1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Tài liệu Thiên thạch cho biết lịch sử Mặt Trăng docx

2 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

Thiên thạch cho biết lịch sử Mặt Trăng Tác giả: Vengeurs 07/12/2007 Các núi lửa trên bề mặt Mặt Trăng đã hình thành sớm ngay sau khi Mặt Trăng hình thành, một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature đã gợi ý như vậy. Một mảnh đá thu được từ Mặt Trăng đã cho thấy rằng đã từng có dung nham tuôn trào trên bề mặt của Mặt Trăng từ 4,35 tỷ năm trước. Con số này sớm hơn hàng trăm triệu năm so với con số thu được qua các mẫu đã lấy được bởi các nhà du hành Apollo. Các nhà khoa học cho biết thông tin này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự ra đời của Hệ Mặt Trời. Thông tin này cũng dần đến sự thúc đẩy các dự án tương lai về thám hiểm Mặt Trăng để tìm kiếm sự tồn tại nhiều hơn của những tảng đá cổ thế này. "Chúng tôi muốn hiểu hệ Mặt Trời và các hành tinh đã hình thành như thế nào," Mahesh Anand tại đại học mở Anh cho biết. "Mặt Trăng là nơi duy nhất bạn có thể tìm hiểu về lịch sử địa chất đến 500 triệu năm, vìnhững tảng đá già như thếnày đã biến mất trên Trái Đất" - Anand nói qua BBC. Vận may Bostwana Theo giả thuyết được thích thú nhất thì Mặt Trăng đã hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm trong một va chạm giữa Trái đất vợi một thiên thể cỡ Sao Hoả. Vật chất bị ném vào không gian trong vụ va chạm đó được tin là những thành phần sau này hình thành ra vệ tinh của chúng ta. Các vụ phun trào của núi lửa chỉ bắt đầu khi bề mặt của nó đã lạnh đi và cứng lại thành một cái vỏ và nhân được hình thành bên trong nó. Các đá badan do Apollo trước đây mang về cho biết chúng có tuổi thọ 3,9 tỷ năm, tuyniên các nhà khoa học thấy nghi ngờ việc này. Giờ đây tiến sĩ Anand làm việc cùng tiến sĩ Kentaro Terada tại đại học Hiroshima (Nhật Bản) cùng các đồng nghiệp đang cómotj nghiên cứu mới trên một tảng đá Mặt Trăng có tên Kalahari 009. Một lúc nào đó trong quá khứ, tảng đá 13,5kg này đã bị đánh bật khỏi Mặt Trăng do tác động của một vụ va chạm nào đó, có thể là với một tiểu hành tinh hay 1 sao chổi, nó đến Trái Đất trong cái mà ngày nay chúng ta gọi là Botswana. Hiểu biết về Mặt Trăng Các nhà khoa học biết rằng mảnh đá này đến từ Mặt Trăng qua những nguyên tử oxy trong thành phần của nó. Và qua việc tỉm hiểu thành phần Uranium và các thành phần khác trong lượng phốt phát của khối đá, họ có thể biết chắc rằng tuổi thọ của nó vào khoảng 4,35 tỷ năm, với sai số là khoảng 150 triệu. "Tuổi cúa hợp chất phốt phát chính là tuổi của đá", tiến sĩ Anand nói "vì tảng đá cứng lại khi magma lạnh đi và khi magma làm lạnh các khoáng chất khác" "Hoạt động núi lửa là quá trình thứ 2 của thiên thể sau quá trình hình thành và lạnh đi tạo thành lớp vỏ để dung nham có thể trào lên, vì thế chúng tôi đang đẩy ngược lại các quá trình này và các nghiên cứu gợi ý rằng quá trình nàycó thể diễn ra trong thời gian ngắn hơn nhừng gì đã nghĩ trước đây" Mối quan tâm mới Các cơ quan không gian đã đặt lại mối quan tâm của họ tới Mặt Trăng, 3 thập kỉ từ sau khi Apollo hạ cánh. Vệ tinh Smart 1 gần đây của châu Âu đã lên đường ngay sau những tàu không gian của Nhật Bản và Trung Quốc. Ấn Độ sẽ là quốc gia tiếp theo, và trong thập kỉ tới, chúng ta sẽ thấy các robot vận hành trên Mặt Trăng cùng với sự trở lại của các nhà du hành vào năm 2020. Các nhà khoa học cho biết Mặt Trăng có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về giai đoạn sớm của Trái Đất. Các dá ở bề mặt hành tinh chúng ta đều khá trẻ vì các đá già hơn đã bị che dấu trong lòng hành tinh. Trong khi đó, bề mặt Mặt Trăng vẫn còn lưu giữ được nhiềudạng vật chất sớm, nó có thể mở ra hướng nghiên cứu về lịch sử địa chất của Mặt Trăng và qua đó lẩc Trái Đất của chúng ta. Theo Dailyastronomy . Thiên thạch cho biết lịch sử Mặt Trăng Tác giả: Vengeurs 07/12/2007 Các núi lửa trên bề mặt Mặt Trăng đã hình thành sớm ngay sau khi Mặt Trăng. robot vận hành trên Mặt Trăng cùng với sự trở lại của các nhà du hành vào năm 2020. Các nhà khoa học cho biết Mặt Trăng có thể cho chúng ta biết nhiều hơn

Ngày đăng: 16/01/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w