10 kỹnăngphỏng vấn
Không ít phóng viên coi thường chuyện phỏng vấn, có kẻ rất ngại.
Cũng có người khá cẩn thận, chuẩn bị kỹ càng lắm (tự cho là thế)
nhưng kết quả cũng không được như ý. Nhưng nếu ghi nhớ 10kỹ
năng dưới đây thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm xách túi lên đường.
1. Nghiên cứu kỹ chủ đề
Một điều sơ đẳng song không phải ai cũng nghĩ đến khi chuẩn bị có
một cuộc phỏng vấn! Có người cứ thong dong tay đút túi quần, đến nơi
thì chĩa máy ghi âm ghi lại tuốt luốt và về nhà mới giải băng, viết tin.
Tốt nhất phải hiểu rõ vấn đề, tìm kiếm trước thông tin mới nhất cũng
như thông tin background về chủ đề đó từ kho tư liệu của chính tờ
báo, các thư viện hay liên hệ với các nguồn khác.
2. Lập sẵn một danh sách các câu hỏi
Phải xác định xem mình muốn biết gì từ người được phỏngvấn và sắp xếp sẵn các câu hỏi một cách
logic để không bị hỏi lộn xộn, lung tung. Người thông minh có thể sắp sẵn trong đầu nhưng tốt nhất là cứ
viết ra các câu hỏi một cách vắn tắt và cụ thể. Nếu muốn mang một tàiliệu nào đó cho người được phỏng
vấn xem, hãy nhớ kèm danh sách các câu hỏi liên quan. Nếu muốn người được phỏng vấn trả lời hay
nhận xét về một điều gì đó được viết ở một tàiliệu khác thì luôn nhớ mang theo một bản copy hay viết lại
chính xác về điều đó trong sổ tay của bạn.
3. Lên kế hoạch trước
Việc thu xếp cuộc phỏngvấn cũng nên tiến hành chu đáo. Phải giới thiệu bản thân và mục đích viết bài
một cách rõ ràng, cũng như lý do tại sao lại muốn phỏngvấn họ: “Tôi đang viết bài về tư nhân hóa liên
quan đến nhiều công ty và tôi muốn biết kinh nghiệm của công ty ông?” Hãy hẹn chính xác giờ, địa điểm,
ngày phỏng vấn, và nên gọi lại để xác nhận nếu hẹn quá xa.
4. Có tác phong chuyên nghiệp
Nên đến đúng giờ và ăn mặc phù hợp. Có thể bắt đầu cuộc phỏngvấn bằng một cuộc trò chuyện nhẹ
nhàng để người được phỏngvấn cảm thấy thoải, nhưng nhớ là rất ngắn gọn. Trước hết cần nhắc lại mục
đích của cuộc phỏng vấn: “Như đã nói qua điện thoại, tôi đang viết bài về ” Hãy ghi lại chính xác tên,
chức danh, tên công ty ngay lúc bắt đầu cuộc phỏngvấn để khỏi quên, tốt nhất là xin danh thiếp và kiểm
tra với người được phỏngvấn xem có thay đổi gì về chức danh, phòng ban họ đang làm và số điện thoại
liên hệ hay không.
5. Giữ đúng chủ đề của cuộc phỏng vấn
Cố gắng hỏi những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, nhưng cũng không nên là nô lệ của chúng. Hãy nghe người
được phỏngvấn nói, và đặt những câu hỏi tiếp theo dựa trên những gì mà người đó đang nói đến. Đừng
để người được phỏngvấn đi quá xa chủ đề hay lạc đề nhưng cũng nên nhã nhặn trong cách đưa họ quay
lại với chủ đề chính của cuộc phỏngvấn bằng cách nói “Vấn đề ông đang nêu khá thú vị nhưng chúng ta
có thể quay trở lại vấn đề ”
6. Hãy để người được phỏngvấn nói
Đừng đưa ra ý kiến riêng và đừng hỏi những câu dài dòng. Thậm chí khi kết thúc cuộc phỏngvấn cũng
nên tránh đưa ra chủ kiến của phóng viên. Nếu bị buộc phải nhận xét về một điều gì đó, hãy nói với người
được phỏngvấn là bạn thấy ý kiến của cả hai phía đều có giá trị. Cần nhớ là luôn đưa ra câu hỏi một
cách trung lập (“Một số người nói là tình hình tài chính của công ty A hết sức nguy ngập, ông/bà có đồng
ý với ý kiến đó không?”)
7. Giải thích rõ ràng những nguyên tắc cơ bản
Khi người được phỏngvấn không muốn một số điều mà họ nói được trích dẫn vào bài viết, hãy giải thích
một cách rõ ràng nhưng lịch sự về những nguyên tắc của tờ báo. Tuyệt đối không đề cập đến việc sẽ
không trích dẫn thông tin người được phỏngvấn cung cấp, trừ trường hợp người được phỏngvấn yêu
cầu. Thông thường, tất cả các thông tin sẽ đều được trích dẫn trong bài báo.
8. Ghi lại những quan sát riêng
Nhớ ghi lại những chi tiết như vẻ ngoài của văn phòng, người được phỏngvấn đang mặc đồ gì, thái độ
khi đó ra sao, v,v – nói tóm lại là bất cứ điều gì có thể làm sinh động thêm cho bài viết. Hãy ghi lại, đừng
bao giờ chỉ dựa vào trí nhớ của mình.
9. Đừng tự lừa bản thân
Nếu không hiểu một điều gì đó, hãy đề nghị người được phỏngvấn giải thích rõ ràng. Chớ làm ra vẻ biết
nhiều hơn những điều mình thực sự biết, trừ khi nghĩ rằng đó là điều lẽ ra phải đọc và tìm hiểu trong lúc
chuẩn bị nhưng bây giờ mới phát hiện biết mình là thiếu sót. Nếu nghe không kịp điều gì đó, hãy đề nghị
người được phỏngvấn nhắc lại.
10. Kết thúc cuộc phỏng vấn
Hãy nói với người được phỏngvấn là bạn cần lướt qua các vấn đề đã hỏi xem có quên điều gì không.
Thậm chí hãy hỏi thẳng người được phỏng vấn: “Có điều gì đó mà ông/bà muốn nói thêm mà tôi chưa hỏi
không?” và nếu có thể thì đề nghị: “Có ai đó khác mà tôi cần phải nói chuyện với không, hay có tàiliệu gì
mà tôi cần phải đọc để làm rõ, hiểu rõ những gì mà chúng ta đang nói không?” Hãy kiểm tra lại tất cả các
số liệu, con số, ngày giờ, hay địa điểm (các chi tiết nhỏ nhưng quan trọng). Cũng nên xin phép rằng có
thể bạn sẽ phải gọi điện lại cho họ để hỏi thêm một vài điều./.
. 10 kỹ năng phỏng vấn
Không ít phóng viên coi thường chuyện phỏng vấn, có kẻ rất ngại.
Cũng có người khá cẩn thận, chuẩn bị kỹ càng lắm (tự. hãy đề nghị
người được phỏng vấn nhắc lại.
10. Kết thúc cuộc phỏng vấn
Hãy nói với người được phỏng vấn là bạn cần lướt qua các vấn đề đã hỏi xem có quên