1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu 15 biện pháp cho nhà vườn phòng trừ bệnh héo rũ trên cây tiêu doc

4 587 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 130,45 KB

Nội dung

15 biện pháp cho nhà vườn phòng trừ bệnh héo trên cây tiêu Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Bệnh héo trên cây tiêu còn được gọi là bệnh chết nhanh, thối cổ rễ, thối rễ, chạy dây, chết Bệnh gây ra do nấm có tên Phytophthora capsici. Đây là dịch hại quan trọng trên cây tiêu và là một trong những yếu tố kìm hãm sản xuất tiêu ở các vùng trồng tiêu trên thế giới. Bệnh đã gây hại thiệt hại nặng nhiều vườn tiêu ở Nam bộ trong thập nhiên 80 và 90 của thế kỷ trước. Hiện nay bệnh vẫn tiếp tục đe dọa các vùng trồng tiêu ở nước ta nếu không có các biện pháp phòng trừ thích hợp. Bệnh gây hại trên rễ gây triệu chứng thối rễ, làm hư hại dần hệ thống rễ. Dây tiêu bắt đầu héo nhẹ, sau đó xuống và lá rụng sớm. Gặp điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, dây tiêu chết nhanh; điều kiện không thuận, bệnh diễn biến chậm, lá vàng và rụng dần. Nấm có thể gây hại trên nhiều bộ phận cây bao gồm rễ, cổ rễ, phần thân lá và chùm bông. Những dây tiêu từ 3 năm tuổi trở lên dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí và ẩm độ đất cao, mưa nhiều và kéo dài; trời âm u, ít nắng. Những vườn thoát nước kém; bị đọng, ngập nước hay bị nước tràn qua vườn, vườn rậm rạp thiếu thông thoáng dễ bộc phát bệnh. Nguồn bệnh có thể lây lan qua con người, dụng cụ phương tiện chăm sóc, côn trùng (mối, kiến ), động vật (chuột, sóc ), gia súc gia cầm, cây giống nhiễm bệnh và bộ phận cây bị nhiễm bệnh Dưới đây giới thiệu một số giải pháp nhà vườn có thể áp dụng để quản lý vườn cây, phòng trừ bệnh héo rũ. 1. Sử dụng cây giống khỏe mạnh, sạch bệnh Chọn- mua cây giống đảm bảo sạch bệnh (không có nấm Phytophthora ở trong môi trường bầu đất và trên cây giống). Trước khi trồng 2-3 tuần, nên để cây ở nơi riêng và phun thuốc trừ nấm lên toàn bộ cây và bầu đất để xử lý nguồn bệnh. 2. Sử dụng giống chống chịu bệnh Chưa có giống kháng bệnh hoàn toàn. Một số giống tiêu có nguồn gốc từ An Độ được xem là có tính chống chịu cao hơn với bệnh mặc dù chậm ra trái và năng suất không nổi trội. Những vùng có nguy cơ bệnh cao nên chọn những giống có sức sống mạnh và có khả năng chống chịu hơn. 3. Tạo cho vườn cây thông thoáng trong mùa mưa Tỉa lá gần mặt đất lên đến 50cm. Tỉa cành thừa trong tán, cành sâu bệnh. Nếu trồng với cây choái (trụ, cọc) sống, thường xuyên xén tỉa cành cây choái sống để tăng cường ánh sáng và thông thoáng vườn trong mùa mưa. Không trồng quá dày hay trồng xen dày đặc trong vườn. 4. Cách ly vườn cây Vườn cây nên được rào tránh người và động vật qua lại tự do. Không nên nuôi, thả rong gia súc, gia cầm trong vườn. 5. Vệ sinh vườn, tiêu hủy nguồn bệnh Cây bệnh cần được tiêu hũy. Phần cây bệnh có thể đào hố, rải vôi lên và chôn lấp. Nấm bệnh có thể lưu tồn trong đất trong thời gian dài cần cô lập, cách ly quanh nơi cây bị bệnh để tránh lây lan sang nơi khác. Tỉa và tiêu huỹ các bộ phận bị bệnh. Ngăn ngừa nguồn bệnh lây lan qua giày dép, bánh xe, dụng cụ chăm sóc… bằng cách khử trùng sau khi sử dụng. 6. Hạn chế gây tổn thương cây tiêu Hạn chế gây tổn thương rễ và các bộ phận của cây trong quá trình chăm sóc, đặc biệt là trong mùa mưa ẩm. Vết cắt tỉa cành, vết thương trong quá trình chăm sóc phải được bôi hay phun thuốc trừ nấm 7. Bón nhiều phân hữu cơ Bón phân hữu cơ ngoài cung cấp thêm chất dinh dưỡng còn góp phần cải thiện đất, tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất, ức chế nấm Phytophthora. Có thể bón 10-25 tấn/ha phân hữu cơ cho mỗi năm. Bón nhiều phân hữu cơ còn giúp giảm lượng phân vô cơ sử dụng. 8. Thoát nước tích cục Cần tạo điều kiện thoát nước thật tốt. Tránh nước đọng lâu sau mưa, nước tràn qua vườn hay nước ứ ngầm trong đất trong mùa mưa. Thiết kế vườn có mương, đê bao quanh để hạn chế nước tràn ngập qua vườn khi mưa to hay lũ lụt. Nên trồng kiểu mô líp có mương nhỏ giữa các hàng để tránh nước đọng và giúp thoát nước nhanh sau mưa. 9. Tưới nước Nếu có điều kiện nên sử dụng hệ thống tưới phun dưới tán (hệ thống tưới cố định) thay thế cho kiểu tưới bồn (tràn). Nguồn nước tưới lấy từ giếng ít có nguy cơ nhiễm bệnh hơn lấy trực tiếp từ sông suối hay ao hồ. 10. Bón phân vô cơ thích hợp Lượng phân, loại phân, thời điểm bón và các bón phân vô cơ cần tuân thủ theo quy trình kỹ thuật. Bón phân cân đối và bón đạm ở mức thích hợp, tránh bón quá nhiều đạm. Lạm dụng phân vô cơ có thể làm sức khỏe cây suy yếu giảm sức chống chịu bệnh. 11. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học Bón nhiều phân hữu cơ vi sinh để tăng cường và phát triển quần thể vi sinh vật đất nhằm ức chế sự phát triển của nấm bệnh. Có thể sử dụng phân gà vi sinh, phân rác vi sinh và phân hữu cơ vi sinh khác. Sử dụng các chế phẩm chứa nấm Trichoderma phối hợp với phân hữu cơ để bón cho cây. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp phun thuốc trừ nấm trong vườn sau đó có thể ảnh hưởng hay giảm hiệu quả đối với biện pháp này. 12. Bón vôi Hầu hết các chân đất ở miền Đông Nam bộ qua thời gian canh tác có độ pH thấp. Bón vôi giúp cải thiện pH đất, cung cấp dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Bón vôi còn tăng hoạt động của vi sinh vật đất giúp ức chế các nấm Phytophthora trong đất. Có thể bón từ 1-3 tấn/ha/năm tùy điều kiện đất đai. 13. Chăm sóc tốt để cây khoẻ Ap dụng các biện pháp chăm sóc tổng hợp để tăng cường sức khoẻ cho cây tiêu và cả vườn cây. Hạn chế thiệt hại vườn tiêu do giông gió mạnh. Phòng trừ các côn trùng hại rễ, côn trùng ăn phá lá có thể tạo vết thương cho nấm bệnh xâm nhập, đặc biệt trong mùa mưa. Tránh đi lại không cần thiết trong vườn cây mùa mưa ẩm vì có thể làm tổn thương rễ và lây lan nguồn bệnh. 14. Phòng trừ tuyến trùng Tuyến trùng ngoài gây suy yếu cây còn gây vết thương trên rễ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. Bón nhiều phân hữu cơ, có thể dùng thuốc Basudin, Mocap và các biện pháp để phòng trừ. 15. Phun tán với thuốc trừ nấm Sử dụng các loại thuốc như Bordeaux 1% và các thuốc gốc đồng khác, Mancozeb và các thuốc lưu đẫn nội hấp như Aliette, Agri-fos 400 (Phosphonate) Có thể phun 4-7 lần mỗi năm để phòng ngừa bệnh; mùa khô phun 1-2 lần; mùa mưa phun 3-5 lần. Phun lúc trời mát và không mưa. Sử dụng thuốc luân phiên để tránh hiện tượng phát sinh tính kháng thuốc. . 15 biện pháp cho nhà vườn phòng trừ bệnh héo rũ trên cây tiêu Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Bệnh héo rũ trên cây tiêu còn được gọi là bệnh chết. cây giống nhiễm bệnh và bộ phận cây bị nhiễm bệnh Dưới đây giới thiệu một số giải pháp nhà vườn có thể áp dụng để quản lý vườn cây, phòng trừ bệnh héo

Ngày đăng: 18/01/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN