ ra lòng
nhiệt tình mãnh liệt với công việc, mới phát huy cao năng lực bản thân và mới có
thể phục vụ xã hội một cách tốt nhất.
Tài sản của Bill Gates hiện nay khoảng hơn 46,6 tỷ dollar. Nếu mỗi năm ông ta
tiêu hết 100 triệu dollar thì phải 466 năm ông ta mới tiêu hết số tiền này. Đó là
chúng ta còn chưa kể đến số lợi tức khổng lồ mà số tiền này mang lại. Vậy tạisao
Bill Gates vẫn làmviệc mỗi ngày?
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Viacom Hoa Kỳ Sumner Redstone 63 tuổi mới
bắt đầu thành lập một công ty giải trí đồ sộ. 63 tuổi, cái tuổi mà sắp gần đất xa
trời, ông đã đưa ra một quyết định trọng đại: tiếp tục làm việc. Ông luôn luôn có
mặt ở công ty, kể cả ngày nghỉ, giữa công ty và cuộc sống đời tư của ông không có
bất kì giới hạn nào, có lúc ông còn làmviệc đến 24 tiếng mỗi ngày. Từ đâu mà
ông có được nhiệt huyết với công việc của mình đến vậy?
Những ví dụ tương tự còn rất nhiều. Những người đó có “mức lương” khổng lồ,
không những ngày ngày họ đều làmviệc mà còn làmviệc cật lực như đang bán
sức lao động của mình. Nếu bạn làmviệc cùng họ, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt
mỏi rã rời vì thời gian làmviệc kéo dài. Vậy tạisao họ phảilàmviệc như vậy? Có
phải là vì tiền? Sumner Redstone đã nói:
"Thực ra tiền bạc không phải là động lực
thúc đẩy tôi làm việc. Động lực của tôi chính là lòng yêu nghề. Tôi yêu ngành giải
trí, tôi yêu công ty của tôi. Tôi luôn ấp ủ hi vọng sẽ thực hiện được những giá trị
cao đẹp nhất của cuộc sống và sẽ luôn cố gắng hết sức để thực hiện".
Quả thực, chính niềm đam mê muốn mình tự làmviệc đã thúc đẩy họ cống hiến
hết sức mình cho công việc, mà không đơn thuần vì danh lợi. Thậm chí ngay cả
khi họ có thể điều khiển được cuộc sống, họ cũng không từ bỏ công việc.
Một số nhà tâm lí học phát hiện, khi tiền bạc nhiều đến một mức độ nhất định nó
sẽ không còn sức mê hoặc con người nữa. Cuộc sống không đơn giản là sự tồn tại,
con người còn có những ham muốn cao hơn. Trong đó, mong muốn tự mình làm
việc ở mức độ cao nhất, cho con người ta động lực mạnh mẽ nhất.
Khi một người làm công việc mà anh ta thích, đồng thời công việc đó cũng phù
hợp với anh ta, anh ta có thể phát huy khả năng của mình một cách tốt nhất thì có
thể nói anh ta đã thoả mãn nguyện vọng lao động bằng chính đôi tay của mình.
Một người có động lực làmviệc sẽ coi công việc của mình như một hoạt động
sáng tạo, họ sẽ toàn tâm toàn lực cố gắng làm tốt công việc đó. Trong quá trình
làm việc, họ sẽ có được cảm giác thoả mãn, trong lòng đầy ắp những cảm xúc vui
sướng phấn khích.
Từ trước tới nay bạn đã bao giờ cảm nhận được niềm vui mãnh liệt và cảm giác
thoả mãn do lao động chính đáng của bản thân mang đến? Bạn đã xác định được
mục tiêu sống, lao động của mình? Bạn đã có động lực thúc đẩy để làmviệc chưa?
Trả lời được tất cả các câu hỏi đó là bạn đã hiểu ra nguyện vọng mãnh liệt là muốn
tự mình lao động. Hãy nhớ rằng, việc đi tìm ý nghĩa thực sự của cuộc sống, sẽ làm
tăng lòng nhiệt huyết trong mỗi chúngta và thắp sáng tâm hồn mỗi con người. Sự
theo đuổi này không giới hạn trong một tầng nghĩa bình thường mà ở tầng nghĩa
cao hơn nó có quan hệ với xã hội xung quanh ta, có thể thoả mãn được nhu cầu
cao nhất trong đời sống tinh thần chúng ta.
Chỉ đến khi theo đuổi mục tiêu “tự mình thực hiện”, con người ta môi lộ ra lòng
nhiệt tình mãnh liệt với công việc, mới phát huy cao năng lực bản thân và mới có
thể phục vụ xã hội một cách tốt nhất.
Chúng ta không nói về "lòng nhiệt tình tạm thời" vì kiểu nhiệt tình này mỗi chúng
ta đều đã trải qua, mà chúngta nói về lòng nhiệt tình có thể thúc đẩy một người
làm việc và đạt được thành công rực rỡ. So với những người làmviệc vì tiền
lương mà nói, những người muốn thoả mãn nhu cầu cao nhất của cuộc sống con
người - tự mình làmviệc chỉ là thiểu số. Vì thế cho nên, sự nhiệt tình lâu dài trong
những người bình thường cũng hiếm như kim cương vậy, còn trong những người
thành đạt thì lại hết sức phổ biến.
Lòng nhiệt tình là nhiên liệu cần thiết phải được chuẩn bị tốt cho ước mơ cất cánh.
Loại nhiên liệu này một khi đã được nhóm lên sẽ tăng thêm năng lượng cho bạn
bay cao hơn. Từ trước. đến nay, lòng nhiệt tình luôn là động lực thúc đẩy những
nhân vật kiệt xuất của thế giới, đưa họ lên đỉnh cao những lĩnh vực họ đam mê, tất
nhiên cũng thúc đẩy xã hội phát triển. Hãy để lòng nhiệt tình giúp bạn thực hiện
những việc vĩ đại như vậy. Cho dù chúngta chưa chạm được đến ranh giới của
ham muốn tự mình làm việc, chúngta cũng không phải giày vò bản thân vì chúng
ta đang làmviệc chỉ vì tiền. Chúngta đừng nói với mình: được trả lương như thế
nào thì mình sẽ làmviệc như thế ấy, chẳng việc gì phải cố gắng hoàn thành tất cả
công việc; Cũng đừng tự an ủi mình:
"Mình không bằng người khác, nhận được
bằng này lương là tốt lắm rồi".
Chúngta hãy nghĩ rằng, tiền bạc chẳng qua cũng
chỉ là một loại báo đáp, cái mà chúngta thu được từ lao động là khả năng hoàn
thiện bản thân, vì thế hãy giữ một thái độ tích cực khi làm việc. Những tư tưởng
tiêu cực sẽ kìm hãm khả năng phát huy tiềm lực bản thân, làmchúngta mất đi
động lực làmviệc và sự tự tin, làm tuột khỏi tay chúngta nhiều cơ hội quý giá,
[...]... người Nhưng vì saochúngta cứ chờ đến khi chúngta không lối thoát, khi chúngta bước đến đường cùng chúngta mới chịu thay đổi thái độ và phương pháp làmviệc Đừng để ánh sáng cuộc sống bình yên ngày một mất đi, cũng đừng để những tai hoạ làm bạn gục ngã Những người chăm chỉ làmviệc luôn biết cách nắm giữ vận mệnh của mình trong tay Muốn vượt lên những công việc bình thường, bạn cần có tài năng nhưng... là do chính họ tạo ra "Tôi phảilàm rất nhiều việc mà lương lại chỉ có thế này? được trả bao nhiêu thì làm bấy nhiêu thôi" "Ông chủ của chúng tôi ấy à, keo kiệt lắm, trả chúng tôi rất ít tiền lương” "Giám đốclàmviệc ít hơn nhân viên mà sao lương của ông ta cao thế ông ta nhận lương cao thì phảilàm nhiều chứ, tôi thì chỉ làm đúng mức lương được trả thôi Không cần phảilàm hơn những gì mình được...kéo chúngta ra xa đích đến của sự thành công và chúngta mãi mãi chẳng bao giờ có thể vươn đến cái đích cao nhất của ước muốn "tự mình lao động" 4 Làm việcchăm chỉ là một sự thông thái Bất kể bạn đang làmviệc gì, bất kể môi trường làmviệc xung quanh bạn dễ chịu hay vô cùng khắc nghiệt, bạn cũng hãy làm việcchăm chỉ, đừng vội lười biếng khi ông chủ của bạn vừa quay lưng đi, và đừng thôi làm việc. .. anh taphải nắm lấy cơ hội này, nhất định không được đến muộn Bạn hãy thử nghĩ mà xem, nếu trước đây anh ta biết trân trọng công việc của mình và chăm chỉ làmviệc thì bây giờ đâu phải khổ sở đi tìm việc như thế Ở đời có rất nhiều người gặp khó khăn trong công việc và dễ dàng nhận thấy rằng họ luôn cảm thấy đau khổ và hay than vãn Thực ra, những thứ họ kêu ca không phải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc. .. viên, anh ta bị sa thải rồi, lúc ấy anh ta vẫn băn khoăn không hiểu tạisao Vài tháng sau, tôi có dịp gặp lại người nhân viên nọ ở một khu trung tâm buôn bán lớn, anh ta buồn rầu bảo tôi: “Trong thời kì kinh tế khó khăn, đi tìm đã mấy tháng nay mà chẳng được việc nào vừa ý” Nói xong, anh ta vội vã cáo từ Anh ta nói phải tham gia một đợt phỏng vấn, mặc dù tính chất công việc này và công việc trước... như sau: con người phải vượt qua được thánh điện CẦN LAO mới có thể bước tới thánh điện VINH QUANG Ngụ ý của họ là chỉ có lao động mới là con đường dẫn đến vinh quang Bất kể bạn đang làmviệc gì, bất kể môi trường làmviệc xung quanh bạn dễ chịu hay vô cùng khắc nghiệt, bạn cũng hãy làm việcchăm chỉ, đừng vội lười biếng khi ông chủ của bạn vừa quay lưng đi, và cũng đừng thôi làmviệc khi chẳng ai hối... trong công việc, bạn mới có thể hi vọng được thăng tiến hay kiếm được mức lương cao Chưa có khi nào mà các ông chủ coi trọng những người làm việcchăm chỉ và cho họ nhiều cơ hội thăng tiến như ngày nay Các ông chủ thường khuyến khích nhân viên: “Hãy làm việcchăm chỉ, hãy phát huy hết năng lực của mình còn rất nhiều nhiệm vụ quan trọng đang chờ các bạn” Thực ra, ý của họ là: “Hãy làmviệc thật chăm chỉ,... nhiều lợi nhuận Nếu bạn có thể làmviệc thật chăm chỉ, cố gắng hết sức hoàn thành những công việc được giao, nhất định sẽ có lúc bạn có được những gì mình mong muốn Đáng tiếc là, ngày nay khi làm việc, nhiều nhân viên chỉ luôn miệng ca thán công ty mà chẳng bao giờ xem lại thái độ làmviệc của mình Họ không biết rằng phải dựa trên nền tảng của sự nỗ lực hoàn thành công việc của bản thân họ thì mới có... càng nhiều công việc quan trọng cũng là lúc mức lương của bạn tăng lên và cánh cửa đưa bạn tới thành công cũng rộng mở trước mắt bạn 5 Hãy nỗ lực làmviệc nếu bạn không muốn nỗ lực tìm việc Trong xã hội, có rất nhiều người gặp khó khăn trong công việc và chúngta nhận thấy rằng họ luôn cảm thấy đau khổ và hay than vãn Thực ra, những thứ họ kêu ca không phải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc họ bị thất... được việclàm là điều không dễ dàng Cho dù bằng cấp của họ có thể thoả mãn được yêu cầu cơ bản của công việc, họ cũng chỉ đáng đứng vào danh sách “những người bị sa thải mà thôi” Một hôm, tôi đứng trước quầy chuyên bán giày dép của một siêu thị nói chuyện với một anh nhân viên Anh ta nói với tôi, anh ta đã làmviệc ở đây trong 7 năm, nhưng do ông chủ của anh ta “có tầm nhìn hạn hẹp” nên anh ta không . Tại sao chúng ta phải làm việc chăm chỉ?
Thái độ làm việc thể hiện chỉ hướng của con người. Muốn tìm hiểu thái độ làm
việc của một người,. tiềm lực bản thân, làm chúng ta mất đi
động lực làm việc và sự tự tin, làm tuột khỏi tay chúng ta nhiều cơ hội quý giá,
kéo chúng ta ra xa đích đến của