1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu HÁT SẮC BÙA NGÀY XUÂN pptx

3 533 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 30 KB

Nội dung

HÁT SẮC BÙA NGÀY XUÂN Đời sống mới việc gì cũng mới Ngày tân xuân công việc thêm xuân Theo lệ xưa phép điệu có chừng Tam tiết nhựt vui xuân đều khắp" (Bài chúc xuân) Mỗi khi tết đến, xuân về, mai vàng nở rộ, đội hát sắc bùa làng Lệ Trạch, nay gọi là Lệ Bắc, thuộc xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam lại cất tiếng hát, giữa tiếng trống vỗ, hòa cùng âm điệu rộn ràng từ các bộ sinh tiền, bộ phách tre đem lại không khí sôi nổi, đông vui. Còn trẻ em thì cứ bu quanh, kéo thành rồng, thành rắn, lố nhố giữa đêm xuân đèn đuốc sáng trưng khắp mọi nẻo đường. Đó là hình ảnh quen thuộc ở làng Lệ Trạch hơn hai mươi năm nay kể từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Hát sắc bùa là loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian có tính chất lễ nghi nông nghiệp pha tạp với pháp thuật đạo giáo chủ yếu diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm ở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam. Riêng ở làng Lệ Trạch, một làng quê nghèo khó nằm ven sông Thu Bồn, theo ước tính, hát sắc bùa hình thành muộn nhất cũng vào đầu thế kỷ XIX. Một nghệ sĩ chân đất hát sắc bùa có tiếng của làng, ông Trương Tích, năm nay đã 74 tuổi, cho biết đời ông cố của ông, tức ông Trương Văn Hiếu Đã hát rồi. Thời ấy, dàn nhạc của đội hát sắc bùa ngoài trống cơm còn có trống sấm, đờn cò, kèn tiểu và bộ phách tre. Do nhạc cụ khá cồng kềnh nên hễ đội vào nhà nào nhà nấy đều đem chiếc chiếu đã chuẩn bị sẵn trải ra ngay giữa nhà để mọi người ngồi quanh vừa chơi nhạc vừa hát. Những bài hát sắc bùa xưa thường có nhiều từ cổ, từ Hán việt, Hán Nôm không phải dễ hiểu đối với mọi người. Thế nhưng chuyện ấy chẳng quan trọng. Chủ yếu người hát có hay hay không mới thành vấn đề. Hát sắc bùa thường phải tuân theo hệ thống các tiết mục, làn điệu. Đầu tiên đến ngõ hát bài mở ngõ : " Nhứt khai thiên môn thiên môn lộ Nhì khai địa lộ địa lộ thường Tam trấc quỷ /ộ quỷ lộ khứ Tứ độ tứ độ nhơn dân an " Ngày xưa, ở vùng nông thôn Quảng Nam, nhà cửa hầu hết đều tranh tre sơ sài. Nhà xây, nhà ngói là của hiếm, cả làng giỏi lắm được một, hai nhà. Là nhà tranh tre, cửa trước thường là cửa chống, mở cửa người ta dùng đoạn tre để sẵn bên hông cửa chống lên. Lúc đóng, một tay giữ cửa, một tay rút cây, từ từ hạ xuống là xong. Nhiều nhà tết thấy đội hát sắc bùa ghé nhà mình liền chơi "cắc cớ" là đóng chặt cửa dù cả đội đã đứng đầy trước sân, đèn đuốc sáng trưng. Không phải họ không muốn đội đến hát giúp vui mà kỳ thực là thử đội có tài hát bài chống cửa hay không. Tất nhiên trong những tình huống này, đội sắc bùa đã chuẩn bị sẵn : "Mở ngõ đà đặng chân bước vào đây Giả ơn trước chủ sau thầy Có ham vui thì chống cửa này Khai môn mở cửa Chống cửa chống cửa Nhà mở có lửa Mở thắp đèn ra Chúng tôi ở xa Đi chơi năm mới " Một trong những nội dung không thể thiếu được đối với việc hát sắc bùa thời trước là dán bùa hay còn gọi là trấn bùa cho gia chủ. Bùa thực ra chỉ là mảnh giấy nhỏ do đội sắc bùa chuẩn bị sẵn, trên đó họ vẽ ngoằn ngoèo sao cho càng "bí hiểm" càng tốt. Còn bài hát dán bùa cũng không kém phần huyễn hoặc, phi thực tế. "Đầu đôi giáp ất, chân đạp bính đinh Đứng giữa tiền đình hét một tiếng Tà ma yêu quái tiêu tán. Ta rèn hiệu khí vâng lệnh Ngọc Hoàng Gầm một tiếng đã vang Hét một tiếng nghiêng trời chuyển đất " Sau bài dán bùa và dán bùa, đội hát sắc bùa hát chúc mừng năm mới cho gia chủ. Tùy theo nghề nghiệp của gia chủ, đội sẽ chọn bài hát về nghề nông, dệt vải hay chài lưới trên sông Điều không nói ra nhưng ai cũng biết là nội dung bài hát toàn những chuyện tốt đẹp, đáng ước mơ : Người làm nông thì được mùa, nhà cửa lúc nào cũng đầy ắp lúa khoai; Thợ dệt vải, vải đắt hàng, tiền vào rủng rẻng trong túi; Dân chài đánh cá ngày nào cũng được nhiều Ngoài ra, theo yêu cầu của gia chủ, đội hát sắc bùa có thể hát thêm một số bài góp vui như bài đá gà, bài dạy con Và, giàu nghèo cũng ba ngày tết nên đến nhà nào, đội không những được tiếp đón tử tế, niềm nở mà còn được mời trà rượu đầu xuân kèm theo thủ tục biếu ít tiền gọi là trả tí công sức. Số tiền này không nhất định, tùy vào lòng hảo tâm của gia chủ. Tuy nhiên, những nhà khá giả có thể cho "nằng nặng" một chút. Nhà nghèo, thôi thì của ít lòng nhiều. Thật ra, đội sắc bùa hát tết là hát cho vui xóm, vui làng. Còn tiền nong không đặt nặng. Rồi, khi đi ra, sang nhà khác, đội hát bài đi ra, nội dung chúc gia chủ một năm mới an khang, thịnh vượng hơn năm cũ ! Từ năm 1945 đến năm 1975, cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ diễn ra ác liệt. Đội hát sắc bùa làng Lệ Trạch không còn hoạt động nữa. Mãi đến năm 1978, đúng 33 năm bị gián đoạn, ông Trương Tích và một số nghệ sĩ chân đất mê hát sắc bùa ở làng mới lập lại đội hát sắc bùa để hát góp vui trong ba ngày tết cổ truyền. Bây giờ, nhạc cụ chỉ có trống cơm, sinh tiền và phách. Các bài hát sắc bùa cũng được đổi mới, phù hợp với tình hình thực tế. Như bài "chúc xuân" chẳng hạn : " Ngày xuân đến tiết xuân thời Cảnh người sắc đẹp vui vầy vẻ vang Nhìn xem phong cảnh mỹ quan Vườn lê phụng múa song lan hạc chầu Cửa nhà trang bị oai nghi Đường thời tráng lệ kịp thời phong thơ " Việc dán bùa trong hát sắc bùa xưa được thay vào đó là tiết mục dán cờ. Nói là vậy nhưng trong ba ngày tết ai không treo cờ sẵn. Cho nên, cũng hiếm người yêu cầu tiết mục này. Nhưng, xét cho cùng, những chuyện ấy chẳng quan trọng khi đội còn nhiều bài hát hay hơn, hấp dẫn hơn sẵn sàng phục vụ bà con trong những ngày đầu năm mới thiêng liêng, trang trọng. . HÁT SẮC BÙA NGÀY XUÂN Đời sống mới việc gì cũng mới Ngày tân xuân công việc thêm xuân Theo lệ xưa phép điệu có chừng Tam tiết nhựt vui xuân. được đối với việc hát sắc bùa thời trước là dán bùa hay còn gọi là trấn bùa cho gia chủ. Bùa thực ra chỉ là mảnh giấy nhỏ do đội sắc bùa chuẩn bị sẵn,

Ngày đăng: 18/01/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w