1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng

108 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG

    • 1.1. Vị trí chức năng công trình

    • 1.2. Quy mô kết cấu hạng mục công trình

      • 1.2.1. Giải pháp kết cấu công trình

      • 1.2.2. Kết cấu công trình

        • Phần móng:

    • 1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình.

      • 1.3.1. Vị trí địa lý

      • 1.3.2. Khí hậu, thời tiết

    • 1.4. Điều kiện dân sinh kinh tế cung cấp thiết bị vật tư.

      • Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật độ dân số đạt 394 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Dân số nam đạt 647.900 người, trong khi đó nữ đạt 655.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,4.

      • Thành phố Sóc Trăng là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Sóc Trăng.

      • Khu vực có rất nhiều công ty cung ứng đầy đủ vật tư, máy móc thiết bị thi công. Vận chuyển đến công trường bằng ôtô.

      • Nhà máy ximăng, bãi cát đá, xí nghiệp bêtông tươi thuận lợi cho công tác vận chuyển, cho công tác thi công đổ bêtông.

      • Vật tư được chuyển đến công trường theo nhu cầu thi công và được chứa trong các kho tạm hoặc bãi lộ thiên .

      • Công trình có khối lượng thi công lớn do đó để đạt hiệu quả cao phải kết hợp thi công cơ giới với thủ công.

      • Phương tiện phục vụ thi công gồm có:

        • Máy đào đất, xe tải chở đất: phục vụ công tác đào hố móng.

        • Cần trục tự hành, cần trục tháp: phục vụ công tác cẩu lắp thiết bị…

        • Máy vận thăng phục vụ công tác vận chuyển nhân công ,vật liệu…

        • Xe vận chuyển bêtông và xe bơm bêtông.

        • Máy đầm bê tông.

        • Máy bơm bê tông

        • Máy cắt uốn cốt thép.

      • Các hệ dàn giáo, cốp pha, cột chống và trang thiết bị kết hợp.

        • Các loại xe được điều đến công trường theo từng giai đoạn và từng biện pháp thi công sao cho thích hợp nhất.

        • Nguồn nhân công xây dựng, lán trại:Nguồn nhân công chủ yếu là người ở nội thành và các vùng ngoại thành xung quanh do đó lán trại được xây dựng chủ yếu nhằm mục đích nghỉ ngơi cho công nhân, bố trí khu chức năng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của công nhân.

        • Dựng lán trại cho ban chỉ huy công trình, các kho chứa vật liệu.

        • Xét thấy khu vực có dân cư đông đúc, xung quanh là các cơ quan,các toà nhà chức năng và các khu trung cư lớn. Cư dân trong khu vực có mức sống cao. Với nhiệm vụ là trụ sở chi nhánh ngân hàng thương mại thì việc xây dựng công trình Vietcombank 5 tại vị trí này sẽ đáp ứng được những nhu cầu về thương mại và kinh tế cho khu vực. Ngoài ra, kiến trúc hiện đại công trình Vietcombank 5 góp phần làm tăng mỹ quan và sự sầm uất cho khu vực công trình được xây dựng.

        • Bên cạnh những tác động tích cực thì việc thi công công trình Vietcombank 5 cũng gây nên một số vấn đề và phải có biện pháp để khắc phục như: trong quá trình thi công phát sinh bụi, tiếng ồn ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của người dân hay việc chuyên chở vật liệu, thiết bị thi công cũng tác động không nhỏ đến vấn đề giao thông....

    • 1.5. Điều kiện cung cấp điện nước cho công trình.

    • 1.6. Điều kiện thoát nước thải và xử lý chất thải rắn

    • 1.7. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thi công

      • Bên cạnh những thuận lợi như trên, việc thi công công trình cũng gặp rất nhiều những khó khăn. Như vào mùa mưa thời gian thi công giảm sút do bão, lũ gây ngập úng, nhiều công việc không thi công được trong thời tiết xấu.

      • Công trình được thi công trên tuyến đường Trần Hưng Đạo và Phan Bội Châu, vấn đề giao thông trong giờ cao điểm cũng là một khó khăn cho công tác vận chuyển vật liệu,đặc biệt là vận chuyển bê tông thương phẩm để đảm bảo tiến độ thi công.

      • Do công trình được thi công bên cạnh đường lớn có nhiều phương tiện qua lại và trong khu vực đông dân cư, nên công tác an toàn lao động cũng là một khó khăn lớn. Vấn đề tiếng ồn, bụi trong quá trình vận chuyển và thi công ảnh hưởng rất lớn tới đời sống dân cư trong khu vực thi công, do đó cần phải có các giải pháp khắc phục lâu dài và có hiệu quả.

    • 1.8. Thời gian thi công được phê duyệt hoặc dự kiến

      • Công trình Trụ Sở Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương VN Chi Nhánh Sóc Trăng. Dự kiến thi công trong khoảng thời gian là 2 năm. Thời gian thi công mùa khô và mùa mưa đều là 26 ngày/ tháng.

  • CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC XỬ LÝ NỀN MÓNG.

    • 2.1. Kết cấu móng công trính

      • 2.1.1. Các phương pháp xử lý nền.

        • Hiện nay có nhiều phương pháp để thi công xử lý nền đất. Nền đất yếu có thể dùng đệm cát, cọc cát, bấc thấm, cọc xi măng đất, cọc thiên nhiên hay dùng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn, cọc khoan nhồi, cọc barete hoặc dùng kết hợp các phương pháp trên.

        • Đối với nhà cao tầng và địa chất Việt Nam thường dùng cọc barrette cọc khoan nhồi và cọc bê tông đúc sẵn, có thể dùng biện pháp ép hay đóng.

        • Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào địa chất công trình, vị trí công trình, quy mô, kết cấu của công trình. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều dài cọc, máy móc thiết bị phục vụ thi công.

          • Cọc ép:

            • Ưu điểm:

              • Thi công êm, không gây chấn động với các công trình xung quanh, thích hợp cho việc thi công trong thành phố.

              • Có độ tin cậy, tính kiểm tra cao, chất lượng của từng đoạn cọc được thử dưới lực ép, xác định được lực dừng ép.

            • Nhược điểm:

            • Bị hạn chế về kích thước và sức chịu tải của cọc, một số trường hợp đất nền tốt thì rất khó ép cọc qua để đưa tới độ sâu thiết kế.

            • Phạm vi ứng dụng: công trình đến 11 tầng.

          • Cọc đóng:

            • Ưu điểm:

              • Thi công nhanh độ tin cậy khá tốt khi tầng đất mặt không quá xấu, giá thành hạ.

            • Nhược điểm:

              • Gây chấn động các công trình lân cận.

              • Liên kết mối nối cọc không đảm bảo.

            • Phạm vi ứng dụng: Công trình đến 15 tầng, các công trình xa khu dân cư.

          • Giải pháp cọc khoan nhồi, cọc barrette tường vây:

            • Ưu điểm.

            • Nhược điểm:

              • Yêu cầu kỹ thuật thi công cao, khó kiểm tra chính xác chất lượng bê tông nhồi vào cọc, do đó đòi hỏi sự lành nghề của đội ngũ công nhân và việc giám sát chặt chẽ nhằm tuân thủ các quy trình thi công.

              • Môi trường thi công sinh lầy, dơ bẩn.

      • 2.1.2. Giải pháp nền móng lựa chọn.

        • Hình 1.1. Mặt bằng định vị Móng – Cọc..

      • 2.1.3. Mô tả chi tiết móng công trình.

        • Hình 1.1. Mặt bằng định vị Móng – Cột.

        • Móng công trình được đặt ở độ sâu 4,85m so với cốt +0.00.

        • Diện tích móng: 37,9x24 = 909,6 m2

          • Bảng 2. Thống kê đài cọc

            • Hình 2.1. Chi tiết cọc BTCT

      • 2.1.4. Mô tả sơ bộ các phương pháp thi công.

        • Việc thi công ép cọc ngoài công trường có nhiều phương án ép. Trong đó có 2 phương án ép phổ biến:

        • Ép trước: ép cọc xong mới xây dựng đài cọc và các kết cấu bên trên.

        • Ép sau: xây đài cọc trước có sẵn các lỗ chờ sau đó ép cọc qua các lỗ chờ này. Áp dụng trong công tác cải tạo xây chen trong điều kiện mặt bằng chật hẹp.

        • Với công trình xây dựng được tiến hành từ đầu và mặt bằng thi công rộng nên ta sử dụng phương pháp ép trước.

        • Có 2 biện pháp thi công đối với phương pháp ép trước:

        • Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc sau đó tiến hành ép cọc đến độ sâu thiết kế.

        • Ưu điểm : đào hố móng thuận lợi ko vướng phải đầu cọc , ko phải ép âm.

        • Nhược điểm: di chuyển máy, thiết bị dưới hố đào khó khăn. Nơi có mạch nước ngầm cao sẽ không thi công được, gặp trời mưa thì phải có biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng. Mặt bằng trật hẹp sẽ khó thi công.

        • Phương án này chỉ thích hợp với mặt bằng công trình rộng, việc thi công móng cần đào thành ao

        • Ép âm: san phẳng mặt bằng để tiện di chuyển thiết bị và cọc. Sau đó tiến hành ép cọc theo yêu cầu thiết kế . Như vậy để đạt được cao trình đỉnh cọc cần phải ép âm. Cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép hoặc bê tông cốt thép để cọc ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc tiến hành đào hố móng để thi công đài cọc.

        • Ưu điểm: di chuyển máy móc thiết bị vận chuyển cọc thuận lợi kể cả khi trời mưa. Không bị ảnh hưởng bởi mực nước ngầm , tốc độ thi công nhanh.

        • Nhược điểm: gặp khó khăn khi ép đoạn cọc cuối cùng, công tác đào đất hố móng gặp khó khăn , phải đào thủ công nhiều.

        • Việc thi công theo phương pháp này thích hợp với mặt bằng thi công chật hẹp, khối lượng cọc ép không quá lớn.

        • Kết luận:

        • Căn cứ vào ưu điểm nhược điểm của 2 biện pháp trên và mặt bằng công trình chọn phương pháp ép âm để thi công cọc.

    • 2.2. Thi công cọc ép

      • 2.2.1. Các bước thi công.

        • Chuẩn bị

          • Xác định chính xác vị trí các cọc cần ép qua công tác định vị và giác móng.

          • Đất nền bị lún cần chèn lót để đảm bảo chân đế ổn định và phẳng ngang trong quá trình ép cọc.

          • Cẩu lắp khung đế vào đúng vị trí.

          • Chất đối trọng lên khung đế.

          • Cẩu lắp giá ép vào khung đế, định vị chính xác và điều chỉnh giá ép đứng thẳng.

        • Quá trình ép cọc:

          • Bước 1: ép đoạn cọc mũi M1

            • Cẩu dựng cọc vào giá ép, điều chỉnh mũi cọc vào đúng vị trí thiết kế, dựng thẳng đứng cọc.

            • Độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cọc do đó phải lắp dựng cẩn thận. Đầu trên cọc gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy (đáy kích hoặc đầu pittong). Tăng dần áp lực để cọc cắm sâu vào đất một cách nhẹ nhàng , khi phát hiện nghiêng phải dừng lại ngay và điều chỉnh lại.

          • Bước 2: ép cọc đến độ sâu thiết kế

            • Sau khi ép xong đoạn cọc đầu tiên thì tiến hành lắp nối vào ép đoạn cọc trung gian đoạn giữa G2.

            • Kiểm tra bề mặt 2 đầu đoạn giữa G2, kiểm tra các chi tiết nối đoạn cọc và chuẩn bị máy hàn.

            • Lắp đoạn G2 vào vị trí ép, trước khi hàn cần kiểm tra độ thẳng đứng của cọc, gia nén một lực nhỏ rồi mới tiến hành hàn.

            • Tiến hành ép đoạn cọc G2. Tăng dần lực ép để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép thẳng lực ma sát và lực kháng của đất để cọc chuyển động. Khi cọc chuyển động đều thì tăng tiếp áp lực .

            • Khi lực ép tăng đột ngột là mũi cọc gặp lớp đất cứng hơn hoặc vật cản phải giảm độ nén hoặc kiểm tra xử lý dị vật.

            • Trong quá trình ép cọc phải chất thêm đối trọng đồng thời với quá trình gia tăng lực ép . Theo yêu cầu trọng lượng đối trọng phải tăng 1,5 lần so với lực ép.

        • Tiến hành ép tương tự đối với đoạn cọc số 3, đầu cọc Đ2.

        • Bước 3: ép âm

        • Ép đoạn cọc cuối cùng đến sát mặt đất ,cẩu dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi ép tiếp đến độ sâu thiết kế. Đoạn lõi này sẽ được kéo lên để tiếp tục cho đoạn khác.

        • + Bước 4: sau khi ép xong 1 cọc ,trượt hệ giá ép trên khung đế đến vị trí tiếp theo để tiếp tục ép . Trong quá trình ép cọc trên móng thứ nhất dùng cẩu trục cẩu dàn đế thứ 2 sang móng thứ 2 .Sau khi ép xong cọc móng 1 thì di chuyển cả hệ khung ép đến móng thứ 2.

        • Kết thúc việc ép xong 1 cọc:

        • Chiều dài cọc được ép sâu trong đất không nhỏ hơn chiều dài thiết kế quy định.

          • Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số quy định.

        • Sau khi ép xong 1 cọc, dùng cần cẩu dịch khung dẫn đến vị trí mới của cọc (đã đánh dấu bằng đoạn gỗ chèn vào đất), cố định lại khung dẫn vào giá ép, tiến hành đưa cọc vào khung dẫn như trước, các thao tác và yêu cầu kỹ thuật giống như đã tiến hành. Sau khi ép hết số cọc theo kết cấu của giá ép, dùng cần trục cẩu các khối đối trọng và giá ép sang vị trí khác để tiến hành ép tiếp. Kích thước của giá ép chọn sau cho với mỗi vị trí của giá ép ta ép xong được số cọc trong 1 đài

        • - Cứ như vậy ta tiến hành đến khi ép xong toàn bộ cọc cho công trình theo thiết kế.

        • Sơ đồ tiến hành ép cọc:

      • 2.2.2. Tính khối lượng cọc cần ép

        • Công trình gồm 162 cọc BTCT có kích thước 300x300mm , dài 33m, chia làm 3 đoạn. Khả năng chịu tải của cọc : 100T

        • Tổng chiều dài cọc

        • ∑L = 162 33 = 5346 (m)

      • 2.2.3. Tính toán cường độ thi công

        • Xác định bằng công thức sau:

        • Q= (m/ca)

        • Trong đó:

        • V : là khối lượng của công việc (m)

        • m : là số tháng thi công

        • n : số ngày thi công trong tháng

        • t : là số ca.

        • Khối lượng công việc gồm : 5346 (m) cọc BTCT cần ép. Thi công 2ca/ngày trong 2 tháng, mỗi tháng thi công 26 ngày.

      • 2.2.4. Chọn máy thi công

        • Các yêu cầu kỹ thuật của máy ép cọc:

          • Lực ép lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định .

          • Lực nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc nếu dùng phương pháp ép đỉnh , không gây lực ngang khi ép.

          • Chuyển động của pittong phải đều và khống chế được tốc độ ép.

          • Đồng hồ đo áp phải tương xứng với lực đo.

          • Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành theo quy định về an toàn lao động.

            • Cọc có tiết diện 30x30 (cm) độ dài mỗi đoạn cọc là 11,7m . Sức chịu tải của cọc Pc = 100T.

            • Vậy muốn đưa cọc đến độ sâu thiết kế cần phải tạo ra một lực thắng được lực ma sát mặt bên của cọc và phá vỡ cấu trúc lớp đất bên dưới mũi cọc. Lực này bao gồm trọng lượng bản thân cọc, lực ép thủy lực do máy ép tạo ra. Bỏ qua trọng lượng bản thân cọc xem như lực ép cọc hoàn toàn do kích thủy lực gây nên. Lực này xác định bằng công thức:

            • Pép =K Pc

            • Trong đó:

          • Pép : lực ép cần thiết để cọc đi sâu vào đất đến độ sâu thiết kế

          • K : hệ số phụ thuộc vào loại đất và tiết diện cọc. Trong trường hợp này chọn lớp đất nền ở mũi cọc là cát hạt trung ở trạng thái chặt nên chọn K =1,5

          • Pc : tổng lực kháng tức thời của nền đất , Pc gồm 2 thành phần : Phần kháng của đất ở mũi cọc và lực ma sát ở thành cọc.

            • Theo kết quả tính toán ở phần thiết kế móng công trình

            • Pc = 100 (T)

            • Để đảm bảo cọc được ép đến độ sâu thiết kế , lực ép của máy phải thỏa mãn điều kiện :

            • Pép >1,5Pc = 1,5x100 =150 (T)

            • Trong quá trình ép chỉ nên dùng 7080% lực ép tối đa của máy ép.

            • Pép max =150x0,8 = 120(T)

        • Chọn máy ép cọc YZY 180 có các thông số kỹ thuật:

        • Trọng lượng đối trọng

          • Trọng lượng mỗi bên:

          • Pép > Pép max/2 =120/2 =60(T)

          • Dùng các khối bê tông kích thước 1,0x1,0x2,0 (m) có trọng lượng 5T làm đối trọng. Mỗi bên dàn ép đặt 12 khối có tổng trọng lượng 60T.

        • Tính toán số máy ép cọc:

          • Tra định mức 1776 công tác thi công ép trước đoạn cọc dài > 4m

          • Năng suất máy ép cọc :

          • q = 100/3,60 =27,78 (m/ca)

          • Số máy ép cọc cần dùng:

          • n = = = 1,85

          • Chọn 2 máy ép cọc .

      • 2.2.5. Tính toán lựa chọn xe cẩu phục vụ ép cọc .

    • 2.3. Quy trình thi công, biện pháp bảo đám an toàn thi công

      • 2.3.1. Quy trình thi công

      • 2.3.2. Biện pháp đảm bảo chất lượng thi công

      • 2.3.3. Lập mặt bằng thi công.

    • 2.4. Thi công đào móng

      • 2.4.1. Biện pháp thi công đào đấp đất

    • 2.5. Công tác phần ngầm công trình.

      • 2.5.1. Lựa chọn giải pháp bảo vệ hố móng

        • Khoan neo tường vào đất.

        • Chống trực tiếp lên thành hố đào.

        • Phương pháp mới Topdown.

        • Với công trình có 1 tầng hầm, không quá sâu, thi công trong địa hình tương đối bằng phẳng, mật độ xây dựng xung quanh chưa cao nên biện pháp thi công phần ngầm không quá phức tạp. Để tiến hành thi công phần ngầm một cách an toàn, nhanh chóng và tiện lợi, ta sử dụng phương pháp thi công chống trực tiếp lên thành hố đào.

      • 2.5.2. Thiết bị phục vụ thi công:

        • Phục vụ công tác đào đất phần ngầm gồm: máy đào đất loại nhỏ , máy san đất loại nhỏ, máy lu nền loại nhỏ, các công cụ đào đất thủ công, máy khoan.

        • Phục vụ công tác vận chuyển: cần trục phục vụ chuyển đất, vật liệu, thùng chứa đất, xe chở đất tự đổ.

        • Phục vụ công tác khác: máy bơm, hai thang thép đặt tại hai lối lên xuống, hệ thống đèn chiếu sáng, điện chiếu sáng dưới tầng hầm, khoan, máy hàn……...

        • Phục vụ công tác thi công bê tông: trạm bơm bê tông, xe chở bê tông thương phẩm, các thiết bị phục vụ công tác thi công bê tông khác.

        • Ngoài ra tuỳ thực tế thi công còn có các công cụ chuyên dụng khác.

      • 2.5.3. Quy trình công nghệ thi công bằng phương pháp Top down.

        • Giai đoạn 1: Thi công cọc nhồi và hệ chống tạm bằng thép hình.

        • Dọn vệ sinh mặt bằng công trình, tiến hành đo đạc giác móng, đầm lèn sao cho nền công trình không bị lún dưới tải trọng do sàn dầm gây ra.

        • Tiến hành đào đất đến cao độ của sàn tầng 1, những chỗ đặt dầm ta khoét tạo thành khuôn cho dầm. Dùng ván khuôn làm cốp pha cho dầm sàn.

        • Đặt cốt thép thi công dầm sàn tầng trệt.

        • Đổ bê tông thi công dầm sàn tầng trệt.

        • Chú ý để lỗ chờ để thi công phần tầng hầm 2.

        • Tháo ván khuôn dầm, sàn tầng 1.

        • Bóc đất đến cốt -4,05m.

        • Ghép ván khuôn thi công tầng hầm thứ nhất. Tận dụng mặt đất đã được xử lý làm hệ thống đỡ ván khuôn.

        • Đặt cốt thép và đổ bê tông dầm, sàn tầng hầm thứ nhất. Bố trí các thép chờ cột tại các vị trí có cột để nối thép cho phần phía dưới cột.

        • Ghép ván khuôn thi công cột từ tầng hầm thứ nhất đến tầng 1.

        • Chú ý để lỗ chờ để thi công phần tầng hầm 2.

        • Tháo ván khuôn dầm - sàn tầng hầm 1.

        • Bóc đất đến cốt -7,55m.

        • Ghép ván khuôn thi công tầng hầm thứ hai.

        • Đặt cốt thép và đổ bê tông dầm, sàn tầng hầm thứ hai.

        • Ghép ván khuôn thi công cột từ tầng hầm thứ 2 đến tầng ngầm 1.

        • Chú ý để lỗ chờ để thi công phần tầng hầm 3.

        • Tháo ván khuôn dầm, sàn tầng ngầm 2.

        • Bóc đất đến cốt dưới của đài cọc (-15,65m).

        • Thi công đài, giằng móng.

        • Thi công dầm, sàn tầng hầm 3.

        • Thi công cột từ tầng hầm 3 đến tầng hầm 2. Thi công lõi vách từ tầng hầm 3 đến tầng hầm 1.

      • 2.5.4. Phương án đào đất.

      • 2.5.5. Biện pháp tiêu nước hố móng

        • Tiêu nước mặt bằng: dùng bơm phục vụ công tác tiêu nước hố đào được đặt tại cửa vận chuyển trên sàn tầng hầm thứ nhất. Đầu ống hút thả xuống hố thu nước, đầu xã được đưa ra ngoài thoát an toàn vào hệ thống thoát nước thành phố .

        • Tiến hành tiêu nước hố móng công trình bằng các hút nước trực tiếp từ hố móng. Để bơm nước người ta đào một hệ thống rãnh sâu hơn đáy móng công trình 0,5m để tập trung nước. Công tác bơm nước phải được tiến hành đồng thời với việc đào đất để làm sao cho đất ráo nước trước khi đào. Khi đã đào đất đến cao trình thiết kế thì vẫn tiếp tục bơm nước cho đến khi xây xong. Lựa chọn máy bơm đặt trên mặt bằng và bố trí hệ thống ống dẫn từ đáy hố móng lên để hút nước.

      • 2.5.6. Khối lượng thi công phần ngầm công trình.

        • Đào bằng máy từ cốt tự nhiên đến cốt - 0,45m.

        • Đào thủ công tạo rãnh làm khuôn dầm : 419,75 m3

        • Đào bằng máy từ cốt -0,45 đến cốt -4,2 :

        • Đào thủ công : Vđào = Ssàn × h = 0,1 × 2786 × 3,75 = 1044,75 ( m3)

        • Đào tạo rãnh làm khuôn dầm : 419,75 m3

        • Đào bằng máy từ cốt - 4,2 đến cốt -7,7 :

        • Đào thủ công : Vđào = Ssàn × h = 0,1 × 2786 × 3,5 = 975 ( m3)

        • Đào tạo rãnh làm khuôn dầm : 427,44 m3

        • Đào bằng máy từ cốt -7,7 đến cốt -13,2:

        • Đào đất đài và giằng móng:

          • Bảng 1. Bảng thống kê khối lượng đất đào đài, giằng móng.

          • Khối lượng bê tông đập đầu cọc khoan nhồi

          • Chiều dài đầu cọc bê tông không đảm bảo chất lượng bị phá đi là 1m.

          • Với cọc D1200, khối lượng bê tông bị phá đi: (m3)

          • Với cọc D1500, khối lượng bê tông bị phá đi: (m3)

          • → Tổng thể tích bê tông đầu cọc bị phá đi

          • V = V1+V2 = 93,82 + 45,92 = 139,74 (m3)

          • Cường độ thi công đào đất được xác định bằng công thức sau:

            • Trong đó:

        • Qđào (m3/ca) : cường độ thi công đào móng

        • Vgđ (m3) : khối lượng đất đào móng ở giai đoạn tương ứng

        • n (ngày) : thời gian dự kiến thi công

        • t (ca) : số ca thi công trong ngày. Chọn t = 2 ca

          • Giai đoạn 2: (m3/ca)

          • Giai đoạn 3: (m3/ca)

          • Giai đoạn 4: (m3/ca)

          • Giai đoạn 5: (m3/ca)

            • Hình 1.1. Biểu đồ cường độ đào đất

        • Lựa chọn máy đào.

          • Với lượng đất đào lớn, biện pháp thi công đặc trưng, không gian thi công chật hẹp nên ta chọn loại máy đào nhỏ.

        • Xác định chiều rộng khoang đào của máy đào

          • Bán kính đào tối ưu của máy (Ro)

          • Ro = 0,9.Rmax = 0,9.7,5 = 6,75 (m)

          • Chiều rộng khoang đào B̉:

          • , chọn (m)

          • Số khoang đào thi công đào đất

            • → Chọn số khoang đào là 5 khoang và mỗi khoang có chiều rộng là 7,77 m.

          • Thành phần hao phí khi đào đất

          • Máy đào gầu nghịch có dung tích gầu 0,8 m3

          • (m3/ca)

          • Số lượng máy đào phục vụ công tác đào đất hố móng

          • → chọn nđào = 1 máy.

        • Lựa chọn ô tô vận chuyển đất đào.

          • Cự ly vận chuyển 1km

          • → (m3/ca)

          • Số lượng ô tô phục vụ công vận chuyển đất đào hố móng

          • → chọn nôtô = 4 xe

        • Kiểm tra sự phối hợp xe máy

          • Máy đào và xe ô tô vận chuyển phối hợp tốt với nhau khi đảm bảo 2 điều kiện sau:

          • Ưu tiên máy chủ đạo: Máy chủ đạo trong công tác đất thi công hố móng là máy đào vì đây là máy thi công đầu tiên trong dây chuyền, chi phí cho 1 ca máy đào lớn và yêu cầu máy phải làm việc liên tục để đảm bảo năng suất, tiến độ thi công.

          • nđào.Nđào ≤ nôtô.Nôtô

          • 1.296,13 (m3/ca) < 4.75,19 = 300,76 (m3/ca)

            • → Thoả mãn điều kiện ưu tiên máy chủ đạo.

          • Kiểm tra sự phối hợp xe máy thông qua hệ số đầy gầu

            • Trong đó:

          • m- số gầu xúc đầy 1 ô tô.

          • Q- tải trọng của ô tô (tấn)

          • q- dung tích gầu của máy đào (m3)

          • tn- dung trọng đất tự nhiên của hố móng ( γtn= 1,76 T/m3 )

          • KH- hệ số đầy gầu ( K = 0,95 )

          • KP- hệ số tơi xốp( KP = 1,3 )

            • Số gầu xúc hợp lý cho năng suất cao khi máy đào phối hợp với ô tô là 4  7 gầu.

            • Như vậy công suất và số lượng máy đào, ôtô đã chọn ở trên là hợp lý.

            • Sau khi đập xong đầu cọc ta chuyển sang tiến hành đổ bê tông lót. Bê tông lót có tác dụng làm phẳng đáy đài tạo điều kiện thuận lợi cho thi công, không mất ván khuôn đáy, đáy đài không bị lồi lõm, đồng thời điều chỉnh được cao trình đáy đài theo đúng thiết kế.

          • Yêu cầu bê tông lót: Bê tông mác 100, bề dày 10cm.

            • BT lót móng được sản xuất tại trạm trộn, vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến công trường và được đổ bằng bơm bê tông.

            • Công tác ván khuôn cho đài và giằng móng được thay thế bằng xây tường gạch dày 220mm.

              • Bảng 2. Khối lượng gạch xây thay ván khuôn đài, giằng móng

              • Bảng 3. Khối lượng bê tông đài, giằng móng.

        • Khối lượng bê tông thi công đài và giằng móng tương đối lớn nên ta phân kết cấu móng ra làm 5 phần để dễ dàng cho công tác tổ chức thi công.

        • Cường độ đổ bê tông đài và giằng móng:

          • Cường độ đổ bê tông được xác định bằng công thức sau

          • Trong đó

        • Qi (m3/ca) là cường độ đổ bê tông đài và giằng móng của phân khu thứ i

        • Vi (m3) là khối lượng bê tông đài và gằng móng của phân khu thứ i

        • m (ngày) là thời gian dự kiến thi công.

        • t ( giờ) là số giờ thi công.

          • Bảng 4. Cường độ thi công bê tông móng.

            • Hình 4.1. Biểu đồ cường độ thi công bê tông móng.

          • Độ chênh lệch nhiệt độ giữa các điểm hoặc các vùng trong khối bê tông vượt quá 200C.

          • Môđun độ chênh nhiệt độ (chênh nhiệt độ giữa các điểm trong khối bê tông trong phạm vi 1m) môi trường giữa các điểm trong khối bê tông đạt không dưới 500C/m.

          • Giảm lượng nhiệt phát sinh do xi măng bằng cách như: dùng phụ gia, dùng xi măng ít nhiệt, sử dụng cốt liệu lớn.

          • Hạ nhiệt độ ban đầu của vữa xi măng bằng cách: dùng nước lạnh, giữ mát cốt liệu, đổ bê tông vào ban đêm

          • Tăng khả năng thoát nhiệt của khối bê tông: bố trí hệ thống ống làm mát.

          • Bảo dưỡng bê tông: sau khi đổ bê tông tiến hành bảo dưỡng bê tông bằng phương pháp phủ giấy bóng. Giấy bóng có tác dụng ngăn nước bê tông bốc hơi, nước bốc hơi sẽ bị ngưng đọng và rời trở lại bê tông. Điều này giảm công tác phun nước bảo dưỡng bù lượng nước mất do bay hơi.

    • 2.6. Công tác ván khuôn.

      • Khái niệm ván khuôn: Ván khuôn là hệ kết cấu trợ giúp tạm thời phục vụ công việc tạo hình, đảm bảo kích thước hình học và vị trí trong không gian của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.

      • Yêu cầu kỹ thuật với ván khuôn

        • Yêu cầu về chế tạo: Ván khuôn phải được chế tạo đúng hình dáng, kích thước của các bộ phận công trình.

        • Yêu cầu về chất lượng: Phải bền, cứng, ổn định, không biến dạng dưới các tác động về lực và tải trọng trng suốt quá trình làm việc. Ván khuôn phải kín khít, không làm chảy mất nước xi măng. Phải đảm bảo chất lượng cảu bề mặt cấu kiện.

        • Yêu cầu về công nghệ: Phải đơn giản, gọn nhẹ, tiện dụng và dễ tháo lắp.

        • Yêu cầu về kinh tế: Phải sử dụng được nhiều lần ( ván khuôn gỗ 5 ÷ 7 lần, kim loại 50 ÷ 100 lần), góp phần hạ giá thành các công tác ván khuôn trên 1 đơn vị khối lượng bê tông.

        • Yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường: Phải đảm bảo an toàn trong sử dụng và thân thiện với môi trường.

      • 2.6.1. Lựa chọn ván khuôn.

      • 2.6.2. Tính toán xác định kích thước ván khuôn sàn

        • Chọn ô sàn có kích thước điển hình để tính toán (3600 x 3600 mm).

        • Xét 1 dải ván khuôn có chiều rộng 1m theo phương vuông góc với xà gồ, sơ đồ tính toán là dầm liên tục có gối tựa là các xà gồ và chịu tải trọng phân bố đều.

        • Dùng các tấm ván khuôn có kích thước như sau:

          • Rộng 0,3m

          • Dày 0,055m

          • Dài 1,8m.

        • Sơ đồ tính toán ván khuôn sàn.

          • Hình 1.1. Mô hình tính toán ván khuôn.

          • Tĩnh tải tính toán:

          • Trọng lượng của cốt thép và bê tông mới đổ :

          • → (kG/m2)

          • Tải trọng bản thân của ván khuôn sàn:

          • → (kG/m2)

          • Vậy tổng tĩnh tải tính toán tác dụng lên ván sàn là:

          • (kG/m2)

            • Trong đó:

        • n - Hệ số vượt tải ( Tra trong bảng A3 TCVN4553-1995 )

        • hs - Chiều dày sàn

        • b - Bề rộng sàn ( xét với 1m sàn )

        • γbt - Khối lượng riêng của bê tông (2500 kG/m3)

        • hvk - Chiều dày ván khuôn

        • b - Bề rộng sàn ( xét với 1m sàn )

        • γt - Khối lượng riêng của thép. Chọn hvk .γt = 50 (kg/m2)

          • Hoạt tải tính toán

          • Hoạt tải sinh ra do người và phương tiện di chuyển trên mặt sàn

          • → (kG/m2)

          • Hoạt tải sinh ra do quá trình đổ bê tông

          • → (kG/m2)

          • → Tổng hoạt tải tính toán tác dụng lên ván khuôn sàn là:

          • (kG/m2)

            • Trong đó:

        • n - Hệ số vượt tải

        • Ptc - Hoạt tải đứng do người và thiết bị thi công, do quá trình đổ và đầm bê tông gây ra. Được tra trong bảng phụ lục A số liệu thiết kế ván khuôn TCVN4453–1995 Ptc = 250(kG/m2) và Ptc = 200(kG/m2)

          • (kG/m)

        • Tính toán khoảng cách giữa các xà gồ lớp trên

          • Momen kháng uốn của tấm ván khuôn rộng 0,3m: W = 6,55 (cm3) (Giáo trình thi công)

          • →(cm)

            • Trong đó:

        • J = 28,46 (cm4) - Mômen quán tính

        • E = 2,1.106 (kg/cm2) - Môđun đàn hồi của thép

        • Tính toán và kiểm tra xà gồ lớp trên.

          • Trọng lượng ván khuôn.

          • = 50.1=50 (kG/m2)

          • Trọng lượng của cốt thép và bê tông mới đổ :

          • = (kG/m2)

          • = (kG/m2)

          • Trọng lượng bản thân xà gồ

          • Hoạt tải sinh ra do người và phương tiện di chuyển trên mặt sàn

          • → (kG/m2)

          • Hoạt tải sinh ra do quá trình đổ bê tông

          • → (kG/m2)

          • → Tổng hoạt tải tác dụng lên xà gồ lớp trên:

          • (kG/m2)

          • (kG/m2)

          • = 450 + 830 = 1280 (kG/m2)

          • = 943 + 585 = 1528 (kG/m2)

        • Tính toán khoảng cách giữa các xà gồ lớp dưới.

        • Tính toán và kiểm tra xà gồ lớp dưới.

          • Dùng xà gồ lớp dưới tiết diện b x h = 0,1 x 0,12m

          • Sơ đồ tính: là 1 dầm liên tục kê lên các gối là đầu chữ U của giàn giáo. Tải trọng tác dụng là tải tập trung từ xà gồ lớp trên truyền xuống.

            • Hình 1.2. Mô hình lực tác dụng lên xà gồ dưới.

          • Tổng tải trọng tác dụng lên :

          • Các đặc trưng hình học của tiết diện xà gồ:

          • Sơ đồ tính: coi xà gồ dưới là dầm đơn giản có khoảng cách gối tựa là khoảng các cột chống, lực tập trung do xà gồ trên kê lên.

          • Kiểm tra:

        • Tổ hợp giáo PAL cho ván khuôn sàn

        • Tổ hợp giáo PAL cho ván khuôn dầm

      • 2.6.3. Tính toán xác định ván khuôn cột

        • Tải trọng gió : được tính dựa vào TCVN 2737-1995, khi thi công lấy bằng 50% tải trọng gió tiêu chuẩn.

        • W – Tải trọng gió tính toán

        • Wo – Tải trọng gió theo vùng (xác định theo TCVN 2737–1995 được

        • Wo = 95(daN/m2)

        • k – hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao ( xác định theo TCVN 2737–1995 được k = 1,41 tính cho tầng 21 H = 68,75 m)

        • c – hệ số khí động (xác định theo TCVN 2737–1995 được c = + 0,8

        • → (kG/m2)

      • (kG/m2)

        • Áp lực ngang do hỗn hợp bê tông bê tông mới đổ tác dụng

        • (kG/m2)

        • (kG/m2)

        • Trong đó: H (m) – Chiều cao mỗi lớp đổ bê tông. Do H > R nên chọn H = R= 0,7 (m) với R là bán kính tác động của đầm dùi.

        • Tải trọng khi đổ bê tông vào cốp pha ( Áp lực đổ > Áp lực đầm )

        • Tính toán khoảng cách giữa các gông :

          • Hình 1.1. Sơ đồ tính toán ván khuôn cột

          • Theo điều kiện bền ta có:

          • →(cm)

          • Theo điều kiện biến dạng ta có:

          • (cm)

        • Tính toán gông cột:

      • 2.6.4. Quy trình lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn.

        • Đảm bảo đúng hình dạng, kích thước thiết kế của kết cấu.

        • Cốp pha, đà giáo phải được thiết kế và thi công đảm bảo độ cúng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc lắp đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

        • Cốp pha phải được khép kín, khít, không để làm mất nước xi măng, bảo vệ cho bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.

        • Cốp pha thành bên của các kết cấu tường, sàn, dầm cột nên lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha đà giáp còn lưu lại để chống đỡ.

        • Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng không bị trượt, không bị biến dạng và lún khi chịu tải trong trong quá trình thi công.

        • Phải tháo dỡ theo đúng trình tự đã được qui định sao cho trong quá trình tháo dỡ, kết cấu làm việc theo đúng sơ đồ kết cấu đã được tính toán. Khi tháo dỡ ván khuôn, đà giáo tránh không gây ra ứng suất đột ngột hay va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu.

        • Ván khuôn và đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đã đạt được cường độ cần thiết.

        • Đối với các ván khuôn không chịu lực (ván khuôn thành, cột, tường...) được tháo dỡ khi bê tông đã đạt được cường độ tối thiểu là 25kg/cm2.

        • Đối với ván khuôn, đà giáo chịu lực của kết cấu (ván khuôn đáy dầm, sàn...) nếu không có chỉ dẫn của thiết kế thì được tháo dỡ theo qui định sau:

        • Các kết cấu ô văng, console, sê nô chỉ được tháo dỡ cột chống và ván khuôn đáy khi cường độ bê tông đã đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.

        • Tháo dỡ ván khuôn đà giáo ở các tấm sàn ở các nhà nhiều tầng được thực hiện như sau:

          • Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông.

          • Tháo dỡ từng bộ phận cột chống ván khuôn của tấm sàn kề dưới nữa theo nguyên tắc 2 tầng rưỡi. Giữ lại các cột chống giữa sàn, dầm phụ thuộc chiều dài kết cấu.

    • 2.7. Công tác cốt thép.

      • 2.7.1. Hàm lượng thép cho cấu kiện bê tông.

      • 2.7.2. Gia công, lắp dựng cốt thép theo đợt đổ bê tông.

        • Yêu cầu đối với thi công cốt thép:

          • Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo bề mặt sạch, không dính bùn đất, không có vẩy sắt, gỉ.

          • Cốt thép cần được kéo uốn và nắn thẳng.

          • Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học, sai số theo quy định.

          • Hàn cốt thép: Liên kết hàn thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, mối hàn phải đảm bảo yêu cầu: bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không có bọt, đảm bảo theo thiết kế.

          • Nối buộc cốt thép: Không nối ở các vị trí có nội lực lớn. Trên 1 mặt cắt ngang không qua 25% diện tích tổng cộng cốt thép chịu lực được nối với thép tròn trơn và không quá đối với thép gai. Chiều dài nối buộc cốt thép không nhỏ hơn 30d với cốt thép chịu kéo và không nhỏ hơn 20d đối với cốt thép chịu nén được lấy theo bảng quy phạm.

          • Khi nối buộc cốt thép vùng chịu kéo phải được uốn móc không cần uồn móc thép gai.

        • Vận chuyển và lắp dựng:

          • Không làm hư hỏng biến dạng sản phẩm.

          • Phân chia thành từng bộ phận nhỏ tiện cho việc vận chuyển.

        • Công tác lắp dựng cần đảm bảo yêu cầu sau:

          • Các bộ phận dựng trước không gây trở ngại cho bộ phận dựng sau, cần có biện pháp cố định vị trí cốt thép để không gây biến dạng trong quá trình đổ bê tông.

          • Con kê cần đặt tại vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không nhỏ hơn 1m cho 1 điểm con kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bảo vệ cốt thép và làm bằng vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bê tông.

          • Sai số vị trí khi lắp dựng theo quy phạm.

        • Thi công cốt thép dầm, sàn:

          • Cốt thép dầm được đặt trước sau đó đặt cốt thép sàn. Đặt dọc hai bên dầm hệ thống ghế ngựa mang các thanh đà ngang, đặt các thanh thép cấu tạo lên các thanh đà ngang đó, luồn cốt đai được san thành từng túm, sau đó luồn cốt dọc chịu lực vào. Tiến hành buộc cốt đai vào cốt chịu lực theo đúng khoảng cách thiết kế. Sau khi buộc xong, rút đà ngang hạ cốt thép xuống ván khuôn dầm. Trước khi lắp dựng cốt thép vào vị trí cần chú ý đặt các con kê có chiều dày bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ được đúc sẵn tại các vị trí cần thiết tại đáy ván khuôn. Cốt thép sàn được lắp dựng trực tiếp trên mặt ván khuôn. Rải các thanh thép chịu mô men dương trước buộc thành lưới theo đúng thiết kế, sau đó là thép chịu mô men âm và cốt thép cấu tạo của nó. Cần có sàn công tác và hạn chế đi lại trên sàn để tránh dẫmlên thép trong quá trình thi công.

          • Sau khi lắp dựng cốt thép sàn phải dùng các con kê bằng bê tông có gắn râu thép có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ và buộc vào mắt lưới của thép sàn để đảm bảo bề dày của lớp bê tông bảo vệ. Sau khi lắp dựng cốt thép phải nghiệm thu cẩn thận trước khi quyết định đổ bê tông sàn.

        • Nghiệm thu cốt thép đã gia công:

          • Việc nghiệm thu cốt thép phải làm tại chỗ gia công .Nếu sản xuất hàng loạt thì phải lấy kiểu xác suất 5% tổng sản phẩm nhưng không ít hơn năm sản phẩm để kiểm tra mặt ngoài, ba mẫu để kiểm tra mối hàn. Cốt thép đã được nghiệm thu phải bảo quản không để biến hình, han gỉ. Sai số kích thước không quá 10 mm theo chiều dài và 5 mm theo chiều rộng kết cấu. Sai lệch về tiết diện không quá +5 và -2% tổng diện tích thép. Nghiệm thu ván khuôn và cốt thép cho đúng hình dạng thiết kế, kiểm tra lại hệ thống cây chống đảm bảo thật ổn định mới tiến hành đổ bê tông.

      • 2.7.3. Triển khai thép cho chi tiết điển hình.

        • Hình 1.1. Mặt cắt cột điển hình.

        • Hình 1.2. Mặt cắt thép đai cột.

        • Buộc thép:

        • Cắt thép:

          • Thép chịu lực: với chiều dài thanh thép Lt = 11,7m, chiều dài thép cột:

          • Lc = ht + 45d = 3,4 + 45.0,028 = 4,66 m.

          • Ta tiến hành cắt thép như sau: cứ 1 thanh thép 11,7m ta cắt thành 2 thanh với chiều dài là 4,66 m.

          • Thép đai:

    • 2.8. Công tác bê tông.

      • 2.8.1. Thống kê khối lượng bê tông của công trình.

      • 2.8.2. Phân đoạn, khoảnh và đợt đổ bê tông.

        • Khái niệm phân khoảnh đổ, đợt đổ bê tông:

          • Khoảnh đổ: khoảnh đổ bê tông là vị trí đổ bê tồn mà tại đó cốt thép và ván khuôn đã được lắp dựng. Kích thước khoảnh đổ được giới hạn bởi các khe thi công( mạch ngừng) và khe kết cấu.

        • Việc phân chia khu đổ bê tông được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

          • Vị trí mạch ngừng là vị trí giảm yếu của kết cấu bê tông cốt thép toàn khối

          • Chênh lệch khối lượng công việc giữa các phân khu không quá 25% để tổ chức thi công dây chuyền và chuyên môn hoá.

          • Các yêu cầu kỹ thuật về mạch ngừng thi công sàn sườn bê tông toàn khối, được quy định ở các điều 6.6.5 và 6.6.7 trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995.

          • Khi đổ bê tông tấm sàn có sườn theo hướng song song với dầm phụ thì mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa nhịp của dầm.

          • Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố trí trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và sàn (mỗi khoảng 1/4 nhịp).

            • Khối lượng bê tông các khoảnh đổ được thể hiện trong bảng Phụ lục

          • Khối lượng vữa bê tông: (m3)

        • Cường độ đổ bê tông từng đợt :

          • Trong đó:

          • Q: cường độ đổ bê tông (m3/h)

          • Vvua : khối lượng vữa bê tông (m3)

          • t : thời gian đổ bê tông (giờ)

            • Bảng 1. Bảng phân đợt đổ bê tông

              • Hình 1.1. Biểu đồ cường độ đổ bê tông

      • 2.8.3. Thiết kế cấp phối, dự trù cốt liệu.

        • Mác bê tông sử dụng: Bê tông lót M100; Bê tông chính M400.

          • Bảng 1. Thông số cốt liệu tính toán cấp phối.

        • Xác định đường kính vật liệu lớn nhất (Dmax)

          • Xác định đường kính vật liệu lớn nhất theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 1771 –1986 " Đá dăm, sỏ dăm, sỏi dùng trong xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật ".

          • Khi vận chuyển bê tông bằng bơm, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 0,4 lần đường kính trong của vòi bơm đối với đá sỏi và 0,33 đối với đá dăm.

          • Khi đổ bê tông bằng vòi voi, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1/3 chỗ nhỏ nhất của đường kính ống.

          • Đường kính của cốt liệu không lớn hơn 3/4 khoảng cách 2 cốt thép

            • → Chọn Dmax = 20 (mm)

        • Chọn độ sụt bê tông.

        • Bê tông lót M100:

          • Thể tích bê tông lót:

            • Cấp phối cho 1m3 bê tông M100 được lấy theo bảng tính sẵn trong phụ lục của TCVN 4453 – 1995.

          • Xác định khối lượng vật liệu thực tế:

            • Xtt = X = 245 (kg)

            • Ctt = C.(W­c + 1) = 665.(0,045 + 1) = 694,92 (kg)

            • Dtt = D.(Wd + 1) = 1190.(0,015 + 1) = 1207,85 (kg)

            • Ntt = N – (C.Wc + D.Wd) = 185 – (694,92.0,045 + 1207,85.0,015 ) = 135,61(lít)

        • Bê tông chính M400

          • Tổng khối lượng bê tông M400: 8948,96 m3

          • Tính toán cấp phối theo phương pháp Bôlômây

          • Với M400, độ sụt Sn =15 cm. Theo công thức Bolomay-Skramtaep

          • Xác định khối lượng bê tông theo nguyên tắc thể tích tuyệt đối.

          • Xác định khối lượng vật liệu thực tế

            • Xtt = X = 455,4 (kg)

            • Ctt = C.( W­c + 1) = 354,95.(0,045 + 1) = 370,92(kg)

            • Dtt = D.( Wd + 1) = 1356,47.(0,015 + 1) = 1376,82 (kg)

            • Ntt = N – (C.Wc + D.Wd) = 180 – (370,92.0,045 + 1376,82.0,015 ) = 142,66 (lít).

        • Cấp phối cho 1m3 bê tông được tổng hợp trong bảng sau:

      • 2.8.4. Tính toán và lựa chọn máy móc, trạm trộm bê tông.

        • Lựa chọn máy trộn tuần hoàn rơi tự do mã hiệu JS 1000 có các thông số kỹ thuật như sau:

          • Bảng 1. Thông số máy trộn bê tông.

        • Tính năng suất máy trộn

        • Tính hệ số sản lượng :

          • Trong đó:

          • Vtt dung tích vật liệu nạp vào thùng trộn(m3)

          • n là số mẻ trộn trong 1 giờ

          • f là hệ số xuất liệu (Chọn f = 0,625 )

          • Kp là hệ số lợi dụng thời gian (Kp = 0,85 ÷ 0,95), chọn Kp = 0,95

          • → Chọn 14 cối

        • Tính số lượng máy trộn bê tông cần dùng :

          • → Chọn số máy trộn bê tông là nmáy = 3 (máy)

    • 2.9. Công tác đổ - san - đầm và dưỡng hộ bê tông

      • 2.9.1. Công tác đổ bê tông

        • Yêu cầu kỹ thuật của công tác đổ bê tông

          • Trước khi đổ bê tông phải tiến hành công tác nghiêm thu ván khuôn, cốt thép, kiểm tra sàn thao tác.

          • Công tác đổ bê tông phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép, cốt pha và chiều dày lớp bảo vệ cốt thép.

        • Những nguyên tắc đổ bê tông

          • Nguyên tắc đổ bê tông theo phương đứng

            • Chiều cao rơi tự do của bê tông không được vượt quá 3 m để bê tông không bị phân tầng. Khi chiều cao đổ bê tông lớn hơn 2,5m thì phải sử dụng ống vòi voi, cửa sổ để đổ.

        • Nguyên tắc đổ bê tông theo phương ngang.

          • Khi đổ bê tông theo phương ngang phải đổ từ xa về gần. Mục đích nhằm đảm bảo cho người và phương tiện không đi lại trên kết cấu bê tông mới đổ.

        • Các phương pháp đổ bê tông:

          • Đổ bê tông lên đều:

            • Hình 1.1. Sơ đồ đổ bê tông theo phương pháp đổ lớp nghiêng

          • Đổ bê tông theo bậc thang

            • Hình 1.2. Sơ đồ đổ bê tông theo phương pháp bậc thang

          • Đổ bê tông lớp nghiêng

            • Hình 1.3. Sơ đồ đổ bê tông theo phương pháp lớp nghiêng.

        • Dựa vào đặc tính của từng loại kết cấu mà ta tiến hành lựa chọn phương pháp đổ bê tông như sau:

          • Bê tông dầm, sàn, bản móng đổ liên tục theo phương pháp lớp nghiêng. Theo TCVN 4453 – 1995 với chiều dày dầm sàn < 80cm chỉ tiến hành đổ bê tông 1 lớp theo hướng ngang.

          • Bê tông cột, vách thang máy tiến hành đổ liên tục theo phương pháp lên đều.

        • Diện tích đổ bê tông để đảm bảo đổ bê tông liên tục và không phát sinh khe lạnh.

          • m2

            • Trong đó:

          • F (m2) – Diện tích của lớp rải vữa bê tông, phụ thuộc phương pháp đổ.

          • h (m) – Độ dày của lớp rải bê tông, được xác định dựa vào bảng 16 TCVN 4453 – 1995 và bằng 1,25 chiều dài phần công tác của đầm ( khoảng 20 – 40cm)

            • → h = 1,25.0,4 = 0,5 (m)

          • Ntt : Năng suất thực tế của trạm trộn (m3/h); Ntt = 37,71 (m3/h):

          • T1 (giờ) – Thời gian bắt đầu ninh kết ban đầu của bê tông.

          • T1 = 120 phút = 2 giờ

          • T2 (giờ) – Thời gian vận chuyển bê tông từ trạm trộn đến khoảng đổ

          • T2 = 51 phút = 0,85 h

          • k – hệ số trở ngại khi vận chuyển, k = 0,8 ÷ 0,9

            • Bảng 2. Kiểm tra khe lạnh khoảnh.

      • 2.9.2. Công tác san, đầm bê tông

        • Mục đích của công tác đầm bê tông là đảm bảo sự lấp đầy của vữa bê tông theo hình dáng và kích thước ván khuôn, làm cho bê tông đồng nhất, đặc, chắc, tạo điều kiện tốt cho bê tông bám chắc vào cốt thép.

          • Đầm dưới thấp trước, trên cao sau.

          • Đầm cắm sâu vào lớp trước 5–10cm để đảm bảo sự kết hợp tốt giữa các lớp bê tông.

          • Khoảng cách giữa các vị trí đầm, từ đầm đến ván khuôn không được lớn hơn 1.5 lần bán kính tác dụng của đầm .

          • Khoảng cách này cũng không được quá gần: Từ vị trí đầm tới ván khuôn: 2d < l1 < 0,5Ro và giữa các vị trí đầm cuối cùng đến vị trí sẽ đổ.

            • Trong đó:

        • d - Đường kính của đầm dùi

        • ro - Bán kính ảnh hưởng của đầm.

          • Đầm theo kiểu hoa mai.

          • Thời gian đầm (30–60) giây.

          • Tuyệt đối không được đầm sát ván khuôn,cốt thép.

            • Hình 1.1. Công tác đầm bê tông

        • Căn cứ chọn máy đầm:

          • Yêu cầu về mặt cường độ và độ bền chống thấm.

          • Hình dạng kích thước kết cấu công trình, khoảng cách cốt thép.

          • Kích thước khoảnh đổ, phương pháp đổ bê tông vào khoảnh đổ.

          • Năng suất của trạm trộn, cường độ thi công bê tông.

          • Dựa vào năng suất thực của trạm trộn là Ntr

            • Dựa vào các thông số tính toán trên ta chọn máy đầm dùi mã hiệu S-801 có các thông số kỹ thuật như sau:

              • Bảng 2. Thông số kỹ thuật máy đầm.

        • Năng suất máy đầm

          • Đầm dùi

          • Đầm mặt:

      • 2.9.3. Công tác bảo dưỡng bê tông

        • Đối với mặt bê tông nằm ngang thường dùng mùn cưa, cát ướt, bao tải thấm nước phủ lên trên hoặc đổ trữ nước trên mặt bê tông.

        • Đối với mặt bê tông đứng dùng phương pháp tưới, phun nước nhân tạo.

        • Thời gian dưỡng hộ bê tông yêu cầu 14 ÷ 21 ngày.

        • Khe thi công là các khe tiếp xúc giữa các lớp bê tông đổ trước và lớp bê tông đổ sau. Có cả khe đứng và khe ngang. Có nhiều phương pháp xử lý khe thi công.Trong trường hợp này ta có thể áp dụng 1 trong các biện pháp sau:

          • Dùng phương pháp đục xờm. Phương pháp này chất lượng tốt nhưng năng suất thấp.

          • Với khe thi công đứng đánh xờm khó khăn nên dùng phụ gia làm giảm tốc độ dính kết với nồng độ 15% hoặc CCB quét lên mặt ván khuôn. Khi bê tông đạt cường độ cho phép tháo dỡ ván khuôn, lớp bê tông mặt chưa đông cứng hoàn toàn, dùng vòi nước xói rửa sẽ tạo được mặt bê tông, nhằm tiếp xúc tốt. Phương pháp này cũng được dùng cho cả khe thi công ngang.

          • Phải làm mất hết lớp váng vữa trên mặt bê tông, tốt nhất là làm lộ nửa hòn đá ra và không làm long rời đá. Trước khi đổ bê tông phải xói rửa hoặc dùng vòi khí ép thổi sạch tạp chất, thoát hết nước đọng trên mặt bê tông cũ.

          • Bê tông phụt phải đầy các khe, tránh phân lớp trong khe.

    • 2.10. Chọn máy thi công.

      • 2.10.1. Cần trục tháp.

        • Ván khuôn, cột chống được vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp.

        • Bê tông đài giằng, bê tông cột dầm sàn được đổ bằng máy bơm bê tông do có khối lượng bê tông rất lớn.

          • Công trình có hình dạng chữ nhật và chiều dài công trình lớn nên bố trí cần trục tháp ở giữa công trình để tiện cho cần trục quan sát cũng như nâng cao năng suất vận chuyển.

        • Chọn cần trục tháp :

          • Khối lượng ván khuôn:

          • Khối lượng yêu cầu cần trục tháp vận chuyển 1 ca: Tính cho tầng 3

            • Trọng lượng ván khuôn lấy trung bình 50 kG/m2.

            • Tổng diện tích ván khuôn dầm, sàn tầng 3 là 2654,7 m2.

          • Trọng lượng cốt thép dầm sàn:

            • Tổng trọng lượng cốt thép dầm sàn tầng 2 là 52,3 tấn, dự tính thi công trong 6 ngày → khối lượng vận chuyển một ngày là 8,7 tấn.

        • Tính toán các thông số chọn cần trục

          • Tính toán chiều cao nâng móc cẩu:

            • Hyc = H0 + h1 + h2 + h3

            • Trong đó:

          • Tính toán tầm với cần thiết( Ryc)

          • Chọn cần trục đứng giữa công trình, cố định nên R tính đến mép cạnh góc công trình: Ryc > x

        • Với các yêu cầu trên ta chọn cần trục của hãng Zoomlion có mã hiệu TC7052-25U có đặc tính kỹ thuật sau:

          • Bảng 1. Thông số kỹ thuật cần trục tháp.

      • 2.10.2. Vận thăng.

        • Bảng 1. Bảng thông số kỹ thuật vận thăng.

      • 2.10.3. Chọn máy bơm bê tông.

        • Các thông số cần cho việc lựa chọn máy bơm bê tông

          • Kích thước mặt bằng công trình (tầng 1): 82,6 x 40,5 x 78,2 x 34 m

          • Tổng chiều cao công trình: 75,15 m

          • Cường độ đổ bê tông lớn nhất là 35,98 m3/giờ.

          • Đường kính ống là 125mm

          • Góc cong: 90º

          • Bán kính cong: R = 1m

            • Dựa vào biểu đồ tính toán áp lực máy bơm trong giáo trình thi công với các thông số như trên, ta xác định được áp lực bơm đẩy bê tông là 18,5.105 Pa.

        • Từ các thông số trên ta tiến hành chọn máy bơm bê tông tĩnh mã hiệu có các thông số kỹ thuật như sau:

          • Bảng 1. Bảng thông số kỹ thuật máy bơm bê tông.

          • Áp suất cao - năng suất thấp

        • m3/h

          • Áp suất thấp - năng suất cao

          • Áp suất bê tông lý thuyết

          • Áp suất cao - năng suất thấp

        • 13

          • Áp suất thấp - năng suất cao

        • 8

          • Công suất

          • Tốc độ quay định mức

          • Khối lượng cấp

          • Chiều cao nạp nguyên liệu

          • Kích cỡ cốt liệu tối đa với D ống bơm là 125 mm

          • Kích thước máy

          • Trọng lượng máy

          • Khả năng bơm ngang

          • Khả năng bơm cao

      • 2.10.4. Chọn ô tô vận chuyển bê tông thương phẩm

        • Chu kỳ vận chuyển của xe ô tô:

        • Tck = tđ + tđi + tlấyBT  + tvề

        • Trong đó:

        • tđ : Thời gian đổ BT

        • tđ == 18 (phút)

        • qôtô là dung tích thùng trộn

        • Tđổ là tốc độ đổ bê tông (Tđổ = = 0,5 m3/h)

        • tđi : Thời gian đi ( nơi lấy BT cách 7Km) nên tđi = (phút)

        • tvề  = tđi = 14 phút

        • tlấyBT thời gian lấy bê tông tlấyBT = 5 phút

        • → Tck = 18 + 14 + 14 + 5 = 51 phút

        • qotô : dung tích thùng chưa bê tông (m3)

        • Tck : Chu kỳ của xe vận chuyển bê tông ( phút)

        • Kb : hệ số lợi dụng thời gian; chọn Kb = 0,9.

      • 2.10.5. Bảng thống kê máy móc thiết bị thi công công trình chính

    • 2.11. Biện pháp thi công phần hoàn thiện công trình

      • 2.11.1. Công tác xây tường.

      • 2.11.2. Công tác trát.

        • Để đảm bảo vữa trát bám chắc thì mạch vữa lõm sâu 10mm .Với cột, vách tr­ước khi trát phải tạo mặt nhám bằng cách quét phủ một lớp n­ước xi măng.

        • Khi trát phải kiểm tra độ bằng phẳng, độ nhẵn của tư­ờng bằng dây dọi, th­ước.

        • Trình tự trát: Trát trong từ d­ưới lên.Trát ngoài từ trên xuống

        • Trát tư­ờng chia làm 2 lớp: lớp vảy và lớp áo.

        • Lớp trát vảy: dày khoảng 0,5-1,0cm không cần xoa phẳng

        • Lớp trát hoàn thiện: dày khoảng 1,0cm tiến hành trát sau khi lớp vảy đã khô cứng.

      • 2.11.3. Công tác lát nền sàn.

        • Đặt ­ướm thử các viên gạch theo 2 chiều của ô sàn, nếu thừa thì phải điều chỉnh dồn về 1 phía hay 2 phía sao cho đẹp. Sau khi đã làm xong các bư­ớc kiểm tra góc vuông và ­ướm thử ta đặt cố định, 4 viên gạch ở 4 góc, căng dây theo 2 chiều để căn chỉnh các viên còn lại.

        • Lát các hàng gạch theo chu vi ô sàn để lấy mốc chuẩn cho các viên gạch phía trong, kiểm tra bằng phẳng của sàn bằng nivô.

        • Gạch đ­ược lát từ trong ra ngoài để tránh dẫm lên gạch khi vữa mới lát xong.

        • Lát xong mỗi ô sàn nền, tránh đi lại ngay để cho vữa lát đông cứng .Khi cần đi lại thì phải bắc ván.

      • 2.11.4. Công tác quét sơn.

        • Sau khi mặt trát khô hoàn toàn thì mới tiến hành quét vôi (khoảng 5-6 ngày) .Vôi được quét thành 2 lớp: lớp lót và lớp mặt.

        • Lớp lót là n­ước vôi sữa màu trắng. Lớp mặt là lớp ve mầu đư­ợc pha từ vôi sữa, nước và ve mầu tạo thành mầu cần pha. Lớp ve mầu đư­ợc quét sau khi lớp lót đã khô.

        • Công tác quét vôi chỉ đảm bảo yêu cầu khi màu mảng t­ường đồng nhất, đều, phẳng mịn và không có vết loang lổ.

  • CHƯƠNG 3. TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH

    • 3.1. Mục đích và ý nghĩa của công tác lập tiến độ thi công

      • 3.1.1. Mục đích, ý nghĩa

        • Mục đích của lập tiến độ là thành lập một mô hình sản xuất, trong đó sắp xếp các công việc sao cho đảm bảo công trình được hoàn thành trong thời gian ngắn, giá thành hạ, chất lượng cao. Mục đích này được cụ thể hoá như sau:

        • Kết thúc và đưa hạng mục công trình từng phần cũng như toàn bộ đi vào hoạt động đúng thời gian đã hoạch định trước và đảm bảo tuân theo kế hoạch sử dụng vốn.

        • Có kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xây dựng hợp lý.

        • Tiến độ thi công dùng để chỉ đạo thi công xây dựng.

        • Dựa trên cơ sở tiến độ thi công các công việc của quá trình xây dựng để xác định được tốc độ thi công công trình.

      • 3.1.2. Các loại kế hoạch tiến độ.

        • Kế hoạch tổng tiến độ.

        • Kế hoạch tiến độ công trình đơn vị.

        • Kế hoạch phần việc.

    • 3.2. Phương pháp lập tiến độ

      • Sơ đồ đường thẳng (sơ đồ ngang)

      • Sơ đồ xiên (sơ đồ chu trình)

      • Sơ đồ mạng lưới

      • 3.2.1. Sơ đồ đường thẳng

      • 3.2.2. Sơ đồ xiên

      • 3.2.3. Sơ đồ mạng lưới

      • → Từ những ưu, nhược điểm của các phương pháp trên, ta lựa chọn lập tiến độ công trình bằng phương pháp đường thẳng.

    • 3.3. Các bước lập tiến độ thi công.

      • Kê khai các hạng mục của công trình đơn vị. Phân chia công trình đơn vị thành các bộ phận kết cấu, các phần việc và kê khai thành hạng mục tiến hành sắp xếp theo trình tự thi công một các thích đáng.

      • Tính toán tương đối cụ thể và chính xác khối lượng công trình từng bộ phận, từng hạng mục theo sơ đồ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công chi tiết.

      • Xác định một số hạng mục chủ yếu, thứ yếu trong công trình đơn vị. Đối với những hạng mục chủ yếu cần tiến hành phân tích tỷ mỉ, sắp xếp thời đoạn thi công, đề xuất một số khả năng phương pháp thi công và thiết bị máy móc.

      • Sơ bộ vạch kế hoạch tiến độ công trình đơn vị. Các chỉ tiêu định mức sử dụng trong khi sắp xếp tiến độ nên tương ứng với giai đoạn thiết kế và có thể dung kinh nghiệm thi công tiên tiến để nâng cao năng suất lao động.

      • Sửa chữa và điều chỉnh kế hoạch tiến độ công trình đơn vị. Dựa vào kế hoạch tiến độ công trình đơn vị đã được sơ bộ sắp xếp tiến hành lập các biểu đồ sử dụng nhân lực và các loại thiết bị máy móc chủ yếu, phát hiện thêm những vấn đề còn tồn tại chưa kịp sử lý mà điều chỉnh, sửa chữa cho phù hợp với các nguyên tắc lập kế hoạch tiến độ công trình đơn vị hoành chỉnh.

      • Đề suất kế hoạch cung ứng nhân lực, vật liệu và thiết bị máy móc. Trên cơ sở của bản kế hoạch tiến độ hoàn chỉnh vạch ra kế hoạch sử dụng nhân lực vật tư kỹ thuật trong quá trình thi công công trình đơn vị hoàn chỉnh.

    • 3.4. Bảng kê khai công việc

    • 3.5. Đánh giá biểu đồ nhân lực.

      • Căn cứ vào kêt quả tính toán ở bảng tính toán tiến độ thi công , ta xây dựng được biểu đồ cung ứng nhân lực được thể hiện trên bảng vẽ :

      • Đánh giá chất lượng biểu đồ cung ứng nhân lực cho tổng thể công trình

      • Đánh giá chất lượng biểu đồ cung ứng nhân lực cho công tác thi công tầng 1,2,3.

  • CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG

    • 4.1. Ý nghĩa và nguyên tác lập mặt bằng thi công.

      • 4.1.1. Ý nghĩa thiết kế mặt bằng thi công.

        • Mặt bằng thi công bao gồm mặt bằng khu đất được cấp để xây dựng công trình và vị trí của các loại cần trục, máy móc, thiết bị xây dựng, các công trình phụ trợ, các xưởng sản xuất, kho bãi, nhà ở và nhà làm việc, hệ thống đường giao thông, cung cấp điện nước, thoát nước...được gọi chung là các công trình tạm.

        • Tổ chức mặt bằng thi công góp phần đảm bảo việc xây dựng công trình có hiệu quả, xây dựng đúng tiến độ, hạ giá thành xây dựng, đảm bảo chất lượng cho công trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

      • 4.1.2. Nguyên tác cơ bản khi bố trí mặt bằng thi công.

        • Khi tiến hành bố trí mặt bằng công trường cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

          • Việc bố trí các công trình tạm không được gây trở ngại cho việc thi công và vận hành công trình chính.

          • Cố gắng giảm bớt phí tổn vận chuyển, đảm bảo vận chuyển tiện lợi. Bố trí hợp lý các xí nghiệp phụ trợ, kho bãi, máy móc ....

          • Giảm bớt tối đa việc xây dựng mới các công trình tạm, tận dụng các công trình có sẵn. Tận dụng nguồn vật liệu tại chỗ và sử dụng các kết cấu đơn giản.

    • 4.2. Thiết kế mặt bằng thi công.

      • 4.2.1. Thiết kế khu nhà ở và chỗ làm việc cho cán bộ, công nhân.

        • Tính toán dân số trên công trường

          • Dân số trên công trường phụ thuộc vào quy mô công trường, thời gian và địa điểm xây dựng. Căn cứ vào đó xác định số người trên công trường được xác định qua bảng sau:

            • Bảng 1. Số người trên công trường.

          • N1 - Nhóm công nhân làm việc trực tiếp trên công trường.

          • N2 - Nhóm công nhân làm việc tại các xưởng sản xuất và phụ trợ.

          • N3 - Nhóm cán bộ kỹ thuật ở công trường, chỉ tính trung cấp và kỹ sư.

          • N4 - Nhóm nhân viên phục vụ về hành chính.

          • N5 - Nhóm nhân viên phục vụ tại các cơ quan, nhà ăn, thực phẩm...

          • N - Toàn bộ số người trên công trường.

          • → Chọn N = 489 (người)

            • Công trình được xây dựng trong thành phố nên coi như không có gia đình của người xây dựng đi cùng.

        • Xác định diện tích xây dựng khu nhà tạm:

        • F = ∑(N.Ftc)

          • Trong đó:

          • Ftc – Diện tích tiêu chuẩn cho 1 người lấy theo bảng 26 - 22. Tiêu chuẩn về nhà tạm trên công trường xây dựng T254 – Giáo trình thi công các công trình thủy lợi (Nhà xuất bản Xây dựng).

          • Sơ bộ tính toán diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ theo bảng sau:

            • Bảng 2. Tính diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây nhà

        • Diện tích chiếm chỗ của cả khu vực cần xây dựng là :

      • 4.2.2. Tính toán diện tích kho bãi cho công trường.

      • 5.2.2.1. Xác định lượng vật liệu dự trữ trong kho

        • Bảng 1. Tính toán vật liệu dự trù trong kho.

      • 5.2.2.2. Tính toán diện tích kho bãi

        • Bảng 2. Diện tích kho bãi bao gồm cả đường đi và phòng quản lý

      • 5.2.2.3. Sắp xếp, bố trí nhà ở và kho bãi.

        • Việc bố trí phải phù hợp với yêu cầu vệ sinh sản xuất phòng cháy và kinh tế kỹ thuật.

        • Tách rời khu kho bãi và nhà ở.

        • Khu nhà ở nên ở đầu hướng gió

        • Kho mìn, xăng dầu: Đặt xa khu sản xuất và nhà ở, có đường vào thuận tiện (nhằm ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra).

      • 4.2.3. Tổ chức cung cấp nước ở công trường.

        • Nước dùng cho các nhu cầu trên công trường bao gồm:

        • Q = Qsx + Qsh + Qch

        • Tính toán lượng nước dùng cho sản xuất (Qsx)

            • Trong đó:

          • 1,1 – Hệ số tổn thất nước

          • Nm − Khối lượng công việc ( hoặc số ca) trong thời đoạn tính toán ( chọn công tác đổ sàn tầng 1), Nm = 357,79 m3

          • q − Lượng hao nước đơn vị cho 1 đơn vị khối lượng công việc.Tra bảng 26-8 giáo trình thi công các công trình thuỷ lợi tập 2

          • (Lượng nước dùng cho trộn bê tông, q = 300 (lít).

          • K1 − Hệ số sử dụng nước không đều.Tra bảng 26-9 giáo trình thi công 2 ( K1 = 1,25 − 1,4) chọn K1 = 1,25

          • t − Thời gian làm việc. Công tác đổ bê tông sàn tầng 1 được đổ trong 12h.

          • (lít/s)

        • Lượng nước dùng cho sinh hoạt (Q­sh)

          • Bao gồm lượng nước dùng cho công nhân làm việc trên hiện trường và nước dùng cho tất cả cán bộ công nhân và gia đình họ ở khu nhà ở trên công trường.

          • Lượng nước dùng cho công nhân làm việc trên hiện trường :

          • Trong đó :

          • Nc − Số công nhân làm việc lớn nhất trên hiện trường ( Amax = 569 người )

          • − Tiêu chuẩn dùng nước (tra bảng 26.10 / T237 – giáo trình thi công các công trình thủy lợi tập 2 đối tượng dùng nước ở hiện trường, nước sinh hoạt khi có đường ống dẫn → chọn α = 20 lít cho 1 người/ca)

          • K1 − Hệ số sử dụng nước không đều trong 1 giờ (K1 = 1,25)

          • → (lít/s)

          • Lượng nước dùng cho tất cả cán bộ công nhân và gia đình họ trên khu nhà ở

            • Trong đó:

          • Nn − Số người trong khu nhà ở, Nn = 569 (người)

          • − Tiêu chuẩn dùng nước ( bảng 26-10 GTTC- Đại học Thủy Lợi)

          • K1 − Hệ số sử dụng nước không đều trong 1 giờ

          • K2 − Hệ số sử dụng nước không đều trong 1 ngày đêm.Tra bảng 26.9 /T236 − Giáo trình thi công các công trình thuỷ lợi tập 22 cho khu nhà có đường ống cấp nước

          • K2= 1,05 và K1= 1,2

          • → (lít/s)

          • Tổng lượng nước sinh hoạt

          • Q­sh = Qsh1 +Qsh2 = 2,55+ 0,21 = 2,27(lít/s) = 8,17(m3/giờ)

        • Lượng nước phục vụ công tác cứu hoả

          • Nước cứu hoả ở hiện trường:

          • Nước cứu hoả ở khu nhà ở: Phụ thuộc số người sống trong khu vực, tra Bảng 26-11 (GT Thi công - Tập II) ta được: Q”ch = 10 (lít/s)

          • Vậy tổng lượng nước cần cung cấp cho công trường :

      • 4.2.4. Tổ chức cung câp điện cho công trường.

        • Bảng 1. Bảng lượng điện tiêu hao để tháp sáng Po

        • Công suất điện tiêu thụ trực tiếp cho sản xuất

          • Các thiết bị tiêu thụ điện trực tiếp bao gồm:

        • Máy hàn công suất 23KW; Máy cắt uốn công suất 5KW

        • Máy đầm bàn công suất 1KW; Máy đầm dùi công suất 1,5KW

        • (KW)

        • Công suất điện chạy máy (động lực điện)

        • Các thiết bị có động có động cơ điện bao gồm:

          • Cần trục tháp công suất 36 KW;

          • Vận thăng công suất 7,5 KW

          • Máy trộn vữa công suất 3,2 KW;

          • Máy thổi rửa lỗ khoan công suất 11,2 KW

          • Máy bơm công suất 4 KW

          • → (KW)

        • Công suất của trạm phân phối điện được xác định theo công thức:

          • Nguồn điện phục vụ thi công được lấy từ lưới điện quốc gia đảm bảo về cả số lượng và chất lượng. Mạng lưới cấp điện bao gồm trạm biến áp, hệ thống đường dây dẫn điện và các thiết bị an toàn điện. Bên cạnh đó, còn phải dự phòng một máy phát điện để đảm bảo tính ổn định cho công trường thi công trong trường hợp mạng lưới điện quốc gia có sự cố.

  • CHƯƠNG 5. CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG THI CÔNG.

    • 5.1. An toàn lao động trong xây dựng công trình.

      • 5.1.1. Khái niệm.

      • 5.1.2. Mục đích của công tác an toàn trong xây dựng.

      • 5.1.3. Yêu cầu chung về công trường xây dựng.

        • Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện khí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng.

        • Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải phải được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống thoát nước phải thường xuyên được thông thoát bảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo, không xả nước bừa bãi.

        • Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và  công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu.

        • An toàn về điện:

          •   Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng rẽ; có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ  khu vực thi công;

          •  Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo đảm an toàn về điện. Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây dựng;

          • Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn điện, biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện.

        • An toàn về cháy, nổ:

          • Tổng thầu hoặc chủ đầu tư phải thành lập ban chỉ huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể;

          • Phương án phòng chống cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân cấp và kèm theo quy chế hoạt động;

          • Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị trí dễ xảy ra cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó;

      • 5.1.4. Yêu cầu chung khi thi công xây dựng.

        • Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt, trong biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng công việc. Trong thiết kế biện pháp thi công phải có thuyết minh hướng dẫn về kỹ thuật và các chỉ dẫn thực hiện.

        • Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật. Đối với những công việc có yêu cầu phụ thuộc vào chất lượng của công việc trước đó, thì chỉ được thi công khi công việc trước đó đã được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.

        • Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường.

        • Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định;

        • Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn.

        • Trường hợp do điều kiện thi công, thiết bị phải đặt ở ngoài phạm vi công trường và trong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi công trường thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của địa phương.

        • Những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám sức khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của pháp luật về lao động.

    • 5.2. Biện pháp an toàn trong mỗi giai đoạn thi công,

      • 5.2.1. An toàn lao động khi thi công cọc khoan nhồi, tường trong đất.

        • Công nhân phải đeo khẩu trang, găng tay, kính và BHLĐ.

        • Ống vách phải cao hơn mặt đất 30 – 50cm và có sàn làm việc cho công nhân.

        • Công trường phải có hệ thống thu lại dung dịch Bentonite trào ra khỏi lòng hố đào.

        • Đề phòng các tai nạn về điện khi sử dụng máy hàn để gia công cốt thép của cọc.

        • Luôn chú ý tới ống đổ bê tông, đề phòng tuột trong quá trình rút ống.

      • 5.2.2. An toàn lao động khi thi công đào đất, thi công tầng hầm.

        • Đào đất bằng máy đào gầu nghịch

          • Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi người đi lại trong phạm vi hoạt động của máy khu vực này phải có biển báo.

          • Khi vận hành máy phải kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết bị an toàn phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải.

          • Khi đổ đất vào thùng xe ô tô phải quay gầu qua phía sau thùng xe và dừng gầu ở giữa thùng xe. Sau đó hạ gầu từ từ xuống để đổ đất.

        • Đào đất bằng thủ công

          • Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hiện hành.

          • Trong khu vực đang đào đất nên có nhiều người cùng làm việc phải bố trí khoảng cách giữa người này và người kia đảm bảo an toàn.

          • Cấm bố trí người làm việc trên miệng hố đào trong khi đang có người làm việc ở bên dưới hố đào cùng 1 khoang mà đất có thể rơi, lở xuống người ở bên dưới.

        • An toàn khi sử dụng máy ủi:

          • Không để máy ủi chồm ra khỏi mép bờ, mép hố lỗ mở.

          • Khi ủi đến mép lỗ mở cần giảm tốc độ.

          • Khi di chuyển phải nâng lưởi ủi cách mặt đất 50cm,

          • Đến chỗ đường vòng tuân theo bán kính quay của máy.

        • Xe vận chuyển đất: khi chở đất và vật liệu phải có bạt chống bụi, xe chở phế thải phải được vệ sinh trước khi ra công trường.

      • 5.2.3. An toàn lao động khi thi công trên cao.

        • Bố trí thang lên xuống

        • Sử dụng dây cứu sinh.

        • Làm hệ thống lan can an toàn, chiều cao tay vịn lan can so với mặt sàn là 120cm, khoảng cách giữa các trụ không quá 2,5m

        • Mắc sát lưới bảo vệ sát tới mức có thể ngay dưới bề mặt khu vực thi công, kiểm tra lưới để phát hiện những chỗ rách, hỏng.

        • Trong phạm vi đang có người làm việc trên mái phải có rào ngăn và biển cấm bên dưới để tránh dụng cụ và vật liệu rơi vào người qua lại. Hàng rào ngăn phải đặt rộng ra mép ngoài của mái theo hình chiếu bằng với khoảng > 3m.

      • 5.2.4. An toàn lao động khi thi công công tác bê tông.

        • Công tác gia công, lắp dựng cốt thép

          • Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.

          • Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3m.

          • Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy, hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn.

          • Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.

          • Buộc cốt thép phải dùng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay cho pháp trong thiết kế.

        • Lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo:

          • Sử dụng giàn giáo bằng thép nên cần kết hợp hệ thống giằngvào kết cấu công trình, hệ khung giằng ổn định về chịu lực, biến dạng và có hệ thống chống sét

          • Không được sử dụng dàn giáo: Có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận: móc neo, giằng ....

          • Các cột giàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định đề phòng lún, trượt.

          • Không chất quá tải lên giàn giáo.

          • Khi dàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác: Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới.

          • Thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ phận kết cấu của dàn giáo, giá đỡ, để kịp thời phát hiện tình trạng hư hỏng của dàn giáo để có biện pháp sửa chữa kịp thời.

          • Khi tháo dỡ dàn giáo phải có rào ngăn, biển cấm người qua lại.

        • Đổ và đầm bê tông:

          • Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt cốp pha, cốt thép, dàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển.

          • Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biến cấm. Trường hợp bắt buộc có người qua lại cần làm những tấm che ở phía trên lối qua lại đó.

          • Cấm người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông.Công nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh máy, vòi bơm đổ bê tông phải có găng, ủng.

          • Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần:

          • Nối đất với vỏ đầm rung

          • Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm

          • Làm sạch đầm rung, lau khô và quấn dây dẫn khi làm việc

          • Ngừng đầm rung từ 5-7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30-35 phút.

          • Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

      • 5.2.5. Công tác xây và hoàn thiện

        • Xây tường

          • Kiểm tra tình trạng của giàn giáo giá đỡ phục vụ cho công tác xây, kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác.

          • Khi xây đến độ cao cách nền hoặc sàn nhà 1,5 m thì phải bắc giàn giáo, giá đỡ.

          • Chuyển vật liệu (gạch, vữa) lên sàn công tác ở độ cao trên 2m phải dùng các thiết bị vận chuyển. Bàn nâng gạch phải có thanh chắc chắn, đảm bảo không rơi đổ khi nâng, cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2m.

          • Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây thì bên ngoài phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân tường 1,5m nếu độ cao xây < 7,0m hoặc cách 2,0m nếu độ cao xây > 7,0m. Phải che chắn những lỗ tường ở tầng 2 trở lên nếu người có thể lọt qua được.

        • Công tác hoàn thiện

          • Sử dụng dàn giáo, sàn công tác làm công tác hoàn thiện phải theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Không được phép dùng thang để làm công tác hoàn thiện ở trên cao.

          • Cán bộ thi công phải đảm bảo việc ngắt điện hoàn thiện khi chuẩn bị trát, sơn,... lên trên bề mặt của hệ thống điện.

        • Công tác xây trát

          • Trát trong, ngoài công trình cần sử dụng giàn giáo theo quy định của quy phạm, đảm bảo ổn định, vững chắc.

          • Cấm dùng chất độc hại để làm vữa trát màu.

          • Đưa vữa lên sàn tầng trên cao hơn 5m phải dùng thiết bị vận chuyển lên cao hợp lý.

          • Thùng, xô cũng như các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở những vị trí chắc chắn để tránh rơi, trượt. Khi xong việc phải cọ rửa sạch sẽ và thu gọn .

  • CHƯƠNG 6. LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH.

    • 6.1. Cơ sở lập dự toán.

      • Hồ sơ thiết kế.

      • Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công.

      • Văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán công trình – Phần Xây dựng.

      • Thông tư 04/2010/TT–BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công.

      • Nghị định số 79/2001/NĐ–CP của chính phủ ban hành về thuế VAT.

      • Nghị định 103/2102 NĐ–CP của chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động.

      • Công văn 10505/SXD-QLKTXD hướng dẫn dự toán xây dựng công trình ban hành ngày 28/12/2010.

      • Sử dụng đơn giá xây dựng của Hà Nội DG56-XDHN ban hành ngày 22/12/2008.

      • Sử dụng thông báo giá vật liệu thành phố Hà Nội quý III năm 2013 ( ban hành kèm theo công văn số 03/2013/ CBGVL - LS ngày 1/09/2013 của sở liên ngành: XD - Tài chính.

      • Các chế độ xây dựng văn bản hiện hành.

    • 6.2. Các bước và nội dung lập dự toán.

      • 6.2.1. Các bước lập dự toán

      • 6.2.2. Lập bảng tính toán khối lượng dự toán công trình.

      • 6.2.3. Lập bảng tổng hợp và chênh lệch vật tư.

      • 6.2.4. Nội dung dự toán xây dựng công trình.

        • Chi phí vật liệu (VL): VL = Qj x Djvl + CLvl

        • Chi phí nhân công: NC = QjxDjncxKĐCNC

        • Chi phí máy thi công. M = Qj x Djm x KĐCMTC

        • Chi phí trực tiếp khác. TT = 2,5% x (VL+NC+M)

          • Qj: Khối lượng công tác xây dựng thứ j

          • Djvl , Djnc , Djm: Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây dựng thứ j

          • CLvl: Chênh lệch vật liệu (lấy từ bản tổng hợp vật tư)

          • KĐCNC: Hệ số điều chỉnh nhân công

          • KĐCMTC: Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công

        • Hệ số điều chỉnh KĐCMTC được xác định theo phương pháp tam xuất (nội suy), trên cơ sở hệ số KĐCMTC ban hành kèm theo quyết định 4602/QĐ-UBND ngày 5/10/2011 và quyết định 4662/QĐ-UBND ngày 22/9/2010 (so với mức lương tối thiểu 450.000 đồng) của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Phương pháp này áp dụng theo Công văn 10505/SXD-QLKTXD hướng dẫn dự toán xây dựng công trình ban hành ngày 28/12/2010.

          • 2,5% là định mức chi phí trực tiếp khác đối với công trình dân dụng trong đô thị (tra theo bảng phụ lục 3.7 : Định mức chi phí trực tiếp khác - Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010).

          • → Tổng chi phí trực tiếp : T = TT + VL + NC +M

        • Chi phí xây dựng trước thuế :

        • Chi phí xây dựng sau thuế :

    • 6.3. Giá trị dự toán công trình.

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng CHƯƠNG 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG Vị trí chức cơng trình Tên cơng trình: Trụ Sở Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương VN Chi Nhánh Sóc Trăng Địa điểm xây dựng : Số Trần Hưng Đạo - Thành Phố Sóc Trăng -Tỉnh Sóc Trăng Nhiệm vụ : Trụ sở chi nhánh ngân hàng ngoại thương 1.2 Quy mô kết cấu hạng mục cơng trình 1.2.1 Giải pháp kết cấu cơng trình Cơng trình Vietcombank xây dựng hồn tồn, nằm quy hoạch tỉnh Sóc Trăng năm 2009 Với chủ đầu tư xây dựng chi nhánh ngân hàng ngoại thương tỉnh Sóc Trăng Trụ sở chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Phố Sóc Trăng bao gồm tầng thân, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tầng hầm Các hạng mục cơng trình là: + Nhà làm việc ngân hàng + Khu vực để xe khách + Nhà trực bảo vệ + Trạm phát điện + Cổng + Cột cờ Khu đất tương đối phẳng, có đường giao thơng bên cạnh đường Trần Hưng Đạo Phan Bội Châu, diện tích khu đất 1515m Bên cạnh bưu điện tỉnh Sóc Trăng Mật độ xây dựng chung quanh khu vực chưa cao Với đặc điểm việc xây dựng cơng trình phát huy hiệu vào hoạt động, đồng thời cơng trình cịn tạo nên điểm nhấn toàn tổng thể kiến trúc khu vực 1.2.2 Kết cấu cơng trình Kết cấu cơng trình chia làm hạng mục: phần móng phần thân SVTH: Vũ Thị Nhâm Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng − Phần móng: + Dùng cọc ép BTCT có cấu tạo định vị vị trí cọc thể vẽ KC -02, Cọc có tiết diện 300x300mm, đoạn dài 11.7m đoạn mũi cọc 9.6m, thi công cọc phương pháp ép trước Tổng số lượng cọc cho cơng trình 486 cọc + Đào đất giới kết hợp với thủ công + Đài cọc : Bê tông đài cọc mác M300 Đài cọc có cấu tạo chi tiết định vị vị trí cụ thể vẽ KC -02 Bảng 1.1: Số lượng đài đầu cọc Tên kích thước Đài M.1 M.1* M.2 M.3 M.4 M.5 M.6 (mm) 2000x3200 2000x3200 3200x3200 4400x7700 3200x4400 2000x2000 2000x2000 số lượng đài số lượng đầu cọc/1 Tổng số đầu (cái) đài 5 20 10 Tổng số đầu cọc Tổng số cọc BTCT (300x300)mm 162x3=486 + Đào đất giới kết hợp với thủ công cọc 15 48 20 60 162 + Tầng hầm đặt cốt -3,25m, chiều cao 3,2m Với nhiệm vụ ga ơtơ, phịng trực an ninh, phịng kỹ thuật, khu vực cầu thang − Giải pháp thi công phần thân cơng trình: + Kết cấu chịu lực cơng trình nhà khung BTCT đổ tồn khối Tường gạch có chiều dày 100, 200, 300mm, sàn sườn đổ tồn khối với hệ dầm Tồn cơng trình khối thống khơng có khe lún + Ván khn ta dùng ván khn định hình thép + Cốt thép gia công máy xưởng đặt cạnh công trường + Bê tông sử dụng cho công trình lớn số lượng cường độ, để đảm bảo cung cấp bê tông liên tục, chất lượng đồng thời giảm bớt gánh nặng kho bãi ta sử dụng bê tông tươi Bê tông vận chuyển xe trộn bê tông dùng máy bơm bê tông để đổ cho cấu kiện SVTH: Vũ Thị Nhâm Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng + Kết cấu sàn thể vẽ KC -30, tất sàn thi công theo phương pháp dự ứng lực + Kết cấu cột thể vẽ KC - 02 (5,6) tất cột thi công theo phương pháp đổ bê tơng tồn khối Kích thước cột C.1-C.2 800 x 800 (mm) Kích thước cột C.4-C.9-C.10-C.13-C.14 800 x 800 (mm) Kích thước cột C.7-C.11 800 x 800 (mm) Kích thước cột C.3-C.15 600 x 600 (mm) Kích thước cột C.12-C.8 600 x 600 (mm) Kích thước cột C.5-C.6 800 x 800 (mm) 1.3 Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình 1.3.1 Vị trí địa lý Thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng, Sóc Trăng tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, nằm cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu biển Đơng… Sóc Trăng có bờ biển tự nhiên dài 72 km, 30.000ha bãi bồi với 02 cửa sơng lớn sơng Hậu sơng Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá cá tơm Ngành hải sản tỉnh có điều kiện phát triển Ngoài hải sản, với mặt biển thơng thống, tỉnh có nhiều thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch phát triển tổng hợp kinh tế biển, mạnh tỉnh Sản phẩm khai thác từ biển ven biển tiềm nguồn lợi to lớn tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư Thành phố Sóc Trăng năm vùng ĐBSCL, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất, nông nghiệp ĐBSCL làm nên phần lớn lúa gạo, trái tôm cá cho nước Từ vị trí địa lý vậy, thành phố Sóc Trăng có lợi vào vị trí có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội Với vị trí trung tâm vùng lãnh thổ rộng lớn ĐBSCL, thành phố Sóc Trăng cịn có điều kiện để phát triển mạnh công nghiệp dịch vụ, du lịch SVTH: Vũ Thị Nhâm Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Cơng nghệ kỹ thuật xây dựng 1.3.2 Khí hậu, thời tiết Thành phố Sóc Trăng nằm vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa có gió mùa Tây Nam; mùa khơ có gió mùa Đơng Bắc Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 27ºC - 28ºC Số nắng năm khoảng: 2.400 - 2.500 Mưa hàng năm: 2100-2200mm Độ ẩm khơng khí trung bình: 84-85% Khí hậu thời tiết địa bàn thành phố Sóc Trăng có nhiều thuận lợi cho trồng sinh trưởng phát triển quanh năm, cho phép bố trí đa dạng hố trồng vật ni, đặc biệt thích hợp với loại lâu năm có giá trị kinh tế cao, thích hợp với làm việc, nghỉ ngơi người dân Nhìn chung yếu tố khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất đời sống nhân dân 1.4 Điều kiện dân sinh kinh tế cung cấp thiết bị vật tư Tính đến năm 2011, dân số tồn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật độ dân số đạt 394 người/km² Trong dân số sống thành thị đạt gần 339.300 người, dân số sống nông thôn đạt 964.400 người Dân số nam đạt 647.900 người, nữ đạt 655.800 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,4 Thành phố Sóc Trăng trung tâm hành chính, trị tỉnh Sóc Trăng Khu vực có nhiều cơng ty cung ứng đầy đủ vật tư, máy móc thiết bị thi cơng Vận chuyển đến công trường ôtô Nhà máy ximăng, bãi cát đá, xí nghiệp bêtơng tươi thuận lợi cho cơng tác vận chuyển, cho công tác thi công đổ bêtông Vật tư chuyển đến công trường theo nhu cầu thi công chứa kho tạm bãi lộ thiên Cơng trình có khối lượng thi cơng lớn để đạt hiệu cao phải kết hợp thi công giới với thủ công Phương tiện phục vụ thi cơng gồm có: + Máy đào đất, xe tải chở đất: phục vụ cơng tác đào hố móng + Cần trục tự hành, cần trục tháp: phục vụ công tác cẩu lắp thiết bị… SVTH: Vũ Thị Nhâm Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng + Máy vận thăng phục vụ công tác vận chuyển nhân công ,vật liệu… + Xe vận chuyển bêtông xe bơm bêtông + Máy đầm bê tông + Máy bơm bê tông + Máy cắt uốn cốt thép Các hệ dàn giáo, cốp pha, cột chống trang thiết bị kết hợp Các loại xe điều đến công trường theo giai đoạn biện pháp thi cơng cho thích hợp Nguồn nhân công xây dựng, lán trại:Nguồn nhân công chủ yếu người nội thành vùng ngoại thành xung quanh lán trại xây dựng chủ yếu nhằm mục đích nghỉ ngơi cho cơng nhân, bố trí khu chức phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày công nhân Dựng lán trại cho ban huy cơng trình, kho chứa vật liệu Xét thấy khu vực có dân cư đơng đúc, xung quanh quan,các nhà chức khu trung cư lớn Cư dân khu vực có mức sống cao Với nhiệm vụ trụ sở chi nhánh ngân hàng thương mại việc xây dựng cơng trình Vietcombank vị trí đáp ứng nhu cầu thương mại kinh tế cho khu vực Ngồi ra, kiến trúc đại cơng trình Vietcombank góp phần làm tăng mỹ quan sầm uất cho khu vực cơng trình xây dựng Bên cạnh tác động tích cực việc thi cơng cơng trình Vietcombank gây nên số vấn đề phải có biện pháp để khắc phục như: q trình thi cơng phát sinh bụi, tiếng ồn ảnh hưởng đến tâm lý sức khoẻ người dân hay việc chuyên chở vật liệu, thiết bị thi công tác động không nhỏ đến vấn đề giao thông Điều kiện cung cấp vật liệu: + Thu thập thông tin nhà cung cấp vật liệu phục vụ thi cơng cơng trình Tiếp tiến hành so sánh, đánh giá lựa chọn nhà cung cấp phù hợp đảm bảo giá thành chất lượng vật liệu thi công + Đường giao thông, xung quanh công trường hệ thống đường sá làm sẵn nên thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư xe máy lưu thông SVTH: Vũ Thị Nhâm Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng + Lớp đất mặt cơng trình cứng, xe di chuyển trực tiếp nên không cần phải làm hệ thống đường tạm cơng trình 1.5 Điều kiện cung cấp điện nước cho cơng trình Nguồn điện phục vụ thi cơng lấy từ lưới điện quốc gia đảm bảo số lượng chất lượng Mạng lưới cấp điện bao gồm trạm biến áp, hệ thống đường dây dẫn điện thiết bị an tồn điện.Bê cạnh đó, dự phòng máy phát điện để đảm bảo tính ổn định cho cơng trường thi cơng trường hợp mạng lưới điện quốc gia có cố Nguồn nước phục vụ thi công lấy từ đường nước thành phố, để đảm bảo an toàn phải lắp đặt hoàn chỉnh đường ống ngầm vĩnh cửu theo yêu cầu thiết kế: + Lắp đặt đường ống tạm thời phục vụ cho thi cơng + Nơi có phương tiện vận chuyển bên đường ống chôn ngầm cần gia cố Sau thi công xong, đường ống tạm thời thu hồi tái sử dụng 1.6 Điều kiện thoát nước thải xử lý chất thải rắn Cần xây dựng hệ thống xử lý thoát nước thải, phù hợp với hệ thống nước thải thành phố Sóc Trăng Tiêu nước ngầm, nước mưa hố móng máy bơm điện công suất 2CV đặt hố tập trung nước Rãnh nước mưa phục vụ cho cơng trình tạm thời đào lộ thiên mặt đất để thu gom nuớc mưa hố ga tạm thời trước chảy vào hố ga hệ thống nước thành phố Ngồi ra, cơng trường xây dựng cơng trình cần thu gom rác thải ngày cách thường xuyên (các rác thải cứng trạm trộn, vữa bê tơng sót lại) tránh ảnh hưởng ô nhiễm môi trường SVTH: Vũ Thị Nhâm Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp 1.7 Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng Những khó khăn thuận lợi q trình thi cơng Bên cạnh thuận lợi trên, việc thi cơng cơng trình gặp nhiều khó khăn Như vào mùa mưa thời gian thi công giảm sút bão, lũ gây ngập úng, nhiều công việc không thi công thời tiết xấu Cơng trình thi cơng tuyến đường Trần Hưng Đạo Phan Bội Châu, vấn đề giao thơng cao điểm khó khăn cho công tác vận chuyển vật liệu,đặc biệt vận chuyển bê tông thương phẩm để đảm bảo tiến độ thi cơng Do cơng trình thi cơng bên cạnh đường lớn có nhiều phương tiện qua lại khu vực đơng dân cư, nên cơng tác an tồn lao động khó khăn lớn Vấn đề tiếng ồn, bụi trình vận chuyển thi công ảnh hưởng lớn tới đời sống dân cư khu vực thi cơng, cần phải có giải pháp khắc phục lâu dài có hiệu 1.8 Thời gian thi công phê duyệt dự kiến Cơng trình Trụ Sở Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương VN Chi Nhánh Sóc Trăng Dự kiến thi cơng khoảng thời gian năm Thời gian thi công mùa khô mùa mưa 26 ngày/ tháng SVTH: Vũ Thị Nhâm Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2.1 Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng CƠNG TÁC XỬ LÝ NỀN MĨNG Kết cấu móng cơng trính 2.1.1 Các phương pháp xử lý Hiện có nhiều phương pháp để thi cơng xử lý đất Nền đất yếu dùng đệm cát, cọc cát, bấc thấm, cọc xi măng đất, cọc thiên nhiên hay dùng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn, cọc khoan nhồi, cọc barete dùng kết hợp phương pháp Đối với nhà cao tầng địa chất Việt Nam thường dùng cọc barrette cọc khoan nhồi cọc bê tơng đúc sẵn, dùng biện pháp ép hay đóng Việc lựa chọn sử dụng phương pháp phụ thuộc vào địa chất công trình, vị trí cơng trình, quy mơ, kết cấu cơng trình Ngồi cịn phụ thuộc vào chiều dài cọc, máy móc thiết bị phục vụ thi cơng − Cọc ép: Cọc ép cọc hạ lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc + Ưu điểm: Thi công êm, không gây chấn động với cơng trình xung quanh, thích hợp cho việc thi cơng thành phố Có độ tin cậy, tính kiểm tra cao, chất lượng đoạn cọc thử lực ép, xác định lực dừng ép + Nhược điểm: Bị hạn chế kích thước sức chịu tải cọc, số trường hợp đất tốt khó ép cọc qua để đưa tới độ sâu thiết kế + Phạm vi ứng dụng: cơng trình đến 11 tầng − Cọc đóng: + Ưu điểm: Thi công nhanh độ tin cậy tốt tầng đất mặt không xấu, giá thành hạ SVTH: Vũ Thị Nhâm Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng + Nhược điểm: Gây chấn động cơng trình lân cận Liên kết mối nối cọc không đảm bảo + Phạm vi ứng dụng: Cơng trình đến 15 tầng, cơng trình xa khu dân cư − Giải pháp cọc khoan nhồi, cọc barrette tường vây: Công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay bê tông cốt thép công nghệ đúc cọc bê tông chỗ vào đất Trong mười năm qua, công nghệ cọc khoan nhồi áp dụng mạnh mẽ xây dựng cơng trình nước ta + Ưu điểm Máy móc thiết bị đại, thuận tiện địa hình phức tạp Cọc khoan nhồi đặt vào lớp đất cứng, chí tới lớp đá mà cọc đóng khơng thể với tới Thiết bị thi cơng nhỏ gọn nên thi cơng điều kiện xây dựng chật hẹp Trong q trình thi cơng không gây trồi đất xung quanh, không gây lún nứt, cơng trình kế cận khơng ảnh hưởng đến cọc xung quanh phần móng kết cấu cơng trình kế cận Có tiết diện độ sâu mũi cọc lớn nhiều so với cọc chế sẵn sức chịu tải lớn nhiều so với cọc chế tạo sẵn Khả chịu lực cao 1,2 lần so với công nghệ khác thích hợp với cơng trình lớn, tải trọng nặng, địa chất móng đất có địa tầng thay đổi phức tạp Độ an toàn thiết kế thi công cao, kết cấu thép dài liên tục 11,7 mét, bê tông đổ liên tục từ đáy hố khoan lên tạo khối cọc bê tơng đúc liền khối nên tránh tình trạng chấp nối tổ hợp cọc ép đóng cọc Do nên tăng khả chịu lực độ bền co móng cơng trình cơng nghiệp, tịa nhà cao tầng, cầu giao thơng quy mô nhỏ,… Độ nghiêng lệch cọc nằm giới hạn cho phép Số lượng cọc đài cọc ít, việc bố trí đài cọc (cùng cơng trình ngầm) cơng trình dễ dàng Chi phí: giảm 20-30% chi phí cho xây dựng móng cơng trình Thời gian thi cơng nhanh SVTH: Vũ Thị Nhâm Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Cơng nghệ kỹ thuật xây dựng Tính an tồn lao động cao cọc ép + Nhược điểm: Yêu cầu kỹ thuật thi cơng cao, khó kiểm tra xác chất lượng bê tơng nhồi vào cọc, địi hỏi lành nghề đội ngũ công nhân việc giám sát chặt chẽ nhằm tuân thủ quy trình thi cơng Mơi trường thi cơng sinh lầy, dơ bẩn Chiều sâu thi công bị hạn chế giới hạn từ 120→ 150 lần đường kính cọc 2.1.2 Giải pháp móng lựa chọn Cơng trình nhà cao tầng có tầng hầm, tầng mái, tầng kĩ thuật kết cấu móng cần thiết kế để đảm bảo khả chịu lực biến dạng Do thường sử dụng cọc ép tiết diện lớn giải pháp khả thi, phù hợp với quy mơ cơng trình điều kiện thi cơng Thành phố Sóc Trăng Sử dụng phương án cọc chịu lực ép bê tông cốt thép tiết diện 300x300mm với chiều dài cọc dự kiến 33m Sức chịu tải dự kiến cho cọc ép 100(T) Cọc ép BTCT có cấu tạo định vị vị trí cọc thể vẽ KC02 loại cọc ép BTCT đúc sẵn vận chuyển đến chân cơng trình 900 300 TP151 P123 P99 P131 500 700 P152 P153 P154 P155 1200 P129 P132 1200 400 7800 400 1200 3200 1200 400 1200 400 P117 400 1200 1200 400 1200 400 1200 P158 400 1200 400 300 P145 P144 P160 P146 P147 50 P148 400 800 400 1200 P161 P162 900 300 400 1200 400 1200 400 Mặt định vị Móng – Cọc 10 P159 B 500 700 4800 P142 550 P118 2000 P116 400 1200 400 P82 P115 TP141 P156 P157 Lớp 52CT2 400 1200 400 P140 P139 P143 1200 400 P80 TP113 P114 200 400 P79 P112 P111 P136 P137 P138 400 1200 1200 1000 P135 600 600 1200 400 1200 1000 1200 P109 400 1200 TP78 P77 400 1200 P108 1200 400 P134 P110 P76 P81 P106 400 1200 400 1200 1200 400 1200 1000 600 600 P107 1000 P75 Hình 1.1 SVTH: Vũ Thị Nhâm P104 P105 P74 800 400 1200 400 1200 1000 1200 P73 1200 600 600 1200 1000 1200 400 600 600 1000 1200 P72 P103 P102 1000 1200 P46 P71 3200 P43 P44 P70 1200 400 P101 1200 400 P42 P45 P68 TP67 400 1200 200 400 TP41 P66 P69 1000 P40 P39 1200 400 P65 1000 1200 P38 400 1200 P37 1200 400 1000 1200 1000 P5 P35 400 1200 P4 P36 400 P2 P3 600 600 600600 P1 P33 P34 400 1200 400 400 1200 3200 B 400 1200 P32 400 1200 1200 400 800 400 P31 400 1200 400 1200 2000 400 1200 400 C P133 1200 400 7800 400 1200 1200 400 1000 1200 P130 P100 1200 400 P126 TP127 A1 800 P98 1200 400 1000 1200 P97 P128 600 600 P63 P125 D D1 400 1200 400 400 1200 P62 1200 400 1000 P61 P96 1200 P30 P94 TP93 1000 P29 P95 800 P150 4800 50 P149 P121 P124 1200 P28 P64 5600 400 1200 400 P120 P119 P122 400 1200 P27 P92 600 600 P26 P60 P91 1200 P25 P59 400 1200 A 1200 400 550 2000 400 1200 400 P89 200 P90 1200 400 P87 P88 400 P85 400 1200 1000 1000 1200 1000 TP86 1000 P24 P58 P57 4400 P23 P56 600 600 P10 P22 1200 P9 P21 850 350 P8 P84 300 P55 1200 1500 P7 P54 200 TP20 P53 1200 400 P19 P51 P50 P52 400 P18 400 1200 1200 400 400 1200 5600 3200 C P6 400 1200 1200 400 P83 400 1200 P14 P17 750 450 P13 P16 P49 1000 1200 P12 P15 400 1200 400 TP48 1000 1200 400 P11 1500 2000 400 1200 400 800 1500 D 1200 400 P47 400 1200 400 400 1200 4800 700 500 1200 400 8200 400 1200 400 1200 400 800 1200 400 1200 8000 500 700 8200 400 1200 400 3800 400 1200 A Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng 4.2.4 Tổ chức cung câp điện cho công trường 5.2.4.1 Lượng điện cần dùng cho công trường Căn vào giai đoạn thi công để lựa chọn phương pháp cung cấp điện cho phù hợp Công suất trạm biến khu vực xác đinh theo công thức: PK Po K o   Pc K c PK  T T cos  c cos  T Trong đó: + Po Ko: công suất điện dùng để thắp sáng hệ số yêu cầu + Pc Kc, cosφc: công suất động lực dùng điện hệ số yêu cầu, hệ số công suất + PT KT, cosφT: công suất dụng cụ thiết bị dùng điện hệ số yêu cầu, hệ số công suất  Xác định Po Ta lập bảng tính cơng suất đối tượng dùng điện để thắp sáng Bảng Bảng lượng điện tiêu hao để tháp sáng Po Công suất TT Nơi tiêu thụ cho đơn vị (W/m2) Diện tích Cơng suất tổng thắp sáng cộng (W) Nhà huy Khu vệ sinh Nhà ăn Kho kín Các bãi vật liệu 15 15 13,8 22,76 199,75 3475 207 68,28 2996,25 10426,35 2138,5 10692,5 Nhà tập thể 13 2276 29588 Nhà tắm 39,83 119,49 2786 0,8 2228,8 300 m Kw/km 1,5 Hiện trường thi công Đường thi công Tổng SVTH: Vũ Thị Nhâm 56328,17 94 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng → Po = 56,3 KW  Xác định PC PT Công suất điện tiêu thụ trực tiếp cho sản xuất K P PT  � t t cos Các thiết bị tiêu thụ điện trực tiếp bao gồm: Máy hàn công suất 23KW; Máy cắt uốn công suất 5KW Máy đầm bàn công suất 1KW; Máy đầm dùi công suất 1,5KW PT  (23    1,5).0,7  32,85 0,65 (KW) Công suất điện chạy máy (động lực điện) K P Pc  � c c cos Các thiết bị có động có động điện bao gồm: Cần trục tháp công suất 36 KW; Vận thăng công suất 7,5 KW Máy trộn vữa công suất 3,2 KW; Máy thổi rửa lỗ khoan công suất 11,2 KW Máy bơm công suất KW → Pc  (36  7,5  11,  4)0,7 3, 2.0,75   66,745 0,65 0,68 (KW) Vậy tổng lượng điện cần dùng là: Pk = 56,3 + 32,85 + 66,45 = 155,6 (KW) Công suất trạm phân phối điện xác định theo cơng thức: Pp = K.P Trong đó: K1 : Hệ số sử dụng đồng thời, K = 0,85 SVTH: Vũ Thị Nhâm 95 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng P: Tổng cộng công suất khu vực dùng điện P = Pk = 155,6 (KW) → Pp = 0,85.155,6 = 124,5 (KW) 5.2.4.2 Chọn nguồn điện cho công trường Nguồn điện phục vụ thi công lấy từ lưới điện quốc gia đảm bảo số lượng chất lượng Mạng lưới cấp điện bao gồm trạm biến áp, hệ thống đường dây dẫn điện thiết bị an tồn điện Bên cạnh đó, cịn phải dự phịng máy phát điện để đảm bảo tính ổn định cho công trường thi công trường hợp mạng lưới điện quốc gia có cố SVTH: Vũ Thị Nhâm 96 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 5.1 Ngành Cơng nghệ kỹ thuật xây dựng CƠNG TÁC AN TỒN TRONG THI CƠNG An tồn lao động xây dựng cơng trình 5.1.1 Khái niệm An tồn lao động thi cơng xây dựng cơng trình: hệ thống biện pháp tổ chức quản lý, điều hành công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động ngăn chặn tai nạn lao động thi công xây dựng cơng trình 5.1.2 Mục đích cơng tác an toàn xây dựng An toàn lao động công tác quan trọng, nhằm nâng cao suất hiệu lao động, hạn chế rủi ro sở đảm bảo vệ sinh, an toàn sản xuất Để thực tốt công tác bảo hộ lao động, tất cán lãnh đạo, quản lý, cán kỹ thuật, người sử dụng lao động người lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, sách bảo hộ lao động quy định, quy trình quy phạm, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy mà cần am hiểu kiến thức khoa học bảo hộ lao động lĩnh vực xây dựng Các nội dung an toàn xây dựng tuân thủ theo TCVN 5308 – 91 Tiêu chuẩn Việt Nam quy phạm kỹ thuật an toàn xây dựng 5.1.3 Yêu cầu chung công trường xây dựng Công trường xây dựng phải đảm bảo yêu cầu sau: Tổng mặt công trường xây dựng phải thiết kế phê duyệt theo quy định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt cơng trường, điều kiện khí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an tồn cho người, máy thiết bị cơng trường khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng thi công xây dựng Vật tư, vật liệu phải xếp gọn gàng ngăn nắp theo thiết kế tổng mặt phê duyệt Không để vật tư, vật liệu chướng ngại vật cản trở đường giao thơng, đường hiểm, lối vào chữa cháy Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không bố trí gần nơi thi cơng lán trại Vật liệu thải phải dọn SVTH: Vũ Thị Nhâm 97 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng sạch, đổ nơi quy định Hệ thống nước phải thường xun thơng bảo đảm mặt công trường khô ráo, không xả nước bừa bãi Trên cơng trường phải có biển báo theo quy định Điều 74 Luật Xây dựng Tại cổng vào phải có sơ đồ tổng mặt công trường, treo nội quy làm việc Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy an tồn phải phổ biến cơng khai cơng trường xây dựng để người biết chấp hành; vị trí nguy hiểm cơng trường đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo hướng dẫn đề phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu An tồn điện: + Hệ thống lưới điện động lực lưới điện chiếu sáng cơng trường phải riêng rẽ; có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả cắt điện phần hay tồn khu vực thi cơng; + Người lao động, máy thiết bị thi công cơng trường phải bảo đảm an tồn điện Các thiết bị điện phải cách điện an tồn q trình thi cơng xây dựng; + Những người tham gia thi công xây dựng phải hướng dẫn kỹ thuật an toàn điện, biết sơ cứu người bị điện giật xảy tai nạn điện An toàn cháy, nổ: + Tổng thầu chủ đầu tư phải thành lập ban huy phòng chống cháy, nổ cơng trường, có quy chế hoạt động phân công, phân cấp cụ thể; + Phương án phòng chống cháy, nổ phải thẩm định, phê duyệt theo quy định Nhà thầu phải tổ chức đội phịng chống cháy, nổ, có phân cơng, phân cấp kèm theo quy chế hoạt động; + Trên công trường phải bố trí thiết bị chữa cháy cục Tại vị trí dễ xảy cháy phải có biển báo cấm lửa lắp đặt thiết bị chữa cháy thiết bị báo động, đảm bảo xảy cháy kịp thời phát để ứng phó; 5.1.4 Yêu cầu chung thi công xây dựng Trước khởi cơng xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công duyệt, biện pháp thi công phải thể giải pháp đảm bảo an toàn lao động SVTH: Vũ Thị Nhâm 98 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng cho người lao động máy, thiết bị thi công công việc Trong thiết kế biện pháp thi cơng phải có thuyết minh hướng dẫn kỹ thuật dẫn thực Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật Đối với cơng việc có u cầu phụ thuộc vào chất lượng cơng việc trước đó, thi cơng cơng việc trước nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định Biện pháp thi cơng giải pháp an tồn phải xem xét định kỳ đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng công trường Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định Những người điều khiển máy, thiết bị thi cơng người thực cơng việc có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động phải huấn luyện an tồn lao động có thẻ an toàn lao động theo quy định; Máy, thiết bị thi cơng có u cầu nghiêm ngặt an tồn lao động phải kiểm định, đăng ký với quan có thẩm quyền theo quy định phép hoạt động công trường Khi hoạt động, máy thiết bị thi cơng phải tn thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn Trường hợp điều kiện thi cơng, thiết bị phải đặt ngồi phạm vi công trường thời gian không hoạt động thiết bị thi công vươn khỏi phạm vi cơng trường phải quan có thẩm quyền cho phép theo quy định địa phương Những người tham gia thi công xây dựng công trường phải khám sức khỏe, huấn luyện an toàn cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định pháp luật lao động 5.2 Biện pháp an toàn giai đoạn thi cơng, 5.2.1 An tồn lao động thi công cọc khoan nhồi, tường đất Công nhân phải đeo trang, găng tay, kính BHLĐ Ống vách phải cao mặt đất 30 – 50cm có sàn làm việc cho cơng nhân Cơng trường phải có hệ thống thu lại dung dịch Bentonite trào khỏi lòng hố đào SVTH: Vũ Thị Nhâm 99 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng Đề phòng tai nạn điện sử dụng máy hàn để gia công cốt thép cọc Ln ý tới ống đổ bê tơng, đề phịng tuột q trình rút ống 5.2.2 An tồn lao động thi công đào đất, thi công tầng hầm Đào đất máy đào gầu nghịch + Trong thời gian máy hoạt động, cấm người lại phạm vi hoạt động máy khu vực phải có biển báo + Khi vận hành máy phải kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết bị an tồn phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải + Khi đổ đất vào thùng xe tơ phải quay gầu qua phía sau thùng xe dừng gầu thùng xe Sau hạ gầu từ từ xuống để đổ đất Đào đất thủ công + Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hành + Trong khu vực đào đất nên có nhiều người làm việc phải bố trí khoảng cách người người đảm bảo an toàn + Cấm bố trí người làm việc miệng hố đào có người làm việc bên hố đào khoang mà đất rơi, lở xuống người bên An toàn sử dụng máy ủi: + Không để máy ủi chồm khỏi mép bờ, mép hố lỗ mở + Khi ủi đến mép lỗ mở cần giảm tốc độ + Khi di chuyển phải nâng lưởi ủi cách mặt đất 50cm, + Đến chỗ đường vịng tn theo bán kính quay máy Xe vận chuyển đất: chở đất vật liệu phải có bạt chống bụi, xe chở phế thải phải vệ sinh trước công trường 5.2.3 An tồn lao động thi cơng cao Bố trí thang lên xuống Sử dụng dây cứu sinh Làm hệ thống lan can an toàn, chiều cao tay vịn lan can so với mặt sàn 120cm, khoảng cách trụ không 2,5m SVTH: Vũ Thị Nhâm 100 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng Mắc sát lưới bảo vệ sát tới mức bề mặt khu vực thi công, kiểm tra lưới để phát chỗ rách, hỏng Trong phạm vi có người làm việc mái phải có rào ngăn biển cấm bên để tránh dụng cụ vật liệu rơi vào người qua lại Hàng rào ngăn phải đặt rộng mép ngồi mái theo hình chiếu với khoảng > 3m 5.2.4 An tồn lao động thi cơng cơng tác bê tông 6.2.4.1 Công tác thép Công tác gia công, lắp dựng cốt thép + Gia công cốt thép phải tiến hành khu vực riêng, xung quanh có rào chắn biển báo + Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng cắt cốt thép có đoạn dài 0,3m + Khi nắn thẳng thép tròn cuộn máy phải che chắn bảo hiểm trục cuộn trước mở máy, hãm động đưa đầu nối thép vào trục cuộn + Khi gia công cốt thép làm rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân + Buộc cốt thép phải dùng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc tay cho pháp thiết kế 6.2.4.2 Công tác giàn giáo, ván khuôn Lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo: + Sử dụng giàn giáo thép nên cần kết hợp hệ thống giằngvào kết cấu cơng trình, hệ khung giằng ổn định chịu lực, biến dạng có hệ thống chống sét + Khơng sử dụng dàn giáo: Có biến dạng, rạn nứt, mịn gỉ thiếu phận: móc neo, giằng + Các cột giàn giáo phải đặt vật kê ổn định đề phòng lún, trượt + Không chất tải lên giàn giáo + Khi dàn giáo cao 6m phải làm sàn công tác: Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên SVTH: Vũ Thị Nhâm 101 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp + Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng Thường xuyên kiểm tra tất phận kết cấu dàn giáo, giá đỡ, để kịp thời phát tình trạng hư hỏng dàn giáo để có biện pháp sửa chữa kịp thời + Khi tháo dỡ dàn giáo phải có rào ngăn, biển cấm người qua lại 6.2.4.3 Công tác đổ, đầm bê tông Đổ đầm bê tông: + Trước đổ bê tông cán kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt cốp pha, cốt thép, dàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển + Lối qua lại khu vực đổ bê tơng phải có rào ngăn biến cấm Trường hợp bắt buộc có người qua lại cần làm che phía lối qua lại + Cấm người khơng có nhiệm vụ đứng sàn rót vữa bê tơng.Cơng nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh máy, vịi bơm đổ bê tơng phải có găng, ủng + Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần: + Nối đất với vỏ đầm rung + Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động điện đầm + Làm đầm rung, lau khô quấn dây dẫn làm việc + Ngừng đầm rung từ 5-7 phút sau lần làm việc liên tục từ 30-35 phút + Công nhân vận hành máy phải trang bị ủng cao su cách điện phương tiện bảo vệ cá nhân khác 5.2.5 Cơng tác xây hồn thiện Xây tường + Kiểm tra tình trạng giàn giáo giá đỡ phục vụ cho công tác xây, kiểm tra lại việc xếp bố trí vật liệu vị trí cơng nhân đứng làm việc sàn cơng tác + Khi xây đến độ cao cách sàn nhà 1,5 m phải bắc giàn giáo, giá đỡ + Chuyển vật liệu (gạch, vữa) lên sàn công tác độ cao 2m phải dùng thiết bị vận chuyển Bàn nâng gạch phải có chắn, đảm bảo không rơi đổ nâng, cấm chuyển gạch cách tung gạch lên cao 2m SVTH: Vũ Thị Nhâm 102 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp + Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng Khi làm sàn cơng tác bên nhà để xây bên ngồi phải đặt rào ngăn biển cấm cách chân tường 1,5m độ cao xây < 7,0m cách 2,0m độ cao xây > 7,0m Phải che chắn lỗ tường tầng trở lên người lọt qua Cơng tác hồn thiện + Sử dụng dàn giáo, sàn cơng tác làm cơng tác hồn thiện phải theo hướng dẫn cán kỹ thuật Không phép dùng thang để làm công tác hồn thiện cao + Cán thi cơng phải đảm bảo việc ngắt điện hoàn thiện chuẩn bị trát, sơn, lên bề mặt hệ thống điện Cơng tác xây trát + Trát trong, ngồi cơng trình cần sử dụng giàn giáo theo quy định quy phạm, đảm bảo ổn định, vững + Cấm dùng chất độc hại để làm vữa trát màu + Đưa vữa lên sàn tầng cao 5m phải dùng thiết bị vận chuyển lên cao hợp lý + Thùng, xô thiết bị chứa đựng vữa phải để vị trí chắn để tránh rơi, trượt Khi xong việc phải cọ rửa thu gọn SVTH: Vũ Thị Nhâm 103 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng CHƯƠNG 6.1 LẬP DỰ TỐN CƠNG TRÌNH Cơ sở lập dự tốn Hồ sơ thiết kế Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công Văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 Bộ Xây dựng việc cơng bố Định mức dự tốn cơng trình – Phần Xây dựng Thông tư 04/2010/TT–BXD ngày 26/05/2010 Bộ xây dựng việc hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy thiết bị thi công Nghị định số 79/2001/NĐ–CP phủ ban hành thuế VAT Nghị định 103/2102 NĐ–CP phủ quy định mức lương tối thiểu vùng người lao động Công văn 10505/SXD-QLKTXD hướng dẫn dự tốn xây dựng cơng trình ban hành ngày 28/12/2010 Sử dụng đơn giá xây dựng Hà Nội DG56-XDHN ban hành ngày 22/12/2008 Sử dụng thông báo giá vật liệu thành phố Hà Nội quý III năm 2013 ( ban hành kèm theo công văn số 03/2013/ CBGVL - LS ngày 1/09/2013 sở liên ngành: XD Tài Các chế độ xây dựng văn hành 6.2 Các bước nội dung lập dự toán 6.2.1 Các bước lập dự toán 6.2.2 Lập bảng tính tốn khới lượng dự tốn cơng trình Xem phụ lục – Phụ lục III 6.2.3 Lập bảng tổng hợp chênh lệch vật tư Xem phụ lục – Phụ lục IV 6.2.4 Nội dung dự tốn xây dựng cơng trình 7.2.5.1 Chi phí trực tiếp (T) Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí sau: SVTH: Vũ Thị Nhâm 104 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng Chi phí vật liệu (VL): Chi phí nhân cơng: VL = NC =  j1  j1 Qj x Djvl + CLvl QjxDjncxKĐCNC h  Chi phí máy thi cơng M = Chi phí trực tiếp khác TT = 2,5% x (VL+NC+M) j1 Qj x Djm x KĐCMTC Trong đó: + Qj: Khối lượng cơng tác xây dựng thứ j + Djvl , Djnc , Djm: Chi phí vật liệu, nhân cơng, máy thi cơng đơn giá xây dựng công tác xây dựng thứ j + CLvl: Chênh lệch vật liệu (lấy từ tổng hợp vật tư) CLvl = 47.257.087.000 đồng + KĐCNC: Hệ số điều chỉnh nhân công LTT M KĐCNC = LTT C Trong đó: LTT M lương tối thiểu vùng theo NĐ 103/2012/NĐCP; LTMT = 2.350.000 đồng LTT C lương tối thiểu vùng theo NĐ 94/2006/NĐCP; LTCT = 450.000 đồng 2350000 = 5,22 → KĐCNC = 450000 + KĐCMTC: Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công Hệ số điều chỉnh KĐCMTC xác định theo phương pháp tam xuất (nội suy), sở hệ số KĐCMTC ban hành kèm theo định 4602/QĐ-UBND ngày 5/10/2011 định 4662/QĐ-UBND ngày 22/9/2010 (so với mức lương tối thiểu 450.000 đồng) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Phương pháp áp dụng theo Cơng văn 10505/SXD-QLKTXD hướng dẫn dự tốn xây dựng cơng trình ban hành ngày 28/12/2010 Năm 2011: Ltt = 1350000 với KĐCMTC = 1,341 SVTH: Vũ Thị Nhâm 105 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng Năm 2010: Ltt = 980000 với KĐCMTC = 1,231 1,341 + → KĐCMTC = + ( 2.350.000- 1.350.000) �( 1,341( 1.350.000- 980.000) 1,231) = 1,638 2,5% định mức chi phí trực tiếp khác cơng trình dân dụng thị (tra theo bảng phụ lục 3.7 : Định mức chi phí trực tiếp khác - Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010) → Tổng chi phí trực tiếp : T = TT + VL + NC +M 7.2.5.1 Chi phí chung (C) C = T x 6,5 % Trong đó: 6,5% định mức chi phí chung cho cơng trình dân dụng (tra theo bảng phụ lục 3.8: Định mức chi phí chung,thu nhập chịu thuế tính trước - Thơng tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010) 7.2.5.1 Thu nhập chịu thuế tính trước (TL) TL = (T + C) x 5,5% Trong đó: 5,5% định mức thu nhập chịu thuế tính trước cho cơng trình dân dụng (tra theo bảng phụ lục 3.8 : Định mức chi phí chung,thu nhập chịu thuế tính trước – Thơng tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010) Chi phí xây dựng trước thuế : G = T + C + TL 7.2.5.1 Thuế giá trị gia tăng (GTGT) GTGT = G x 10% Trong đó: 10% giá trị thuế suất theo quy định thông tư số108/2011/TT-BTC quy định thuế xuất nhập Chi phí xây dựng sau thuế : GXDST = G + GTGT 7.2.5.1 Chi phí xây dựng lán trại, nhà tạm (GXDNT) GXDNT = GXDST x 1% SVTH: Vũ Thị Nhâm 106 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Cơng nghệ kỹ thuật xây dựng Trong đó: 1% định mức chi phí xây dựng lán trại,nhà tạm cơng trình dân dụng thị,theo điều khoản quy định chi phí xây dựng lán trại,nhà tạm Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010) → Tổng hợp chi phí xây dựng: GXD = GXDST + GXDNT 6.3 Giá trị dự tốn cơng trình STT Khoản mục chi phí I CHI PHÍ TRỰC TIẾP Chi phí vật liệu Ký VL  j1  Chi phí nhân cơng Cách tính Giá trị (đ) Qj x Djvl + CLvl 97.907.561.807 Qj x Djnc x 42.262.805.559 hiệu NC j1 KĐCNC h Chi phí máy thi cơng M  j1 Qj x Djm x 14.215.607.368 KĐCMTC II Trực tiếp phí khác TT 2,5% x (VL+NC+M) 3.859.649.368 Cộng chi phí trực tiếp T VL + NC + M + TT 158.246.000.000 CHI PHÍ CHUNG C 6,5% x T 10.285.965.567 Z T+C 168.532.000.000 TL 5,5% x (T+C) 9.269.237.432 G (T + C + TL) 17.780.1000.000 Giá thành dự toán xây dựng III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC Giá trị dự toán xây dựng trước thuế IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Giá trị dự toán xây V dựng sau thuế Chi phí xây dựng nhà SVTH: Vũ Thị Nhâm GTGT G x 10% GXDS G + GTGT T GXDL 1% x GXDCPT 107 17.780.082.710 195.581.000.000 1.955.809.098 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp tạm trường để điều hành thi cơng Tổng chi phí Ngành Cơng nghệ kỹ thuật xây dựng T G GXDST + GXDLT 197.537.000.000 Vậy tổng dự tốn để xây dựng cơng trình là: 197.537.000.000 (đồng) ( Một trăm chín mươi bảy tỷ năm trăm ba mươi bảy triệu đồng) SVTH: Vũ Thị Nhâm 108 Lớp 52CT2 ... 52CT2 Đồ án tốt nghiệp SVTH: Vũ Thị Nhâm Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng 27 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng CHƯƠNG KỸ THUẬT THI CƠNG CƠNG TRÌNH CHÍNH 2.5 Cơng tác... Đồ án tốt nghiệp - Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng Chuẩn bị tài liệu: + Phải kiểm tra để loại bỏ cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật + Phải có đầy đủ báo cáo khảo sát địa chất công tŕnh, biểu đồ. .. kĩ thuật cản trở công tác ép theo thiết kế, sai số vị trí độ nghiêng - Tên cán giám sát, tổ trưởng tổ thi công SVTH: Vũ Thị Nhâm 23 Lớp 52CT2 Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng

Ngày đăng: 10/10/2021, 21:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w