Trồng câyngògai
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Cây ngògai là một loại rau gia vị thường dùng để ăn sống hoặc chế biến
với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng nên chúng được
trồng khá phổ biến trong các gia đình mang tính chất "tự cấp, tự túc". Tùy theo
từng địa phương mà chúng còn có những tên gọi khác nhau như mùi tầu, ngò tầu,
ngò tây, mùi cần,… Sau đây xin giới thiệu với bạn một số khâu kỹ thuật chủ yếu:
Làm đất, lên liếp:
Ngò gai là một loại cây tương đối dễ tính, không kén đất lắm, nhìn chung
có thể sống được trên nhiều loại đất (trừ những đất bị mặn hoặc phèn nhiều),
nhưng tốt nhất vẫn là trên chân đất tốt nhiều mùn, giầu dinh dưỡng, tơi xốp, thóat
nước tốt.
Trước khi gieo trồng phải cày bừa xới xáo cho đất thật nhỏ (vì hạt của cây
ngò gai rất nhỏ), một công rẫy (1.000m2) bón lót khoảng 200-300kg phân chuồng
mục, 20-30 kg phân NPK (loại 20-20-15) sau khi bón xới xáo để trộn phân vào
đất.
Lên liếp hình mai rùa, rộng khoảng 1-1,2m, cao khoảng 0,2m, cách nhau
khoảng 0,3-0,4m. Có hệ thống thóat nước để có thể thóat nước mỗi khi có mưa to
và kéo dài.
Gieo hạt:
Lượng hạt giống để gieo cho một công rẫy khoảng từ 3-5 kg (tùy theo gieo
dầy hay thưa). Sau khi bón trộn phân vào đất, tiến hành gieo hạt bằng cách rải đều
hạt trên mặt liếp (muốn gieo đều nên chia hạt giống ra làm hai và gieo làm hai lần)
sau khi gieo rải thuốc chống kiến rồi xoa đều để hạt lọt xuống kẽ đất, rải một lớp
mỏng rơm rạ lên trên để khi tưới nước không làm trôi hạt, không làm đất bị đóng
váng, đồng thời cũng giữ ẩm được lâu hơn. Khi tưới nhớ dùng vòi tưới hoa sen
tưới theo kiểu phun mưa. Sau khi gieo khoảng một tuần lễ là hạt nẩy mầm.
Chăm sóc:
Bón phân:
Do đọt non của câyngògai nằm sát với mặt đất, vì thế không được để cho
đất cát, bùn rơi bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết.
Tưới nước:
Để giống:
Nếu bạn muốn tiếp tục trồng loại rau này thì nên chủ động để giống cho vụ
sau, bằng cách: Khi thu họach lần cuối, chọn để lại những cây to, khỏe mạnh,
không bị sâu bệnh để làm giống, những cây này cách nhau khoảng 0,3-0,4m, sau
khi nhổ tỉa định cây làm giống hòa phân NPK (loại 20-20-15) tưới cho cây vài lần.
Xới nhẹ đất xung quanh để đất tơi xốp và diệt trừ cỏ dại cho cây. Khi không còn
những cây bên cạnh tranh nước, dinh dưỡng và ánh sáng, những cây chừa lại làm
giống sẽ phát triển rất nhanh, phân nhánh và ra bông kết trái, chờ khi nào lá bắc
bắt đầu khô thì cắt lấy chùm trái về phơi khô, đập nhẹ cho vỏ trái bể ra để lấy hạt.
Phơi lại hạt cho khô, chờ cho hạt nguội cho hạt vào chai lọ, bảo quản kỹ nơi khô
thóang để làm giống cho vụ sau.
Cây ngògai ưa ẩm ướt vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm
bảo cho đất luôn đủ ẩm, nếu đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng,
phát triển kém, ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và hiệu qủa kinh tế.
Ngògai là
một loại rau gia vị ăn lá nên cần nhiều phân, nhất là phân đạm và phân lân. Ngoài
lượng phân bón lót ban đầu thì cứ sau mỗi lần tỉa cây phải bón bổ sung với lượng
khỏang 5-7kg urê, 10-12kg Supe lân cho một công rẫy, bằng cách hòa phân trong
nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt liếp rau, sau khi tưới phân phải tưới lại
một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau.
. Trồng cây ngò gai
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Cây ngò gai là một loại rau gia vị thường dùng để ăn sống. mùi tầu, ngò tầu,
ngò tây, mùi cần,… Sau đây xin giới thiệu với bạn một số khâu kỹ thuật chủ yếu:
Làm đất, lên liếp:
Ngò gai là một loại cây tương