1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu NGHỀ "VỆ SĨ TÔM" doc

5 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 330,45 KB

Nội dung

NGHỀ “VỆ TÔM” Thứ năm, 12/10/2006, 07:50 GMT+7 1760 từ Thoạt tiên, khi nghe cụm từ này, tôi không khỏi ngạc nhiên. Bởi xưa nay, chỉ thấy người ta nhắc tới vệ như những người làm nhiệm vụ bảo vệ các yếu nhân. Còn vệ sĩ cho tôm thì thiệt là lạ. Và chính sự ngạc nhiên, là lạ đó đã thúc giục tôi trở lại quê hương của công tử Bạc Liêu năm xưa để tìm hiểu thế nào là “vệ tôm”. Một “vệ tôm” đang kiểm tra tôm trong vuông. Ảnh: ĐĂNG QUANG VẤT VẢ VỚI CON TÔM Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm phát triển rầm rộ ở Bạc Liêu. Con tôm đã giúp không ít gia đình nhanh chóng trở thành triệu phú, tỉ phú. Nhưng, con tôm, với nguồn lợi lớn như thế đã trở thành “miếng mồi ngon” hấp dẫn bọn “đạo chích”. Nạn trộm cắp tôm hoành hành thời gian qua ở nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu khiến nhiều chủ vuông tôm phải suy nghĩ, tìm ra nhiều biện pháp để bảo vệ tài sản của mình. Có người giăng hàng rào dây thép gai xung quanh các vuông tôm để chống trộm. Có người nuôi chó để bảo vệ tôm, dùng dây thép gai thả dưới vuông tôm… Nhưng các biện pháp này cũng chẳng mấy khả thi. Bọn “đạo chích” vẫn không chùn bước. Tôm vẫn mất trộm liên miên, khiến nhiều chủ vuông đau đầu, mất ăn, mất ngủ. Xót của, một số chủ vuông bèn áp dụng “độc chiêu” là giăng dây điện xung quanh vuông để bảo vệ tôm. Nhưng đây lại là “con dao hai lưỡi”: chủ vuông có thể đỡ lo mất trộm tôm nhưng lại canh cánh nỗi lo khác. Nếu chẳng may kẻ “đạo chích” tôm bị dính điện chết, chủ vuông sẽ phải ra hầu tòa lãnh án. Rốt cuộc, các chủ vuông phải tính tới một giải pháp tuy có tốn kém nhưng xem ra an toàn hơn. Đó là thuê người trông nom, bảo vệ các vuông tôm. Cũng từ đây xuất hiện nghề trông coi, bảo vệ tôm mà người dân ở đây vẫn gọi đùa vui bằng danh xưng “vệ tôm”. … Tôi lang thang suốt buổi trưa ở cánh đồng tôm xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu để chụp vài tấm ảnh làm tư liệu. Trước mắt tôi, những vuông tôm như những ô cờ xen lẫn tiếng máy quạt nước rào rào. Mồ hôi của tôi túa ra như tắm. Đang loay hoay “đánh vật” với chiếc máy ảnh già nua (có lẽ còn hơn cả tuổi đời của tôi), mải mê lựa khuôn hình để bấm máy, bất chợt một cái vỗ nhẹ trên vai làm tôi giật mình dừng lại. - Làm gì thế anh bạn? Đã xin phép ai chưa mà chụp ảnh? Tôi quay lại, thấy một thanh niên ước độ 35-36 tuổi, dáng lừng lững, vạm vỡ. - Chụp vài tấm ảnh chơi thôi mà. Tôi tỉnh bơ đáp. - Chụp chơi thôi à? Mà ông xin phép ai ở đây chưa? May cho ông là bây giờ ban ngày, với lại ngó bộ dạng ông trông có vẻ là người tử tế chứ nếu không thì… - Nếu không thì sao hả ông anh? Tôi hỏi lại. Người thanh niên thủng thẳng giải thích: - Ông thật sự không biết à? Thường thì những người lạ muốn vào vuông tôm thì phải xin phép chủ vuông hoặc bảo vệ. Nếu ai tự ý vào sẽ bị coi là ăn trộm tôm hoặc có ý đồ phá hoại tôm và dĩ nhiên là có thể bị ăn đòn… Còn trời tối, nếu không có chủ thông báo trước, hễ cứ người lạ tự ý vào vuông là bảo vệ có quyền uýnh (đánh) liền… rồi tính sau. Tôi cảm thấy hơi nổi da gà sau thông tin đó. Nhưng sau đó, khi đã biết nhau với anh bảo vệ vuông tôm, tôi lại có nhiều thông tin bổ ích về nghề “vệ tôm”. Mức lương trả cho một vệ tôm thường khoảng 700.000- 800.000 đồng/tháng, chưa tính tiền ăn uống. Tuy nhiên, cũng có chủ vuông ap dụng hình thức trả tiền công cho người bảo vệ với hình thức ăn chia theo tỷ lệ 8: 2 (chủ 8, vệ 2) hoặc 7:3 (chủ 7, vệ 3) sau khi thu hoạch tôm. Trả công theo kiểu này là một cách gắn chặt quyền lợi của vệ với vuông tôm, khiến họ chẳng thể lơ là, xao nhãng. Để tôm bị mất trộm, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của “vệ tôm”, còn trong trường hợp tôm bị thuốc chết thì không chỉ chủ vuông thiệt hại, vệ cũng chẳng có thu nhập. Lê Xuân Anh, 27 tuổi, người đã theo nghề vệ 5 năm bảo: Nghề này cực nhất là thời điểm gần đến ngày thu hoạch. “Ban đêm, tụi em chẳng dám ngủ vì chỉ cần sơ sểnh là mất tôm liền. Những đêm mưa to gió lớn, vệ thường phải đội mưa đi kiểm tra thường xuyên, vì đây chính là thời điểm mà bọn “đạo chích” thường lợi dụng để ra tay… Sau khi thu hoạch, tụi em mới được phép tự thưởng cho mình một giấc ngủ đã đời để bù lại những đêm trắng canh tôm”. Nhìn vào đôi mắt thâm quầng, tôi biết Xuân Anh “đói” ngủ cỡ nào. Hỏi chuyện vợ con, Xuân Anh chỉ khẽ cười: “Em cố làm thêm vài vụ nữa mới đủ tiền cưới vợ”. Vậy là, cũng giống như bao nghề khác, để kiểm được đồng tiền, “vệ tôm” cũng phải chịu bao nhọc nhằn, vất vả. Những người không có sức khỏe tốt, ắt hẳn khó trụ nổi với nghề này. Không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ tôm, “vệ tôm” còn kiêm luôn nhiệm vụ cho tôm ăn, chăm sóc tôm hàng ngày, theo dõi màu nước diễn biến sức khỏe của tôm để thông báo cho chủ vuông chữa trị kịp thời. Lê Xuân Anh bảo: “Nghề này thu nhập thất thường lắm. Vụ tôm mà trúng thì ngoài tiền công còn được hưởng tiền thưởng. Còn nếu thất thì coi như công toi cả chủ lẫn vệ sĩ. Người vùng tôm vẫn thường ví von rằng nghề nuôi tôm là nghề nhiều mạo hiểm, lắm rủi ro hệt như chơi chứng khoán vậy. Lợi nhuận cao, giúp người nuôi tôm nhanh trở thành triệu, tỉ phú nhưng cũng nhanh “đưa tiễn” tỉ phú thành kẻ trắng tay chỉ sau vài vụ tôm thất bát. Không một ai trong nghề nuôi tôm có thể đảm bảo chắc chắn rằng mình không từng nếm mùi thất bại”. NỖI LO “ĐẠO CHÍCH” Mới đây, kẻ gian đã đột nhập vào vuông tôm của ông Nguyễn Hoàng Quân ở xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình lấy trộm. Vụ việc được trình báo chính quyền địa phương nhưng do không bắt được quả tang, không thể định luợng được tài sản mất trộm… nên cơ quan chức năng cũng đành chào thua. Nhiều chủ vuông dù biết những kẻ trộm tôm cũng chẳng dám tố cáo vì không bắt được quả tang. Chị Nguyễn Thị Lan, chủ vuông tôm ở phường 5, thị xã Bạc Liêu, bức xúc cho biết: “Hễ mình sơ ý, mất cảnh giác chút xíu là bọn ác (trộm) làm tới liền. Bao nhiêu vốn liếng dồn cả vào vuông tôm, hết lo nạn tôm chết, tôm thất lại nạn trộm tôm. Làm nghề nuôi tôm mà không cẩn thận thì sạt nghiệp như chơi”. Thậm chí có trường hợp mất trộm tôm mà cả chủ và vệ chẳng thể hay biết. Vũ Minh Cường, một “vệ tôm” bộc bạch: “Anh tính, con tôm ở dưới nước, mình làm sao biết được mất trộm khi nào, nhất là khi gặp những kẻ trộm có nghề chẳng để lại tí dấu vết nào. Hàng ngày, khi mình kiểm tra chỉ nắm được tình hình sức khỏe, bệnh tật của chúng, chứ số lượng làm sao mà đếm nổi?”. Ngoài nỗi lo mất trộm, chủ vuông còn thêm nỗi lo nữa sợ bị kẻ xấu trả thù phá hoại bằng cách thả thuốc trừ sâu vào vuông làm tôm chết hàng loạt. Gặp trường hợp này, chủ vuông chỉ có nước khóc ròng. Những vụ trộm tôm cứ ồn ào, xôn xao dư luận ở địa phương vài ngày rồi lại trầm lắng. Tiếp sau đó, hàng chục vụ mất trộm tôm xảy ra. Thế nhưng, nhiều trường hợp chính quyền cũng đành “bó tay” chẳng xử lý nổi. Có lẽ vì thế mà nhiều chủ vuông khi bị mất trộm không trình báo chính quyền, chỉ lặng lẽ đề ra các biện pháp đề phòng. Đêm. Tôi quay trở lại thành phố Cần Thơ. Trời đổ mưa xối xả. Nước trắng xóa mặt đường. Từng hạt mưa quất vào mặt tôi rát buốt. Đêm nay, lại một đêm trắng nữa của những “vệ tôm” … như Xuân Anh, Cường ở vuông. Và có lẽ ngay cả những chủ vuông tôm như ông Quân, chị Lan cũng sẽ trắng đêm thao thức, trằn trọc, âu lo với khối tài sản trị giá bạc tỉ đang “gửi” trong làn nước xanh ngắt ấy. Tỉnh Bạc Liêu hiện có khoảng 10.000 ha nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp và hàng chục ngàn ha nuôi thủy sản các loại. Tất cả đều đang đứng trước mối lo lớn về nạn trộm cắp. Việc bảo vệ các vuông tôm, ao cá quả thực không đơn giản. Thế nhưng… Giá như mọi người cùng đồng lòng chống trộm, chính quyền địa phương kiên quyết hơn trong việc đấu tranh, xử lý những kẻ trộm cắp, phá hoại thì ắt hẳn chuyện nuôi tôm sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Khi mà suy nghĩ: “Đèn nhà ai nấy tỏ” và tâm lý người ngay sợ kẻ gian được khắc phục, xóa bỏ, chắc chắn bọn đạo chích sẽ khó có “đất” tồn tại, lộng hành. Khi đó, nghề “vệ tôm” có thể sẽ không còn. Nhưng tôi tin rằng, những người từng là “vệ tôm” dù phải tìm công việc khác chắc chắn họ vẫn vui vì cái xấu đã bị đẩy lùi. ĐĂNG QUANG . bảo vệ vuông tôm, tôi lại có nhiều thông tin bổ ích về nghề “vệ sĩ tôm”. Mức lương trả cho một vệ sĩ tôm thường khoảng 700.000- 800.000 đồng/tháng, chưa. lệ 8: 2 (chủ 8, vệ sĩ 2) hoặc 7:3 (chủ 7, vệ sĩ 3) sau khi thu hoạch tôm. Trả công theo kiểu này là một cách gắn chặt quyền lợi của vệ sĩ với vuông tôm,

Ngày đăng: 16/01/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w