BAO DAU TU: Bănkhoănvềcơchế Thanh Hương
Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ chính thức vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm nội
bộ từ ngày 1/1/2007, bước đầu tiên của lộ trình hình thành thị trường điện được các nhà đầu tư và dư luận rất
quan tâm, bởi đó được xem như động thái đầu tiên trong quá trình xoá bỏ sự độc quyền của ngành điện.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban thị trường điện của EVN cho biết, việc vận hành thị trường
phát điện cạnh tranh thí điểm sẽ tạo cơ hội để các đơn vị trong EVN giao dịch mua bán điện năng
trên thị trường điện, chuẩn bị cho việc chính thức tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Đây
cũng sẽ là bước đầu tạo ra tín hiệu về giá điện trên thị trường cạnh tranh. Sẽ có 8 công ty phát
điện, chiếm 25% sản lượng của hệ thống gồm Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thác Bà, Bà Rịa,
Thác Mơ, Đại Ninh - Hàm Thuận - Đa Mi, Vĩnh Sơn - Sông Hinh trực tiếp tham gia thị trường
điện. Các nhà máy điện độc lập ngoài EVN như Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy Trị An,
Yaly hay cụm Phú Mỹ đang bán điện cho EVN theo các hợp đồng đã có, chưa tiến hành tham gia
thị trường điện thí điểm giai đoạn này, song sẽ vẫn thử nghiệm chào giá thông qua một đơn vị
độc lập để tạo đủ thành phần cho thị trường.
EVN cũng dự tính lựa chọn mô hình thị trường điện toàn phần để triển khai từ năm 2007 với hình
thức hợp đồng CfD (gồm phần thanh toán theo giá hợp đồng và phần thanh toán theo giá thị
trường ngày tới), bởi tốc độ tăng trưởng phụ tải cao, thiếu nguồn và không có dự phòng, thực tế
năm 2006 và dự kiến, năm 2007 các nhà máy điện đều phát điện với sản lượng cao. Loại hợp
đồng này cũng được các nước như Anh, Na Uy, Trung Quốc, Singapore… áp dụng để tránh rủi
ro.
Thực ra, không phải tới bây giờ thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm nội bộ EVN mới được
thử nghiệm, mà từ tháng 7/2005, EVN cũng đã thử nghiệm vận hành thị trường phát điện nội bộ.
Tuy nhiên, kết quả của lần vận hành thử nghiệm ấy chưa như mong đợi mà nguyên nhân chính
được phân tích là bởi các chính sách liên quan đến việc vận hành chưa sát thực tế.
Chính vì vậy, để chuẩn bị cho việc triển khai thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm sẽ được
thực hiện từ đầu năm 2007 và tiếp theo đó là bước vào giai đoạn thị trường điện thực sự theo cơ
chế thị trường, vấn đề xây dựng khung chính sách nhằm tạo ra cơchế thích hợp cho việc vận
hành êm ả thị trường điện được đặc biệt chú trọng.
Điều này cũng xuất phát từ thực tế điện là một loại hàng hoá không đơn thuần được kinh doanh
theo phương thức “thuận mua, vừa bán” như phần lớn các hàng hoá khác. Hơn thế nữa, ý nghĩa
chính trị-xã hội của việc đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế được đặc biệt quan tâm, nhất là khi
công suất nguồn của hệ thống ở trong tình trạng không có dự phòng dồi dào. Nguy cơ thiếu điện
của năm 2007 và năm 2008 ở nước ta được dự báo là vẫn hiển hiện trước mắt.
Bình luận về việc vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ EVN từ năm 2007,
ông Đặng Hùng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, Dự thảo các quy định liên quan đến
vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm nội bộ được EVN xây dựng chưa tính hết được
sự rủi ro về an ninh cung cấp điện, chưa tạo được tính cạnh tranh cao trên thị trường nhằm đạt
được hiệu quả mong muốn về giảm chi phí sản xuất, vận hành ở khâu phát điện.
“Tính cạnh tranh bình đẳng trong thị trường điện thí điểm sẽ rất khó đạt được do những hạn chế
cơ bảnvề cấu trúc thị trường điện và tính thiếu bình đẳng, minh bạch về thông tin”, ông Hùng
nói.
Với thực tế này, theo các chuyên gia, việc đưa các nhà máy điện độc lập ngoài EVN tham gia thị
trường sẽ gặp nhiều trở ngại lớn, bởi họ e ngại sẽ không được đối xử công bằng và minh bạch,
nhất là khi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia-nơi quyết định việc nhà máy vào ra hệ
thống vẫn chưa chứng minh được sự độc lập nhất định với EVN.
Chính vì vậy, việc có được các cơchế chính sách phù hợp để vận hành được thị trường điện mà
không gây ra những “sự cố” cho hệ thống và giải quyết được cơbản vấn đề độc quyền hiện nay
của EVN xem ra là điều tiên quyết đối với cả EVN lẫn các cơ quan quản lý Nhà nước, chứ không
phải vấn đề “thời điểm vận hành”.
. BAO DAU TU: Băn khoăn về cơ chế Thanh Hương
Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ chính thức. vào giai đoạn thị trường điện thực sự theo cơ
chế thị trường, vấn đề xây dựng khung chính sách nhằm tạo ra cơ chế thích hợp cho việc vận
hành êm ả thị