1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu Sếp ơi, đừng như thế! docx

2 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

Sếp ơi, đừng như thế! Là lãnh đạo, bạn phải xem tổ chức của mình giống như một khu vườn. Thường xuyên tưới nước, bón phân, nhổ cỏ, khu vườn sẽ cho vụ mùa bội thu. Ngược lại, bạn rất dễ "mất mùa". Đây là danh sách những điều mà nhà lãnh đạo không nên làm: * Phớt lờ nhân viên Nhân viên làm nên tổ chức của bạn và bạn phải đối xử với họ đúng mực. Không gửi những thông điệp cần thiết cho nhân viên biết có thể làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính và năng suất làm việc của bất kỳ tổ chức nào. Nhân viên là những người có cảm xúc và tình cảm, họ phải được biết họ quan trọng với tổ chức như thế nào thông qua nhiều cách. * Làm ngơ trước những lời phê bình, góp ý Chỉ vì bạn ở vị trí lãnh đạo không có nghĩa là bạn đột nhiên trở nên miễn dịch với việc ra quyết định sai. Là lãnh đạo, bạn phải lắng nghe ý kiến phê bình có tính xây dựng và tạo ra những thay đổi cần thiết. Nếu một nhân viên quan tâm và đưa ra lời phê bình, ít nhất việc bạn cần làm là lắng nghe. * Giữ việc khư khư Đây thường là vấn đề khó khăn của các lãnh đạo, quản lý của các tổ chức nhỏ. Chúng ta phải tin tưởng rằng nhân viên của chúng ta có thể làm những một số việc để chúng ta dành thời gian co việc khác. Nếu thực sự họ không thể làm việc bởi vì cần một kỹ năng đặc biệt nào đó, hãy đào tạo họ hoặc thuê thêm người có thể làm được. Một phần lớn của việc lãnh đạo và quản lý là chắc chắn rằng mọi thứ diễn ra êm ả và hiệu quả, và điều đó không có nghĩa là cứ một mình lãnh đạo cứ lo chạy hết việc này đến việc khác. * Tỏ ra "biết tuốt" Nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại của thế giới là những người có sự thông minh ở mức trung bình và không biết tất cả những điều cần phải biết trong ngành nghề của họ. Họ hiểu rằng họ không thể biết mọi thứ và họ thuê người mà biết rõ mọi thứ. Thành công của bất kỳ tổ chức nào đi đôi với nhân viên của nó và các nhà lãnh đạo các tổ chức luôn luôn cố gắng để thuê được những người hàng đầu trong lĩnh vực của họ. * Có tư tưởng "không nay, thì mai, lo gì " Có câu rằng: việc gì làm được hôm nay, thì đừng hoãn lại sang ngày hôm sau. Thường thì sự trì hoãn là kết quả của việc không có kế hoạch hoặc không có danh sách ưu tiên. Hãy tìm cách quản lý thời gian và thiết lập mục tiêu để vượt qua sự trì hoãn. * Thiếu tập trung Rõ ràng là có những điều diễn ra đòi hỏi phải có hành động tức thời mà sẽ làm chúng ta mất tập trung vào công việc, nhưng chúng ta phải có các ưu tiên rõ ràng để đi theo. Làm mỗi thứ một tí và chẳng việc nào ra việc nào, gây ra căng thẳng và cảm giác công việc ngập đầu. * Có tư tưởng "Thay đổi ư? Tôi ngại lắm" Khả năng thay đổi trong tổ chức là cần thiết. Sự thay đổi trong công nghệ, trong cách chúng ta đối xử với mọi người, cách chúng ta điều hành công việc diễn ra liên tục. Nếu cứ giữ cách làm việc cũ chỉ vì chúng ta quen làm thế và ngại thay đổi thì sớm hay muộn chúng ta cũng để mất tổ chức. Nếu bất kỳ khía cạnh nào của công việc được cải thiện và phải thay đổi, hãy thay đổi, thậm chí khi điều này có nghĩa là loại bỏ đi một số nhân viên tồi hoặc cách làm việc kém hiệu quả. . Sếp ơi, đừng như thế! Là lãnh đạo, bạn phải xem tổ chức của mình giống như một khu vườn. Thường xuyên tưới nước,. thông điệp cần thiết cho nhân viên biết có thể làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính và năng suất làm việc của bất kỳ tổ chức nào. Nhân viên là những

Ngày đăng: 15/01/2014, 15:59

w