Chăm sócvườnhồtiêu trong mùa mưa
Sau một năm làm việc nuôi cây, cho nở hoa kết trái, chúng ta thu hoạch một mùa vụ
hột tiêu vừa xong thì mùamưa năm sau lại bắt đầu, khi những cơn mưa đầu mùa vừa
đủ ẩm, cây tiêu sẽ sinh rễ mới để sinh trưởng và phát triển, với chu kỳ tiếp theo. Lúc
này cây tiêu đòi hỏi được chămsóc tốt. Cùng thời kỳ này bộ rễ cây tiêu rất dễ bị tổn
thương, bởi các tác động từ bên ngoài. Khi bộ rễ đã tổn thương thì không hút được
nước, không hút được các chất dinh dưỡng, các loại sâu, bệnh hại thừa cơ xâm nhập
để tàn phá. Để có được bộ rễ cây tiêu khỏe mạnh, đủ sức nuôi cây cần làm đúng lúc,
đúng cách các việc sau đây:
>
Tạo hệ thống rãnh thoát nước tốt:
Tùy địa hình, thời tiết từng vùng mà tạo hệ thống mương, rãnh thoát nước thích hợp. Mùa
mưa lượng nước đọng lại trên mặt đất đã đành, mặt khác mực nước ngầm trong đất lại
dâng lên cao, làm cho đất bí, có nguy cơ làm cho bộ rễ cây tiêu bị tổn thương, dẫn đến cây
tiêu chết hàng loạt.
Vì vậy, cần đào mương, rãnh thoát nước cho sau mỗi trận mưa không để nước đọng lại
trên vườn tiêu. Khi đất trongvườn còn ướt, nhão bùn, không nên đi lại nhiều. Chỉ tiến
hành chămsóc (làm cỏ, bón phân, xịt thuốc) khi tạnh ráo và đất đủ ẩm, dễ làm tơi xốp khi
xới xáo. Cần lưu ý ở những vườntiêutrồng trên đất dốc cần phải làm hệ thống thoát nước,
không nên nghĩ rằng, đất dốc thì "nước chảy chỗ trũng". Hơn nữa ở những vùng này có hệ
thống thoát nước tốt cũng là biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn, chống rửa trôi chất
màu trong đất. Ở vùng đất bằng phẳng, gần nguồn nước sông, suối, hồ lớn hệ thống
mương, rãnh thoát nước cần lưu ý hạ thấp mực nước ngầm xuống để lớp đất màu đủ
thoáng khí.
Sau một trận mưa lớn, khi nắng ráo trở lại, cần phải xới nhẹ lớp đất đóng váng trên mặt để
giữ ẩm trong đất thích hợp.
Xới lớp đất mặt, bón phân:
Có thể kết hợp những lần xới xáo để bón thêm phân. Vườnhồtiêu chưa cho trái thì bón
phân để thúc cho cây sinh trưởng tốt, vườn hồ tiêu sau thu hoạch thì bón phân để cây tiếp
tục cho nhiều hoa, đậu nhiều trái.
Lượng phân bón trong suốt mùamưa tùy đất tốt, xấu, có thể bón với số lượng mỗi gốc
như sau:
– Phân chuồng đã chế biến hoai, mục: 15 –20kg
– Phân đạm urê : 100 – 200gam
– Phân lân: Sup–per hoặc lân Văn Điển 200 – 300gam
– Phân Kali: Suyn–phat 60 – 100 gam
Những vùng đất chua cần bón thêm vôi, mỗi gốc 100 – 200g vôi bột. Riêng phân chuồng
và phân lân có thể trộn đều bón 1 lần vào đầu mùa mưa. Đạm và Kali thì phân chia làm 3
–4 lần bón, mỗi lần bón cách nhau 1 tháng. Lần cuối cùng bón vào cuối mùamưa (tốt nhất
là theo cách hướng dẫn của cán bộ khuyến nông ở địa phương). Những nơi có nguồn phân
hữu cơ dồi dào, có thể tăng thêm lượng phân chuồng, giảm lượng phân vô cơ tương ứng
càng tốt.
Cách bón đúng là rải đều quanh gốc phạm vi đường kính 1m, khi bón không nên cuốc sâu
quá làm đứt rễ tiêu. Cũng có thể dùng các loại phân phun lên lá. Nếu phun nên pha loãng
đúng lượng nước được hướng dẫn và phun vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều, không
phun lúc nắng to dễ làm cháy lá.
Cắt cành, tạo dáng:
Cây tiêu đang phát triển cần theo dõi, khi cành lá chính vươn cao dùng dây nilon cột dây
tiêu vào cây choái để cây tiêu bám vào đó mà phát triển, chú ý không cột quá chặt làm
gẫy, dập dây tiêu. Cắt các cành dây lươn để tập trung nuôi cành ngang là cành cho trái sau
này; cắt cành có sâu, bệnh, cành chết héo đem đốt, cắt bớt các cành mọc sát mặt đất cho
thoáng gốc. Cây tiêu có dáng hình trụ, các cành vươn đều ra xung quanh (chú ý lát cắt
không làm dập nát vết cắt) là cây tiêu lý tưởng. Những vườntiêu có cây choái sống cần
chú ý tỉa bớt cành lá của cây choái để vừa tạo thông thoáng cho gốc tiêu vừa đề phòng gió
mưa làm gẫy cây choái, hư hại đến cây tiêu. Đồng thời chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây
tiêu.
Báo Nông nghiệp Việt Nam
:: http://Agriviet.Com - Xem2103::
. Chăm sóc vườn hồ tiêu trong mùa mưa
Sau một năm làm việc nuôi cây, cho nở hoa kết trái, chúng ta thu hoạch một mùa vụ
hột tiêu vừa xong thì mùa mưa. những cơn mưa đầu mùa vừa
đủ ẩm, cây tiêu sẽ sinh rễ mới để sinh trưởng và phát triển, với chu kỳ tiếp theo. Lúc
này cây tiêu đòi hỏi được chăm sóc tốt.