Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời.[6] Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất
Mặt Trời Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Mặt Trời Các dữ liệu quan trắc Khoảng cách trung bình từ Trái Đất 149,6 ×10 6 km (92,95×10 6 dặm) Cấp sao biểu kiến (V) −26,74 m [1] Cấp sao tuyệt đối 4,83 m [1] Phân loại quang phổ G2V Độ kim loại Z = 0,0177 [2] Kích thước góc 31,6′ - 32,7′ [3] Các thông số quỹ đạo Khoảng cách trung bình từ trung tâm Ngân Hà 2,5×10 17 km (26.000 năm ánh sáng) Chu kỳ trong Ngân Hà ~ 2,25-2,50×10 8 năm Vận tốc bay quanh tâm Ngân Hà 217 km/s Các thông số vật lý Đường kính trung bình 1,392 ×10 6 km [1] 109 lần Trái Đất Độ dẹt 9×10 -6 Diện tích bề mặt 6,0877 ×10 12 km² (11.900 lần Trái Đất) Thể tích 1,4122 ×10 18 km³ (1.300.000 lần Trái Đất) Khối lượng 1,9891 ×10 30 kg (332.946 lần Trái Đất) Tỷ trọng (trung bình) 1,408 g/cm³ Gia tốc trọng trường (tại bề mặt) 273,95 m s -2 (27,9 g) Vận tốc thoát ly 617,54 km/s Nhiệt độ bề mặt 5.780 K Nhiệt độ nhật hoa 5 triệu K Nhiệt độ tâm (ước tính) 13,6 triệu K Độ sáng (L S ) 3,846×10 26 W [1] Suất bức xạ (I S ) 2,009×10 7 W m -2 sr -1 Các thông số tự quay Độ nghiêng trục quay 7,25° (tới mặt phẳng hoàng đạo) 67,23° (tới mặt phẳng Ngân Hà) Xích kinh tại cực bắc [4] 286,13° (19 h 4 m 31,2 s) Xích vĩ tại cực bắc 63,87° Chu kỳ tự quay tại 16 ° tại xích đạo tại cực 25,38 ngày [1] (25 ngày 9 h 7 ' 13 s) [4] 25,05 ngày [1] 34,3 ngày [1] Vận tốc tự quay tại xích đạo 7.284 km/h Thành phần Hiđrô 73,46% [5] Hêli 24,85% Ôxy 0,77% Cacbon 0,29% Sắt 0,16% Lưu huỳnh 0,12% Neon 0,12% Nitơ 0,09% Silic 0,07% Magiê 0,05% Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. [6] Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Trong một năm, khoảng cách này thay đổi từ 147,1 triệu kilômét (0,9833 AU) ở điểm cận nhật (khoảng ngày 3 tháng 1), tới xa nhất là 152,1 triệu kilômét (1,017 AU) ở điểm viễn nhật (khoảng ngày 4 tháng 7). [7] Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp, [8] và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất. Thành phần của Mặt Trời gồm hydro (khoảng 74% khối lượng, hay 92% thể tích), heli (khoảng 24% khối lượng, 7% thể tích), và một lượng nhỏ các nguyên tố khác, gồm sắt,nickel, oxy, silic, lưu huỳnh, magiê, carbon, neon, canxi, và crom. [9] Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển. Chính sự tán xạ này của ánh sáng ở giới hạn cuối màu xanh của quang phổ khiến bầu trời có màu xanh. [10] Quang phổ Mặt Trời có chứa các vạch ion hoá và kim loại trung tính cũng như các đường hydro rất yếu. V (số 5 La Mã) trong lớp quang phổ thể hiện rằng Mặt Trời, như hầu hết các ngôi sao khác, là một ngôi sao thuộc dãy chính. Điều này có nghĩa nó tạo ra năng lượng bằng tổng hợp hạt nhân của hạt nhân hydro thành heli. Có hơn 100 triệu ngôi sao lớp G2 trong Ngân Hà của chúng ta. Từng bị coi là một ngôi sao nhỏ và khá tầm thường nhưng thực tế theo hiểu biết hiện tại, Mặt Trời sáng hơn 85% các ngôi sao trong Ngân Hà với đa số là các sao lùn đỏ. [11][12] Quầng nóng của Mặt Trời liên tục mở rộng trong không gian và tạo ra gió Mặt Trời là các dòng hạt có vận tốc gấp 5 lần âm thanh - mở rộng nhật mãn (heliopause) tới khoảng cách xấp xỉ 100 AU. Bong bóng trong môi trường liên sao được hình thành bởi gió mặt trời, nhật quyển (heliosphere) là cấu trúc liên tục lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. [13][14] Mặt Trời hiện đang đi xuyên qua đám mây Liên sao Địa phương (Local Interstellar Cloud) trong vùng Bóng Địa phương(Local Bubble) mật độ thấp của khí khuếch tán nhiệt độ cao, ở vành trong của Nhánh Orion của Ngân Hà, giữa nhánh Perseus và nhánh Sagittarius của ngân hà. Trong 50 hệ sao gần nhất bên trong 17 năm ánh sáng từ Trái Đất, Mặt Trời xếp hạng 4 [15] về khối lượng như một ngôi sao cấp bốn (M = +4,83). [1][16] , dù có một số giá trị cấp hơi khác biệt đã được đưa ra, ví dụ 4,85 [17] và 4,81. [18] Mặt Trời quay quanh trung tâm của Ngân Hà ở khoảng cách xấp xỉ 24.000–26.000 năm ánh sáng từ trung tâm Ngân Hà, nói chung di chuyển theo hướng chùm sao Cygnus và hoàn thành một vòng trong khoảng 225–250 triệu năm (một năm ngân hà). Tốc độ trên quỹ đạo của nó được cho khoảng 220 ± 20, km/s nhưng một ước tính mới đưa ra con số 251 km/s. [19][20] Bởi Ngân Hà của chúng ta đang di chuyển so với Màn bức xạ vi sóng vũ trụ (CMB) theo hướng chòm sao Hydra với tốc độ 550 km/s, nên tốc độ chuyển động của nó so với CMB là khoảng 370 km/s theo hướng chòm sao Crater hay Leo. [21] Mục lục [ẩn] • 1 Đặc điểm o 1.1 Lõi o 1.2 Vùng bức xạ o 1.3 Vùng đối lưu o 1.4 Quang quyển o 1.5 Khí quyển 1.5.1 Hàn quyển 1.5.2 Sắc quyển 1.5.3 Vùng chuyển tiếp 1.5.4 Vành nhật hoa 1.5.5 Nhật quyển o 1.6 Từ trường • 2 Thành phần hóa học o 2.1 Các nguyên tố nhóm sắt bị ion hóa o 2.2 Quan hệ sự phân tầng khối lượng giữa hành tinh và Mặt Trời • 3 Các chu kỳ trên Mặt Trời o 3.1 Các vết đen Mặt Trời o 3.2 Chu kỳ dài • 4 Vị trí và chuyển động trong dải Ngân Hà • 5 Các vấn đề về các học thuyết o 5.1 Neutrino Mặt Trời o 5.2 Nhiệt độ vành nhật hoa o 5.3 Sao trẻ o 5.4 Các dị thường hiện tại • 6 Thám hiểm Mặt Trời o 6.1 Những hiểu biết trước đây o 6.2 Sư hiểu biết cùng với tiến bộ khoa học 6.2.1 Trước Công nguyên 6.2.2 Công nguyên 6.2.3 Thuyết nhật tâm 6.2.4 Thiên văn học hiện đại o 6.3 Các nhiệm vụ khám phá không gian • 7 Mặt Trời là nguồn năng lượng khổng lồ • 8 Mặt Trời và tác hại đến mắt • 9 Vòng đời của Mặt Trời o 9.1 Thời gian biểu tiến hóa sao của Mặt Trời và hệ Mặt Trời • 10 Trong văn hóa • 11 Xem thêm • 12 Ghi chú • 13 Tham khảo o 13.1 Danh mục tài liệu • 14 Liên kết ngoài o 14.1 Tiếng Anh o 14.2 Tiếng Việt Đặc điểm Mặt Trăng đi qua Mặt Trời 2/2007, được chụp bằng camera tử ngoại Mô hình cấu trúc Mặt Trời: 1. Lõi 2. Vùng bức xạ 3. Vùng đối lưu 4. Quang quyển 5. Sắc quyển 6. Vành nhật hoa (Quầng) 7. Vết đen Mặt Trời 8. Hạt quang quyển (Đốm) 9. Vòng plasma Mặt Trời là một ngôi sao thuộc dãy chính màu vàng chiếm khoảng 99% tổng khối lượng Hệ Mặt Trời. Nó là một hình cầu gần hoàn hảo, chỉ hơi dẹtkhoảng chín phần triệu, [22] có nghĩa đường kính cực của nó khác biệt so với đường kính xích đạo chỉ 10 km (6 dặm). Bởi Mặt Trời tồn tại ở dạngtrạng thái plasma và không rắn chắc do đó tốc độ quay (vận tốc góc) tạixích đạo nhanh hơn ở hai cực. Điều này được gọi là chuyển động không đồng tốc. Chu kỳ của chuyển động thực này xấp xỉ 25,6 ngày ở xích đạo và 33,5 ngày ở cực. Tuy nhiên, vì điểm quan sát thuận lợi luôn thay đổi khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời nên chuyển động biểu kiến của ngôi sao này tại xích đạo là khoảng 28 ngày. [23] Hiệu ứng ly tâm của chuyển động chậm này yếu hơn 18 triệu lần so với lực hấp dẫn tại xích đạo Mặt Trời. Hiệu ứng thủy triềucủa các hành tinh thậm chí còn yếu hơn, và không ảnh hưởng lớn tới hình dạng Mặt Trời. [24] Mặt Trời là một sao nhóm I, nhóm sao có nhiều nguyên tố nặng. [note 1] Sự hình thành Mặt Trời có thể đã được bắt đầu từ các sóng chấn động từ một hay nhiều siêu tân tinh bên cạnh. [25] Lý thuyết này được đưa ra do sự phong phú của nguyên tố nặng trong Hệ Mặt Trời, như vàng và uranium, nếu những sao có nhiều nguyên tố này thì gọi là Sao nhóm II (ít nguyên tố nặng). Các nguyên tố này theo khả năng có thể nhất đã được tạo ra bởi các phản ứng hạt nhân thu năng lượng trong một quá trình hình thành sao siêu mới, hay bởi sự biến đổi thông qua hấp thụ neutron bên trong một ngôi sao lớn thế hệ hai. [26] Cấu trúc của Mặt Trời không có ranh giới cụ thể như những hành tinh đá: ở phần phía ngoài của nó, mật độ các khí giảm gần như theo hàm mũ theo khoảng cách từ tâm. [27] Tuy nhiên, cấu trúc bên trong của nó được xác định rõ ràng, như được miêu tả bên dưới. Bán kính Mặt Trời được đo từ tâm tới cạnh ngoài quang quyển. Đây đơn giản là lớp mà bên trên nó các khí quá lạnh hay quá mỏng để bức xạ một lượng ánh sáng đáng kể, và vì thế là bề mặt dễ quan sát nhất bằng mắt thường. [28] Phía trong Mặt Trời không thể được quan sát trực tiếp và chính Mặt Trời là vật chắn bức xạ điện từ. Tuy nhiên, tương tự như trong địa chất học sử dụng sóng do các trận động đất tạo ra để xác định cấu trúc bên trong của Trái Đất, ngành nhật chấn học (helioseismology) sử dụng các sóng ngoại âm (infrasound) đi xuyên qua phần trong Mặt Trời để đo và hình dung cấu trúc bên trong của ngôi sao. [29] Mô hình máy tính về Mặt Trời cũng sử dụng một công cụ lý thuyết để xác định các lớp bên trong của nó. Lõi Bài chi tiết: Lõi Mặt Trời Mặt cắt ngang một ngôi sao kiểu Mặt Trời (hình vẽ bởiNASA) Dãy phản ứng p-p giải phóng bức xạ điện từ gamma, neutrino Lõi của Mặt Trời được coi là chiếm khoảng 0,2 tới 0,25 bán kính Mặt Trời. [30] Nó có mật độ lên tới 150g/cm³ [31][32] (150 lần mật độ nước trên Trái Đất) và có nhiệt độ gần 13.600.000 độ K (so với nhiệt độ bề mặt Mặt Trời khoảng 5.800 K). [33] Những phân tích gần đây của phi vụ SOHO cho thấy tốc độ tự quay của lõi cao hơn vùng bức xạ. [30] Trong hầu hết vòng đời của Mặt Trời, năng lượng được tạo ra bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân thông qua một loạt bước được gọi là dãy p–p (proton– proton) (xem hình bên phải) để biến hydro thành heli. [34] Chưa tới 2% heli được tạo ra trong Mặt Trời có từ chu trình CNO (Cacbon-Nitơ-Ôxy). Lõi là vùng duy nhất trong Mặt Trời tạo ra một lượng đáng kể nhiệt thông qua phản ứng tổng hợp: phần còn lại của ngôi sao được đốt nóng bởi năng lượng truyền ra ngoài từ lõi. Tất cả năng lượng được tạo ra từ phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi phải đi qua nhiều lớp để tới quang quyển trước khi đi vào không gian dưới dạng ánh sáng Mặt Trời hay động năng của các hạt. [35][36] Tốc độ phản ứng tổng hợp hạt nhân phụ thuộc nhiều vào mật độ và nhiệt độ, vì tốc độ phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra ở lõi trong trạng thái cân bằng tự điều chỉnh: nếu tốc độ phản ứng hơi lớn hơn sẽ khiến lõi nóng lên nhiều và hơi mở rộng chống lại trọng lượng của các lớp bên ngoài, làm giảm tốc độ phản ứng và điều chỉnh sự nhiễu loạn; và nếu tốc độ hơi nhỏ hơn sẽ khiến lõi lạnh đi và hơi co lại, làm tăng tốc độ phản ứng và một lần nữa lại đưa nó về mức cũ. [37] Các photon(tia gamma) nhiều năng lượng phát ra trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân bị hấp thụ trong một plasma mặt trời chỉ vài millimét, và sau đó tái phát xạ theo hướng ngẫu nhiên (và ở mức năng lượng khá thấp)—vì thế cần một thời gian dài các bức xạ mới lên tới bề mặt Mặt Trời. Những ước tính về "thời gian di chuyển của photon" trong khoảng từ 10.000 tới 170.000 năm. [38] Sau chuyến du hành cuối cùng qua lớp đối lưu bên ngoài để tới "bề mặt" trong suốt của quang quyển, các photon thoát ra như ánh sáng khả kiến. Mỗi tia gamma trong lõi Mặt Trời được chuyển thành hàng triệu photon ánh sáng nhìn thấy được trước khi đi vào không gian. Các neutrino cũng được phát sinh từ các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi, nhưng không giống như photon, chúng hiếm khi tương tác với vật chất, vì thế hầu như toàn bộ chúng thoát khỏi Mặt Trời ngay lập tức. Trong nhiều năm những đo đạc về số lượng neutrino do Mặt Trời tạo ra cho kết quả thấp hơn các dự đoán lý thuyết khoảng 3 lần. Sự không nhất quán này gần đây đã được giải quyết thông qua sự khám phá các hiệu ứng dao động neutrino. Vì trên thực tế Mặt Trời toả ra số lượng neutrino như các lý thuyết dự đoán, nhưng các máy dò tìm neutrino để lọt mất 2/3 trong số chúng bởi vì các neutrino đã thay đổi hương. [39] Vùng bức xạ Trong vùng từ 0,25 tới khoảng 0,7 bán kính Mặt Trời, vật liệu Mặt Trời đủ nóng và đặc đủ để bức xạ nhiệt chuyển được nhiệt độ từ trong lõi ra ngoài. [40] Trong vùng này không cóđối lưu nhiệt; tuy các vật liệu lạnh đi khi độ cao tăng lên (từ 7.000.000 °C tới khoảng 2.000.000 °C) làm gradient nhiệt độ này nhỏ hơn giá trị tỷ lệ khoảng đoạn nhiệt (adiabatic lapse rate) và vì thế không thể gây ra sự đối lưu. [32] Nhiệt được truyền bởi sự bức xạ—ion của hydro và heli phát ra các photon, nó chỉ di chuyển một khoảng cách ngắn trước khi bị tái hấp thụ bởi các ion khác. [40] Các photon thực tế bật lên rất nhiều lần xuyên qua vật chất đặc này tới mức một photon riêng lẻ mất khoảng một triệu năm để tới được lớp bề mặt, và vì thế, năng lượng chuyển ra ngoài rất chậm. [32] Mật độ giảm sút hàng trăm lần (từ 20 g/cm³ xuống chỉ 0,2 g/cm³) từ đáy lên đỉnh vùng bức xạ. [40] Giữa vùng bức xạ và vùng đối lưu là một lớp chuyển tiếp được gọi là tachocline. Đây là vùng nơi có sự thay đổi mạnh giữa chuyển động xoay đồng tốc của vùng bức xạ và chuyển động chênh lệch của vùng đối lưu dẫn tới một sự trượt mạnh—một điều kiện nơi các lớp ngang giáp nhau trượt trên nhau. [41] Các dạng chuyển động giống chất lỏng trong vùng đối lưu bên trên, dần biến mất từ đỉnh của lớp này xuống đáy của nó, phù hợp với các đặc điểm yên tĩnh của vùng bức xạ trên đáy. Hiện tại, có giả thuyết cho rằng một nguồn phát điện từ bên trong lớp này tạo ra từ trường của Mặt Trời. [32] Vùng đối lưu Trong lớp ngoài của Mặt Trời, từ bề mặt nó xuống xấp xỉ 200.000 km (hay 70% bán kính Mặt Trời), plasma Mặt Trời không đủ đặc hay đủ nóng để chuyển năng lượng nhiệt từ bên trong ra ngoài bằng bức xạ. Vì thế, đối lưu nhiệt diễn ra khi các cột nhiệt mang vật liệu nóng ra bề mặt (quyển sáng) của Mặt Trời. Khi vật liệu lạnh đi ở bề mặt, nó đi xuống dưới đáy vùng đối lưu, để nhận thêm nhiệt từ đỉnh vùng bức xạ. Ở bề mặt nhìn thấy được của Mặt Trời, nhiệt độ đã giảm [...]... thập mẫu gió mặt trời của Genesis [hiện] • X • T • S Các chương trình thám hiểm Mặt Trời Mặt Trời là nguồn năng lượng khổng lồ Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất - Hình chụp mặt trời dưới ánh sáng nhìn thấy được Bài chi tiết: Năng lượng Mặt Trời Ánh sáng nói riêng, hay bức xạ điện từ nói chung, từ bề mặt của Mặt Trời được xem là nguồn năng lượng chính cho Trái Đất Hằng số năng lượng Mặt Trời được... phân tầng trên Mặt Trời, chính vì vậy đã tạo ra mối quan hệ phân tầng giữa các thành phần đồng vị của hành tinh và gió Mặt Trời là các khí hiếm [72] Các chu kỳ trên Mặt Trời Các vết đen Mặt Trời Bài chi tiết: Vết đen Mặt Trời Số liệu đo đạc chu kỳ mặt trời thay đổi trong vòng 30 năm gần đây Khi quan sát Mặt Trời bằng các bộ lọc thích hợp, các đặc điểm dễ nhận ra ngay đó là các vết đen Mặt Trời, chúng... của Mặt Trời lên plasmatrong vật chất giữa các hành tinh.[54] Mặt Trời là một sao có hoạt động của từ trường Nó có từ trường biến đổi mạnh mẽ hàng năm và đổi hướng sau mỗi 11 năm Từ trường của Mặt Trời tăng lên gây ra [55] một số hiệu ứng gọi chung là hoạt động của Mặt Trời bao gồm vết đen trên bề mặt của Mặt Trời, vết sáng Mặt Trời, và các bức xạ trong gió Mặt Trời, chúng mang vật chất vào trong hệ Mặt. .. khác nhau ở các vĩ độ của Mặt Trời tạo ra các đường sức từ xoắn vào nhau theo thời gian, tạo ra các vòng hoa từ tường phun ra từ bề mặt của Mặt Trời và tạo ra các vết đen Mặt Trời và các tai lửa Mặt Trời (xem sự nối lại từ trường) Sự xoắn vào nhau này làm tăng quá trình phát sinh từ trường của Mặt Trời và gây ra sự đảo từ của Mặt Trời theo chu kỳ 11 năm [58][59] Từ trường của Mặt Trời mở rộng ra ngoài... biểu tiến hóa sao của Mặt Trời và hệ Mặt Trời Vòng đời của Mặt Trời (tỉ năm), từ trái sang: Bắt đầu - Hiện tại - Nhiệt độ tăng dần - Sao khổng lồ đỏ - Suy sụp hấp dẫn - Sao lùn trắng Lấy mốc điểm khởi đầu hình thành hệ Mặt Trời khi sự nén ép trọng lực của tinh vân mặt trời tăng lên cách đây 5 tỉ năm 1 Tiền Mặt Trời: kéo dài từ hàng tỉ năm đến 50 triệu năm trước khi hình thành hệ Mặt Trời Các đám mây tích... thấy từ bề mặt Trái Đất, mà thực tế chỉ có thể được quan sát thấy từ vũ trụ bằng các dụng cụ nhạy cảm với thành phần tử ngoạicủa quang phổ [51] Vành nhật hoa Vành nhật hoa kéo dài ra lớp khí quyển bên ngoài của Mặt Trời, nó có thể tích lớn hơn cả Mặt Trời Vành nhật hoa liên tục mở rộng vào vũ trụ hình thành nên gió Mặt Trời, lấp đầy toàn bộ Hệ Mặt Trời Vành nhật hoa hạ, rất gần bề mặt Mặt Trời, có mật... Trong lúc Mặt Trời mọc hay lặn, ánh sáng bị hấp thụ một phần do khoảng đường xa tới tầng khí quyển Trái Đất, [150] ngoài ra ánh sáng còn bị làm mờ do bụi trong không khí, sương mù và độ ẩm trong không khí góp một phần trong sự hấp thu này nên không làm cho mắt khó chịu [151] Vòng đời của Mặt Trời Xem thêm: Lịch sử Hệ Mặt Trời và Tiến hóa sao Thời gian sẽ dừng lại khi Mặt Trời chết đi Mặt Trời Mặt Trời được... Điểm apec của đường đi của Mặt Trời là hướng mà mặt trời đi qua không gian của thiên hà Hướng chung của chuyển động của Mặt Trời thẳng về sao Vega gần chòm sao Hercules, với góc gần 60 độ khối (sky degree) so với hướng của tâm Ngân Hà Nếu một người nào đó quan sát Mặt Trời từ Alpha Centauri, hệ sao gần nhất, Mặt Trời sẽ xuất hiện trong chòm saoCassiopeia [87] Quỹ đạo của Mặt Trời xung quanh Ngân Hà được... loại hình ảnh và tài liệu về Tàu Genesis Hình ảnh Mặt Trăng đi ngang qua Mặt Trời nhìn từ tàu STEREO-B ngày 25 tháng 2, 2007 Do STEREO-B cũng di chuyển quanh Mặt Trời theo quỹ đạo Trái Đất và có khoảng cách đến Mặt Trăng xa hơn so với khoảng cách từ Trái Đất, Mặt Trăng trông nhỏ hơn so với Mặt Trời [132] Các vệ tinh đầu tiên được thiết kế để giám sát Mặt Trời là Pioneer 5, 6, 7, 8 và 9 của NASA, được... temperature), hay nhiệt độ vật đen của Mặt Trời (5.777 K) là nhiệt độ của một vật thể đen với kích cỡ tương đương phải tạo ra cùng một tổng năng lượng bức xạ Bài chi tiết: Quang quyển Mặt Trời Bề mặt nhìn thấy được của Mặt Trời hay quang quyển là lớp mà ở bên dưới nó, Mặt Trời trở nên mờ đục với ánh sáng nhìn thấy được Trên quang quyển ánh sáng khả kiến của Mặt [43] Trời tự do đi vào không gian, và năng