1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu Tạo dựng cấu trúc công sở chặt chẽ docx

3 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 33,5 KB

Nội dung

Tạo dựng cấu trúc công sở chặt chẽ Bạn đang ở vị trí lãnh đạo, tất nhiên bạn muốn thăng tiến hơn nữa, bạn cần có những bí quyết nhằm tăng thêm hiệu quả làm việc của tập thể mà bạn đang lãnh đạo. Nói cách khác là củng cố hơn nữa những mối quan hệ trong nhóm làm việc bạn quản lý để đem lại những cơ hội mới cho tập thể và cho chính bạn. Làm thế nào để nâng cao năng lực đoàn kết hợp tác của mỗi cá nhân cũng như cả tập thể để hướng tới hiệu quả cao nhất, chúng ta hãy cùng tham khảo các bí quyết sau: 1. Quy hoạch hợp lý không gian làm việc Đây được coi là tiền đề trong công tác củng cố chặt chẽ cấu trúc công sở. Khi con đường tiến thân của một công chức thành công được công khai, bạn có thể nhìn thấy rõ mình thiếu sót ở điểm nào, cần học hỏi thêm ở đâu và nên phát triển theo hướng nào cũng như có những phẩm chất gì cần phát huy. Từ đó bạn sẽ nhận thức hơn nữa sự cần thiết không ngừng phải đổi mới và hoàn thiện bản thân, tiếp tục tìm kiếm những cơ hội có tính cạnh tranh cao. Qua việc theo đuổi những cơ hội đầy thách thức đó, bạn có thể duy trì và nâng cao ý thức rèn luyện cũng như năng suất và kỹ năng công việc, tạosở vững chắc cho việc nâng cao thêm bước nữa. Nhưng cũng có thể bạn thắc mắc rốt cục khái niệm quy hoạch hợp lý không gian làm việc nghĩa là gì? Nghe thật mơ hồ, trừu tượng và chưa chắc đã liên quan mấy đến việc thăng tiến của bạn. Có hai cách để bạn tìm hiểu kỹ về khái niệm này. Có thể gõ từ khóa và tra trên mạng, tuy nhiên đó chỉ là những kiến thức chung nhất. Cách tốt hơn là bạn hãy nhìn vào đồ nhân sự của doanh nghiệp, tập đoàn của mình, xác định vị trí của bạn ở đâu, nhóm bạn phụ trách nằm ở tầng nào. Hãy luôn nắm rõ hình thức phân công người nào việc ấy, đừng can thiệp cũng đừng thờ ơ, tốt hơn cả là quản lý thông qua hiệu quả công việc. Quản lý hiện đại cũng khuyến khích lãnh đạo linh hoạt về thời gian cho nhân viên và không chú tâm quá mức nhằm chấn chỉnh tác phong nhân viên. 2. Hệ thống các kiến thức “kết cấu hóa” Học tập và hệ thống kiến thức là những bước chuẩn bị lý thuyết tin cậy nhất cho mơ ước thăng tiến của bạn. Học tập hoàn thiện và thăng chức liên quan chặt chẽ với nhau. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, kinh nghiệm không còn được coi trọng như trước nhưng sự cập nhật lại được đánh giá cao hơn bao giờ hết. Nếu không học tập và đổi mới có nghĩa là chấp nhận kém đi, yếu đi, một điều thực sự đáng sợ. Đồng thời mỗi người cần ý thức rõ ràng, nếu công việc công ty yêu cầu gì, hãy học để phát triển điều đó. Học những kỹ năng ngoài đôi khi sẽ trở nên mất thời gian và phi thực tế nên rõ ràng sự gắn kết với công việc của bạn sẽ không được đánh giá cao. Quy hoạch hợp lý không gian làm việc sẽ quy định kế hoạch học tập của bạn. Thường xuyên bổ sung kiến thức tác dụng đầu tiên là sẽ hệ thống, tổ chức lại những gì bạn đã thu lượm được cũng như lên kế hoạch là bạn sẽ sử dụng lượng kiến thức đó như thế nào. Ví dụ như một nhà quản lý IT không thể chỉ đơn thuần học chuyên sâu hơn nữa những kiến thức quản trị mạng, hài lòng với việc xử lý thành công những cái máy bị treo, hơn thế nữa anh ta phải nâng cao toàn diện các kỹ năng máy tính cũng như mạng, không dừng lại ở mức chuyên viên mà cần trở thành một chuyên gia cấp cao. Như vậy anh ta không chỉ quản lý tốt những vấn đề trong phạm vi chuyên môn mà còn có thể hiểu biết và tác động vào những vấn đề có liên quan khác, tăng tầm ảnh hưởng của mình. 3. Nâng cao năng lực tư duy hệ thống Trong công việc với bất cứ vấn đề nào phát sinh không thể giải quyết đại khái, vô trách nhiệm mà cần tìm đến ngọn ngành nguyên nhân, tiến hành suy tính một cách logic có hệ thống, nguyên nhân vấn đề, nguyên nhân nảy sinh nguyên nhân, rồi có thể khai thác sâu hơn nữa. Khi tìm được ra căn nguyên vấn đề việc đua ra kết luận cuối cùng hay mở ra phương hướng hoàn toàn có thể thực hiện được. Đó cũng là phương thức rèn luyện và nâng cao năng lực bản thân. Kỹ năng phân tích là điều kiện cần của tất cả công việc, ngoài ra điều cần phải phát huy với những công chức châu Á là “tư duy phê phán”. Không bao giờ được coi tổ chức của bạn là hoàn hảo, thành công của bạn là mỹ mãn. Luôn so sánh và đặt ra những câu hỏi “vì sao, thế nào, hợp lý không” và xâu chuỗi các sự kiện. Tranh luận thực chất là một biện pháp cải tiến và tạo ra tiến bộ, nhưng tranh luận chỉ có chất lượng khi có đầy đủ lý lẽ và được tiến hành một cách khoa học có hệ thống. 4. Đưa ra phương án hành động Quan niệm trước kia vẫn là: “Đừng ngồi ở đây, hãy hành động đi thôi” thì đến nay quan niệm này cũng không còn thịnh hành nữa. Thay thế chúng bằng câu cách ngôn “đừng có rối tung chạy qua chạy lại, ngồi xuống nghĩ cho thật kỹ rồi hãy làm” . Điều này cho thấy không chỉ xu hướng hành động thay đổi mà tất cả đang bắt nguồn từ sự thay đổi tư duy. Thực tế đã và đang chứng minh tư duy chính xác, có tầm nhìn xa sẽ mang lại hiệu quả công việc hơn nhiều so với việc hành động nhanh và quyết đoán, thậm shí có những trường hợp hành động ngay sẽ mang những hậu quả nghiêm trọng. Đặt ra kế hoạch càng tỉ mỉ, dài hơi thì thời gian thành công sẽ càng đuợc rút ngắn. Là nhà quản lý hãy luôn nghe ngóng thu thập thôn tin, cuy nghĩ cho sâu và đưa ra những kế hoạch chặt chẽ. Việc tiếp theo cho kế hoạch hành động của bạn là kích thích sự tích cực của các cá nhân trong tập thể tham gia vào từng khâu trong kế hoạch của bạn. Hãy thực hiện đầy đủ các bước của một bản kế hoạch” nêu rõ phương hướng mục tiêu, trình tự thao tác, người phụ trách, phương án nghiệm thu, phương án cải tiến Mối quan hệ giữa các thành viên hay nói cách khác là kết cấu công sở của bạn càng trở nên chặt chẽ, lãnh đạo cấp trên sẽ tin tưởng giao cho nhóm của bạn nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn, và như vậy phương án hành động của bạn được coi là thành công. 5. Sáng tạo lần hai với phương án hành động của bạn Tất cả mọi vấn đề đều cần được xem xét nhiều lần với những góc độ khác nhau tại những hoàn cảnh khác nhau. Khi phương án hành động của bạn đã được xây dựng bạn cũng luôn cần phải xem xét hoàn thiện, thậm chí là lật ngược lại cả vấn đề. Luôn tư duy một cách linh hoạt và toàn diện, đồng thời luôn theo sát động viên những cộng sự hay cấp dưới của bạn, suy nghĩ trước mỗi kiến nghị của họ. Luôn ý thức cao nhất về việc hoàn thành mục tiêu và tâm niệm “không có gì là không thể” và điều cần thiết nhất khi thực hiện một nhiệm vụ là tranh thủ mọi khả năng thành công dù nhỏ nhất. Bạn có thể đặt ra những nghi ngờ về phương án, tranh luận rồi thay đổi, thử nghiệm nhưng không được phép nghi ngờ gì về mục tiêu. Trong quá trình đó không loại trừ khả năng những mau thuẫn nội bộ xảy ra và hãy giải quyết thận trọng. Điều mà tập thể của bạn cần hướng tới là mục tiêu chung, nếu có ý kiến mâu thuẫn, hãy yêu cầu các cá nhân giải trình trên những luận cứ khoa học và hãy thực hiện theo phương án mang nhiều lý lẽ chứ không nhất thiết phải theo số đông. Thăng tiến là mong ước của mọi công chức nhưng đạt được điều này thì không hề dễ dàng. Hãy bắt nguồn từ việc củng cố sức mạnh của cả nhóm bạn, để việc thăng chức sẽ là kết quả của những trải nghiệm quý giá! (Theo lanhdao - Tap Chí Lãnh Đạo Trung Quốc) . được coi là tiền đề trong công tác củng cố chặt chẽ cấu trúc công sở. Khi con đường tiến thân của một công chức thành công được công khai, bạn có thể nhìn. Tạo dựng cấu trúc công sở chặt chẽ Bạn đang ở vị trí lãnh đạo, tất nhiên bạn muốn thăng tiến

Ngày đăng: 16/01/2014, 11:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w