1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh vov1

115 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN HÀ PHƯƠNG QUẢN TRỊ THÔNG TIN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN TRÊN SÓNG PHÁT THANH VOV1 Chuyên ngành: Quản lý báo chí – Truyền thông Mã số

Trang 1

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN HÀ PHƯƠNG

QUẢN TRỊ THÔNG TIN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN

TRÊN SÓNG PHÁT THANH VOV1

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN HÀ PHƯƠNG

QUẢN TRỊ THÔNG TIN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN

TRÊN SÓNG PHÁT THANH VOV1

Chuyên ngành: Quản lý báo chí – Truyền thông

Mã số: 80320101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Quản trị thông tin về

hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh VOV1” là công trình nghiên

cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu và kết luận khoa học nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố Các thông tin, tài liệu trình bày

và trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc./

Học viên

Nguyễn Hà Phương

Trang 4

Để hoàn thành luân văn Thạc sĩ với đề tài “Quản trị thông tin về hình

ảnh người nông dân trên sóng phát thanh VOV1”, ngoài sự nỗ lực của bản

thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, có hiệu quả của nhiều cơ quan, tập thể và cá nhân Nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn

thạc sĩ của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, quý thầy giáo, cô giáo Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trang bị cho học viên những kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình học tập

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Ban Thời sự - Đài Tiếng nói Việt Nam - nơi tôi công tác; Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như giúp đỡ tôi các thủ tục cần thiết trong quá trình viết và bảo vệ luận văn

Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Học viên

Nguyễn Hà Phương

Trang 5

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài 7

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1.MỘTSỐKHÁINIỆMLIÊNQUAN 9

1.1.1 Quản trị và quản trị thông tin báo chí 9

1.1.2 Khái niệm hình ảnh người nông dân 13

1.1.3 Báo phát thanh 15

1.2 VAI TRÒ CỦA VIỆC QUẢN TRỊ THÔNG TIN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜINÔNGDÂNTRÊNSÓNGPHÁTTHANH 16

1.2.1 Đảm bảo thông tin về hình ảnh người nông dân đúng định hướng của Đảng, Nhà nước 17

1.2.2 Đảm bảo thông tin về người nông dân đạt chất lượng, hiệu quả 20

1.3.NỘIDUNGQUẢNTRỊTHÔNGTINVỀHÌNHẢNH NGƯỜINÔNG DÂNTRÊNSÓNGPHÁTTHANH 21

1.3.1 Yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực của chủ thể quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân 21

1.3.2 Nội dung các hoạt động quản trị thông tin 23

1.4.TIÊUCHÍĐÁNHGIÁHIỆUQUẢVIỆCQUẢNTRỊTHÔNGTINVỀ NGƯỜINÔNGDÂNTRÊNSÓNGPHÁTTHANH 26

Trang 6

của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về báo chí 26

1.4.2 Đảm bảo thông tin về người nông dân theo đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan 26

1.4.3 Đảm bảo thông tin “Nhan-Đúng-Trúng-Hay” 27

1.4.4 Đảm bảo thông tin đễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THÔNG TIN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN TRÊN SÓNG PHÁT THANH VOV1 33

2.1 GIỚI THIỆU VỀ BAN THỜI SỰ VOV1 VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRONGDIỆNKHẢOSÁT 33

2.1.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của Ban Thời sự VOV1 33

2.1.2 Giới thiệu các chương trình trong diện khảo sát 34

2.2 QUẢN TRỊ VỀ TẦN SUẤT, MẬTĐỘ THÔNG TIN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜINÔNGDÂNTRÊNSÓNGPHÁTTHANHVOV1 39

2.3.QUẢNTRỊNỘI DUNGTHÔNGTINVỀHÌNHẢNHNGƯỜINÔNG DÂNTRÊNSÓNGPHÁTTHANHVOV1 42

2.3.1 Hình ảnh người nông dân với tư duy thích ứng hội nhập 42

2.3.2 Hình ảnh người nông dân sản xuất nông sản an toàn 48

2.3.3 Hình ảnh người nông dân trong xây dựng nông thôn mới 53

2.3.4 Hình ảnh khó khăn, vất vả của người nông dân hiện nay 56

2.4 QUẢN TRỊ VỀ HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN VỀ HÌNH ẢNHNGƯỜINÔNGDÂNTRÊNSÓNGPHÁTTHANHVOV1 60

2.4.1 Đảm bảo đề tài phong phú, mang tính thời sự 60

2.4.2 Đảm bảo sử dụng thể loại đa dạng 62

2.4.3 Đảm bảo sử dụng ngôn ngữ dễ nghe, dễ hiểu 65

2.5 QUẢN TRỊ VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁTTHANHVỀNGƯỜINÔNGDÂN 69

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 72

Trang 7

TIN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN TRÊN SÓNG PHÁT THANH

VOV1 73

3.1 ĐÁNHGIÁ CHUNGVỀ THÀNHCÔNG HẠN CHẾTRONG QUẢN TRỊ THÔNG TIN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN TRÊN SÓNG PHÁTTHANHVOV1 73

3.1.1 Thành công 73

3.1.2 Hạn chế 78

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ THÔNG TINVỀHÌNHẢNHNGƯỜINÔNGDÂNTRÊNSÓNGPHÁTTHANH 79 3.2.1 Giải pháp về quản trị nội dung, hình thức chuyển tải thông tin về người nông dân 79

3.2.2 Xây dựng kế hoạch tuyên truyền lâu dài về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn 80

3.2.3 Chỉ đạo đổi mới nội dung thông tin về người nông dân 82

3.2.4 Chỉ đạo đổi mới về hình thức chuyển tại thông tin 83

3.3.GIẢIPHÁPVỀQUẢNTRỊCÁCYẾUTỐKHÁC 84

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 91

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 99

Trang 8

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long NXB : Nhà xuất bản

NN : Nông nghiệp NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thông TNVN : Tiếng nói Việt Nam

VOV1 : Kênh Thời sự

Trang 9

Trang Bảng 2.1 Các chuyên mục chính có trong chương trình Thời sự đồng

hành sáng 35 Bảng 2.2 Format chương trình mùa vàng 37 Bảng 2.3 Thống kê tổng số bài viết về hình ảnh người nông dân trên các

chương trình Thời sự đồng hành sáng và Mùa vàng (từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020) 39 Bảng 2.4 Thống kê số lượng, tần suất tin bài viết về người nông dân 41 Biểu đồ 2.1 So sánh tỉ lệ các bài viết về hình ảnh người nông dân trong

chương trình Mùa vàng và Thời sự đồng hành sáng 41 Bảng 2.5 Phân biệt giữa các thể loại 62 Biểu đồ 2.2 Các thể loại viết về hình ảnh người nông dân trong chương

trình Thời sự đồng hành sáng từ tháng 10/2019- tháng 3/2020 63 Biểu đồ 2.3 Các thể loại viết về hình ảnh người nông dân trong chương

trình Mùa vàng (từ tháng 10/2019- tháng 3/2020) 64

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nước ta là một nước nông nghiệp, có đến 70% dân số lao động trong lĩnh vực này, nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng đảm bảo vấn đề an ninh lương thực Việc truyền thông về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đặc biệt

là việc phản ánh trung thực hình ảnh người nông dân thời đại mới có ý nghĩa sâu sắc, vừa khơi dậy niềm tự hào, năng lượng sống, làm việc, tư duy, đổi mới của nông dân Việt Nam, vừa khuyến khích các mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân với các khối dân cư khác trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau Đây cũng là một trong những vấn đề lớn của truyền thông chính thống

Nông dân cần thông tin và thực tế chúng ta đã phát triển một số kênh thông tin về lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn Trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin về người nông dân cũng được truyền tải với một số nội dung/chuyên mục, vào các thời điểm và theo các hình thức truyền tải khác nhau, ở cấp trung ương và địa phương

Tuyên truyền về người nông dân không chỉ dừng lại ở nói và nhắc lại những kết quả đã đạt được mà còn góp phần nâng cao trình độ dân trí của bà con nông dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế nông nghiệp của đất nước

Ban Thời sự (VOV1) là kênh phát thanh quan trọng của Đài TNVN được phát sóng từ 4h45 phút đến 24 giờ hàng ngày Đây là kênh phát sóng đặc biệt quan trọng, luôn đi đầu về tuyên truyền kịp thời, hấp dẫn, nhiều chủ trương, đường lối cũng như cuộc sống của những người nông dân-lực lượng quan trọng của đất nước Tuy nhiên hiện các chương trình phát thanh chủ yếu

có thế mạnh trong việc phục vụ cung cấp thông tin thời sự nói chung và các chương trình giải trí, ca nhạc dành cho thính giả khu vực nông thôn Để thực hiện đưa những thông tin hiệu quả về người nông dân, điều tất yếu cần đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình Muốn làm được điều đó có vai

Trang 11

trò không nhỏ của chủ thể tổ chức và quản trị thông tin Do đó cần phải có những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá toàn diện về hoạt động tổ chức, quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh VOV1, từ đó đưa

ra những giải pháp phù hợp, khả thi

Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Quản trị thông tin về hình

ảnh người nông trên sóng phát thanh VOV1” làm luận văn Thạc sĩ Báo chí

học của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Cơ sở lý luận báo chí, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn chủ biên, NXB Văn

hóa thông tin: tác giả đưa ra những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “thông tin” Thông tin là một loại hình hoạt động để chuyển đi các nội dung thông báo, thông tin được dùng để chỉ chất lượng nội dung của thông báo nói chung Thông tin liên quan trực tiếp đến tính hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng, đến nhưng đòi hỏi về phương pháp hình thức sáng tạo của nhà báo, đến nguyên tắc vè sự tác động qua lại giữa báo chí và công chúng Tất cả các vấn đề lý luận trong lĩnh vực báo chí đều liên quan đến thông tin

- Ngoài ra còn có một số giáo trình cung cấp các tri thức về lý luận

báo chí như: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Đinh Văn Hường-Dương Xuân Sơn-Trần Quang), Thể loại báo chí thông tấn (Đinh Văn Hường), Báo

chí những điểm nhìn từ thực tiễn (Khoa báo chí, Phân viện Báo chí tuyên

truyền), Lý luận báo phát thanh (Đức Dũng)

- Liên quan đến đề tại nông nghiệp, nông dân, nông thôn, qua khảo sát tôi thấy đã có nhiều tác phẩm, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, các

đề tài nghiên cứu khoa học về đề tài này, đặc biệt là 1 số tác phẩm sau:

+ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta của tác giả Hoàng Ngọc Hòa, NXB Chính

trị Quốc gia (2009): tác giả đánh giá thành tựu nông nghiệp, nông thôn và

Trang 12

nông dân sau 20 năm đổi mới và đưa ra một số giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa

+ Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, tác giả Trần Thị Minh

Ngọc, NXB Chính trị Quốc gia, H.2010 tác giả đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu và hạn chế trong quá trình giải quyết việc làm cho nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn trong quá trình giải quyết việc làm cho nông dân

+ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế

mới, TS Ngyễn Thị Tố Quyên, NXB Chính trị Quốc gia, H2012 Tác giải bàn

về bối cảnh, cơ hội và thách thức trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020 Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá khách quan, cuốn sách đã chỉ ra những vấn đề tồn tại cũng như xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt nam, đồng thời đề xuất một số chính sách nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại đang đặt ra trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân

+ Nông dân làm giàu, Trung ương Hội nông dân Việt nam, NXB

Chính trị Quốc gia, H2011 Cuốn sách nông dân làm giàu nêu một số kinh nghiệm nông dân làm giàu trên các loại hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…và những tấm gương tiêu biểu của người nông dân vượt qua mọi khó khăn vươn lên làm giàu chính đáng

+ “Hỏi đáp và hướng dẫn xây dựng nông thôn mới, các chính sách quốc gia về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và việc làm” (2012), NXB

Lao động Cuốn sách hướng dẫn xây dựng nông thôn mới theo mục tiêu của chính phủ, trình bày bộ tiêu chí quốc gia về nông nghiệp, nông dân, nông

Trang 13

thôn và việc làm Nêu một số hỏi đáp về các chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới 2012

+ Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Báo chí và Tuyên truyền năm

2008 với đề tài “Báo nông nghiệp Việt Nam với công tác tư vấn kiến thức làn

giàu cho nông dân” Luận văn chỉ rõ tầm quan trọng của thoog tin đối với quá

trình lao động, sản xuất của bà con nông dân Đặc biệt là các thông tin tư vấn kiến thức làm giàu, các mô hình sản xuất tiêu biểu của các nông dân trên cả nước để bà con có thể học tập và làm theo Riêng báo Nông nghiệp Việt Nam-Tiếng nói của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngay từ khi ra đời đến nay đều dành dung lượng đáng kể là các chuyên trang để đăng tại kiến thức về lĩnh vực nỳ và không ngừng đỏi mới, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức củ tờ báo nói chung và chuyên trang tư vấn kiến thức làm giàu cho nông dân để phục vụ tốt hơn nhu cầu được nắm bắt thông tin của họ

+ “Nghiên cứu về nhu cầu thông tin của nông hộ qua các kênh: báo

chí, khuyến nông và internet” của IPSARD năm 2007 đã thực hiện một số

khảo sát về nhu cầu và khả năng tiếp cận thông tin của người dân nông thôn Mục tiêu của hoạt động này là để thu nhận ý kiến đánh giá của người dân về mức độ tiếp cận các nguồn thông tin và lợi ích, hiệu quả thu được đến cải thiện đời sống và phát triển sản xuất, tiếp cận thị trường

+ Nghiên cứu “Truyền thông nông nghiệp nông thôn nông dân” cuốn

sách được xuất bản năm 2009 của NXB Tri thức do Tiến sĩ Đặng Kim Sơn làm chủ biên giúp người đọc quan tâm đến lĩnh vực thông tin nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp cận những thông tin cơ bản về những vấn đề trong công tác truyền thông nông nghiệp nông thôn nông dân của Việt Nam như các loại kênh truyền thông, các nhu cầu tiếp cần thông tin truyền thôn gnoong thôn Bên cạnh đó, cuốn sách còn mang đến cho bạn đọc cái nhìn rộng mở về công tác truyền thông nông thôn của một số nước trên thế giới, đưa ra cái nhìn toàn cảnh về những dự án đầu tư và sáng kiến phát triển truyền thông nông

Trang 14

thôn của Việt Nam trong thời gian tới Với sự cụ thể hóa, chi tiết hóa từng kênh truyền thông trọng tâm của nông nghiệp cùng với việc đưa ra những dẫn chứng, số liệu đánh giá rõ ràng về nhu cầu tiếp cận và sự dụng thông tin của người nông dân

+ Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ có đề tài liên quan như: Báo

chí với việc thông tin điển hình kinh tế nông gnhiệp- nông thôn hiện nay

(Khảo sát trên các báo: Nhân dân, Kinh tế nông thôn, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay giai đoạn từ tháng 01/2012 - 11/2013), Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, tác giả Lê Duy Phong, người hướng dẫn TS Nguyễn

Thị Thoa, Học viện báo chí và tuyên truyền (2013); Công chúng nông thôn

Hà Nam với vấn đề tiếp nhận sản phẩm báo chí hiện nay, Luận văn thạc sĩ

báo chí học, tác giả Bùi Thị Quyến, người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn

Dững, Học viên báo chí tuyên truyền (2013); Giải pháp hội tụ truyền thông

nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Luận văn thạc sĩ báo chí học (khảo sát

trường hợp VTC 16), tác giả Nguyễn Trung Đại, người hướng dẫn PGS.TS

Nguyễn Văn Dững, Học viện báo chí tuyên truyền (2013); Báo chí Bắc

Giang với vấn đề phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay, Luận văn thạc sĩ báo chí học, tác giả Đoàn Việt Anh, người hướng

dẫn PGS.TS Nguyễn Vũ Tiến, Học viên báo chí và tuyên truyền (2015);

Truyền thông về khuyến nông trên báo Nông nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc

sĩ báo chí học, tác giả Đặng Thị Thúy Hiên, người hướng dẫn TS Nguyễn

Quang Hòa, Học viện báo chí và tuyên truyền (2017)

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến

đề tài, luận văn làm rõ thực trạng vấn đề quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh của kênh VOV1, Đài TNVN trên các khía cạnh về nội dung, hình thức chuyển tải, cách thức tổ chức sản xuất, đánh giá

Trang 15

thành công và hạn chế của hoạt động này, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài, cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

- Trình bày hệ thống lý thuyết cơ bản về hoạt động tổ chức và quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh VOV1

- Khảo sát, phân tích thực trạng quản trị về các khía cạnh nội dung, hình thức, cách thức tổ chức sản xuất các tin, bài, phóng sự, phản ánh về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh Qua đó, đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong việc quản trị thông tin về người nông dân trên sóng phát thanh

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề Quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh VOV1

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu 2 chương trình

Thời sự đồng hành sáng và Mùa vàng phát sóng trên kênh thời sự VOV1, Đài TNVN

Trang 16

trương, đường lối của Đảng, nhà nước Việt Nam cũng như hệ thống lý luận

về báo chí - truyền thông

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng các tài liệu được công bố trước đó, có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở lý luận, xây dựng khung lý thuyết để triển khai nghiên cứu vấn đề

- Phương pháp phân tích nội dung thông điệp: khảo sát nội dung, hình thức thông tin, cách thức quản lý thông tin của chương trình mùa vàng phát sóng trên kênh VOV1, Đài TNVN

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: nghiên cứu cách thức tổ chức sản xuất và phát sóng 2 chương trình mà luận văn khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn sâu 04 nhóm đối tượng sau:

 Nhóm các nhà quản lý báo chí

 Nhóm lãnh đạo hội nông dân

 Nhóm phóng viên chuyên trách lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

 Nhóm công chúng thính giả

6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài

Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, luận văn sẽ đánh giá ưu điểm, hạn chế trong quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh VOV1, Đài TNVN, từ đó đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản trị thông tin về người nông dân trên sóng phát thanh thời gian tới

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận

- Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan quản trị thông tin về người nông dân trên báo phát thanh, làm rõ hơn vai trò của báo chí trong việc đưa thông tin về đối tượng nông dân

Trang 17

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá, giải pháp cụ thể để các cấp lãnh đạo quản lý có chủ trương, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin về vấn đề nông nghiệp nông dân nông thôn trên báo phát thanh nói riêng và báo chí nói chung

- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu báo chí đồng thời, luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên, cấp quản lý các chương trình phát thanh

8 Kết cấu của luận văn

Trong luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính, luận văn bao gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị thông tin về hình

người nông dân trên sóng phát thanh

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1 Quản trị và quản trị thông tin báo chí

Quản trị

Trị là đưa vào khuôn khổ, dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành nhằm đạt được mục tiêu

Quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể:

+ Hoạt dộng quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức, là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt kết quả

+ Quản trị là quá trình vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên,

để hoàn thành các mục tiêu đã định

+ Quản trị được hiểu là trông coi, điều khiển, là đưa đối tượng đến khuôn mẫu quy định có sẵn, là những cách thức để đưa một tổ chức với những nguồn lực hữu hạn đạt đến một mục tiêu được đề ra của tổ chức đó

+ Hay nói cách khác, quản trị còn được hiểu là quản lý và điều hành công việc thường ngày [45, tr.1013]

Thông tin:

Thông tin là truyền tin cho nhau để biết [45, tr 1206]

Theo ông Philipppe Breton và Serge Proulx trong cuốn sách “ Bùng nổ thông tin và sự ra đời một ý thức hệ mới” [44] giải thích khái niệm này có hai hướng nghĩa: thứ nhất là nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình thái (frome); thứ hai là nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một

Trang 19

nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt, đây là tiêu biểu cho sự phát minh của tiếng Latinh Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức

Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” của GS.TS Nguyễn Như Ý, “Thông tin”

có nghĩa như sau: nếu là động từ có nghĩa là truyền tin, đưa tin báo cho nhau

biết, nếu là danh từ thì có nghĩa là tin tức được truyền đi cho biết hay tin tức

về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh

Thông tin về tất cả các sự kiện, sự việc làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh

Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, thông tin hoạt động chủ yếu khi tiếp xúc với công chúng

Trong lĩnh vực báo chí, thông tin được dùng để nói đến chất liệu ngôn ngữ sống, sự miêu tả câu chuyện, bằng chứng, dẫn chứng cụ thể từ bài viết

Thông tin là phần tri thức được sử dụng để định hướng, tác động đến những hành động tích cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm phẩm chất, sự hoàn thiện và sự phát triển hệ thống [49, tr 59]

Như vậy, từ các khái niệm khác nhau về thông tin nêu trên, có thể rút ra khái niệm phù hợp nhất đối với khuôn khổ của luận văn này đó là: Thông tin

là tin tức, thông báo, đưa tin một sự vật hay một hiện tượng được chứa đựng trong các hình thức nhất định, được tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng qua ác phương thức thích hợp

Theo mô hình của Shannon và Lasswell có thể nhận thấy, có nhiều trở ngại cho việc truyền tin hiệu quả

Thứ nhất, thông tin truyền đi vốn đã có những sai lệch về nội dung: nội dung sai sẽ làm cho người nhận tin không hiểu hoặc hiểu sai thông tin

Trang 20

Thứ hai, thiếu kế hoạch đối với thông tin, khiến cho nhiều thông tin được đưa đậm đặc, trong khi nhiều thông tin bị bỏ sót, hoặc đưa tin mờ nhạt trên báo chí, khiến cho công chúng không nhận thức đầy đủ, toàn diện về các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội

Thứ ba, nội dung thông tin không được trình bày rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ

Thứ tư, các thông tin diễn tả kém về ý tưởng, cấu trúc vụng về, chỗ thừa, chỗ thiếu, không rạch ròi ý nghĩa…

Thứ năm, thông tin không có phản hồi

Quản trị thông tin

Quản trị thông tin là cách một tổ chức/cơ quan báo chí sử dụng các phương thức để lập kế hoạch, tập hợp, sáng tạo và phổ biến một cách hiệu quả một loại thông tin nào đó Quản trị thông tin thường được thể hiện trên các khía cạnh:

+ Quản trị về tần xuất xuất hiện thông tin: nói về việc sắp xếp các tin bài, liều lượng thông tin ra sao cho phù hợp

+ Quản trị về nội dung thông tin để đảm bảo thông tin được phản ánh chính xác, khách quan, cân bằng và công bằng

+ Quản trị về hình thức chuyển tải thông tin để đảm bảo thông tin được thể hiện sao cho hiệu quả, hấp dẫn nhất thu hút được thính giả, độc giả

+ Quản trị về quy trình sản xuất tin, bài: đảm bảo để thông tin đáp ứng các yêu cầu về tính chính xác, khách quan, trung thực đáp ứng yêu cầu về tính thời sự của thông tin báo chí

Thông tin cần phải đưa tới công chúng một cách thuận tiện thông qua nhiều kênh khác nhau Các bản ghi và các phần thông tin cần thiết khác phải được lưu trữ tốt

Quản trị thông tin báo chí

Để hiểu thế nào là quản trị thông tin báo chí, có thể bắt đầu từ cách hiểu quản trị toà soạn báo chí Quản trị toà soạn báo chí “là hoạt động hoạch định,

Trang 21

tổ chức, kiểm tra, đánh giá công việc của toà soạn căn cứ trên nội quy, quy chế nhất định mà toà soạn đặt ra, nhằm đảm bảo mọi hoạt động ổn định, có hiệu qảu, với mục đích cao nhất là đem lại sản phẩm báo chí (tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình) có chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của cơ quan báo chí, yêu cầu của công chúng và đem lại lợi nhuận, thúc đẩy phát triển toà soạn báo chí đó” [31, tr 155]

Chủ thể quản trị toà soạn báo chí là những người được giao thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý, điều hành cơ quan báo chí Đó là đội ngũ những người được hưởng phụ cấp quản lý, thông thường là từ chức Phó trưởng phòng cho tời người đứng đầu cơ quan báo chí- Tổng biên tập (hoặc Tổng giám đốc với cơ quan báo phát thanh, truyền hình) Khách thể quản trị toà soạn báo chí là toàn bộ các yếu tố làm nên cơ quan báo chí, bao gồm: Tên gọi, tôn chỉ, mục đích của tờ báo; Trụ sở toà soạn vơi các nguồn vật lực hiện có (tài chính, trang thiết bị máy míc, cơ sở vật chất khác…); Hoạt động của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên; Sản phẩm báo chí với các yếu tố nội dung, hình thức thông tin; Đối tượng phục vụ; Ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí; Các hoạt động quảng bá; Các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo; Hoạt động đối ngoại của cơ quan báo chí…

Như vậy, quản trị thông tin báo chí là họt động hoạch định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn của toà soạn căn cứ trên những nội quy, quy chế nhất định mà Ban biên tập đặt ra, nhằm đảm bảo có đượcx các tác phẩm báo chí, sản phẩm bái chí (tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình) có chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của cơ quan báo chí, yêu cầu của công chúng và đem lại lợi nhuận, thúc đầy phát triển cơ quan báo chí đó

Quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân

Quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân cũng chính là hoạt động quản trị thông tin báo chí, chỉ cụ thể ở phạm vi thông tin về đối tượng cụ thể chính là nông dân, với 4 công đoạn bao gồm:

Trang 22

- Xây dựng kế hoạch thông tin về hình ảnh người nông dân

- Tổ chức triển khai kế hoạch thông tin về hình ảnh người nông dân

- Giám sát thực hiện kế hoạch thông tin về hình ảnh người nông dân

- Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch thông tin về hình ảnh người nông dân

1.1.2 Khái niệm hình ảnh người nông dân

Hình ảnh

Trong bài giảng kịch học điện ảnh và truyền hình [24, tr 85] của Nguyễn Hậu, thuật ngữ “hình ảnh” có nguồn gốc từ tiếng Latin “Imago” và có quan hệ mật thiết với một từ Latin khác là “Imatari”- dùng để chỉ sự mô phỏng, phỏng theo

Theo từ điển Tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê làm chủ biên đã giải thích

khái niệm hình ảnh: “Hình ảnh là hình người, hình vật, cảnh tượng thu được

bằng khí cụ quang học như máy ảnh để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng gợi tả sống động trong các diễn đạt” [45, tr 605]

Có thể hiểu với hình ảnh, dù bất kỳ thể loại nào thì yếu tố thông tin cũng là cái có trước, nó mang tính trực tiếp và thể hiện ngay tầng nhận thức thứ nhất

Hình ảnh là những ký hiệu nhân tạo nhằm giúp ta hiểu được chính mình, hiểu được hành vi của ta và tính chất phức tạp của thế giới chúng ta đang sống được thêu dệt vào ngôn ngữ, những ký hiệu bằng hình ảnh và ngôn ngữ ấy trở thành một thứ hoa gấm của nhiều nền văn hoá khác Suột một thời gian dài, những ký hiệu đó là công cụ cơ bản mà con người sử dụng để truyền thông và học hỏi

Xét trên một khía cạnh nào đó, hình ảnh được bày ra trước mắt độc giả thông qua các chi tiết được mô tả trong lời nói và những lời bình luận Đây là điểm mạnh riêng biệt chỉ phát thanh mới có Và nếu hàm lượng thông tin ấy mang đến cho người xem càng nhiều thông điệp, càng giải đáp được nhiều câu hỏi của độc giả thì hình ảnh đó càng có giá trị

Trang 23

Nông dân

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nông dân Trong tiếng Anh, nông dân (farmer) được hiểu là người làm nông, trồng trọt, làm việc ở trang trại

Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên [56, tr 675],

nông dân là “Người sống bằng nghề làm ruộng”

Theo từ điển Chính trị vắn tắt [53, tr 217], Nông dân là “một giai cấp

chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở tư hữu tư nhân hoặc

sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằng lao động của chính mình…”

Chủ nghĩa Mac-Lênin khẳng định: việc xác định một giai cấp, một tầng lớp xã hội phải căn cứ vào địa vị kinh tế-xã hội, điều kiện lao động, tính chất

sở hữu về tư liệu sản xuất, môi trường sống và các quan hệ khác C.Mác cho

rằng: “Tiểu nông là một khối quần chúng đông đảo mà tất cả các thành viên

đều sống trong hoàn cảnh như nhau, nhưng lại không nằm trong những mối quan hệ nhiều mặt đối nhau” [6, tr 264]

Theo V.I.Lênin, giai cấp nông dân là giai cấp của những người sở hữu nhỏ Ở nước ta, trong các văn kiện đầu tiên của Đảng đã dùng từ “dân cày” để chỉ giai cấp nông dân

Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm nông dân

như: “Nông dân được coi là những người nuôi mình với tư cách là những

người lao động, trồng trọt trên đất đai và sống trong những làng mạc nhỏ bé”

(Phạm Ngọc Anh, Quan hệ giữ nhà nước và nông dân ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội 1998, trang7) Hoặc “nông dân ở nước ta hiện nay là những

người sống lâu đời ở thôn (làng, bản, ấp) lấy sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng) làm nguồn sống chính dưới hình thức hộ gia đình” [4, tr 8]

Trang 24

Từ một số định nghĩa trên thấy rằng, nói đến nông dân là nói đến một

bộ phận dân cư lao động, gắn liền với sản xuất nông nghiệp Vậy, có thể hiểu nông dân nước ta hiện nay là những người lao động, sống lâu đời ở thôn (làng, bản, ấp) lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn sống chính

Trước đây, hình ảnh người nông dân thường gắn với sự chất phác, chịu thương, chịu khó, tảo tần, một nắng hai sương những thường là nghèo khó, ít học, suy nghĩ thiển cận “không vượt qua khỏi luỹ tre làng” Ngày nay, hình ảnh người nông dân đã đổi khác, gắn với sự năng động, dám nghĩ, dám làm vươn lên làm ăn lớn, dám tiếp cận cái mới thay đổi tư duy không những vượt qua phạm vi truyền thống mà còn vươn ra khu vực và thế giới

Hình ảnh người nông dân thời kỳ đổi mới gắn liền với sự đổi mới về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp Có thể khẳng định, đổi mới ở Việt nam khởi đầu từ nông nghiệp và nông dân là lực lượng có nhiều sáng tạo, năng động, góp phần quan trọng làm nên những thành tựu của đổi mới Hình mẫu người nông dân mới, nông dân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải có tư duy mới, nhận thức mới, kiến thức mới, đời sống văn hoá mới và có quyết tâm mới

Trong luận văn này, hình ảnh người nông dân bao gồm những đặc điểm về: việc làm, tư chất những người nông dân điển hình; tổ, nhóm nông dân liên kết điển hình; những thế hệ nông dân mới dám nghĩ, dám làm trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, vươn lên làm giàu và cùng cộng đồng làm giàu cho quê hương, đất nước được các nhà báo ghi lại bằng ghi âm, giấy, bút…sau đó thể hiện lại vào các tác phẩm phát thanh một cách khách quan, trung thực để truyền tải tới công chúng

1.1.3 Báo phát thanh

Báo phát thanh là một loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện từ

và hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận Trong bối cảnh ngày nay, phát thanh không chỉ phát

Trang 25

sóng bằng kỹ thuật sóng điện từ mà còn phát sóng qua vệ tinh, phát trên mạng internet Nhưng cách phát qua radio vẫn là phương thức chính của phát thanh Việt Nam nói chung

Phương tiện chuyển tải thông tin duy nhất là âm thanh tổng hợp gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc, tác động trực tiếp vào thính giác đối tượng tiếp nhận Theo “Ngôn ngữ Báo phát thanh” [36, tr.23] Có thể mô hình hoá phương thức tác động của báo phát thanh:

Thông điệp  Mã hoá thông điệp = âm thanh (lời nói + tiếng động + âm nhạc)  Kênh sóng  Tai nghe

Radio đóng vai trò là người đồng hành hữu ích trong đời sống của chúng ta Nó giúp cho con người giữ được mối liên hệ quan trọng đối với thế giới bên ngoài Từ ngữ với sự hỗ trợ của âm thanh có thể gợi lên vô số các loại hình ảnh vật chất, có thể vượt qua những không gian rộng lớn trong nháy mắt Những quang cảnh và hình ảnh có thể được xây dựng ngay tức thì, những tính cách nhân vật có thể được hình dung rõ ràng qua phát thanh

Ví dụ: Tiếng bão tố gầm rít, núi lửa phun trào, hàng ngàn người vui vẻ trong một lễ hội, biển nổi sóng dữ dội, tàu hoả chạy trên đường ray,…Là một loại hình truyền thông độc đáo, hấp dẫn, có khả năng tạo được sức hút và thiện cảm đối với đông đảo công chúng, báo phát thanh có tầm quan trọng rất lớn trong công tác tuyên truyền, cổ động, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm Nhà báo phát thanh có thể đưa thính giả đến bất cứ nơi đâu, gặp gỡ bất kỳ ai, chứng kiến bất kỳ cảnh tượng nào

1.2 VAI TRÕ CỦA VIỆC QUẢN TRỊ THÔNG TIN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN TRÊN SÓNG PHÁT THANH

Quản trị thông tin là hoạt động đặc thù của tất các cơ quan báo chí không chỉ riêng báo phát thanh nhằm đảm bảo có được những tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí có chất lượng, đáp ứng cao nhất nhu cầu thông tin tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, của cơ quan báo chí và yêu cầu thông tin

Trang 26

của công chúng Quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân là hoạt động mang tính chất then chốt, góp phần quyết định chất lượng thông tin về hình người nông dân trên sóng phát thanh

1.2.1 Đảm bảo thông tin về hình ảnh người nông dân đúng định hướng của Đảng, Nhà nước

Trải qua cuộc sống lao động hàng nghìn năm, nông dân Việt Nam đã góp phần quan trọng sáng tạo nên những giá trị vật chất tinh thần và truyền

thống văn hoá của dân tộc Việt Nam Trong tác phẩm “Ba mươi năm hoạt

động của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Trong quá trình cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp nông dân luôn một lòng son sắt theo Đảng, nêu cao tinh thần yêu nước, vượt qua khó khăn thách thức, góp phần to lớn cùng toàn dân hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước ta chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”

Ở thời điểm lịch sử trước năm 1945, đặc biệt là giai đoạn 1939-1945, nền kinh tế đất nước chìm đắm trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, trì trệ của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến Người nông dân sống trong cảnh

nô lệ, lầm than, tăm tối Hầu hết người dân mù chữ, cảnh nghèo đói khốn cùng diễn ra triền miên ở khắp nơi Cao trào của sự cùng cực, đói khổ ấy chính là nạn đói khủng khiếp năm 1945, cướp đi mạng sống của hơn 2 triệu người dân Việt

Chính sự kìm kẹp và đói khổ của ách thực dân phong kiến đã càng thổi bùng sức mạnh để làm nên cuộc Cách mạng tháng 8 giải phóng áp bức, nô lệ, giành quyền sống, giành quyền làm chủ ruộng đất, làm chủ cuộc đời của những người nông dân Sau 75 năm, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, người dân đã có cơm ngon áo đẹp, ai cũng được học hành

Trang 27

75 năm qua, lịch sử đất nước đã trải qua những dấu mốc rất quan trọng

và có tác động lớn đến đời sống, tư duy, tình cảm của mọi người Việt Nam, đặc biệt là giai cấp nông dân

Nếu cách mạng tháng Tám đã giải phóng người nông dân khỏi kiếp nô dịch, áp bức, mang lại cho họ quyền làm chủ, trong đó có quyền làm chủ đất đai, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nghề nông, thì công cuộc đổi mới, được tính chính thức từ năm 1986, có thể gọi là một sự giải phóng lần 2 Đây

là sự giải phóng tư duy làm ăn và sức sáng tạo của con người, từng bước phá

bỏ mọi rào cản phi lý, giúp cho người nông dân (và nhân dân nói chung) phát huy mọi năng lực, đạt được những thành tựu ấn tượng trong sản xuất và cải thiện điều kiện sống Hai cuộc giải phóng này đều nhằm phục vụ một mục đích lớn lao là để mỗi người được sống trong một xã hội thực sự hạnh phúc, dân chủ và thịnh vượng

Điều đáng nói hơn là ở cả hai dấu mốc quan trọng này, giai cấp nông dân, đều giữ vai trò và vị trí vô cùng quan trọng Trong cách mạng tháng Tám, nông dân là một lực lượng nòng cốt, đóng góp cả xương máu và của cải làm nên chiến thắng Còn trong giai đoạn tiền đổi mới, chính những mày mò, thử nghiệm cơ chế khoán sản phẩm trong nông nghiệp là cơ sở thực tiễn để toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đổi mới thực sự

Đến hôm nay, sau những nỗ lực, vượt khó “hai sương một nắng”, cộng với sự năng động, sáng tạo không ngừng, chính nông dân đang được hưởng những “trái ngọt” sau 30 năm đổi mới Sản phẩm của nông dân ta làm ra đã vươn tới hơn trăm quốc gia trên thế giới Bức tranh nông thôn cũng đang bừng lên nhiều gam màu tươi sáng, khang trang, hiện đại hơn…

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đặc biệt quan tâm đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành riêng một Nghị quyết "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được

Trang 28

thực hiện rộng khắp ở các địa phương trên cả nước; Dự thảo Văn kiện Đại hội Trung ương Đảng khóa XII cũng đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và chăm lo đời sống cho nông dân

Đảng khẳng định nông dân là chủ thể của quá trình phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thành công thì phải có người nông dân mới, bởi nông dân làm nông nghiệp, nông dân sống ở nông thôn Do đó, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, nếu không có nông dân tham gia thì không thành công…

Trong công cuộc đổi mới, nông dân ở nhiều địa phương đã đóng góp ý kiến vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Sự năng động, sáng tạo của nông dân đã góp phần hình thành đường lối đổi mới của Đảng, làm thay đổi tư duy quản lý kinh tế-xã hội ở nước ta Mặt khác, Đảng chủ trương “dân bàn, dâm làm, dân kiểm tra”, nông dân tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn Nông dân cũng đóng góp ý kiến thay đổi phong cách lãnh đạo, quản lý của tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, tham gia lựa chọn, giới thiệu cho Đảng đại biểu ưu tú đưa vào cương vị lãnh đạo Không ít những người xuất thân từ nông dân nhưng đã giữ cương vị chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những người nông dân đang hàng ngày, hàng giờ biến những chủ trương, nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn, nông dân thành những việc làm cụ thể Nếu bản thân nông dân không có ý chí vươn lên vượt khó để làm giàu cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội, mà lại lười biếng trong lao động, thờ ơ với thời cuộc, ỷ lại, trông chờ vào chính quyền và sự trợ cấp của xã hội, thì dù Đảng có đường lối về nông nghiệp, nông thôn, nông

Trang 29

dân đúng đắn tới đâu, tiềm năng nguồn lực về đất đai, về khoa học công nghệ,

về vốn,… có mạnh đến mấy thì cũng khó trở thành hiện thực

Ngược lại, nếu nông dân nhận thức được các chủ trương, nghị quyết của Đảng, thay đổi cách nghĩ, cách làm, năng động, sáng tạo thì nông dân sẽ chủ động thoát ra khỏi đói nghèo và lạc hậu Với đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, các tiềm năng nguồn lực to lớn sẵn có cùng với tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết của nông dân sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển nông nghiệp toàn diện và xây dựng nông thôn mới giành thắng lợi

Như vậy, quan điểm của Đảng về vai trò của người nông dân là định hướng về nội dung thông tin cho báo chí Với báo phát thanh, Trường Ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng có trách nhiệm theo sát để chỉ đạo các phóng viên phản ánh các khía cạnh nội dung về người nông dân trên sóng phát thanh Điều đó đồng nghĩa, thiếu đi vai trò của quản trị, thông tin về người nông dân có thể bị trệch khỏi định hướng tuyên truyền của Đảng, Nhà nước

1.2.2 Đảm bảo thông tin về người nông dân đạt chất lượng, hiệu quả

Hoạt động quản trị thông tin về người nông dân là hoạt động định hướng thông tin tuyên truyền cho từng chuyên mục, tổ chức nhóm phóng viên thực hiện khai thác thông tin và viết bài/sản xuất chương trình; biên tập tin, bài trước khi phát sóng; đánh giá, điều chỉnh kế hoạch thông tin truyền truyền Mặc dù những người thực hiện vai trò quản trị thông tin không phải là phóng viên trực tiếp khai thác, thu thập thông tin, không phải là người trực tiếp viết bài về hình ảnh người nông dân nhưng họ lại là người chỉ đạo, định hướng thông tin cho phóng viên Không chỉ định hướng các dòng thông tin lớn, chính yếu dựa theo tinh thần của Đảng, Nhà nước mà thậm chí họ còn định hướng chủ đề tuyên truyền cụ thể cho từng quý, từng tháng, từng tuần, từ chương trịnh

Trang 30

Không chỉ định hướng thông tin, những người làm công tác quản trị thông tin về nông nghiệp còn trực tiếp quản lý, giám sát, đánh giá, thẩm định chất lượng các bài báo, chuyên mục về người nông dân trước khi phát sóng

Họ có thể tham gia biên tập trực tiếp, duyệt bài trực tiếp Và như thế, họ chính

là những người quan trọng, tham gia quyết định chất lượng của các tác phẩm/ sản phẩm viết về nbguowif nông dân, đảm bảo cho các tác phẩm “nhanh, đúng, trúng, hay”, vừa đa dạng, phong phú về chủ đề, giáu có về lượng thông tin, vừa đảm bản sắc, dấu ấn của cơ quan báo chí

Từ việc quyết định chất lượng nội dung, hình thức các tác phẩm viết về người nông dân, những người làm công tác quản trị thông tin cũng đang gián tiếp quyết định hiệu quả truyền thông về hình ảnh người nông dân trong thời đại hiện nay

1.3 NỘI DUNG QUẢN TRỊ THÔNG TIN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN TRÊN SÓNG PHÁT THANH

1.3.1 Yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực của chủ thể quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân

Chủ thể quản trị thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng, họ vừa là những người xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ quan báo chí về các mặt hoạt động, trong đó có hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, vừa là người tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá chiến lược, kế hoạch, nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo hiệu quả hoạt động của toàn bộ cơ quan trong đó có đảm bảo chất lượng các chương trình Do vậy, để quản trị thông tin tốt, họ cần có những phẩm chất, năng lực phù hợp

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng: Những người giữ trọng trách lãnh đạo,

quản lý có vai trò to lớn dẫn dắt “con thuyền chính trị” theo đúng đường hưỡng lãnh đạo của Đảng Họ phải thấm nhuần mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và đặc biệt là về người nông dân hiện nay Bản lĩnh chính trị không phải là sự hô hào

Trang 31

chung chung, nó phải được thể hiện trên chính sản phẩm báo chí với những biển hiện tích cực: đảm bảo thông tin về người nông dân trên sóng phát thanh theo đúng định hướng tuyên truyền…

- Có năng lực quản lý, điều hành giỏi thể hiện ở các yếu tố:

+ Xây dựng, tổ chức và quản lý được bộ máy nhân sự phù hợp, theo đúng chức năng, nhiệm vụ cụ thể

+ Tổ chức công tác phát thành, quảng cáo, đảm bảo cân đối tài chính để phát triển cơ quan, đảm bảo đời sống cho cán bộ, phóng viên

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng báo cho cán bộ, phóng viên

+ Tổ chức các hoạt đọng đối ngoại, từ thiện xã hội

+ Tổ chức sản xuất các chương trình

- Có trình độ, năng lực chuyên môn cao: Trưởng ban/ Phó Trưởng ban

chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng các chương trình Các Trưởng phòng/Phó trưởng phòng cùng Trưởng ban phải tham gia quyết định chiến lược thông tin của các chương trình, định hướng chủ đề, nội dung, hình thức của từng chương trình cụ thể… Duyệt bài, quyết định bài nào cho phát sóng, bài nào phải dừng lại Đề dưa ra được những quyết định đúng đắn, phù hợp có khả năng nâng cao uy tín, thương hiệu của chương trình, được cấp dưới tâm phục, khẩu phục thì trí tuệ, năng lực chuyên môn của Trưởng ban và các thành viên quản trị nội dung phải rất cao, rất giỏi Trưởng ban cũng như đội ngũ quản trị nội dung thông tin phải làm gương cho phóng viên cấp dưới bằng cách không ngừng nâng cao tinh thần tự học, tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ

- Có đạo đức nghề nghiệp mẫu mực: Người lãnh đạo, quản lý trong cơ

quan báo chí bắt buộc phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, là công dân gương mẫu, là đảng viên tích cực, là nhà báo trung thực, trung kiên, luôn hoạt động nghề nghiệp trong sóng, không vụ lợi, không bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất Có như vậy, các chương trình mới thực sự trở thành địa chỉ uy

tín, tin cậy trong lòng công chúng và trong giới báo chí

Trang 32

- Có tư duy tiến bộ, sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái đúng: Những người

tham gia công tác tổ chức, quản trị thông tin phải là người tân tiến Tư tưởng

cổ hủ, lạc hậu, bảo thủ…sẽ là yếu tố kìm hãm sức sáng tạo của bản thân và đội ngũ phóng viên Cập nhật, ứng dụng các kỹ năng, kỹ thuật làm báo phát thah hiện đại trên thế giới vào cơ quan Tạo điều kiện để phóng viên, biên tập viên dưới quyền được đi học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp thường xuyên tại các cơ quan truyền thông hiện đại trong nước

và quốc tế

- Có quan hệ tốt với nguồn tin và các tổ chức chính trị xã hội khác:

Không có một cơ quan nào hoạt động độc lập và khép kín mà là một mắt xích tron gbooj máy hành chính của Nhà nước, có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan khác trong quá trình hoạt động, phát triển Do vậy người đứng đầu cơ quan báo chí bắt buộc phải có được mối quan hệ rộng rãi và tốt đẹp với các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội khác ở Trung ương, địa phương Mục đích là nhận được sự ủng hộ về mặt chính sách, nguồn lực, dư luận…khi cần thiết để phục vụ sự phát triển của cơ quan nói chung, sự phát triển của các chương trình nói riêng

1.3.2 Nội dung các hoạt động quản trị thông tin

Xây dựng kế hoạc thông tin về hình ảnh người nông dân

Kế hoạch là một chương trình hành động có mục đích của toà soạn, trong dó xác định mục tiêu, nội dung, phương hướng, giải pháp và thời gian

để thực hiện mục tiêu đó vào thực tế

Lập kế hoạch thông tin về người nông dân chính là hoạt động của chủ thể tổ chức và quản trị thông tin, trong đó xác định rõ mục tiêu thông tin, nội dung thông tin, phương hướng triển khai nội dung thông tin, thời gian thực hiện mục tiêu đó để kịp với tiến độ phát sóng của từng chương trình (với báo phát thanh) Đây là kỹ năng tổ chức và quản trị chủ chốt, thiết yếu, là một trong những khâu đầu tiên trong hoạt động tổ chức và quản trị thông tin trên

Trang 33

sóng phát thanh Nếu không có công tác kế hoạch thông tin cụ thể, đúng đắn, rất khó để tổ chức sản xuất một sản phảm báo chí hiệu quả, chất lượng

Kế hoạch thông tin về người nông dân phải được căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhu cầu thông tin, tuyên truyền của cơ quan báo chí trong từng tuần, tháng, quý; căn cứ vào nhu cầu và tâm lý tiếp nhận của công chúng, thực tiễn biến động của đời sống nông dân, tình hình sản xuất nông nghiệp cùng với năng lực, khả năng thực hiện kế hoạch của đội ngũ phóng viên

Nếu căn cứ vào thời gian triển khai kế hoạch, có:

- Kế hoạch thông tin dài hạn về người nông dân: thời gian thực hiện kế hoạch có thể tính theo năm, trong đó xác định rõ giai đoạn tuyên truyền Ví dụ

kế hoạch năm 2019-2020 tập trung vào vấn đề người dân tích cực trong xây dựng nông thôn mới, người dân ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những mô hình nông nghiệp thông minh, hiệu quả…

- Kế hoạch thông tin trung hạn về người nông dân: mỗi kế hoạch dài hạn

sẽ bao gồm những kế hoạch trung hạn, tính theo quý, theo tháng

- Kế hoạch thông tin ngắn hạn về người nông dân: thường có thời hạn tính theo tháng, tuần gắn với thực hiện các chủ đề cho từng chuyên mục, từng chương trình cụ thể Những kế hoạch này hoàn toàn có thể xây dựng được và

có độ chính xác tương đối cao Ví dụ tuyên truyền theo từng thời kỳ theo mùa

vụ gieo trồng, nhân giống hoặc mùa thu hoạch theo tính định kỳ trong nuôi trồng; mùa vụ làm dất, chuẩn bị chuồng trại cho mùa vụ mới,…

- Kế hoạch thông tin đột xuất, cấp tốc: thương nảy sinh do yêu cầu của thực tiễn từng phòng, ban tuỳ tưng thời điểm nhất định Ví dụ các sự kiện đột xuất như bão luỹ làm thiệt hại hoa màu, vật nuôi…gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến mùa vụ cũng như đời sống nông dân

Tổ chức triển khai kế hoạch thông tin

Trang 34

Sau khi lập kế hoạch thông tin xong, chủ thể tổ chức và quản trị cần kết hợp yếu tố nhân lực, các nguồn lực và cơ sở vật chất cần thiết để biến kế hoạch thông tin thành hiện thực Việc tổ chức thành lập ê kíp thực hiện kế hoạch là cần thiết.Ví dụ, với kế hoạch ngắn hạn hay kế hoạch thông tin đột xuát, nhằm có được nguồn tin bài phù hợp, Ban biên tập giao cho các phòng ban chuyên theo dõi, phụ trách về nông nghiệp, nông dân những công việc:

- Xác định phóng viên chuyên trách, cử họ xuống cơ sở nắm bắt thông tin, khai thác thông tin, viết tin, bài phù hợp theo đúng kế hoạch tuyên truyền

- Xác định thời hạn nộp bài của phóng viên

- Xác định thời hạn phát sóng ( với báo phát thanh)

- Phân công người chịu trách nhiệm hỗ trợ, duyệt chi phí, phương triện cần thiết cho phóng viên tác nghiệp

Giám sát thực hiện kế hoạch thông tin

Trưởng Ban sẽ chịu trách nhiệm tối cao trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch Phó Trưởng ban phụ trách nội dung, các trưởng, phó phòng sẽ được phân cấp giám sát hoạt động tác nghiệp của phóng viên phù hợp với vị trí và yêu cầu công việc, để đảm bảo có được những sản phẩm đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất Trong công đoạn này, các trưởng, phó phòng là những người thực hiện công tác giám sát trực tiếp Họ thường xuyên theoi dõi, nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch thông tin của phóng viên, kịp thời phát hiện những bất cập khó khăn trong quá trình khai thác thông tin, viết bài của phóng viên và giúp phóng viên kịp thời xử lý Trong những tình huống nhạy cảm đòi hỏi phải có

ý kiến chỉ đảo của Trường ban, Phó Trưởng ban, họ sẽ phải kupj thời báo cáo

và xin hướng xử lý

Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch thông tin

Tại các cơ quan báo chí, đánh giá thực hiện kế hoạch thông tin thường được thực hiện thường xuyên mỗi ngày, mỗi tuần Ban biên tập cơ quan sẽ đánh giá, nhận xét việcu thực hiện đề tài của các phòng, ban chuyên môn, của các phóng viên; định hướng tuyên truyền trong các chương trình tiếp theo

Trang 35

1.4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC QUẢN TRỊ THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NÔNG DÂN TRÊN SÓNG PHÁT THANH

1.4.1 Việc quản trị thông tin phải trên nguyên tắc tuân thủ định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về báo chí

Ban biên tập, những chủ thể tham gia quản trị thông tin báo chí về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh đều phải quán triệt định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về báo chí nói chung, về thông tin trên báo chí nói riêng Do vậy, để đánh giá chất lượng, hiệu quả quản trị thông tin về người nông dân trên sóng phát thanh có thể căn cứ vào Luật Báo chí để trả lời các câu hổi:

- Thông tin về người nông dân trên sóng có phản ánh trung thực, phù hợp với tình hình lợi ích của nông dân hay không?

- Thông tin về người nông dân có góp phẩn tuyên truyển, phổ biến, xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp hay không?

- Thông tin về người nông có góp phần phổ biến thành tựu của những người nông dân, có góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thông tin lành mạnh của nông dân hay không?

- Thông tin có góp phần phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp hay không?

Nếu thông tin về người nông dân được đáp ứng tốt các tiêu chí trên (đã được xác định trong Luật báo chí 2016), chứng tỏ hoạt động quản trị thông tin của cơ quan báo chí đạt chất lượng, hiệu quả

1.4.2 Đảm bảo thông tin về người nông dân theo đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan

Mỗi cơ quan báo chí đều có tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng, cụ thể, được thể hiện trong giấy phép hoạt động, buộc cơ quan báo chí đó phải tuân thủ Làm sao để những thông tin về người nông dân thực sự góp phần phát

Trang 36

triển và nâng cao dân trí nông thôn, phục vụ tốt nhất nhu cầu và lợi ích của bà con nông dân, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung của đất nước… Đó là thước đo chất lượng của các chương trình, bài báo về người nông dân

Thông tin về người nông dân tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích đã được xác định của cơ quan báo chí không chỉ thể hiện việc tuân thủ các quy định pháp lý ràng buộc của cơ quan báo chí mà còn thể hiện đạo đức nghề nghiệp của người lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí nói chung và của những nhà báo chuyên theo dõi mảng nông nghiệp nói riêng

1.4.3 Đảm bảo thông tin “Nhan-Đúng-Trúng-Hay”

Hoạt động quản trị thông tin phải nhằm đảm bảo có được những thông tin về người nông dân nhanh nhạy, kịp thời, hợp thời Sự nhanh nhạy trong thông tin là một trong những yếu tố quyết định giá trị và hiệu quả truyền thông, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của thông tin mạng xã hội, của nhiều tơ báo, nhiều loại hình báo chí để chiếm lĩnh công chúng

Trong thời gian gần đây, những biến động bất lợi về thời tiết tác động nghiêm trọng đến đời sống sản xuát nông nghiệp ở nhiều địa phương trong cả nước Việc đưa thông tin kịp thời đến bà con nông dân không những giúp họ nắm bắt tin tức kịp thời, mà qua đó, họ còn được định hướng cách phòng tránh, giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra, biết cách áp dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học vào sản xuất Để đảm bảo thông tin được nhanh chóng, thời sự, chủ thể lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí phải siết chặt kỷ luật tuyên truyền, yêu cầu các phòng/ban chuyên môn tôn trọng nghiêm túc thời gian đưa thông tin và phát huy tối đa trách nhiệm của phóng viên trong việc đảm bảo tính thời sự, tính kịp thời trong tiếp cận thông tin từ cơ sở, trong xử

lý thông tin

Khi nhắc đến thông tin, không ai muốn nghe một thông tin đã cũ không còn giá trị, trong khi có vô vàn thông tin mới luôn luôn và sẵn sàng được các

Trang 37

nhà đài liên tục phát sóng, trừ khi có những lý do đặc biệt, còn lại hầu hết thông tin có dạng “tức thời”, đều là những thông tin mang tính thời sự Tính thời sự trong thông tin không phải chỉ đánh giá ở mức độ nhanh về thời gian đưa tin mà nó còn thể hiện ở ngay nội dung thông tin Cụ thể là, mặc dù sự kiện có thể đã diễn ra trong một thời gian dài nhưng nó vẫn mang tính thời sự bởi bản thân thông tin đó chưa được biết đến, hoặc đã biết đến nhưng nó vẫn còn tiếp tục kéo dài trong tương lai, hoặc kết quả của nó còn ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội

Thông tin về người nông dân cũng như thông tin về nông nghiệp, thông tin báo chí nói chung, phải “đúng”, hay nói cách khác, phải chính xác, khách quan, chân thật Luật Báo chí đã quy định: “nhà báo phải thông tin trung thực

về tính hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân Quy ước đạo đức nghề nghiệp nhà báo cũng đã nêu rõ “Nhà báo phải hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”

Để đảm bảo thông tin đúng đắn, chân thực, khách quan, chủ thể tổ chức

và quản trị thông tin trong cơ quan báo chí phải tăng cường công tác giám sát, thẩm định nguồn tin, đề cao vai trò của người biên tập Và bản thân họ cũng phải là những người có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, thấm nhuần sâu sắc tinh thần, tư tưởng của nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đủ sức làm gương cho phóng viên dưới quyền

Nhà báo không chỉ cung cấp thông tin của lãnh đạo mà còn chú trọng ý kiến của người dân, không chỉ thông tin từ trên xuống mà còn từ dưới lên Hơn thế nữa, cùng một vấn đề, có thể huy động nhiều nhân chứng khác Đnhau để họ thể hiện, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân…Bên cạnh đó, thông tin trên radio không chỉ chú trọng tin tức chính trị thuần tuý mà bao gồm tất

Trang 38

cả những vấn đề về kinh tế, chính trị , văn hoá, xã hội, nông nghiệp, nông dân, nông thôn, biển đảo,…

Tuy nhiên vấn đề đặt ra với nhà báo là làm thế nào để có thể đưa được thông tin đa chiều, đa dạng những vẫn phải đảm bảo tính chính xác, đúng đắn, hấp dẫn Do đó, yêu cầu đặt ra là, khi lựa chọn thông tin đăng tải, nhà báo phải biết chọn những thông tin đắt giá, thông tin đại diện nhất trong toàn bộ

sự kiện Điều này phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng của phóng viên, biên tập viên trong từng trường hợp cụ thể

Tính chuyên nghiệp của nhà báo, liên quan rất nhiều đến vấn đề xã hội hoá báo chí; cụ thể trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 (khoá

XI) của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ “Khuyến khích các cơ

quan báo chí tăng cường huy động nguồn lực phát triển trên cơ sở đảm bảo đúng tôn chỉ mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần tuý, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để lợi ích nhóm chi phối báo chí” Trong thực tế

chúng ta có thể xã hội hoá một phần hoạt động báo chí bằng nhiều cách khác nhau như: Hợp tác sản xuất chương trình, quảng cáo bằng uy tín của nhà đài, nhận đặt hàng công tác thông tin, tuyên truyền…Tuy nhiên sự biến tướng của

xã hội hoá rất có thể diễn ra nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ như: khoán trắng, chỉ nghiệm thu sản phẩm, dẫn đến đầu vào không được kiểm chứng, tính xác thực của vấn đề, nhân vật bị coi nhẹ…

Thông tin trên báo phát thanh phải là những thông tin từ cuộc sống thường nhật, bám sát những sự kiện có thực để phản ánh, đáp ứng được yêu cầu của công chúng trong mỗi giai đoạn khác nhau Muốn làm tốt được điều trên, chúng ta phải nghiên cứu một cách lỹ lưỡng nhu cầu công chúng, nghiên cứu kỹ nhóm đối tượng để biết họ muốn gì, từ đó mà có lựa chọn mang ý nghĩa thiết thực đối với từng nhóm đối tượng mà chương trình hướng tới

Dù phát thanh hướng tới đông đảo công chúng, nhưng cách thức tác động lại như một người nói với một người, với sự thân ái, trò chuyện Sự gần

Trang 39

gũi thể hiện trong từng tác phẩm phát thanh, trong từng vấn đề được đề cập liên quan đến đối tượng công chúng mình hướng tới Với ngôn ngữ thể hiện sao cho thông tin phát thanh đến với bất cứ người dân nào, bất cứ đối tượng, tầng lớp nào thì cũng mang tính dễ nghe, dễ hiểu và có ích đối với cuộc sống thường ngày của người dân

1.4.4 Đảm bảo thông tin đễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo

Với đối tượng là nông dân, do trình độ học vấn của họ không cao nên

để giúp họ tiếp nhận dễ dàng, thông tin phải đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu,

dễ nhớ, dễ làm theo

Hiệu quả của một tác phẩm báo chí được quyết định bởi chất lượng thông tin và hình thức thể hiện tương ứng Trong quá trình thai nghén tác phẩm, dự kiến thể loại là điều cần thiết bởi nó giúp cho phóng viên có định hướng cho các giai đoạn sáng tác tiếp theo Sự lựa chọn thể loại nào sẽ kéo theo cách thức thu nhập thông tin phù hợp với nó

Các thể loại trên báo phát thanh được phân chia thành các nhóm khác nhau như: các thể loại phóng sự, phóng sự thông tin, phản ánh, bình luận, các

thể loại phân tích, các thể loại độc thoại, các thể loại đối thoại

Với phát thanh, phương thức thể hiện chính là hình thức, cách thức để chuyển tải thông tin Ngôn ngữ trong phát thanh chính là lời nói, tiếng động,

Tiếng động có vai trò tham gia vào việc cung cấp thông tin và bổ trợ cho lời nói, làm tăng sắc thái biểu cảm và mang đến cho thính giả sự liên

Trang 40

tưởng sâu sắc; làm cho tác phẩm trở nên khách quan, trung thực, sinh động, phong phú và đa dạng về mặt âm thanh cho tác phẩm phát thanh; ngoài ra còn tạo được cảm xúc dồn nén trong tiết tấu nhanh hay chậm khi đến với thính giả

Đối với âm nhạc, theo tư cách là một ký hiệu trong ngôn ngữ âm thanh của báo phát thanh, đóng vai trò không kém phần quan trọng và thường được

sử dụng dưới nhiều mục đích khác nhau: giới thiệu, quảng bá cho một đài hoặc một chương trình phát thanh trong trường hợp nhạc hiệu và nhạc quảng bá; minh hoạ cho tác phẩm trong trường hợp nhạc nền; đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc theo nhu cầu của thính giả; tạo không khí trong các dịp

lễ tết

Như vậy, lời nói, tiếng động và âm nhạc là ba chất liệu cơ bản tạo nên bức tranh âm thanh sống động của báo phát thanh Chính vì vậy, người làm báo phát thanh cần phải có những kiến thức nhất định về ba dạng âm thanh này để phối hợp, khai thác và vận dụng hợp lý mang lại hiệu quả tác động cao nhất đới với thính giả

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày và làm rõ những vấn đề liên quan đến khái niệm: quản trị, thông tin, quản trị thông tin, hình ảnh người nông dân, nêu rõ vai trò của hoạt động tổ chức, quản trị thông tin về người nông dân trên sóng phát thanh, những tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân trên sóng phát thanh

Chủ thể quản trị thông tin về người nông dân trên sóng phát thanh là những người làm công tác lãnh đạo, quản lý, đứng đầu là Trưởng Ban, thấp nhất là các trưởng, phó phòng chuyên môn Nhiệm vụ của họ là xây dựng kế hoạch thông tin về người nông dân, tổ chức triển khai kế hoạch thông tin, giám sát thực hiện kế hoạch thông tin, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch Có thể

Ngày đăng: 12/11/2021, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w