Kết bạnvớigiớitruyềnthông như thếnào?
Không một công ty nào lại không muốn chiếm được tình cảm của giớitruyền
thông, được các tờ báo, truyền hình để mắt tới và đưa tin. Dưới đây là một số cách
thức hiệu quả giúp bạn xây dựng các chiến dịch quan hệ truyềnthông thành công.
Nếu bạn nghĩ rằng Giao tế công cộng (Public Realtion) chỉ đơn thuần là việc
gửi đi các bảnthông cáo báo chí và chờ đợi giớitruyềnthông đăng tải, hãy nghĩ lại.
Trên thực tế, một chiến dịch PR thành công hiếm khi dựa trên những chiến thuật ngẫu
nhiên hay đơn lẻ. Để thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, bạn sẽ cần đến một
chương trình quan hệ truyềnthông hiệu quả.
Về mặt cốt lõi, một chiến dịch quan hệ truyềnthông tập trung vào việc xây
dựng những mối quan hệ gắn bó với các nhà báo, các nhà sản xuất hay các chủ bút -
những người có thểtruyềntải rộng rãi câu chuyện về bạn tới những đối tượng khách
hàng mong muốn. Điều này có thể gây dựng thành công lớn cho những sản phẩm/dịch
vụ mới xuất hiện trên thị trường hay thậm chí đem lại hơi thở sinh lực mạnh mẽ cho
những công ty đang suy thoái. Những thông điệp PR tạo ra một sự tín nhiệm đối với
các khách hàng tiềm năng lớn hơn nhiều so với quảng cáo, vì vậy, khi được sử dụng
liên tục, các mối quan hệ truyềnthông có thể trở thành một nhân tố vô giá trong các
chiến lược tiếp thị quảng cáo của công ty bạn.
Dưới đây là 4 bước để xây dựng một chương trình quan hệ truyềnthông giúp
kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ:
Bước 1: Định hình mục tiêu lâu dài.
Bằng việc nhìn nhận PR như một nỗ lực dài hạn, bạn có thể định hình nên chiến
dịch của mình dựa trên các mục tiêu về lâu về dài. Với các mối quan hệ truyền thông,
bạn có thể nuôi dưỡng những quan hệ hiện tại để dần dần gia tăng nhận thức về sản
phẩm/dịch vụ, đẩy mạnh hình ảnh công ty, truyềntải những thông điệp then chốt và
khẳng định vị thế kinh doanh của công ty trên thị trường. Bức tranh các mối quan hệ
công chúng của bạn nên gắn kếtvới các thông điệp marketing trọng tâm. Nói cách
khác, hãy đặt trọng tâm của các mối quan hệ truyềnthông vào việc có được những
thông điệp quảng bá, truyềntải hiệu quả tính năng sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung
cấp.
Bước 2. Tìm kiếm phương tiện truyềnthông thích hợp. Không quan tâm tới
đối tượng khách hàng của bạn là ai, luôn có một khuôn mẫu phương tiện truyềnthông
để tiếp cận họ. Truyền hình sẽ quảng bá mọi thứ từ những show chương trình trò
chuyện, quảng cáo hình ảnh động đến những tiếp thị địa phương. Thử hình dung bạn
phát minh ra một loại vật liệu bê tông mới cho các đường cao tốc - sẽ có vô vàn ý
tưởng làm sao để cho các nhà sản xuất lớn thấy được tính năng vật liệu và dùng thử
sản phẩm. Truyền hình sẽ hiệu quả nhất trong trường hợp này.
Ngoài ra còn có rất nhiều chương trình truyền thanh, các tạp chí chuyên ngành
và các tờ báo hàng ngày cung cấp nhiều cơ hội xây dựng mối quan hệ công cộng tuyệt
vời. Hơn tất cả, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các tạp chí hướng tới những chỗ trống
của thị trường là một thời cơ lớn cho các công ty nhỏ đang nỗ lực kết giao vớigiới
truyền thông báo chí. Nhiều hãng truyềnthông cũng có những trang web thu hút đông
đảo khách ghé thăm với đội ngũ nhân viên biên tập riêng lẻ luôn chủ động tìm kiếm
nhiều thông tin mới lạ.
Các khách hàng tiềm năng của bạn tìm kiếm các thông tin liên quan đến loại
hình sản phẩm/dịch vụ bạn tiếp thị ở đâu? Bạn cần nhận ra những phương tiện truyền
thông trực tuyến và truyềnthống thích hợp nhất, sau đó lên danh sách các nhà báo, chủ
bút hay nhà sản xuất bạn quan tâm kết giao. Danh sách của bạn không cần phải quá
dài. Hãy chỉ đưa vào bản danh sách những phương tiện truyềnthông và những nhà báo
tốt nhất để giúp đỡ bạn hoàn thành các mục tiêu PR.
Bước 3. Định hình câu chuyện PR của bạn.
Mối quan tâm hàng đầu của các phương tiện truyềnthông đó là những câu
chuyện có nội dung thực sự cuốn hút người xem, người đọc hay người nghe của riêng
họ. Vì vậy, sẽ rất quan trọng với việc làm sao để câu chuyện của bạn thích hợp nhất
với nhu cầu cụ thể của giớitruyền thông. Bạn hãy trở nên thân thiện với từng phương
tiện truyềnthông mà bạn hướng tới và cung cấp những kiểu câu chuyện hay nội dung
mà họ đang tìm kiếm trước khi tiếp xúc trực tiếp với họ. Các phương tiện truyềnthông
ngày nay luôn tràn ngập các bảnthông cáo báo chí và các thư quảng cáo - thậm chí có
lúc hàng trăm bản mỗi ngày – tuy nhiên, rất ít trong số đó thu hút được sự chú ý đặc
biệt của họ do nội dung không thích hợp.
Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ các nhà báo và chủ bút bạn mong muốn kết giao sẽ
luôn quan tâm tới việc truyềntải những thông tin thích hợp phù hợp với đọc giả của
họ. Nếu bạn có thể “đi guốc trong bụng” họ và biết được những gì họ cần nhất, bạn sẽ
trở thành một người bạn tuyệt vời của họ.
Bước 4. Xây dựng các mối quan hệ lâu bền.
Một bảnthông cáo báo chí - thậm chí có nội dung tuyệt vời – cũng chỉ đơn
thuần gõ cánh cửa giớitruyền thông. Đây là bước đầu tiên trong một chuỗi các công
việc cần làm với những nỗ lực không ngừng nghỉ để xuất hiện trên báo chí truyền hình
đúng như mong muốn của bạn. Bạn có thể bắt đầu với một bảnthông cáo báo chí nếu
bạn sẽ truyềntải một điều gì đó thực mới mẻ hay đáng giá. Còn bằng không, bạn hãy
gửi đi một lá thư ngỏ rằng bạn mong muốn được đăng tải một ý tưởng câu chuyện nào
đó. Trong một số trường hợp, việc “nhắc nhở” giớitruyềnthông cho một ý muốn cụ
thể là rất cần thiết. Bạn có thể gửi những thông điệp thích hợp cho giới báo chí thông
qua bất cứ cách thức nào tuỳ thộc vào yêu cầu và sở thích của họ như qua email, thư
bưu điện hay fax. Sau đó, bạn gọi điện thoại trực tiếp nhưng nhớ phải ngắn gọn. Đừng
ngạc nhiên nếu các nhà báo mà bạn liên lạc không gọi điện lại rằng họ đã nhận được
các thông tin từ bạn và đề nghị bạn tiếp tục gửi. Hãy nhớ rằng: họ luôn ngập đầu trong
các thông cáo báo chí mỗi ngày.
Những cú điện thoại liên lạc sau đó của bạn sẽ có tác dụng giải thích kỹ hơn
cho giới báo chí biết về câu chuyện bạn mong muốn truyền đạt. Mục tiêu của bạn nên
là việc cố gắng khám phá ra những nhu cầu dài hạn của các nhà báo và biết được bạn
có thể làm việc cũng như giúp đỡ họ nhưthế nào. Hãy chuẩn bị để gửi một bộ quảng
cáo truyềnthông đầy đủ bao gồm các thông tin cơ bản, hình ảnh, các tàiliệu và thông
tin về công ty bạn cho các nhà báo - những người thể hiện sự quan tâm tới câu chuyện
PR của bạn. Tuy nhiên, đừng “nhồi nhét” quá nhiều thư vào bộ quảng cáo truyền
thông đó - bạn chỉ cần gửi đi những gì có liên quan.
Một khi đã mở được cánh cửa đến với những mối quan hệ PR mới, bạn
nên việc định kỳ liên lạc vớigiớitruyềnthông và cung cấp cho họ các thông tin, ý
tưởng mới mẻ. Cùng với thời gian, một mối quan hệ gắn bó sẽ hình thành và bạn sẽ
thấy rằng các mối quan hệ truyềnthông như vậy dần trở thành nhân tố không thể thiếu
để phát triển kinh doanh.
. Kết bạn với giới truyền thông như thế nào?
Không một công ty nào lại không muốn chiếm được tình cảm của giới truyền
thông, được các tờ báo, truyền. trọng với việc làm sao để câu chuyện của bạn thích hợp nhất
với nhu cầu cụ thể của giới truyền thông. Bạn hãy trở nên thân thiện với từng phương
tiện truyền