10dấuhiệucủa "lãnh đạo mới" (phần 1)
16:12' 22/05/2006 (GMT+7)
Trước đây người lãnhđạo có nghĩa là người đứng ở phía trước, giữ chức vụ cao nhất và giành
được số phiếu bầu cao nhất. Nhưng với thời gian, khái niệm này đã thay đổi. Vậy "lãnh đạo mới"
phải có những dấuhiệu gì?
1. Người lãnhđạo không tách rời quần chúng
Lãnh đạo không chỉ quản lý các hệ thống, các mục tiêu bán hàng, các thiết bị và các chỉ số. Lãnhđạo
không được tách rời quần chúng. Tất cả những thứ đó là công cụ và phương tiện để đạt được sự tiến bộ.
Chúng ta cần phải định hướng lại và tập trung nỗ lực vào những vấn đề khác: "Tôi xử sự ra sao? Tôi có
thể làm cho mọi người hạnh phúc và mạnh mẽ hơn không? Cuộc sống củamọi người được nâng cao có
phải nhờ tôi không? Chúng ta có cần những tiêu chuẩn mới nào để đo thành tích khi đạt được những mục
tiêu đề ra?
2. Trở thành người lãnhđạo có nghĩa là quản lý chính bản thân mình
Đặt ra cho mình mục đích, đạt được mục đích đó bạn sẽ trở thành lãnhđạocủa những người khác. Hãy
sống bằng chính bản thân cuộc sống của mình. Đừng so sánh với người khác. Sống và làm việc theo kế
hoạch của mình!
3. Lãnhđạo gắn liền với động cơ
Có những lãnhđạo liên tưởng đến một sỹ quan quân đội nghiêm khắc hét lên rằng: "Anh cần phải thích
nghi, nếu không thì "biến" khỏi đây!". Nhiều lãnhđạo công ty cũng áp dụng phương pháp như vậy với nhân
viên của mình. Điều đó là dễ hiểu vì cơ cấu của công ty được xây dựng trên cơ sở hình mẫu quân sự. Cơ
cấu này hiện nay vẫn còn đang hoạt động ở một số nước và lĩnh vực công nghiệp.
Nhưng hình thức lãnhđạo này sẽ nhanh chóng lỗi thời và đi vào quên lãng. Cần phải thay đổi quan điểm
lãnh đạo kiểm tra chỉ huy. Sớm hay muộn mọi người cũng sẽ phản đối và chống lại sự kiểm tra bên ngoài.
Khi điều đó xảy ra, mọi người sẽ không còn hào hứng lao động và năng suất lao động sẽ giảm sút.
4. Lãnhđạo phải cố gắng hoàn thiện bản thân và thừa nhận những khiếm khuyết
Không ai là hoàn thiện. Chúng ta muốn đạt được mục tiêu của mình, thực hiện được niềm mơ ước của
mình. Nhưng điều đó không phải bao giờ cũng diễn ra. Chúng ta bị thất bại. Trong khoảnh khắc như
vậy, người lãnhđạo phải chấp nhận rằng ai cũng là con người cả.
Trong quá trình nghiên cứu 100 công ty chiếm vị trí hàng đầu trên thị trường và quản lý, người ta phát hiện
ra rằng các nhà doanh nghiệp mất 7 lần thất bại trước khi họ mỉm cười với thành công. Trong thất bại
không có gì đáng khiển trách, nếu như bạn lại đứng lên trên đôi chân của mình.
5. Lãnhđạo gắn liền với những thay đổi
Thế giới mà chúng ta đang sống đang đặt ra với chúng ta hàng ngàn thách thức. Tài chính, tình cảm, thể
chất. Nhiều thách thức gây ra cho chúng ta những nỗi đau, thất vọng. Bạn có thể cứ để cuộc sống trôi đi,
nguyền rủa tất cả, tiếc nuối và cầu nguyện để tất cả trở lại vị trí cũ. Nhưng bạn cũng có thể thay đổi chính
mình.
Tất cả chúng ta đều có những khiếm khuyết và thói xấu. Có những khiếm khuyết đó và thói xấu chưa phải
là sai lầm. Sai lầm là không thay đổi những khiếm khuyết và thói xấu. Lãnhđạo không thể không lựa chọn
một cách có ý thức những thay đổi tích cực như:
- Chú ý xem lại cuộc sống của mình. Tôi có muốn sống như vậy không? Tôi đã hài lòng với số phận chưa?
Tôi đã đạt được những gì mình muốn chưa? Những ai xung quanh tôi?
- Tôi đang cố gắng vươn tới cảm giác nào? Tôi đã sẵn sàng đưa vào cuộc sống của mình cái gì đó mới
mẻ?
Bạn hãy suy nghĩ làm thế nào để thay đổi các khía cạnh cuộc sống của bạn để mang lại kết quả. Bạn đã
sẵn sàng với điều này?
6. Người lãnhđạo phải tự tin
Để vươn tới những thay đổi cần phải tin rằng trong cuộc sống tất cả đều có thể thay đổi theo chiều hướng
tốt. Tuy nhiện, hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại không ổn định, và điều đó sẽ còn diễn ra lâu dài.
Tất cả chúng ta đều không đủ niềm tin. Nhiều người khát vọng trở thành người đứng đầu, công khai bày tỏ
quan điểm và ý tưởng của mình, tự tách ra khỏi đám đông. Chính vì vậy bạn hãy cố gắng củng cố niềm tìn
vào bản thân mình.
7. Người lãnhđạo cần có nghị lực
Đa số các nhà lãnhđạo có lượng dự trữ nghị lực "vô tận". Nguồn nghị lực chính là những suy nghĩ và cảm
xúc. Nếu như bạn hy vọng vào những thay đổi tích cực hoặc tin tưởng vào tương lai sáng lạn, nghị lực của
bạn sẽ là chiếc chìa khoá thức tỉnh bạn.
Bạn hãy thử như sau: Bạn về nhà sau một tuần làm việc căng thẳng. Bạn hoàn toàn kệt sức, và bỗng
nhiên một người bạn thân lâu ngày không gặp lại gọi điện cho bạn. Cú điện thoại đó trong khoảnh khắc
đưa bạn trở lại với cuộc sống. Vậy thì nghị lực lấy ở đâu ra?
Hãy nhớ: Nghị lực có tính lây truyền. Khuyến cáo của bạn với các nhân viên sẽ truyền sang khuyến cáo
của họ với các khách hàng và đồng nghiệp. Tinh thần của công ty được hình thành chính là như vậy - hoặc
là tích cực hoặc tiêu cực. Điều đó liên quan đến mọi dạng quan hệ: quan hệ cha mẹ - con cái, giáo viên -
sinh viên, chồng - vợ, nhân dân - chính khách.
8. Người lãnhđạo phải tích luỹ được kinh nghiệm quý báu
Chúng ta muốn tỏ ra tốt với bản thân mình. Chúng ta muốn kiểm soát các sự kiện đời sống của mình, cảm
giác mình mạnh mẽ và xốn xang nhìn về tương lai. Bạn hãy nhớ lại cảm xúc chiếm lĩnh bạn khi đến với
một tình yêu mới? Hoặc khi bạn tìm được việc làm mới? Bạn cảm thấy đầy hạnh phúc, cảm xúc và khoan
khoái về một điều gì đó. Những cảm xúc này không kéo dài, nhưng là cổ điển.
Điều đó có thể hơi ngớ ngẩn, nhưng giờ đây có thể quay trở lại những cảm xúc đó. Hãy thay đổi cái gì đó
ở nơi làm việc. Ở nhà, hay trong quan hệ với bạn b, hãy để cho những thay đổi đó là niềm phấn khởi, sống
động, ngọt ngào. Hãy làm những gì mà nó kích thích bạn làm nhiều hơn. Cuối cùng thì bạn có thể giải
quyết được nỗi buồn, có nghĩa là bạn có thể có quyết định sống tốt hơn.
9. Lãnhđạo - đó là tạo ra kết quả
Mọi người nói đến việc họ muốn làm điều gì đó. Các chính khách nói đến hạ thấp tỷ lệ lạm phát, đến tạo ra
những việc làm mới, đến làm thế nào xây dựng được xã hội mạnh hơn và an ninh hơn. Các nhà doanh
nghiệp nói đến tăng lợi nhuận hoặc tinh thần lao động của các nhân viên. Nhiều người khẳng định về việc
thắng xổ số
Nhìn thấy tương lai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng điều đó chưa đủ. Người lãnhđạo chân chính
phải biết biến sự nhìn nhận của mình thành kết quả thực tiễn: trả được các khoản nợ, tạo ra những việc
làm mới và cải thienẹ đời sống của công nhân viên, xây dựng chiến lược kinh doanh mới, đi du lịch mà từ
lâu bị hoãn đi hoãn lại, làm những việc mình thích thú.
Nhưng không làm điều đó bằng bất cứ mọi giá. Cố gắng đạt được mục tiêu của mình để điều đó không chỉ
mang lại lợi ích cho bạn, mà cho cả những người khác. Hãy làm điều đó với sự tôn trọng, yêu thích và say
mê. Sự thoả mãn chỉ đến khi những nhu cầu của bạn và những giá trị của bạn được thực hiện. Nếu không
tâm hồn của bạn sẽ rỗng tuếch.
10. Người lãnhđạo phải biết đấu tranh với nỗi sợ hãi và củng cố niềm tin
Không có ai trong chúng ta tin chắc vào những thay đổi trong tương lai của mình. Nỗi sự hãi đi đến cùng
với dao động: sợ bị mất việc làm, sợ mất ổn định kinh tế, mất ưu đãi của công ty và xã hội, mối quan hệ
thân thiện và những khía cạnh khác của cuộc sống. Sự sợ hãi đó làm giảm niềm tin, động cơ phấn đấu bị
sao nhãng và làm cho ta căng thẳng.
Nếu như bạn muốn giúp đỡ mọi người thích ứng với những thay đổi và khắc phục được khó khăn, bạn hãy
tìm kiếm phương pháp cũng cố niềm hy vọng của họ. Hãy cổ vũ họ và chỉ cho họ thấy điều gì quan trọng
đối với họ. Bạn hãy nâng cao chất lượng công việc và giúp họ có được niềm tin vào bản thân. Như vậy
bạn áp dụng những thay đổi sẽ không kém phận quan trọng hơn những kết quả thu được.
Thu Lượng
Podborpersonala
. 10 dấu hiệu của " ;lãnh đạo mới& quot; (phần 1)
16:12' 22/05/2006 (GMT+7)
Trước đây người lãnh đạo có nghĩa là người đứng. này đã thay đổi. Vậy " ;lãnh đạo mới& quot;
phải có những dấu hiệu gì?
1. Người lãnh đạo không tách rời quần chúng
Lãnh đạo không chỉ quản lý các hệ