LÀMBẠNVỚINHỮNGĐẠIGIA
26 tuổi, Trần Thị Mai Thanh đã được Phillip Morris, tập đoàn sản xuất thuốc lá
hàng đầu thế giới giao cho trọng trách quản lý thương hiệu và đối ngoại ở Việt Nam.
Được tập đoàn mua bảo hiểm ở Hong Kong và hứa hẹn bổ nhiệm vào những vị trí
cao hơn, nhưng chị đã từ bỏ tất cả sau khi Phillip Morris cử đến Việt Nam một sếp
mới.
"Tôi không đồng ý với nhận xét của ông ấy về năng lực nhân viên Việt Nam.
Ông ấy cho rằng, họ chỉ đáng được lĩnh lương không quá 100 USD/tháng", chị kể.
Giữa năm 1996, Công ty Dịch vụ thương mại Mai Thanh ra đời kinh doanh dịch
vụ quảng cáo, tiếp thị. Chị bước vào ngành quảng cáo với hành trang là kinh nghiệm,
kiến thức và mối quan hệ tích lũy được sau 7 năm làm việc cho các công ty nước
ngoài. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để thuyết phục khách hàng tin tưởng và ký hợp
đồng. Chị nhớ lại: "Suốt nhiều tháng liền không ký được một hợp đồng nào. Để có
tiền trang trải hoạt động và trả lương nhân viên, ban đêm tôi nhận sách và tàiliệu
về dịch".
Sự kiên trì của Thanh Mai cuối cùng đã được đền đáp. Cuối năm 1996, công ty
ký được hợp đồng lớn với Unilever Vietnam. Chị cho biết: "Thuyết phục được
Unilever, tôi đã theo đuổi ròng rã 2 tháng trời. Có những đêm phải thức trắng để làm
cho xong bản kế hoạch quảng cáo tiếp thị cho kịp thời hạn bảo vệ". Việc thực hiện
hợp đồng với Unilever đã mang lại một chút uy tín cho công ty tiếp tục chinh chiến.
Nhưng tên tuổi của Mai Thanh được nhiều công ty nước ngoài ở Việt Nam biết đến
nhờ có công của đại diện Air France ở Việt Nam. Năm 1998, công ty nhận thiết kế
một chương trình tiếp thị cho Air France và chỉ 2 ngày sau đã hoàn tất. Tốc độ hoàn
thành công việc đã gây ấn tượng với ông Jean Dennis Bour, Giám đốc Air France
Vietnam. Thanh Mai tự hào: "Ông ấy mang ấn tượng tốt đó kể lại vớibạn bè, sau đó
nhiều khách hàng đã tìm đến Mai Thanh. Ông ấy quảng cáo cho tôi còn nhiều hơn
công ty quảng cáo".
Cạnh tranh với đàn anh
Xác định mình khó có thể đấu với các công ty khác về giá cả, Thanh Mai nhắm
vào những khách hàng có thể chấp nhận trả giá thật cao nhưng yêu cầu chất lượng
dịch vụ phải tốt. Vì thế, đối thủ cạnh tranh của chị hầu như chỉ còn những công ty
nước ngoài và một số doanh nghiệp trong nước. "Nghiệp vụ của Việt Nam chắc chắn
không thể bằng các công ty nước ngoài. Nhưng tôi hiểu người Việt Nam hơn họ", chị
nói.
Để bổ khuyết cho điểm yếu về nghiệp vụ, chị tuyển 4 chuyên viên nước ngoài
làm việc, lương tháng khoảng 4.000 USD. Theo chị, việc tuyển nhân viên nước ngoài
nhằm mục tiêu huấn luyện chuyên môn và ngoại ngữ cho nhân viên Việt Nam.
Đến nay, Công ty Mai Thanh đã trở thành một trong những tên tuổi lớn. Theo
số liệu điều tra thị trường của Taylor Nelson Sofres, tổng doanh số quảng cáo của thị
trường Việt Nam năm 2001 là 143 triệu USD, trong đó Mai Thanh chiếm đến 6,3%
thị phần.
. LÀM BẠN VỚI NHỮNG ĐẠI GIA
26 tuổi, Trần Thị Mai Thanh đã được Phillip Morris, tập đoàn sản xuất thuốc lá
hàng đầu thế giới giao cho trọng. nhận sách và tài liệu
về dịch".
Sự kiên trì của Thanh Mai cuối cùng đã được đền đáp. Cuối năm 1996, công ty
ký được hợp đồng lớn với Unilever Vietnam.