1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hóa lý các hợp chất: Những khái niệm cơ bản Về hợp chất cao phân tử

94 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Chương 1 Những khái niệm bản Về hợp chất cao phân tử 1.1. Các hợp chất cao phân tử và tầm quan trọng của chúng 1.1.1. Một số khái niệm Hợp chất cao phân tửnhững hợp chất khối lượng phân tử (KLPT) lớn. Hiện nay người ta thừa nhận các chất KLPT lớn hơn 5000 (có khi đến hàng triệu) thuộc loại các hợp chất cao phân tử. Phân tử của các hợp chất cao phân tử (còn gọi là đại phân tử) bao gồm hàng trăm, hàng ngàn các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực hoá trị thông thường, ví dụ như các đại phân tử xenluloza (C 6 H 10 O 5 ) n , cao su thiên nhiên (C 5 H 8 ) n, polyvinylclorua (C 2 H 3 Cl) n Đại phân tử của đa số các hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ cùng một loại nhóm nguyên tử, lặp đi lặp lại nhiều lần. Người ta gọi những nhóm nguyên tử đó là mắt xích sở (MXCS). Các hợp chất cao phân tử cấu tạo như vậy được gọi là polyme. Để tổng hợp các hợp chất cao phân tử cần các chất thấp phân tử ban đầu, được gọi là monome. Ví dụ từ monome etylen, bằng phương pháp trùng hợp sẽ thu được polyetylen. nCH 2 =CH 2 → (-CH 2 -CH 2 - ) n Một cách tổng quát thể viết : nM → (-M-) n M : phân tử monome -M- : mắt xích sở n : số lượng các MXCS, đặc trưng cho độ trùng hợp P của polyme. Độ trùng hợp P liên hệ với khối lượng phân tử (M P ) của polyme qua biểu thức : P = m M P m là KLPT của mắt xích sở Những chất số lượng các MXCS nhỏ (n vào khoảng 20 ÷ 50) được gọi là oligome. Như vậy, khối lượng phân tử của oligome giá trị trung gian giữa monome và polyme. Oligome không các tính chất của hợp chất cao phân tử, nhưng cũng không thể liệt chúng vào loại hợp chất thấp phân tử. Không phải tất cả các hợp chất cao phân tử đều được cấu tạo từ những mắt xích lặp đi lặp lại thành phần hoá học như nhau. Đại phân tử của một số chất được tạo nên bởi các mắt xích thành phần hoá học khác nhau và thường các mắt xích đó lại sắp xếp không tuân theo một quy luật nào trong mạch phân tử. Các hợp chất cao phân tử như vậy được gọi là copolyme. Để tổng hợp được copolyme phải thực hiện phản ứng đồng trùng hợp từ 2 loại monome khác nhau.Ví dụ : 1 nM 1 + nM 2 → M 1 -M 1 -M 2 -M 1 -M 1 -M 1 -M 2 -M 2 -M 1 -M 2 -M 2 -M 2 1.1.2. Các hợp chất cao phân tử hữu và vô Các hợp chất cao phân tử hữu (trong thành phần chứa các nguyên tố C, H, O, N) là sở của thế giới sinh vật. Những hợp chất quan trọng nhất trong thực vật như polysaccarit, licnhin, protein, pectin là các hợp chất cao phân tử. Gỗ, bông, gai những tính chất học quý giá là do chúng chứa polysaccarit KLPT cao với hàm lượng lớn, đó chính là xenluloza. Than bùn, than nâu, than đá là sản phẩm chuyển hoá địa chất của những tế bào thực vật mà chủ yếu là xenluloza và licnhin, vì thế chúng cũng được liệt vào loại các hợp chất cao phân tử. Cơ sở của thế giới động vật cũng là các hợp chất cao phân tử. Protein là thành phần chính của hầu hết các chất nguồn gốc động vật như thịt, mô liên kết, máu, da, tóc, lông Đối với con người, protein một ý nghĩa quyết định trong các quá trình sống. F.Anghen đã nói: "Sự sống là phương thức tồn tại của các chất protein, và phương thức tồn tại đó về bản chất là sự tự đổi mới thường xuyên của các phân tử hoá học của vật thể đó". Như vậy, bản thân sự tồn tại của thế giới động và thực vật hay nói chung tất cả giới tự nhiên sống gắn liền mật thiết với quá trình tạo thành và biến đổi của các hợp chất cao phân tử. Các hợp chất cao phân tử (thành phần mạch chính không chứa C) là thành phần chính của vỏ trái đất. Hơn 50% tổng số khối lượng trái đất là anhydric silixic (SiO 2 ) n , còn trong phần vỏ ngoài cùng (lớp granit) thì hàm lượng của nó lên đến 60%. 1.1.3. Vai trò của các hợp chất cao phân tử trong tự nhiên Chúng ta biết rằng độ linh động của phân tử các hợp chất hoá học sẽ giảm khi khối lượng phân tử tăng. Độ bền của các hợp chất cao phân tử là do độ linh động của các phân tử bé và tốc độ của các quá trình khuếch tán nhỏ. Bất kỳ những sự thay đổi hoá nào của vật thể: nóng chảy, hoà tan, kết tinh, bay hơi, biến dạng đều gắn liền mật thiết với sự chuyển chỗ của các phân tử. Tất nhiên là các phân tử nhỏ của các hợp chất thấp phân tử linh động hơn các đại phân tử nên dễ bị các quá trình hoá học và hoá lý tác động nhiều hơn. ở điều kiện nhiệt độ của trái đất chỉ các vật thể cao phân tử mới đủ bền với các tác động hoá học và hoá lý. Tính vĩnh cửu của các vật thể trong thế giới tự nhiên nói chung sẽ không còn nếu chúng được cấu tạo chỉ từ các hợp chất thấp phân tử. 1.1.4. Tầm quan trọng của các hợp chất cao phân tử trong kỹ thuật Từ xa xưa con người đã biết sử dụng gỗ, da, lông, bông, sừng, cao su nhưng mãi đến thế kỷ XIX những vật liệu đó mới được biến tính và đưa vào công nghiệp. Tuy nhiên các hợp chất cao phân tử thiên nhiên vẫn còn nghèo nàn về chủng loại, số lượng ít và những tính chất chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người trong công nghiệp và kỹ thuật. Ngày nay các hợp chất cao phân tử được tổng hợp nhân tạo càng nhiều, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai khi phát hiện ra rằng dầu mỏ là một nguồn nguyên 2 liệu vô cùng phong phú và rẻ tiền cho công nghiệp tổng hợp các hợp chất cao phân tử. Các sản phẩm cao phân tử tổng hợp rất đa dạng và được sản xuất với số lượng lớn như : chất dẻo, sợi, cao su tổng hợp, sơn, keo dán Nhưng điều đáng nói là các hợp chất cao phân tử tổng hợp những tính chất - hoá quý giá như: độ bền kéo đứt, kéo trượt và bền mài mòn cao, bền hoá chất, độ đàn hồi tốt, nhẹ, dễ gia công làm đẹp, Vì vậy mà chúng được áp dụng ngày càng rộng rãi và phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp nhất là trong lĩnh vực may mặc, giao thông vận tải, xây dựng, y học, và phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người. thể nói rằng "xung quanh chúng ta là những hợp chất cao phân tử, chỉ có nước và không khí trên trái đất là phổ biến rộng rãi như các hợp chất cao phân tử". 1.2. tính chất chung của các hợp chất cao phân tử 1.2.1. Khối lượng phân tử Đối với các chất thấp phân tử thì giá trị khối lượng phân tử là một hằng số. Sự thay đổi khối lượng phân tử sẽ làm thay đổi các tính chất hoá của chúng trong mức độ rộng rãi. Vì thế thể dựa vào đặc điểm này để phân biệt hoặc tách chúng ra khỏi hỗn hợp. Khối lượng phân tử của các hợp chất cao phân tử là một giá trị tính chất thống kê trung bình, vì polyme là một hỗn hợp của nhiều đoạn mạch kích thước khác nhau, hơn nữa bằng những phương pháp xác định khác nhau cho ta những giá trị khối lượng phân tử khác nhau. Do đó, trong hoá học các hợp chất cao phân tử người ta dùng khái niệm khối lượng phân tử trung bình. Có 3 loại giá trị khối lượng phân tử trung bình đó là khối lượng phân tử trung bình số ( n M ), KLPT trung bình khối ( W M ) và KLPT trung bình nhớt ( V M ). Giả sử một mẫu polyme đa phân tán bao gồm : - n 1 phân tử phân tử lượng là M 1 - n 2 phân tử phân tử lượng là M 2 - n 3 phân tử phân tử lượng là M 3 Khi đó: * KLPT trung bình số xác định qua biểu thức: ∑ ∑ = ++ ++ = i ii 321 332211 n n Mn nnn MnMnMn M * KLPT trung bình khối xác định qua biểu thức: ii 2 ii 332211 2 33 2 22 2 11 w Mn Mn MnMnMn MnMnMn M ∑ ∑ = ++ ++ = * Nếu xác định KLPT trung bình bằng phương pháp đo độ nhớt của dung dịch loãng polyme thì giá trị thu được gọi là KLPT trung bình nhớt V M . Các tính chất của polyme không thể chỉ được đặc trưng bằng giá trị KLPT trung bình của nó, bởi vì cùng một giá trị KLPT trung bình nhưng các mẫu polyme 3 thể khác nhau về thành phần các đoạn mạch. Để mô tả đầy đủ sự phân bố của các đoạn mạch trong thành phần của polyme người ta sử dụng thêm một khái niệm mới nữa là : Độ đa phân tán. Độ đa phân tán của polyme được xác định bằng giá trị giới hạn của KLPT trung bình của các phân đoạn và được biểu diễn thành đường cong phân bố của polyme theo KLPT. Hàm lượng (1) (2) KLPT Hình 1.1. Đường cong phân bố theo KLPT Nhận xét : - Đường biểu diễn (1) : hẹp và cao. Polyme gần đơn phân tán, nghĩa là chứa phần lớn các đoạn mạch KLPT như nhau. - Đường biểu diễn (2) : rộng và thấp. Polyme đa phân tán, chứa nhiều loại đoạn mạch KLPT khác nhau. Độ đa phân tán (D) đặc trưng cho mức độ đa phân tán của polyme. Độ đa phân tán là tỷ số giữa khối lượng phân tử trung bình khối ( W M ) và khối lượng phân tử trung bình số ( n M ), đuợc xác định bằng biểu thức: D = n w M M - Nếu : D = 1 polyme là đơn phân tán - Nếu D càng lớn hơn 1 thì polyme càng đa phân tán. 1.2.2. Tính chất lý Sự biến dạng : Mọi biến đổi về hình dạng và kích thước của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực được gọi là sự biến dạng. Sự biến dạng được chia thành 2 loại : - Biến dạng thuận nghịch (biến dạng đàn hồi) : đó là hiện tượng hồi phục lại hình dạng và kích thước ban đầu khi thôi tác dụng của ngoại lực. Vật liệu đặc điểm này được gọi là vật liệu đàn hồi. - Biến dạng không thuận nghịch (biến dạng chảy): sự biến dạng được giữ nguyên khi thôi tác dụng của ngoại lực. Vật liệu đặc điểm này được gọi là chất dẻo. 4 Các hợp chất cao phân tử đặc điểm khác biệt với các chất thấp phân tử khả năng biến dạng đàn hồi rất lớn. Ví dụ điển hình nhất là cao su. Để thấy rõ được đặc điểm này chúng ta hãy so sánh đường cong nhiệt (đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ biến dạng theo nhiệt độ) của vật liệu tinh thể và vô định hình phân tử lượng thấp với hợp chất cao phân tử. Đối với vật thể tinh thể TPT thì đó chính là sự chuyển tướng, đối với vật thể vô định hình TPT là sự chuyển từ dạng thù hình này sang dạng thù hình khác. Chỉ đường cong nhiệt của hợp chất cao phân tử mới vùng II : vùng biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng (%) Độ biến dạng (%) (1) (2) T nc Nhiệt độ ( 0 C) T g Nhiệt độ ( 0 C) 5 Độ biến dạng (%) (3) I II III T g T c Nhiệt độ ( 0 C) Hình 1.2. Các dạng đường cong nhiệt (1) : Vật liệu tinh thể thấp phân tử (2) : Vật liệu vô định hình thấp phân tử (3) : Hợp chất cao phân tử 1.2.3. Trạng thái tồn tại Các chất thấp phân tử thể tồn tại ở các trạng thái rắn, lỏng, khí. Trong khi đó các hợp chất cao phân tử chỉ tồn tại được 2 trạng thái là rắn và lỏng mà thôi chứ không tồn tại ở trạng thái khí, bởi vì chúng ta biết rằng để chuyển một chất nào đó từ trạng thái rắn hay lỏng sang trạng thái khí thì cần phải cung cấp cho nó một năng lượng cần thiết đủ để phá vỡ liên kết giữa các phân tử với nhau và chuyển nó vào tướng khí. Đối với các hợp chất cao phân tử do kích thước lớn, đại phân tử của chúng bao gồm hàng ngàn, hàng vạn các nguyên tử, nhóm nguyên tử liên kết với nhau và thậm chí các nguyên tử không trực tiếp liên kết với nhau nhưng cũng có tương tác lẫn nhau. Vì vậy, năng lượng tương tác giữa các phân tử với nhau rất lớn, nên năng lượng cần thiết phải cung cấp để phá vỡ các liên kết giữa các phân tử rất lớn, lớn hơn năng lượng phân huỷ chúng. Vì vậy khi được cung cấp năng lượng các hợp chất cao phân tử sẽ bị phân huỷ trước khi chuyển sang trạng thái khí. 1.2.4. Tính chất của dung dịch Đối với các chất thấp phân tử thì dung dịch của chúng dù nồng độ rất lớn nhưng độ nhớt của dung dịch vẫn thấp và khi làm bay hơi dung môi thì cuối cùng chúng ta sẽ thu được tinh thể của chất tan. Dung dịch các hợp chất cao phân tử những đặc điểm khác biệt so với dung dịch các chất thấp phân tử đó là : - Dù nồng độ loãng nhưng độ nhớt lớn hơn rất nhiều so với dung dịch đậm đặc của các chất thấp phân tử. - Để hòa tan hoàn toàn một chất cao phân tử vào dung môi tạo thành dung dịch cần thời gian khá dài vì khả năng hòa tan của chúng hoà tan rất chậm và thường qua trạng thái trung gian là sự trương, thậm chí một số polyme không thể hoà tan được trong bất kỳ dung môi nào. 6 - Nếu cho bay hơi dung môi khỏi dung dịch của các hợp chất cao phân tử thì thu được màng mỏng. - Khi cho dung dịch đậm đặc của dung dịch các hợp chất cao phân tử chảy qua các lỗ nhỏ thể thu được dạng sợi. 1.3. Phân loại các hợp chất cao phân tử Các hợp chất cao phân tử rất đa dạng và phong phú. Chúng nhiều điểm khác nhau về nguồn gốc, về thành phần hoá học, về cấu trúc, các tính chất - hoá Vì vậy, để dễ dàng phân biệt và nghiên cứu chúng, người ta phân loại các hợp chất cao phân tử thành các loại như sau : 1.3.1. Dựa vào nguồn gốc Căn cứ vào nguồn gốc, người ta chia các hợp chất cao phân tử thành 2 loại : - Polyme thiên nhiên : là những polyme được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên như : cao su, gỗ, bông, len, tinh bột Polyme thiên nhiên đặc điểm là nghèo nàn về chủng loại và các tính chất - hoá không tốt. - Polyme tổng hợp : là những polyme được tổng hợp từ các monome ban đầu, ví dụ : polyetylen, polypropylen, polystyren, polyvinylclorua, cao su Buna Bằng con đường này nguời ta đã tổng hợp được họ hàng polyme rất phong phú về chủng loại và đặc biệt là chúng các tính chất - hoá rất tốt, thể đáp ứng được mọi yêu cầu về kỹ thuật của con người. 1.3.2. Dựa vào thành phần của mạch chính Theo thành phần hoá học của mạch chính, các hợp chất cao phân tử được chia làm 3 loại: a. Polyme mạch cacbon: Mạch chính chỉ chứa 1 loại nguyên tố là cacbon. Gọi tên: poly + tên của monome. - Polyetylen: CH 2 - CH 2 - CH 2 - CH 2 - CH 2 - CH 2 Polyme tổng hợp từ dẫn xuất một lần thế của etylen chứa nhóm vinyl (CH 2 =CH) tên gọi là polyvinyl + tên của nguyên tử (nhóm nguyên tử) đã thế. - Polyvinylclorua: -CH 2 - CH- CH 2 - CH- CH 2 - CH | | | Cl Cl Cl - Polyvinylxyanua: -CH 2 - CH- CH 2 - CH- CH 2 - CH | | | CN CN CN Polyme tổng hợp từ dẫn xuất hai lần thế 1,1- của etylen chứa nhóm vinyl được gọi là polyvinyliden + tên của nguyên tử (nhóm nguyên tử) đã thế. - Polyvinylidenclorua: -CH 2 - CCl 2 - CH 2 - CCl 2 - CH 2 - CCl 2 - Polyvinylidenflorua: -CH 2 - CF 2 - CH 2 - CF 2 - CH 2 - CF 2 7 b. Polyme dị mạch: Mạch chính bao gồm hai hoặc nhiều loại nguyên tố. Ví dụ: cacbon - oxi, cacbon - nitơ, cacbon - nitơ - oxy, cacbon - lưu huỳnh, Gọi tên: Poly + tên của liên kết đặc trưng. - Polyeste: -C-O- (liên kết chính của MXCS) || O - Polyamit: - C - N - || | O H - Polyure: - N - C - N - | || | H O H - Polyuretan: - N - C - O - | || H O - Polytioete: -[-(CH 2 ) x - S - S -] n - c. Polyme hệ thống liên kết liên hợp: Polyme hệ thống liên kết liên hợp có thể là polyme mạch cacbon, cũng thể là dị mạch, ví dụ : - Polyaxetylen (-CH = C-) n | R (R thể là H, gốc phenyl hay alkyl) - Polyphenylen (- -) n - Polyphenylenoxyt (- - O -) n - Polyphenylensunfua (- - S - ) n 1.3.3. Dựa vào cấu trúc mạch Tuỳ theo cấu trúc của polyme nguời ta chia làm 3 loại sau: a. Polyme mạch thẳng: khi chiều dài của mạch chính dài gấp trăm ngàn lần chiều ngang; còn chiều ngang của chúng ở trạng thái duỗi thẳng thì bằng kích thước của phân tử monome. Ví dụ polyetylen, polyvinylclorua, polystyren Nếu từ một loại monome ban đầu (M), bằng phương pháp trùng hợp ta thu được sản phẩm là polyme mạch thẳng cấu tạo như sau : M - M - M - M - M - M - M - M - M Nhưng nếu từ 2 loại monome khác nhau (M 1 , M 2 ), bằng phản ứng đồng trùng hợp thu được sản phẩm gọi là copolyme. Copolyme mạch thẳng thể tồn tại hai dạng sắp xếp : - các mắt xích của monome sắp xếp một cách ngẫu nhiên M 1 - M 1 - M 2 - M 1 - M 2 - M 2 - M 2 - M 1 - M 1 - M 2 - M 2 - 8 - các mắt xích của monome sắp xếp theo từng khối (bloc), khi đó sản phẩm được gọi là copolyme khối : M 1 - M 1 - M 1 - M 2 - M 2 - M 2 - M 1 - M 1 - M 1 - M 2 - M 2 -M 2 - b. Polyme mạch nhánh: Đại phân tử của polyme mạch nhánh các mạch ngắn hơn gắn dọc theo sườn của mạch dài. Số mạch nhánh và tỷ số giữa chiều dài mạch chính và mạch nhánh thể thay đổi trong một giới hạn rộng và ảnh hưởng đến tính chất của polyme. Những polyme mạch nhánh thường là copolyme ghép cấu trúc như sau : M 2 | M 2 | M 1 - M 1 - M 1 - M 1 - M 1 - M 1 - M 1 - M 1 - M 1 - M 1 - M 1 - M 1 | | M 2 M 2 | | M 2 M 2 c. Polyme mạng lưới: Giữa những mạch chính được liên kết với nhau bằng những mạch rất ngắn, nó giống như những chiếc "cầu nối" giữa các mạch chính lại với nhau. Polyme mạng lưới thể cấu trúc không gian 2 chiều phẳng hoặc cấu trúc không gian 3 chiều. Ví dụ cao su lưu hoá các cầu nối - S - giữa các mạch chính; len là một trong những polyme hữu thiên nhiên cấu trúc mạng lưới, kim cương hay thạch anh là những polyme vô cấu trúc mạng lưới. a b c d e f Hình 1.3. Sơ đồ biểu diễn cấu trúc của polyme (a) mạch thẳng; (b,c) mạch nhánh; (d,e,f) mạng lưới 1.3.4. Phân loại polyme trong công nghiệp 9 Trong công nghiệp các sản phẩm polyme tuỳ theo mục đích sử dụng được chia làm các loại sau: a. Cao su: là những hợp chất khả năng biến dạng thuận nghịch (đàn hồi) cao khi chịu lực tác dụng nhỏ. Đó là những polyme vô định hình nhiệt độ thuỷ tinh hoá thấp và lực tương tác phân tử nhỏ. Cao su gồm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. b. Sợi: là những polyme khả năng kháng biến dạng rất lớn. Chúng khả năng kết tinh cao lực tương tác giữa các phân tử lớn. Trong công nghiệp được sử dụng để dệt len, vải. Sợi thiên nhiên xenluloza, sợi tổng hợp (polyeste, polyamit). c. Chất dẻo: Là những hợp chất tính chất trung gian giữa cao su và sợi, chất dẻo gồm 2 loại:  Chất dẻo mềm: là những polyme bị hoá mềm khi gia nhiệt, độ biến dạng lớn 20 - 80% và dễ gia công. Ví dụ như các polyme tổng hợp polyetylen, polypropylen, polyvinylclorua  Chất dẻo cứng: độ biến dạng rất bé (0,5 - 3%). Đóng rắn nhờ chất đóng rắn, ví dụ nhựa ure-focmaldehyd, nhựa phenol- focmandehyd, nhựa epoxy d. Sơn, keo dán: là những polyme thường sử dụng ở dạng dung dịch. Khi sử dụng ta quét thành những màng mỏng phủ lên vật liệu, sau khi dung môi bay hơi còn lại màng polyme. 10 [...]... hợp gốc Trùng hợp phản ứng kết hợp một số lớn các phân tử monome với nhau tạo thành hợp chất cao phân tử, không giải phóng sản phẩm phụ phân tử lượng thấp vì thế mắt xích sở của polyme cùng thành phần với monome Phương trình tổng quát của phản ứng trùng hợp gốc thể viết: nM → (- M- )n Dựa vào bản chất của trung tâm hoạt động, người ta chia quá trình trùng hợp thành các loại : trùng hợp. .. của các loại quinon đối với quá trình trùng hợp styren 2.6 Cấu trúc không gian của mạch polyme trong quá trình trùng hợp gốc 3 yếu tố ảnh hưởng đến tính chất - hoá của polyme đó là khối lượng phân tử trung bình, độ đa phân tán và cấu trúc của polyme Hai mẫu polyme cùng bản chất và khối lượng phân tử trung bình như nhau, nhưng nếu cấu trúc khác nhau thì các tính chất - 16 hoá lý. .. hợp ion Trong đó phản ứng trùng hợp gốc (trung tâm của phản ứng là gốc tự do) là một trong những phương pháp phổ biến nhất để tổng hợp các hợp chất cao phân tử Hầu hết các polyme mạch cacbon được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như cao su, sợi, chất dẻo đều được sản xuất bằng phương pháp trùng hợp gốc từ các monome tương ứng Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp gốc là : - các. .. giữa gốc Ro với chất ức chế A tạo thành gốc mới bền (rất kém hoạt động) do vậy sẽ làm dừng phản ứng trùng hợp Ro + A → RAo Các chất ức chế trong quá trình trùng hợp thể là những hợp chất hữu hoặc vô Thông thường người ta hay sử dụng các phenol đa chức như hydroquinon, pyrocatesin, các amin thơm, các hợp chất nitro thơm như trinitrobenzen, 2,4-dinitroanilin, các muối Cu, Fe, Cr của các axit axetic,... như trùng hợp khối Các "khối" ở đây là các giọt monome khuếch tán trong nước Chất khơi mào được sử dụng là các peoxyt hữu hoặc các hợp chất azo và diazo tan trong monome Kích thước các "khối" thể điều chỉnh được bằng cách thay đổi tốc độ khuấy, hàm lượng chất ổn định Bằng phương pháp trùng hợp giọt người ta thu được huyền phù của polyme, ngoài ra các tiểu phân polyme (hạt) trong trường hợp này... trình đồng trùng hợp là nếu thay đổi thành phần bản chất của hỗn hợp monome tham gia phản ứng ban đầu thì thể thu được copolyme các tính chất thay đổi trong một khoảng rộng Nghĩa là bằng phản ứng đồng trùng hợp chúng ta thể thay đổi các tính chất - hoá của polyme Vì vậy thể nói : “Đồng trùng hợp là một phương pháp biến tính polyme” Phản ứng đồng trùng hợp ý nghĩa lớn... Nghĩa là các sắp xếp, bố trí của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử trong polyme ảnh hưởng đến tính chất của polyme Trong quá trình trùng hợp gốc, phản ứng phát triển mạch đóng vai trò quyết định Nó không những ảnh hưởng đến khối lượng phân tử trung bình của polyme, mà còn quyết định cấu trúc của mạch polyme và do đó quyết định các tính chất - hoá của polyme Trong quá trình trùng hợp, phản... lượng phân tử của polyme CCl3-(CH2-CHX)n-CH2-CHXo + Clo → → CCl3-(CH2-CHX)n-CH2-CHXCl Một ưu điểm của phương pháp này là người ta thể điều chế các polyme từ những monome ít khả năng trùng hợp như allialcol : CH2=CH−CH2−OH, các monome hữu nguyên tố và các hợp chất nitril, izôxianat Các sản phẩm thu được từ phương pháp này không chất khơi mào nên được ứng dụng trong y học và kỹ thuật điện tử. .. 3 trường hợp : 1 không chất nhũ hoá 2 chất nhũ hoá kali palmiat 0,38 mol/l 3 chất nhũ hoá kali palmiat 0,87 mol/l q(%) 3 2 1 t (ph) Hình 2.8 Sự phụ thuộc giữa độ chuyển hóa vào thời gian phản ứng trong quá trình trùng hợp nhũ tương MMA khi không chất nhũ hóa 2.7.4 Trùng hợp huyền phù Trùng hợp huyền phù hay còn gọi là trùng hợp giọt chế và động học của phản ứng trùng hợp huyền... phản ứng trùng hợp (thêm chất ức chế vào để ngăn cản giai đoạn phát triển mạch và ngắt mạch xảy ra) Cần lưu ý: sự phân biệt chất làm chậm hoặc chất ức chế trong thực tế chỉ tính tương đối, bởi vì cùng một chất nhưng thể đóng vai trò chất làm chậm trong trường hợp này nhưng thể là chất ức chế trong trường hợp khác Ví dụ I 2 là chất ức chế trong phản ứng trùng hợp MMA nhưng chất làm chậm của

Ngày đăng: 15/01/2014, 17:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Đường cong phân bố theo KLPT - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 1.1. Đường cong phân bố theo KLPT (Trang 4)
Hình 1.2. Các dạng đường cong cơ nhiệt - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 1.2. Các dạng đường cong cơ nhiệt (Trang 6)
Hình 1.3. Sơ đồ biểu diễn cấu trúc của polyme - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 1.3. Sơ đồ biểu diễn cấu trúc của polyme (Trang 9)
Bảng 2.1.  Số gốc tự do tạo thành từ các monome khác nhau khi hấp thụ 100W - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Bảng 2.1. Số gốc tự do tạo thành từ các monome khác nhau khi hấp thụ 100W (Trang 14)
Hình 2.5.  Tác dụng làm chậm, ức chế của các loại quinon - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 2.5. Tác dụng làm chậm, ức chế của các loại quinon (Trang 26)
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hàm lượng (%) polyme tạo thành theo thời gian  phản ứng t (giờ) có dạng như sau: - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
th ị biểu diễn sự phụ thuộc của hàm lượng (%) polyme tạo thành theo thời gian phản ứng t (giờ) có dạng như sau: (Trang 26)
Hình 2.8. Sự phụ thuộc giữa độ chuyển hóa vào thời gian phản ứng trong quá trình - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 2.8. Sự phụ thuộc giữa độ chuyển hóa vào thời gian phản ứng trong quá trình (Trang 33)
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thành phần copolyme vào thành phần hỗn hợp  monome ban đầu trong trường hợp này là đường số (1). - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
th ị biểu diễn sự phụ thuộc của thành phần copolyme vào thành phần hỗn hợp monome ban đầu trong trường hợp này là đường số (1) (Trang 37)
Hình 3.2.  Đồ thị xác định r 1 , r 2  theo phương pháp Alfrey - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 3.2. Đồ thị xác định r 1 , r 2 theo phương pháp Alfrey (Trang 40)
Hình 3.3. Đồ thị xác định r 1 , r 2  theo phương pháp Fineman - Ross - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 3.3. Đồ thị xác định r 1 , r 2 theo phương pháp Fineman - Ross (Trang 41)
Hình 4.2. ảnh hưởng của tỷ lệ chất xúc tác và chất đồng xúc tác - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 4.2. ảnh hưởng của tỷ lệ chất xúc tác và chất đồng xúc tác (Trang 54)
Bảng 4.1. ảnh hưởng của độ phân cực của môi trường phản ứng đến tốc độ phản ứng - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Bảng 4.1. ảnh hưởng của độ phân cực của môi trường phản ứng đến tốc độ phản ứng (Trang 56)
Hình 5.1. Xác suất tạo hợp chất vòng có số cạnh khác nhau - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 5.1. Xác suất tạo hợp chất vòng có số cạnh khác nhau (Trang 67)
Bảng 5.1. Giá trị của độ trùng ngưng trung bình  P  khi tỷ lệ giữa các monome tham  gia phản ứng (r) khác nhau - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Bảng 5.1. Giá trị của độ trùng ngưng trung bình P khi tỷ lệ giữa các monome tham gia phản ứng (r) khác nhau (Trang 75)
Hình   5.2.  S ự ph ụ  thu ộ c   c ủ a   độ   trùng  ng ư ng   trung   bình   vào  l ượ ng   d ư c ủ a   m ộ t  trong   hai   monome  trong quá trình  trùng ng ư ng. - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
nh 5.2. S ự ph ụ thu ộ c c ủ a độ trùng ng ư ng trung bình vào l ượ ng d ư c ủ a m ộ t trong hai monome trong quá trình trùng ng ư ng (Trang 76)
Hình 6.5. Sự định hướng của các mắt xích trong polyme - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 6.5. Sự định hướng của các mắt xích trong polyme (Trang 85)
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ biến dạng vào nhiệt độ được gọi là đường cong  cơ nhiệt - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
th ị biểu diễn sự phụ thuộc của độ biến dạng vào nhiệt độ được gọi là đường cong cơ nhiệt (Trang 87)
Hình 6.7. Đường cong cơ nhiệt của polyme vô định hình - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 6.7. Đường cong cơ nhiệt của polyme vô định hình (Trang 88)
Hình 6.8.  Đườ ng cong c  nhi t  c a  polyme vô  ơ ệ ủ đị nh  hình có KLPT khác nhau. - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 6.8. Đườ ng cong c nhi t c a polyme vô ơ ệ ủ đị nh hình có KLPT khác nhau (Trang 88)
Hình 6.10. Đường cong hồi phục ứng suất theo thời gian - Hóa lý các hợp chất:  Những khái niệm cơ bản Về  hợp chất cao phân tử
Hình 6.10. Đường cong hồi phục ứng suất theo thời gian (Trang 92)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w