1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu Vận tải đa phương thức ppt

41 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 346,5 KB

Nội dung

Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM 4 1. Một số khái niệm vận tải đa phương thức theo luật pháp Việt Nam 4 I. Thể chế và pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến vận tải đa phương thức 4 2. Thể chế và pháp luật Việt Nam liên quan đến vận tải đa phương thức 5 1.Giới thiệu chung 7 II. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức ở Việt Nam 7 2. Các loại hình vận tải đa phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp 8 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM 10 I. Thực trạng kinh doanh vận tải đa phương thức ở Việt Nam 10 II. Hiện trạng kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho vận tải đa phương thức 11 1. Hệ thống kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông đường bộ 11 2. Hệ thống kết cấu hạ tầng, phương tiên giao thông đường sắt 13 3. Hệ thống kết cấu hạ tầng đường, phương tiên giao thông đường biển 20 4. Hệ thống kết cấu hạ tầng đường, phương tiện giao thông hàng không 24 III. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức của Việt Nam 31 1 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM 33 I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong 20 năm tới 33 1. Những biện pháp Nhà nước 34 II. Một số biện pháp nhằm phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam 34 2. Những biện pháp ngoài Nhà nước 37 KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 2 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức LỜI NÓI ĐẦU Vận tải là một khâu vô cùng quan trọng để đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đặt vào bối cảnh hiện nay, khi mà hợp tác kinh tế phát triển vượt khỏi phạm vi một quốc gia hay khu vực, các quan hệ thương mại diễn ra trên bình diện thế giới với khối lượng hàng hoá giao dịch ngày càng lớn, vai trò thiết yếu của vận tải lại càng được bộc lộ rõ nét hơn. Nước ta có một bờ biển dài hơn 3 triệu km, lại có vị trí địa lý thuận lợi, là giao điểm của các đầu mối giao thông lớn. Do đó, nếu phát triển được ngành vận tải và tận dụng hết các ưu thế tự nhiên, đây sẽ là một lợi thế đáng kể của Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện vận tải cũng như các cơ sở hạ tầng khác của giao thông đều được nâng cao. Đồng thời với những tiến bộ đó là sự mở rộng của khái niệm hoạt động vận tải và sự xuất hiện của ngày càng nhiều các hình thức vận tải mới, tiêu biểu trong số đó chính là Vận tải đa phương thức. Vận tải đa phương thức đang trở thành ngành dịch vụ vận tải phổ biến trên thế giới, tuy còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Lựa chọn đề tài: "Vận tải đa phương thức Việt Nam- Thực trạng và giải pháp", chúng em hi vọng tiểu luận này sẽ một lần nữa khẳng định lại tầm quan trọng của vận tải nói chung và vận tải đa phương thức nói riêng, đưa ra được những đánh giá khái quát về tình hình vận tải đa phương thức Việt Nam, đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển vận tải đa phương thức Việt Nam để đưa vận tải Việt Nam bắt kịp với xu thế của thời đại. Trong quá trình thực hiện tiểu luận, do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức thực tế, chắc chắn tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của cô để bài tiểu luận của chúng em thêm hoàn thiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 3 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM 1. Một số khái niệm vận tải đa phương thức theo luật pháp Việt Nam Trong luật pháp Việt Nam, khái niệm vận tải đa phương thức mới chỉ được nêu với một mức độ nhất định. Luật Hàng hải, điều 87 và 88 đưa ra định nghĩa về vận tải liên hiệp. Điều 87 định nghĩa, vận tải liên hiệp là việc vận chuyển hàng hóa có sự tham gia của các phương thức vận tải khác nhau: đường bộ, đường thủy và đường không. Tuy nhiên Bộ luật không nói đến việc hàng hóa phải được vận chuyển từ nước này sang nước khác. Nghị định 125/2003/NĐ-CP đưa ra một số định nghĩa về vận tải đa phương thức như sau: • "Vận tải đa phương thức quốc tế" (sau đây gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác. • "Người kinh doanh vận tải đa phương thức" là doanh nghiệp ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức, tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó mà không phải là đại lý hoặc đại diện của người gửi hàng hoặc thay mặt người vận chuyển tham gia các hoạt động thực hiện vận tải đa phương thức. • "Hợp đồng vận tải đa phương thức" là văn bản theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức việc thực hiện vận tải đa phương thức và được thanh toán tiền cước vận chuyển. I. Thể chế và pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến vận tải đa phương thức 4 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức • "Chứng từ vận tải đa phương thức" là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết. 2. Thể chế và pháp luật Việt Nam liên quan đến vận tải đa phương thức Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có một bộ luật nào chính thức điều chỉnh hoạt động vận tải đa phương thức mà chỉ có các văn bản dưới luật là Nghị định 125/2003 NĐ-CP về vận tải đa phương thức, thông tư 10/2004/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành nghị định trên, thông tư 125/2004/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hành hoá vận tải đa phương thức quốc tế và một điều khoản về hợp đồng vận tải đa phương thức nằm trong điều 119-Bộ luật hàng hải Việt Nam.Cụ thể: • Bộ luật hàng hải Việt Nam Cho đến thời điểm hiện nay, các lĩnh vực hoạt động: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không thuộc ngành Giao thông vận tải đều được điều chỉnh bởi bộ luật hoặc các luật chuyên ngành: Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng. Trong các luật chuyên ngành nói trên, duy nhất chỉ có Bộ luật Hàng hải Việt Nam có một điều (Điều 119-Hợp đồng vận tải đa phương thức) có quy định những nội dung liên quan đến vận tải đa phương thức quốc tế. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của điều luật này chỉ quy định về mối quan hệ, giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức với người gửi hàng. Còn lại các luật chuyên ngành khác không có nội dung nào quy định về hoạt động vận tải đa phương thức, mà chỉ quy định các vấn đề liên quan đến: an toàn, kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ ; quy hoạch, xây dựng bảo vệ kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông đường thủy nội địa ; quy hoạch, xây dựng bảo vệ kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông đường sắt, đường sắt đô thị ; quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, cảng hàng không dân dụng, bảo đảm an toàn 5 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức hàng không Như vậy, giữa Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các luật chuyên ngành chưa có “tiếng nói chung” về hoạt động vận tải đa phương thức. • Các văn bản dưới luật về vận tải đa phương thức Về cơ bản, nội dung của Nghị định số 125/2003/NĐ-CP đã thể hiện ‘tính mở” và hướng tới hội nhập: không phân biệt các thành phần kinh tế trong nước, mở cửa cho tổ chức và cá nhân nước ngoài vào tham gia kinh doanh vận tải đa phương thức, hàng hóa vận tải đa phương thức được miễn kiểm tra hải quan Về điều kiện tài chính, quy định chung đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và ngoài nước là phải có có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh của ngân hàng cho người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với tổn thất về mất mát, hư hỏng hàng hoá, giao hàng chậm và những rủi ro khác; có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc bảo lãnh tương đương. Tuy nhiên, Nghị định số 125/2003/NĐ-CP vẫn còn một số điểm hạn chế và bất cập, đặc biệt là về thủ tục xin “Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức”( đối với doanh nghiệp trong nước) và "Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực vận tải đa phương thức" (đối với doanh nghiệp nước ngoài). Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng nghị định này có sự phân biệt đối xử, và đi ngược lại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi quy định các doanh nghiệp của các nước thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về vận tải đa phương thức của ASEAN và doanh nghiệp của các nước đã ký kết hiệp định song phương với Việt Nam về vận tải đa phương thức, để được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức do Cơ quan thẩm quyền của nước đó cấp và có đại diện pháp lý tại Việt Nam là doanh nghiệp vận tải hoặc đại lý vận tải của Việt Nam. Thông tư 10/2004/TT-BGTVT quy định, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài và công ty liên doanh được phép cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức. Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cho phép cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức do chi nhánh và văn phòng đại diện thực hiện. Đáng lưu ý là quy định trong Thông tư 10 có thể gây xung đột pháp lý với các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước đây, bởi theo đó, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể cung cấp cả chu trình trọn gói gồm vận tải nội địa, vận tải đường bộ, giao nhận, dịch vụ cảng mà các loại dịch vụ đó theo quy 6 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức định hiện hành là chỉ do các công ty trong nước hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp với vốn góp tối đa của bên nước ngoài không quá 49%. Ngoài các nghị định và thông tư trên, còn có Thông tư số 08/2004/TTLT-BTM- BTC-BGTVT, ngày 17/12/2004 của 03 Bộ: Thương mại, Tài chính, Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện dịch vụ trung chuyển hàng container tại các cảng biển Việt Nam. Thông tư này được xem là phù hợp với nhu cầu tất yếu, khách quan của thị trường và đáp ứng với nguyện vọng của các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ này, bởi lẽ: thông tư áp dụng đối với các doanh nghiệp cảng biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan, không giới hạn đối tượng áp dụng, mà chỉ quy định các điều kiện về cảng biển, hàng hóa, xử lý hàng hóa và thanh toán dịch vụ trung chuyển hàng container. Nếu doanh nghiệp nào, tổ chức cá nhân nào thấy đủ điều kiện là có quyền đăng ký kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng container tại cảng biển mà không cần phải xin phép. Đó là “tính mở” của Thông tư 08 đối với loại hình dịch vụ này, mà trước đây bất cứ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng container đều phải xin giấy phép. 1.Giới thiệu chung • Trước thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực: Hầu hết các doanh nghiệp (DN) Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế chỉ đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2000 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, với tổng số 410 DN, trong đó: DNNN-182, CTCP-79, TNHH-143, DNTN-2, LD-4; tương ứng với các loại hình dịch vụ: Đại lý tàu biển-289; đại lý VTĐB-192; môi giới hàng hải-237; cung ứng tàu biển-137; kiểm đếm hàng hóa- 125; lai dắt TB-62; sửa chữa TB tại cảng-77; vệ sinh tàu biển-50 và bốc dỡ hàng hóa tại cảng-105. Các loại hình dịch vụ này đã thực hiện dịch vụ được 67 nghìn lượt tàu ra vào cảng, tương ứng với 287 triệu tấn tàu (DWT), tính bình quân trong một năm. II. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức ở Việt Nam 7 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức Cùng trong thời gian này chỉ có 2 DN đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức, 11 DN đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics; đồng thời, có 4 DN thực hiện dịch vụ trung chuyển hàng container tại các cảng: Bến Nghé, Hải Phòng, Sài Gòn và Tân Cảng. • Sau thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực Đối với dịch vụ trung chuyển hàng container đã được điều chỉnh bởi Thông tư số 08/LB TC-TM-GTVT, ngày 17/12/2004 của liên bộ: Thương mại, Tài chính, Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện dịch vụ trung chuyển container tại các cảng biển Việt Nam. Chỉ có 4 DN nhà nước tham gia kinh doanh hoạt động dịch vụ này Có thể, đây là giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển dịch vụ trung chuyển container tại các cảng biển, có nhiều hãng tàu có nhu cầu dịch vụ trung chuyển hàng container, đã chưa gặp được các DN có khả năng cung cấp dịch vụ này, nên số lượng các DN tham gia kinh doanh là rất ít so với từ trước khi có Thông tư số 08/LB TC-TM- GTVT. Đối với dịch vụ vận tải đa phương thức đã được điều chỉnh bởi Nghị định số 125/2003/NĐ-CP, ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế . Thực tế, hoạt động này cũng rất ít các DN thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh. Cụ thể, số DN đăng ký kinh doanh: DNNN-7, CTCP-8, TNHH-4, LD-0. Việc phát triển các loại hình dịch vụ trên ở mức độ chậm, một phần là do DN chưa nhạy bén, chưa thích ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường về dịch vụ trung chuyển container và vận tải đa phương thức. Mặt khác, là do Nhà nước chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh và thống nhất giữa các luật chuyên ngành thuộc ngành Giao thông vận tải để áp dụng cho loại hình dịch vụ này; hoặc nếu có thì nội dung các văn bản QPPL vẫn còn những điểm tồn tại, bất cập, chưa phù hợp, thậm chí còn là những rào cản đối với doanh nghiệp. 2. Các loại hình vận tải đa phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp Ở Việt Nam, hàng hoá được vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức là các loại hàng được đóng trong container, chủ yếu là những mặt hàng như quần áo may 8 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, dạ hay các máy móc thiết bị Hiện nay, dịch vụ vận tải đa phương thức do các công ty Việt Nam cung cấp vẫn còn rất hạn chế. Phần lớn các công ty chỉ mới cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển kết hợp với đường ô tô. Cá biệt mới có trường hợp kết hợp giữa vận tải biển và các loại hình vận tải khác như đường sắt hay đường hàng không. Ngoài ra, các công ty cũng có cung cấp một vài dich vụ khác về kho bãi và nhận làm thủ tục hải quan… 9 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, loại hình vận tải này mới đang ở giai đoạn đầu trong quá trình hình thành và phát triển. Hàng hoá được vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức là các loại hàng hoá xuất, nhập khẩu. Về xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng như quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, dạ hay các máy móc thiết bị Hiện tại, nước ta chưa có luật riêng về loại hình vận tải này, chỉ có Nghị định 125 của Chính phủ ngày 29/10/2003 quy định một số điều về vận tải đa phương thức quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng còn hạn chế. Trước thời điểm Nghị định 125 nói trên có hiệu lực, cả nước chỉ có 2 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh dịch vụ vận tải này. Sau thời điểm nghị định có hiệu lực cũng chỉ có thêm 4 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh trong lĩnh vực này như công ty Vận tải đa phương thức (Vietranstimex), công ty vận tải hàng hoá, hành khách Đường sắt, công ty Marina Hanoi Hoạt động trung chuyển hàng hoá của các nước qua nước ta cũng còn hạn chế. Việc phát triển loại hình dịch vụ vận tải đa phương thức ở nước ta đang ở mức độ chậm do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là bất cập về hệ thống luật pháp. Cho đến thời điểm hiện nay, các lĩnh vực hoạt động đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không thuộc ngành Giao thông vận tải đều được điều chỉnh bởi bộ luật hoặc các luật chuyên ngành như Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng. Trong khi đó, loại hình vận tải mới mẻ này chỉ mới chịu sự điều chỉnh của văn bản dưới luật, ra đời trước một số luật chuyên ngành, nên vẫn còn một số một số điểm hạn chế và bất cập. Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu vận tải đa phương thức, đặc biệt là vận tải đa phương thức quốc tế. Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động vận tải đa phương thức còn kém và lạc hậu, chưa nối mạng được trong cả hệ thống vận hành: đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không. I. Thực trạng kinh doanh vận tải đa phương thức ở Việt Nam 10 [...]... đa phương thức Trong giai đoạn trước mắt Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích phát triển Vận tải đa phương thức như sau: Đầu tư vốn phát triển kết cấu hạ tầng GTVT và phương tiện vận tải tạo cơ sở vật chất cho Vận tải đa phương thức, có chính sách khuyến khích về thuế đối với dịch vụ vận tải đa phương thức và người kinh doanh vận tải đa phương thức Cho phép các nhà kinh doanh Vận tải đa phương. .. khối lượng vận chuyển lớn, cước vận tải thấp, đảm bảo thời gian nên sự hợp tác hàng hải - đường sắt sẽ phát huy hiệu quả tốt 32 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM I Mục tiêu và phương hướng phát triển của vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong 20 năm tới Có thể thấy rằng việc áp dụng vận tải đa phương thức ở nước... đối với hàng hoá vận chuyển bằng hình thức Vận tải đa phương thức Thêm vào đó, việc thiếu một kết cấu hạ tầng đồng bộ cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của Vận tải đa phương thức ở Việt Nam Nhận thức rõ được lợi ích to lớn của Vận tải đa phương thức, cũng như những điểm hạn chế của mình, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực để phát triển Vận tải đa phương thức trong thời... thông vận tải đã xây dựng định hướng phát triển ngành tới năm 2020 ( đã được trình bày ở phần I chương III) Đây có thể được coi là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của Vận tải đa phưưong thức ở Việt Nam 35 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải 1.3 Vận tải đa phương thức Hoàn thiện chính sách và luật pháp nhằm phát triển có hiệu quả Vận tải đa phương thức • Xây dựng khung chính sách phát triển vận tải đa. .. doanh 1.2 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải, xếp dỡ phục vụ cho Vận tải đa phương thức Một trong những rào cản lớn nhất trong việc phát triển vận chuyển Container nói chung và Vận tải đa phương thức nói riêng là sự thiếu và không đồng bộ về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng phục vụ cho Vận tải đa phương thức bao gồm hệ thống đường bộ, đường sông, đường hàng... này tại Việt Nam, trong khi đó nước ta đang đứng trước thềm hội nhập II Hiện trạng kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho vận tải đa phương thức Như đã trình bày ở trên, một trong những nguyên nhân khiến cho vận tải đa phương thức ở Việt Nam chưa thể phát triển là sự thiếu đồng bộ của cơ sở hạ tầng, chất lượng và số lượng phương tiện vận tải chưa đáp ứng được đủ cho nhu cầu giao... nước sản xuất, phần lớn là xe có tải trọng thấp; Phương tiện vận tải được sản xuất trong nước chủ yếu là xe con, xe tải nhẹ và xe chở khách, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước chưa đáp ứng nhu cầu xe vận chuyển khách chất lượng cao, chạy đường dài liên tỉnh, xe tải có trọng tải lớn và xe 12 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức kéo container vận chuyển đường dài; giá bán... phương thức Cho phép các nhà kinh doanh Vận tải đa phương thức của Việt Nam liên doanh với các nhà kinh doanh Vận tải đa phương thức có tiềm năng của nước ngoài đề tìm thị trường cho dịch vụ Vận tải đa phương thức của ta Các Liên doanh này được thực hiện ở Việt Nam và ở nước ngoài • Cần có chính sách bảo hộ ngành vận tải trong nước Trong lĩnh vực vận tải quốc tế, nhiều nước đã có những quy định rất cụ thể...Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức Thứ ba, các doanh nghiệp vận tải nước ta cũng chưa nhạy bén, chưa thích ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường về dịch vụ trung chuyển container và vận tải đa phương thức Còn số ít các doanh nghiệp đã tham gia vào lĩnh vực này thì sự hiểu biết pháp luật quốc tế và kinh... phục vụ mặt đất Trên đường bay đi châu Âu, lượng tải cung ứng cũng không đủ cầu Cũng như vậy, đường bay từ Việt Nam đi Thái Lan, Hàn Quốc có tải thì lượng hàng hoá ít III Sự liên kết giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức của Việt Nam Ở Việt Nam, tuy các doanh nghiệp vận tải trong nước hiểu rõ tầm quan trọng của vận tải đa phương thức, nhưng với số vốn nhỏ và nguồn nhân lực thiếu . Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM 1. Một số khái niệm vận tải đa phương thức theo. Việt Nam liên quan đến vận tải đa phương thức 4 Tiểu luận Giao nhận - Vận tải Vận tải đa phương thức • "Chứng từ vận tải đa phương thức& quot; là văn bản

Ngày đăng: 16/01/2014, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w