1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu CIO - Anh là ai? ppt

3 290 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

CIO - Anh ai? Trong vài năm trở lại đây, người ta bắt đầu làm quen với sự xuất hiện của các thuật ngữ CEO, CIO, và CFO. Tuy nhiên, nếu như thuật ngữ CEO đã được sử dụng thịnh hành và có một vị trí nhất định thì chỉ mới đây thôi, CIO Việt Nam mới được chính thức khai sinh. Câu chuyện về một cái tên Hôm nay, tại lễ bình chọn lãnh đạo công nghệ thông tin xuất sắc (CIO Conference & Awards) lần thứ 3 do tập đoàn IDG Vietnam phối hợp tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc xúc động nói: "Bộ Nội vụ xin lỗi vì đã mắc nợ chức danh chính thức của CIO". Và "món nợ" này đã phải đợi đến khi Bộ Thông tin - Truyền thông chính thức triển khai Nghị định 64/2007/NĐ-CP, danh phận của CIO Việt Nam mới chính thức được công nhận, trong một cộng đồng giám đốc thông tin vốn đã tồn tại và đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Nhưng chặng đường để đi đến ngày được khai sinh quả một câu chuyện dài. Thuật ngữ CIO (Chief Information Officer) xuất hiện trên thế giới từ năm 1994, dùng để chỉ chức danh của người phụ trách công nghệ thông tin trong một tổ chức nhất định. Trên thế giới, không chỉ ở các cường quốc công nghệ như Mỹ, Anh, Ấn Độ mà ở các nước châu Á khác như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc CIO đã thực sự có chỗ đứng trong hệ thống các chức danh của một công ty, doanh nghiệp hoặc tập đoàn. Còn ở Việt Nam, suốt mấy năm qua, chức danh này dù đã ít nhiều được nhắc tới và có những giải thưởng được trao, song bóng dáng một CIO thực thụ như CEO vẫn chưa được định hình. Thậm chí, không ít người quan niệm chưa chuẩn xác về CIO. Ông Ngô Minh Châu – Giám đốc Trung tâm Tin học, Văn phòng Quốc hội - cho hay: "Bất kỳ tổ chức nào cũng có 3 "ông" rất quan trọng: Một CEO - giám đốc điều hành, 2 CIO - giám đốc công nghệ thông tin, thứ 3 CFO - giám đốc tài chính. Làm vấn đề gì đó cần phương tiện điều hành thì cần ông CIO để cung cấp phương tiện cần thiết cho CEO điều hành. Còn ông CFO là ông nắm giữ, chuẩn bị tiền bạc". Ông Lê Mạnh Hà - Giám đốc Sở Bưu chính - viễn thông thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: "Với Việt Nam, khái niệm CIO chưa được phổ biến. Nếu nói đến CEO chắc nhiều người biết nhưng nói đến CIO rất ít người biết, đặc biệt các địa phương mà công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin chưa phổ biến". Như vậy, CIO vẫn hiện diện đâu đó với cái tên Giám đốc thông tin, Quản lý thông tin, Trưởng nhóm thông tin hoặc Phụ trách thông tin Ít có vị nào dám mạnh dạn đặt chữ "CIO" vào tấm danh thiếp giao dịch của mình, bởi có đặt cũng chưa chắc có người hiểu. CIO ai? Trong nền kinh tế hiện đại ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý, CIO một chức danh không thể thiếu, và vai trò quan trọng của CIO đã bắt đầu được khẳng định. CIO mang ý nghĩa một chức danh, chỉ người Giám đốc thông tin - một vị trí lãnh đạo quan trọng trong một công ty nói chung và trong bộ máy lãnh đạo nói riêng. Ngày nay, khi công nghệ thông tin trở thành lực lượng quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất và quản lý, thì việc quản lý và phụ trách công nghệ thông tin của CIO đã vượt lên trên cả ý nghĩa thực tiễn thông thường. CIO có thể thành viên trong ban quản trị của một tổ chức, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào loại hình tổ chức đó như thế nào. Và nhìn chung, vẫn chưa có định nghĩa cụ thể đối với thuật ngữ CIO bởi mỗi CIO lại có một cách riêng về công việc của mình. Trước đây, rất nhiều CIO tốt nghiệp các trường đào tạo về tin học, kỹ sư phần mềm hoặc nghiên cứu về hệ thống thông tin. Cũng không hiếm người có xuất phát điểm nhân viên kỹ thuật mà nên. Tuy nhiên, thời gian gần đây, yếu tố kỹ thuật đã được giảm dần trong các tố chất tạo nên một CIO. Thay vào đó, khả năng lãnh đạo của CIO, sự nhạy bén trong kinh doanh và tầm nhìn chiến lược đã vượt trội hơn so với những kỹ năng về mặt kỹ thuật. Hiện nay, rất nhiều CIO được bổ nhiệm từ lĩnh vực kinh doanh của một tổ chức. Ông Lê Mạnh Hà khẳng định: "Trước đây người ta hiểu CIO người làm việc thuần tuý về công nghệ thông tin, nhưng đây người quản lý công nghệ thông tin hoạt động như nhà quản lý trong doanh nghiệp. Thực ra đây lãnh đạo của một cấp cao của một đơn vị doanh nghiệp". Vai trò của CIO Không thể phủ nhận được vai trò to lớn của CIO trong các lĩnh vực mà công nghệ thông tin chiếm ưu thế. Số lượng CIO đang tăng lên nhanh chóng, tạo ra cú huých mạnh đối với hoạt động quản lý và xử lý thông tin trong lĩnh vực sản xuất. Có thể thấy một thực tế, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, hoạt động thương mại được thực hiện trong hệ thống vận hành có tính chuyên môn hoá cao, thì con số CIO cũng phát triển tương xứng với tốc độ phát triển của nền kinh tế. CIO trở thành vị trí quản lý chủ chốt trong những chu trình kinh doanh gắn liền với công nghệ cao. Ông Bùi Quang Ngọc, Phó Tổng Giám đốc, CIO công ty FPT cho hay: "Trong thời đại số, thông tin được coi như một nguồn lực (tin lực), có vai trò rất lớn cho sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp. Với nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nó còn vũ khí cạnh tranh cho sự phát triển như ngân hàng, hàng không, cơ quan thuế Do đó, chức năng của CIO chịu trách nhiệm về việc sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin phục vụ cho các mục tiêu phát triển của cơ quan, doanh nghiệp". Ông Ngọc còn khẳng định thêm: "CIO gắn liền với việc triển khai tin học hoá tại các cơ quan, doanh nghiệp". Ngày nay, CIO không chỉ người phụ trách thông tin, xử lý đơn thuần về mặt kỹ thuật mà là người vạch ra các chiến lược phát triển về công nghệ thông tin, đề ra các nguyên tắc và đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý thông qua cơ sở dữ liệu Nhiệm vụ càng nặng nề, vai trò càng lớn thì năng lực và kêar năng lãnh đạo của CIO càng cần phải phát huy ở mức tối đa. Bà Trương Hoàng Ngọc - CIO của công ty Savimex - cho hay: "CIO ngang hàng với các giám đốc khác như giám đốc tài chính, giám đốc điều hành". Tuy nhiên, "tuổi thọ" trung bình của một CIO rất ngắn, chỉ khoảng 5-7 năm. Vai trò của CIO ngày nay đã được mở rộng trở thành CKO (Chief Knowledge Officer) - Giám đốc tri thức. Vai trò của CIO thỉnh thoảng có thể hoán đổi với Giám đốc kỹ thuật - CTO (Chief Technology Officer). CTO chịu trách nhiệm về nghiên cứu và phát triển kỹ thuật như một phần của các sản phẩm và dịch vụ, còn CIO thì phụ trách về công nghệ thông tin với tư cách cơ sở hạ tầng. Như vậy, một CIO thực thụ sẽ cần phải có những phẩm chất lãnh đạo nào? Có sự khác biệt nào giữa cộng đồng CIO Việt Nam và thế giới? Với tờ "giấy khai sinh" vừa nắm trong tay, CIO Việt Nam đã thực sự vượt qua hết các thách thức? Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước Điều 47 - Giám đốc công nghệ thông tin: 1. Thủ trưởng đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước đảm nhận chức danh Giám đốc công nghệ thông tin, chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn chính của Giám đốc công nghệ thông tin: a) Trực tiếp tham mưu, giúp lãnh đạo cơ quan xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hoặc địa phương; b) Tổ chức, điều hành việc triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được phê duyệt; c) Chỉ đạo xây dựng các quy định, hướng dẫn quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ trong ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định; đề xuất và tham gia chỉ đạo xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin; d) Tham gia chỉ đạo công tác phối hợp với các cơ quan nhà nước khác trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin mang tính liên ngành. . "ông" rất quan trọng: Một là CEO - giám đốc điều hành, 2 là CIO - giám đốc công nghệ thông tin, thứ 3 là CFO - giám đốc tài chính. Làm vấn đề gì đó cần phương. CIO - Anh là ai? Trong vài năm trở lại đây, người ta bắt đầu làm quen với sự xuất hiện của các thuật ngữ CEO, CIO, và CFO. Tuy nhiên,

Ngày đăng: 15/01/2014, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w