Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bình Ngô đại cáo - bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau bài Nam Quốc sơn hà thời Lý; Quân trung từ mệnh tập - tập hợp văn thư d[r]
Trang 1Nguyễn Hiền là Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất
Nguyễn Hiền sinh năm 1234 (có sách ghi là 1235), trong một gia đình nghèo ở làng Dương Miện, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường, lộ Sơn Nam (nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định)
Cuốn Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết, khi lẫm chẫm biết đi, Nguyễn
Hiền thường sang chùa - nơi sư trụ trì mở trường dạy học cho con em trong vùng, để xem anh chị học tập Thấy cậu bé ham chữ nghĩa, nhà sư nhận Hiền làm học trò và cho vào lớp ngồi học
Nguyễn Hiền học rất thông minh, một trang sách chỉ đọc một lần là thuộc nên đã đọc được nhiều pho sách quý Năm 11 tuổi, cậu đã nổi tiếng là thần đồng, nhiều chí sĩ xa gần đến thử tài đều bái phục
Năm 1247, triều đình nhà Trần mở khoa thi Tam khôi để chọn Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa, Nguyễn Hiền cũng tham gia
"Bài thi nhà vua đề là Áp tử từ kê mẫu du hồ phú, tức bài phú nói về con vịt từ giã mẹ gà đi
chơi hồ Nội dung đề ra khá rộng và trừu tượng, lại yêu cầu diễn đạt bằng thể phú Nguyễn Hiền đã viết một bài phú có tính chất nghị luận sâu sắc, vừa thể hiện được nhận thức về cuộc sống, vừa tỏ rõ khả năng uyên bác, văn chương Vua đọc xong phê luôn hai chữ
Thưởng tứ và lấy đỗ Trạng nguyên, tặng 4 chữ Khai quốc Trạng nguyên", sách Những trạng
nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết.
Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi: "Mùa xuân, tháng 2 (đời vua Trần Thái Tông, năm 1247)
mở khoa thi chọn kẻ sĩ Ban cho Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn; Đặng Ma La đỗ Thám hoa lang" Sách này viết "trước đây, hai khóa Nhâm Thìn (1232) và
Kỷ Hợi (1239) chia làm giáp, ất, chưa có chọn tam khôi Đến khoa này mới đặt", để lý giải vì sao Nguyễn Hiền được gọi là "Khai quốc Trạng nguyên"
Ở tuổi 13, Nguyễn Hiền là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam vua không phong ngay chức quan cho Trạng nguyên Nguyễn Hiền
Cuốn Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết rằng, khi Nguyễn Hiền vào
cung yết kiến, vua thấy Trạng nguyên quá nhỏ mà thông minh hơn người nên hỏi học ở đâu Nguyễn Hiền cứ thật tình tâu: "Thần tự học lấy, nhưng có một đôi chữ không hiểu cần phải hỏi sư ông ở chùa làng"
Nhà vua thấy Trạng nói năng tự nhiên, chưa hiểu phép tắc, lễ nghĩa, lại có ý tỏ ra kiêu căng nên cho là chưa thể bổ nhiệm chức quan trong triều Vua cho Trạng về nhà học hành, chờ 3 năm sau khôn lớn mới bổ dụng
Trạng nguyên Nguyễn Hiền khi về nhà, ngoài đọc sách, phụng dưỡng mẹ vẫn rất ham chơi, thường lúc rỗi lại cùng đám trẻ trong làng đánh khăng, thả diều
Trang 2Nguyễn Hiền đã giúp triều đình giải câu đố xuyên sợi chỉ qua ruột ốc
Sách chính sử không viết nhiều về Trạng nguyên Nguyễn Hiền, những câu chuyện về ông
đa phần là giai thoại truyền miệng, trong đó nổi tiếng nhất là việc giúp vua Trần giải câu đố
xuyên sợi chỉ qua ruột ốc của sứ thần nhà Nguyên Cuốn Kho tàng về các ông Trạng Việt
Nam của GS Vũ Ngọc Khánh và sách Những Trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam,
đều nhắc đến giai thoại này
Trong thời gian Trạng nguyên Nguyễn Hiền về quê ở Nam Định, sứ thần nhà Nguyên sang muốn thử tài người nước Nam Ông này chuyển tới triều đình nhà Trần một chiếc vỏ ốc xoắn, một sợi chỉ mảnh và thách các quan xâu được qua Vua quan nhà Trần khi ấy đều bó tay, vua bỗng nhớ tới Trạng nguyên trẻ tuổi và cho sứ giả đến hỏi ý kiến Nguyễn Hiền đã chỉ cách:
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thì lấy giấy mà bưng Bên thì bôi mật kiến mừng kiến sang
Ông đồng thời giúp được triều đình giải bài thơ đố về chữ "Điền" của sứ thần phương Bắc, khiến người này phải bái phục sự thông minh của dân đất Đại Việt
Nguyễn Hiền làm quan đến chức Thượng thư
bộ Công
Sau nhiều lần "gỡ bí" cho triều đình nhà Trần trước sứ thần phương Bắc, Nguyễn Hiền được vua triệu về kinh đô, cho học tiếp Tam giáo khoa chủ, tức đạo Lão, đạo phật, đạo
Khổng và bổ nhiệm chức quan Theo cuốn Những Trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt
Nam, ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Công (người đứng đầu bộ Công, tương
đương chức bộ trưởng ngày nay)
Trong những năm làm quan triều đình, Nguyễn Hiền đã hiến nhiều kế sách phò vua, giúp nước, đối phó với quân phương Bắc, Chiêm Thành Ông cũng cho đắp đê quai vạc sông Hồng, đào kênh mương dẫn nước, giúp nông nghiệp phát triển
Năm 1256 (có tài liệu ghi 1255), Trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 21 Nhà vua thương tiếc truy phong ông là "Đại vương Thành hoàng" và tôn làm thần ở
32 nơi, trong đó có đình Lại Đà (xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội)
huyện Thượng Hiền được đổi tên để tránh tên huý của Trạng nguyên đã mất
Theo tài liệu Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục, huyện Thượng Hiền được đổi tên thành
Thượng Nguyên để tránh tên huý Trạng nguyên Nguyễn Hiền - người con của vùng đất này
Cuốn Những Trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam cũng viết, sau khi Nguyễn Hiền
mất, "để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua mới kiêng tên ông, cho đổi tên huyện
Trang 3Thượng Hiền thành Thượng Nguyên Vua ra chỉ dụ cấp cho dân xã 5 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng và lập miếu thờ"
Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền đặt tại quê hương ông hiện nay còn giữ được nhiều bài
vị, sắc phong, đặc biệt cuốn Ngọc phả nói về sự nghiệp của Nguyễn Hiền Trong cuốn này
có ghi câu thơ ca ngợi tài năng của vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất lịch sử khoa bảng Việt Nam:
Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc Vạn niên thiên tuế lập tam tài
Dịch: Mười hai tuổi khai khoa hai nước
Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài
Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân gian gọi là
Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ
Ông sinh ra ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) Cha ông là Nguyễn Văn Định, nổi tiếng học giỏi Mẹ là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều vua Lê Thánh Tông - người học rộng, giỏi tướng số
Theo cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - ba bậc thầy của nền giáo dục
Việt Nam, từ tuổi ấu thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về
thể lực và trí lực nên to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi Phả
ký chép rằng: “Một buổi sáng, ông Văn Định bế bé Khiêm ngồi đọc sách, bỗng bé nói Mặt Trời mọc ở phía đông rồi Ông Văn Định cũng lấy làm lạ”.
Lên 4 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được mẹ dạy sách Kinh, thơ Nôm… Hầu hết nghiên cứu
về cuộc đời và sự nghiệp của ông đều ghi nhận ảnh hưởng lớn từ bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông
Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến tận nơi tầm sư học đạo Vốn sáng dạ lại chăm chỉ học hành nên Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh chóng trở thành học trò xuất sắc của thầy Sau này, khi Lương Đắc Bằng mất, ông đã giao con trai mình là Lương Hữu Khánh cho Nguyễn Bỉnh Khiêm nuôi dạy
Về sau, Nguyễn Bỉnh Khiêm tham gia kỳ thi dưới triều nhà Mạc và đỗ trạng nguyên ngay trong lần đầu ứng thi Ông từng được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm dự thi dưới thời vua Mạc Đăng Doanh
Trang 4Nguyễn Bỉnh Khiêm là trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử khoa cử Việt Nam vì ông không thành danh khi còn ít tuổi
Lớn lên trong thời kỳ nhà Hậu Lê rơi vào khủng hoảng, suy tàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không ra ứng thi sớm Tính từ khi trưởng thành, ông bỏ qua sáu khoa thi dưới triều Lê sơ Ngay cả khi nhà Mạc lên thay cho Lê sơ năm 1527, xã hội dần đi vào ổn định, ông vẫn chưa
ra ứng thi mà bỏ qua hai khoa thi đầu dưới triều Mạc
Tới năm 1535, dưới thời vua Mạc Thái Tông Đăng Doanh - thời thịnh trị nhất của nhà Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay trạng nguyên Năm đó, ông đã ngoài 40 tuổi
Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm làm nhiều chức vụ Đến khi Mạc Thái Tông đột ngột qua đời vào năm 1540, Mạc Hiến Tông còn ít tuổi lên thay cha khiến triều chính nhiễu nhương, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ trị tội 18 lộng thần nhưng không được vua chấp nhuận nên năm 1542 đã xin về quê
Sau hai năm, vua Mạc lại sai người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông rồi lại thăng ông lên chức Thượng thư Bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công
Gần 20 năm (từ năm 53 đến 73 tuổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm không ở hẳn kinh sư nhưng vẫn
cáng đáng nhiều việc triều chính Sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Vua Mạc tôn
như bậc thầy, khi trong nước có việc quan trọng vẫn sai sứ đến hỏi ông Có lúc còn triệu ông về kinh để hỏi mưu lớn”, “ông học rộng khắp các sách, hiểu sâu nghĩa lý Kinh Dịch, mưa nắng, họa, phúc việc gì cũng biết trước”
Nguyễn Bỉnh Khiêm được trọng dụng bởi tầm nhìn chính trị Sử sách và người đời đều thừa nhận ông là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, coi ông là nhà tiên tri số một nước Việt
đáp án là cả họ Nguyễn và họ Trịnh
Với tài tiên tri, Nguyễn Bỉnh Khiêm được cả họ Mạc, họ Trịnh và họ Nguyễn thời bấy giờ trọng dụng Những lời tham vấn, tiên tri của ông đều ứng với những thế lực này và giúp ích cho họ
Theo cuốn Nhà Mạc và thời đại nhà Mạc - Hơn hai mươi năm nghiên cứu và nhận thức, giữa
lúc triều đình họ Mạc gặp lâm nguy, vua Mạc sai người đến hỏi và ông đã đưa ra lời sấm
cho nhà Mạc "Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô" (Nghĩa là nếu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng
thì sẽ tồn tại được ba đời)
Quả nhiên, sau khi thất thủ ở Thăng Long năm 1592, con cháu nhà Mạc lên dựng nghiệp ở Cao Bằng, tồn tại được thêm ba đời nữa cho đến năm 1677 mới bị quân nhà Trịnh kéo lên tiêu diệt
Năm 1556, vua Lê Trung Tông mất sớm không có con nối, Trịnh Kiểm định cướp ngôi nhà
Lê ngay khi đang giương cao ngọn cờ "Phù Lê diệt Mạc" Nhưng do sợ dư luận, họ Trịnh
bèn sai người tìm Nguyễn Bình Khiêm Ông khuyên rằng "giữ chùa thờ Phật được ăn oản",
Trịnh Kiểm bèn đi tìm người trong tông thất nhà Lê lập làm vua Từ đó họ Trịnh nối đời cầm quyền, nhưng danh nghĩa vẫn là tôn phò nhà Lê
Trang 5Với nhà Nguyễn, từ khi Nguyễn Kim chết, Nguyễn Uông, con cả của Nguyễn Kim đã bị Trịnh Kiểm ám hại Trước tình thế nguy nan, Nguyễn Hoàng (con trai thứ Nguyễn Kim) đã cho
người đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhận được câu ẩn ý "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung
thân" (nghĩa là một dải Hoành sơn có thể dung thân được).
Nhờ đó, năm 1568 Nguyễn Hoàng đã xin họ Trịnh vào trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi dần xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở phương Nam
Những câu chuyện trên chỉ là số ít trong rất nhiều lời sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam và lưu truyền nhiều
câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình hay Sấm ký
Nguyễn Bỉnh Khiêm Sấm này lưu lại những lời có tính tiên tri về biến cố chính của dân tộc
Việt Nam
Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác thơ chữ Hán nhiều hơn Nguyễn Trãi
Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác rất nhiều thơ văn, bằng cả chữ Nôm và chữ Hán
Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập với khoảng một nghìn bài thơ Trong lời đề tựa
cho tập thơ chữ Hán này, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: "Tuy nhiên, cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lịa thành thơ nói về chí, được cả thảy một nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân"
Lời tựa tập thơ đã cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm có tới 1.000 bài thơ chữ Hán PGS.TS Trần
Thị Vinh viết trong cuốn Nhà Mạc và thời đại nhà Mạc - Hơn hai mươi năm nghiên cứu và
nhận thức rằng đây là con số mà từ thời đại nhà Mạc trở về trước hoàn toàn chưa có Đến
như Nguyễn Trãi cũng chỉ có 105 bài
Về thơ chữ Nôm, Nguyễn Bỉnh Khiêm có Bạch Vân quốc ngữ thi tập nhưng không rõ có tất
cả bao nhiêu bài Ngoài ra, ông để lại nhiều bài văn bia và sấm ký Ông được coi là người viết nhiều thơ văn nhất trong năm thế kỷ đầu tiên của nền văn học nước nhà
Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh,
Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ngay từ trước khi đỗ trạng Nguyên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dạy học Theo cuốn Chu Văn
An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, học trò
được ông đào tạo thời kỳ này có rất nhiều người nổi tiếng về sau, trong đó có Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ…
Lương Hữu Khánh chính là con trai thầy Lương Đắc Bằng của Nguyễn Bỉnh Khiêm Sau khi được Nguyễn Bỉnh Khiêm nuôi dạy và thi đỗ cử nhân, Hữu Khánh trở về Thanh Hóa giúp nhà Lê Ông trở thành tướng giỏi, văn võ toàn tài
Phùng Khắc Khoan thi đỗ tiến sĩ, được nhân dân quen gọi là Trạng Bùng, có tài năng toàn diện về võ bị, văn học và ngoại giao
Trang 6Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam Tác phẩm Truyền kỳ mạn
lục của ông được giới văn chương khen là "thiên cổ kỳ bút", tức bút pháp nghìn đời hiếm
có
Đến khi xin lui về quê, ông đã dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học bên cạnh sông Tuyết (hay sông Hàn) ở quê nhà Vì vậy, sau này, các môn sinh tôn ông là "Tuyết Giang phu tử"
Nguyễn Bỉnh Khiêm nói qua một bài thơ
Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, ông viết "Biển Đông
vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình" Câu này như lời khuyên của Trạng Trình với thế hệ sau - phải
nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời
Trong bài viết Bài thơ Cự Ngao Đới Sơn - một dự báo chiến lược thiên tài của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai viết: "Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây
giờ càng đọc càng thấy rất kim nhật kim thì, rất thời sự Ta những tưởng cụ Trạng Trình
đang nói với chính chúng ta hôm nay"
Trong bài viết Tầm nhìn chiến lược về biển đảo của Trạng Trình từ 500 năm trước, tác giả
Nguyễn Đình Minh nhận định: "Trước đây khi đề cập đến lãnh thổ, chúng ta thường nói nhiều về sông núi, đất đai, chúng ta có nói về biển nhưng không nhiều, biển không là trọng điểm nhấn mạnh Nhưng từ 500 năm trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo tầm quan trọng của biển đảo dẫn đến sự tồn vong thịnh trị của cả quốc gia; điều ấy cho thấy tầm chiến lược
về bảo vệ của ông rất rộng lớn và toàn diện"
Với bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể được coi là người đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ chủ quyền biển Đông
Nguyễn Trãi làm quan dưới triều đại nhà Hồ
và Hậu Lê
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội) Cha ông là Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán, thuộc dòng họ tôn thất
Vì sớm mồ côi mẹ nên từ nhỏ ông sống với cha ở làng Nhị Khê Vốn thông minh, hiếu học, lại được cha rèn cặp nên chẳng bao lâu kiến thức uyên thâm của ông nổi tiếng khắp vùng
Sử gia Phan Huy Chú về sau ca ngợi Nguyễn Trãi “Tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng Kinh
sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả”.
Năm 1400, Nguyễn Trãi tham dự khoa thi đầu tiên dưới triều Hồ và đỗ Thái học sinh, sau đó
ra làm quan, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan cho nhà Hồ, làm đến chức Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám
Trang 7Năm 1406, nhà Minh đem quân xâm lược Đại Ngu, cha con Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến, nhưng thất bại và bị bắt Nhiều bề tôi nhà Hồ chịu chung số phận, trong đó có Nguyễn Phi Khanh Trần Huy Liệu ghi lại trong tác phẩm Nguyễn Trãi - một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, rằng khi cha bị giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng theo cha lên cửa ải và tỏ ý muốn đi theo hầu hạ, nhưng Nguyễn Phi Khanh không đồng ý và khuyên Nguyễn Trãi nên về lo cứu nước báo thù nhà
Sau khi nước Đại Ngu rơi vào tay nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn Về sau, khi nhà Hậu Lê lên nắm quyền, ông làm quan dưới triều đại này
Nguyễn Trãi mang Bình Ngô sách đến cho Lê Lợi xem
Về thời gian Nguyễn Trãi yết kiến Bình Định Vương Lê Lợi, tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hiện các tài liệu chưa thống nhất Có tài liệu ghi Nguyễn Trãi có mặt từ hội thề Lũng Nhai vào năm 1416, có tài liệu lại ghi ông tham gia từ năm 1418 hay năm 1420
Mặc dù thời gian tham gia nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi không rõ ràng, nhưng tất cả tài
liệu đều thống nhất sau khi gặp Lê Lợi ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã đưa bản Bình Ngô
sách và được Lê Lợi hoan nghênh Sử gia Trần Huy Liệu nhận xét “Đó là một công trình
nghiên cứu lâu năm của Nguyễn Trãi trước khi bắt tay vào công việc cứu quốc”
Bình Ngô sách nay không còn, nhưng theo Ngô Thế Vinh đời vua Tự Đức thì trong bài sách
đó, Nguyễn Trãi đã không nói đến việc đánh thành mà chỉ chú trọng đánh vào lòng người, kháng chiến dựa vào nhân dân
Phương châm đánh vào lòng người của Nguyễn Trãi đã được thực hiện triệt để trong bước đầu xây dựng lực lượng nghĩa quân cũng như trong toàn bộ quá trình phát triển và đã đem lại kết quả rực rỡ Theo đánh giá của sử gia Trần Huy Liệu, ở một khía cạnh khác, phương châm này của Nguyễn Trãi đã vạch ra nguyên nhân thất bại của những cuộc khởi nghĩa trước đó
Việc đưa ra phương châm này cho thấy Nguyễn Trãi đã có cái nhìn bao quát cả một thời đại Ông không những căm thù chính sách tàn bạo của quân xâm lược nhà Minh mà còn thấy rõ cả những thối nát của phong kiến quý tộc trong nước Nhà Trần, nhà Hồ bị mất nước chính vì đã bị mất lòng dân
Nguyễn Trãi vừa bày mưu tính kế, vừa soạn thảo văn thư
Nhờ Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được ngày đêm dự bàn việc quân, bày mưu tính kế đánh
quân xâm lược Sau này, vua Lê Thánh Tông viết trong phần chú thích bài thơ Minh lương:
“Nguyễn Trãi theo đến phò tá ở Lỗi Giang, bên trong thì giúp việc trù hoạch mưu lược ở nơi màn trướng, bên ngoài thì thảo văn từ chiêu dụ các thành”
Tham gia nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã đề xuất một diệu kế nhằm tuyên truyền thanh thế cho nghĩa quân Theo nhiều tài liệu như sách của Trần Huy Liệu hay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi đã nảy ra sáng kiến dùng mỡ viết vào lá cây trên
Trang 8rừng tám chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi) Kiến ăn mỡ khoét thành chữ trên mặt lá, rồi lá rụng theo dòng nước trôi đi các ngả mang tin
Lê Lợi và Nguyễn Trãi khởi nghĩa đến với mọi người khiến tất cả tin tưởng vào nghĩa quân Ngoài việc định ra chiến lược, chiến thuật đánh Minh, Nguyễn Trãi còn làm tất cả công việc giao thiệp với nhà Minh bằng việc soạn thảo văn thư ngoại giao Tháng 6/1423, Lê Lợi cử
sứ giả mang lễ vật cùng thư do Nguyễn Trãi viết đi cầu hòa để có thời gian củng cố lực lượng Lời lẽ trong thư rất mềm dẻo và khôn khéo khiến quân Minh chấp thuận ngay
Năm 1424, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào nam, tấn công đồn Đa Căng, thành Trà Lân và bao vây thành Nghệ An, kết hợp các hoạt động quân sự, Nguyễn Trãi đã viết nhiều thư cho tướng nhà Minh là Phương Chính để khiêu chiến nhằm khiến quân Minh sơ hở
Đầu năm 1427, Lê Lợi phong cho Nguyễn Trãi là Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại
bộ Thượng thư, kiêm chức Hành khu mật viện sự Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Bấy giờ,
vua dựng lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề bên sông Lô, cao bằng tháp Báo Thiên, hàng ngày vua ngự trên lầu nhìn vào thành để quan sát mọi hành vi của giặc, cho Trãi ngồi hầu ở tầng hai, nhận lệnh soạn thảo thư từ qua lại”
Tại đây, Nguyễn Trãi đã viết hàng chục bức thư vào thành Đông Quan nhằm chiêu dụ Vương Thông, gửi đi Nghệ An, Thuận Hóa, Tân Bình và nhiều thành trì khác để dụ hàng các tướng lĩnh nhà Minh Bản thân Nguyễn Trãi cũng nhiều lần đích thân đi dụ hàng quân Minh Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam
Lam Sơn thực lục chép: “Ngày 14/4, nhà vua lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận
thiên Bèn sai Nguyễn Trãi làm bài Bình Ngô đại cáo” Theo đó, Bình Ngô đại cáo được
Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Lê Lợi tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh và khẳng định sự độc lập của Đại Việt
Trong bài cáo, Nguyễn Trãi nhắc đến vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn Bài cáo cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao nghĩa quân Lam Sơn có thể chiến thắng quân đội nhà Minh Đó là chính sách dựa vào nhân dân
Bài cáo được mở đầu như sau: “Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt
trước lo trừ bạo/ Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác/ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương/ Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có…”.
Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học với chức năng hành chính quan trọng đối với lịch sử
dân tộc và là tác phẩm có chất lượng văn học tốt Đến này, tác phẩm này không những được coi là bản “Thiên cổ hùng văn” mà còn được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai
của Việt Nam sau bài Nam Quốc sơn hà thời Lý.
Nguyễn Trãi sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm
Trang 9Vô tình vướng vào vụ án Lệ Chi Viên và bị khép vào tội âm mưu giết vua, Nguyễn Trãi cùng
vợ là Nguyễn Thị Lộ và dòng họ ba đời phải chết Sự kiện này diễn ra vào tháng 8/1442 Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng tước Tán Trù Bá, ban cho con trai ông là Nguyễn Anh Vũ chức huyện quan Sau đó, vua còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi Nhờ đó, một phần quan trọng các di sản văn hóa của Nguyễn Trãi còn tồn tại đến ngày nay
Các tác phẩm của Nguyễn Trãi được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, và trải rộng ở nhiều lĩnh vực như văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi…
Ngoài Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi còn nhiều tác phẩm nổi tiếng khác Ở thể văn chính luận, nổi tiếng nhất phải kể đến Quân trung từ mệnh tập Đây là tập sách gồm những văn
thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ gửi cho các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Ở lĩnh vực lịch sử, Nguyễn Trãi là người soạn bài Vĩnh Lăng thần đạo bi - bài văn bia ở Vĩnh
Lăng, lăng của vua Lê Thái Tổ để kể lại thân thế và sự nghiệp của vua Ở lĩnh vực địa lý,
ông là tác giả bộ Dư địa chí, bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam.
Đặc biệt ở lĩnh vực thơ phú, Nguyễn Trãi để lại rất nhiều tác phẩm như Ức Trai thi tập (tập thơ bằng chữ Hán, gồm 105 bài thơ), Quốc âm thi tập (tập thơ bằng chữ Nôm, gồm 254 bài thơ), Chí Linh sơn phú (bài phú bằng chữ Hán), Băng Hồ di sự lục (thiên tản văn bằng chữ
Hán)…
kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi
Năm 1980, nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới và đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm một cách trang trọng tại Việt Nam và nhiều nước khác Với tư cách là nhà văn hóa lớn, ông đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển văn học và tư tưởng của Việt Nam Ngoài danh hiệu UNESCO trao tặng, ông còn được vinh danh là một trong 14 vị anh hùng dân tộc được ca ngợi mãi mãi, một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam
Sau này, khi nhận xét về Nguyễn Trãi, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn Văn là chính trị: Chính trị cứu nước, cứu
dân, nội trị ngoại giao, mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi thẹn nghìn thu Võ là quân sự: Chiến lược và chiến thuật, yếu đánh mạnh ít định nhiều… thắng hung tàn bằng đại
nghĩa Văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao”.
Nguyễn Trãi quê gốc ở tỉnh Hải Dương
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 mất năm 1442, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội)
Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh và từng làm quan dưới triều Hồ Sau khi đất nước rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo với vai trò là mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn, soạn thảo văn thư ngoại giao
Trang 10Năm 1442, do bị hàm oan, gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông
Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, nhà thơ, nhà địa lý, nhà ngoại giao Ông để
lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bình Ngô đại cáo - bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau bài Nam Quốc sơn hà thời Lý; Quân trung từ mệnh tập - tập hợp văn thư do
Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi cho nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Ở lĩnh vực địa lý, ông là tác giả bộ Dư địa chí, bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam Ở lĩnh vực thơ phú, Nguyễn Trãi để lại rất nhiều tác phẩm như Ức Trai thi tập (tập thơ bằng chữ Hán, gồm 105 bài thơ), Quốc âm thi tập (tập thơ bằng chữ Nôm, gồm 254 bài thơ), Chí Linh sơn phú (bài phú bằng chữ Hán), Băng Hồ di sự lục (thiên tản văn bằng chữ
Hán)…
Năm 1980, nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới, đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm một cách trang trọng tại Việt Nam và nhiều nước khác
Ở quê Chí Linh (Hải Dương), hiện có đền thờ Nguyễn Trãi, nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi quê ở Hải Dương
Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) tự là Tiết Phu, quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương Theo sử cũ, ông có ngoại hình xấu xí nhưng bù lại rất thông minh, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng Vì nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn, chỉ đứng ngoài nghe lỏm thầy giảng bài
Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông, triều đình mở khoa thi, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học
vị trạng nguyên khi mới hơn 20 tuổi Thời xưa, người được chấm đỗ thi Đình phải vào yết kiến để vua xét dung mạo rồi mới quyết định cho đỗ hay không Mạc Đĩnh Chi vào ra mắt, vua thấy tướng mạo ông xấu xí nên có ý không muốn cho đỗ trạng
Biết ý vua, ông đã làm bài Ngọc tỉnh liên phú để gửi gắm chí khí của mình Ông lấy hình ảnh
hoa sen trong giếng ngọc đề cao phẩm chất và phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa người khác về mọi mặt, song không muốn a dua với người tầm thường để mong cho đời biết đến Vua Trần Anh Tông xem xong khen là thiên tài rồi cho đậu
Thời gian đi sứ ở Trung Quốc, nhân có người dâng quạt lên, vua Nguyên đã yêu cầu sứ thần Đại Việt đề thơ về chiếc quạt Bài thơ của Mạc Đĩnh Chi ý sắc nét, vua Nguyên xem xong, gật gù khen ngợi rồi đích thân hạ bút phong Lưỡng quốc Trạng Nguyên
Hiện, đền Long Động thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương thờ Mạc Đĩnh Chi Năm 1992, Nhà nước xếp hạng đây là di tích lịch sử quốc gia
Ngoài Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Hải Dương còn là quê hương của nhiều danh nhân, như: đại danh y Tuệ Tĩnh, Phạm Sư Mạnh, Đoàn Nhữ Hài Trong gần 3.000 tiến sĩ đỗ đại khoa các triều đại, tỉnh Hải Dương đóng góp nhiều nhất với hơn 480 Làng Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương) được gọi là "lò tiến sĩ" khi sản sinh 36 vị đỗ đại khoa