Lời nói đầu
Ngay từ khi phát hiện ra tia X vào năm 1895 và hiện tượng phóng xạ vào năm 1896,
con người đã hiểu ra rằng nguồn năng lượng mà các loại bứcxạ này mang theo là vô cùng
to lớn. Nếu như ngành năng lượng hạt nhân chuyên khai thác nguồn năng lượng khổng lồ
của phản ứng phân hạch trong các nhà máy điện hạt nhân, thì côngnghệbứcxạ sử dụng
nguồn năng lượng nhỏ hơn của chùm bứcxạ phát ra từ các nguồn đồng vị phóng xạ và các
máy gia tốc để xử lý và biến tính vật liệu, sản xuất ra hàng hoá phục vụ nhu cầu đa dạng
của con người.
Công nghệbứcxạ là một lĩnh vực khoa học côngnghệ ra đời trên nền tảng của sự kết
hợp chủ yếu giữa các ngành vật lý hạt nhân, khoa học vật liệu, hoá học và sinh học.
Ngày nay ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, trong đó có côngnghệbứcxạ ở một số nước đã
trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật thực sự, với lợi nhuận hàng năm lên tới hàng trăm tỷ
đô la, mang lại hàng triệu công ăn việc làm, có thể sánh ngang với ngành năng lượng hạt
nhân và nhiều ngành kinh tế quan trọng khác.
Tuy chiếm một tỷ phần khiêm tốn trong công nghiệp nhưng côngnghệbứcxạ đang
phát triển rất mạnh mẽ với tốc độ tăng truởng hàng năm lên tới 20÷25%.
Ở nước ta côngnghệbứcxạ đã bắt đầu phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ
trước và hiện nay đã có một số nhà máy xử lý bứcxạ hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh.
Với sự phát triển mạnh mẽ của côngnghệbức xạ, việc đưa lĩnh vực khoa học công
nghệ này vào chương trình đào tạo đại học và sau đại học là một nhu cầu cần thiết.
Công nghệbứcxạ là một trong những môn học bắt buộc của chương trình đào tạo Cử
nhân Côngnghệ hạt nhân của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Giáo trình Xử lý bứcxạ và cơ sở của côngnghệbứcxạ là tàiliệu được biên soạn để
phục vụ cho môn học này. Nó được phát triển từ các bài giảng của tác giả cho sinh viên
Đại học Quốc gia Hà Nội về côngnghệbứcxạ trong những năm vừa qua và từ cuốn Công
nghệ bứcxạ do tác giả viết, được Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật ấn hành năm 2002
dành cho mục đích đào tạo đại họ
c và sau đại học. Với việc kết hợp giữa lý thuyết và thực
nghiệm, việc cập nhật các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực xử lý bứcxạ và côngnghệbức
xạ, tác giả hy vọng giáo trình sẽ trang bị cho sinh viên ngành côngnghệ những kiến thức
cần thiết và hiện đại thuộc lĩnh vực xử lý bứcxạ và côngnghệbức xạ.
Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp
và sinh viên đối với giáo trình để hoàn thiện nó trong những lần tái bản về sau.
Hà Nội, tháng 11 năm 2004
TÁC GIẢ
. công nghiệp nhưng công nghệ bức xạ đang
phát triển rất mạnh mẽ với tốc độ tăng truởng hàng năm lên tới 20÷25%.
Ở nước ta công nghệ bức xạ đã bắt đầu phát. máy xử lý bức xạ hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ bức xạ, việc đưa lĩnh vực khoa học công
nghệ này