1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu Dùng khí bi-ô-ga để chạy máy phát điện docx

3 723 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 132,19 KB

Nội dung

Dùng khí bi-ô-ga để chạy máy phát điện: Lợi cả cho môi trường lẫn an ninh năng lượng Tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh sẽ góp phần giải quyết 2 vấn đề lớn của nhân loại: giảm nồng độ các chất ô nhiễm bầu khí quyển, đặc biệt là khí CO2 và bảo đảm an ninh năng lượng khi nguồn nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất ngày càng cạn kiệt. Có một dự án của Trường Đại học Đà Nẵng, nằm trong khuôn khổ chương trình Go Green - Hành trình xanh, đã góp phần giải quyết bài toán này: Chuyển đổi cụm máy phát điện từ động cơ diesel sang chạy bằng khí bi-ô-ga cho 25 trang trại chăn nuôi. Qua 1 năm thí điểm cho thấy, dự án không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn. Bi-ô-ga không phải chỉ để đun nấu Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, tuy hiện nay, mức phát thải CO2 bình quân đầu người ở nước ta hiện xấp xỉ 1/3 mức bình quân của thế giới song tốc độ gia tăng lại rất lớn. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu của ĐH Đà Nẵng thì với tốc độ gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sinh hoạt và sản xuất như những năm qua, mức độ phát thải khí CO2 của Việt Nam sẽ vượt ngưỡng bình quân chung của thế giới. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, trong số các loại năng lượng tái sinh ở nước ta, năng lượng từ khí bi- ô-ga có tiềm năng rất dồi dào, khoảng 100 triệu tấn/năm và có thể khai thác đưa vào sử dụng được bằng các công nghệ truyền thống. Ở nhiều nơi, phong trào xây hầm khí bi-ô-ga để phân hủy các chất thải của quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, rác thải sinh hoạt đã phát triển nhưng chủ yếu dùng để thay thế chất đốt. Có một thực tế là, ở nhiều trang trại chăn nuôi, các chủ trang trại đều phải dùng máy phát điện vì thường bị mất điện trong khi khí bi-ô-ga được sản sinh từ chất thải chăn nuôi thừa để đun nấu. Bởi thế, họ đều mong muốn có cách nào để dùng khí này để chạy máy phát điện. Nắm bắt được mong muốn của nông dân, GS-TSKH Bùi Văn Ga, Hiệu trưởng trường ĐH đã cùng các đồng nghiệp nghiên cứu và chế tạo thành công bộ phụ kiện vạn năng để chuyển đổi động cơ tĩnh chạy bằng xăng dầu sang chạy bằng bi-ô- ga/xăng hoặc bi-ô-ga/diesel. Đáng mừng hơn, chương trình Go Green - Hành trình xanh, một chương trình về bảo vệ môi trường do Công ty Ô tô Toyota Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và Tổng cục Môi trường thực hiện đã tài trợ toàn bộ chi phí để thực hiện thí điểm việc chuyển đổi cụm máy phát điện chạy bằng bi-ô-ga được cải tạo từ động cơ diesel cho 25 trang trại trên cả nước. Với sự hỗ trợ này, con đường từ nghiên cứu đến triển khai ứng dụng đã ngắn đi rất nhiều và đem lại lợi ích cả về kinh tế, môi trường lẫn xã hội to lớn. Một mô hình cần được nhân rộng Tại hội thảo đánh giá kết quả 1 năm triển khai dự án vừa được tổ chức cuối tháng 7 tại Đà Nẵng, cả nhà khoa học, nông dân và doanh nghiệp đều đánh giá rằng việc ứng dụng bi-ô- ga để sản xuất điện năng quy mô nhỏ là rất phù hợp với điều kiện nông thôn nước ta. Phù hợp là bởi nước ta vẫn là nước nông nghiệp, nguồn chất thải từ chăn nuôi đa dạng và phân tán; chi phí để xây dựng hầm bi-ô-ga không quá cao đối với các hộ chăn nuôi; chủ trang trại nào muốn chuyển hẳn động cơ chạy bằng diesel sang chạy bằng bi-ô-ga có thể dùng bộ phụ kiện GATEC 19, ai muốn vừa dùng xăng vừa dùng bi-ô-ga có thể sử dụng bộ phụ kiện GATEC 21. Dùng khí bi-ô-ga để chạy máy phát điện mang lại lợi ích kinh tế có thể đong đếm được. Theo tính toán của GS-TSKH Bùi Văn Ga, nếu các hộ chăn nuôi có quy mô từ 50 con lợn trở lên sử dụng bi-ô-ga để chạy máy phát điện cỡ nhỏ sẽ tiết kiệm khoảng 24 triệu đồng/năm. Động cơ chạy bằng bi-ô-ga có thể biến 1m3 bi-ô-ga thành 1 kWh điện, tiết kiệm được 0,4 lít dầu diesel. Trong khi đó, bi-ô-ga được thu hồi từ chất thải gần như miễn phí, có thể giúp nông dân chủ động được nguồn điện sử dụng cho trang trại, không chỉ giảm chi phí nhiên liệu dẫn đến tăng lợi nhuận cho chăn nuôi mà còn có thể dùng để kéo máy cày, chạy máy gặt, vận hành hệ thống tưới, thiết bị bảo quản nông sản… Nhưng không chỉ có thế, dự án này còn mang lại những lợi ích khó mà đong đếm. Đó là giảm ô nhiễm môi trường, giảm thiểu gây mầm bệnh cho người, gia súc do nguồn chất thải đã được tận dụng tối đa và việc sử dụng nguồn nhiên liệu tái sinh đã không làm tăng nồng độ CO2 trong bầu khí quyển. Thấy rõ dự án này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, phù hợp với mục tiêu "Trở thành công dân tốt" đã được đặt ra từ những ngày đầu thành lập, TMV đã hỗ trợ toàn bộ chi phí chuyển đổi cho 25 trang trại. Ông Tatsuya Kijimoto, Phó Giám đốc Marketing của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam phát biểu tại hội thảo: "Chúng tôi thực sự hy vọng rằng với việc triển khai thành công dự án thí điểm này, chúng ta sẽ góp phần vào việc tận dụng nguồn năng lượng bi-ô-ga một cách mạnh mẽ nhằm tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường. Những gì chúng ta đã và đang thực hiện phục vụ cho mục đích chung tay xây dựng một môi trường xanh - sạch - đẹp nhằm gìn giữ bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta". . có thể dùng bộ phụ kiện GATEC 19, ai muốn vừa dùng xăng vừa dùng bi-ô-ga có thể sử dụng bộ phụ kiện GATEC 21. Dùng khí bi-ô-ga để chạy máy phát điện mang. sử dụng bi-ô-ga để chạy máy phát điện cỡ nhỏ sẽ tiết kiệm khoảng 24 triệu đồng/năm. Động cơ chạy bằng bi-ô-ga có thể biến 1m3 bi-ô-ga thành 1 kWh điện,

Ngày đăng: 19/01/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w