1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Trường phái đầu tư theo thông tin docx

3 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Trường phái đầu theo thông tin Kế tiếp bài “Hãy chọn một trường phái và chiến lược đầu thích hợp”, ông Lâm Minh Chánh, nhà nghiên cứu tài chính độc lập, viết tiếp loạt bài về từng phương thức đầu cụ thể. Trường phái đầu theo thông tin (Information Investing Philosophy) được tác giả chọn viết đầu tiên cho loạt bài này bởi đây là trường phái khá phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay. Thông tin gây ra sự thay đổi của thị giá Một thực tế hầu như không ai có thể bác bỏ được là thông tin ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Khi có thông tin liên quan đến công ty/cổ phiếu, thị trường sẽ tiếp nhận và phản ứng thông qua việc thay đổi giá thích hợp. Thông tin có nhiều dạng như: thông tin về môi trường vĩ mô, về tình hình kinh doanh của ngành, hay về chính tình hình của công ty. Thông tin có thể do các cơ quan công quyền công bố, hay do các nhà phân tích, công ty chứng khoán, môi giới đưa ra, hoặc là do chính công ty công bố chính thức, và cũng có thể là thông tin thầm lặng và bí mật kiểu như thông tin tay trong. Thông tin chia làm hai loại, thông tin tốt làm tăng giá và thông tin xấu làm giảm giá. Lưu ý, ở đây mức độ tốt hay không tốt là tương quan so với kỳ vọng. Ví dụ, thị trường kỳ vọng công ty A lãi 200 tỷ đồng trong quý IV, nếu công ty A lãi 250 tỷ đồng trong quý IV thì đó là thông tin tốt, vì thế làm cho giá cổ phiếu của công ty A tăng lên; còn nếu công ty A lãi 180 tỷ đồng, mặc dù tốt hơn nhiều so với các công ty khác trong cùng thời gian, thì đây vẫn là thông tin xấu đối với công ty A, vì thế làm giá cổ phiếu của công ty A giảm xuống. Tùy theo mức độ và “tính cách” của thị trường, có 3 dạng phản ứng của thị trường theo thông tin: dạng thị trường hiệu quả; thị trường hiệu quả kém - phản ứng chậm; thị trường kém hiệu quả - phản ứng thái quá. Thị trường hiệu quả Trong thị trường hiệu quả, khi có thông tin, giá sẽ thay đổi ngay lập tức, và sự thay đổi này thích ứng với lượng thông tin, nghĩa là thị trường sẽ không phải điều chỉnh sau đó. Dưới đây là đồ thị diễn tả mối liên hệ giữa thông tin và thị giá cổ phiếu trong thị trường hiệu quả. (Hình 1 và 2) Quan sát hình trên, chúng ta thấy, trong thị trường hiệu quả có biên độ tự do, đầu theo thông tin hầu như không có cơ hội. Vì khi thông tin tốt vừa công bố ra thị trường thì giá lên ngay lập tức, nhà đầu tư không kịp đặt lệnh mua, và ngược lại, khi có thông tin xấu, giá giảm ngay lập tức, nhà đầu sẽ không kịp bán ra. Như vậy, trong thị trường hiệu quả và có biên độ tự do, nhà đầu theo trường phái thông tin chỉ có thể chiến thắng khi có thông tin nội bộ và “ra tay” trước người khác. Tuy nhiên, với những thị trường có biên độ giới hạn, ví dụ như Việt Nam với biên độ 5%, thì một phiên/ngày lên xuống chưa diễn tả được hết mức độ thông tin. Và những nhà đầu nhanh nhạy nếu nhận định đầy đủ mức độ của thông tin, đều có thể đầu theo xu hướng tiếp tục lên hay xuống của thị giá. Thị trường hiệu quá kém - phản ứng chậm Trong trường hợp này, thị trường cần có thời gian để nhận định và chuyển thông tin qua sự biến động của giá. Đồ thị của thị trường phản ứng chậm như sau. (Hình 3 và 4) Nếu nhà đầu tin rằng, thị trường phản ứng chậm, họ sẽ tiến hành đặt lệnh mua nếu thông tin tốt, hay bán nếu thông tin xấu - trong quá trình thị giá điều chỉnh để thích ứng với thông tin. Thị trường diễn biến chậm này tạo ra cơ hội lợi nhuận cho các nhà đầu thông tin. Tuy vậy, mức độ lợi 1 2 3 4 nhuận là vừa phải, không nhiều và vì thế cũng không rủi ro như thị trường phản ứng thái quá. Thị trường kém hiệu quả - phản ứng thái quá Trong trường hợp này, thị trường sẽ phản ứng thái quá so với thông tin, tức là sẽ tăng hay giảm vượt qua mức độ của thông tin, sau đó thì điều chỉnh lại theo như hai đồ thị sau. (Hình 5 và 6) Ở các thị trường có biên độ tự do, quá trình phản ứng thái quá xảy ra rất nhanh, các nhà đầu với thông tin bình thường (không phảithông tin tay trong) hầu như không kịp phản ứng. Họ chỉ có thể đầu trong giai đoạn nó điều chỉnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do có biên độ cố định ở mức 5%, nhà đầu có thể tham gia ở 2 quá trình: quá trình phản ứng thái quá, và quá trình điều chỉnh. Thị trường dạng này tạo ra nhiều cơ hội lợi nhuận, nhưng cũng nhiều rủi ro hơn cho nhà đầu tư theo thông tin. Nhà đầu phải hết sức tỉnh táo để biết đâu là đỉnh và đáy của thị giá trong quá trình điều chỉnh thông tin. Tốt nhất, nhà đầu nên xác định cho mình một tỷ lệ thắng và thua nhất định. Ví dụ: thắng 30%, thua 10%. Khi đụng đến mức lãi hay lỗ đã định trước thì phải ra lệnh bán hay mua cổ phiếu mà không được để cảm xúc len vào. Kết luận Để thành công theo trường phái đầu theo thông tin, trước hết nhà đầu phải quan sát, phân tích để có một quan điểm nhất định về phản ứng của thị trường. Khi đã có quan điểm thì nhà đầu phải nhất quán với quan điểm của mình, tránh lúc thì cho rằng thị trường phản ứng chậm, lúc thì cho rằng thị trường phản ứng thái quá. Vì khi thay đổi như vậy, nếu không may mắn nhà đầu sẽ bị rơi vào tình trạng thua nhiều hơn thắng. Một điều quan trọng mà nhà đầu theo trường phái thông tin cần lưu ý nữa là phải biết lọc và loại những thông tin nhiễu, thông tin không gây ảnh hưởng tới thị giá. 5 6 . Trường phái đầu tư theo thông tin Kế tiếp bài “Hãy chọn một trường phái và chiến lược đầu tư thích hợp”, ông Lâm Minh Chánh, nhà nghiên cứu tài chính. đầu cụ thể. Trường phái đầu tư theo thông tin (Information Investing Philosophy) được tác giả chọn viết đầu tiên cho loạt bài này bởi đây là trường phái

Ngày đăng: 16/01/2014, 11:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w