Tài liệu Hệ thống truyền lực ppt

17 536 6
Tài liệu Hệ thống truyền lực ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực -1- Mô tả Mô tả Hệ thống truyền lực truyền công suất của động cơ đến các bánh xe. Người ta thường chia nó thành các loại sau đây: 1. FF (Động cơ ở phía trước Xe dẫn động bánh trước) Lực dẫn động từ động cơ truyền qua bộ vi sai của hộp số ngang đến các bán trục, các bánh xe và các lốp ở bên trái và bên phải. 2. FR (Động cơ ở phía trước Xe dẫn động bánh sau) Lực dẫn động từ động cơ truyền từ hộp số rồi qua trục các đăng và bộ vi sai đến bán trục (hoặc cầu xe), cầu xe, các bánh xe và các lốp ở bên trái và bên phải. Gợi ý: Tổ hợp bán trục và cầu xe cũng được gọi là bán trục dẫn động (1/1) Bộ vi sai Cấu tạo Bộ vi sai tiếp tục tăng mômen quay đã truyền qua hộp số dọc và phân phối lực dẫn động tới các bán trục bên trái và bên phải. Ngoài ra, chính truyền lực vi sai tạo ra sự chênh lệch về tốc độ quay giữa bánh xe phía trong và bánh xe phía ngoài khi xe quay vòng và làm cho xe chạy êm trên những đường cong. 1. Truyền lực cuối cùng Truyền lực cuối cùng giảm số vòng quay từ hộp số ngang (dọc) để tăng mômen quay. Truyền lực cuối cùng của xe FR tăng mômen quay khi xe chuyển hướng. 2. Truyền lực vi sai Truyền lực vi sai tạo ra tốc độ quay chênh lệch giữa hai bánh xe khi xe chạy trên các đường vòng. (1/5) Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực -2- 1. Bộ vi sai của loại xe FF Bộ vi sai dùng trong các xe FF có động cơ lắp ngang được gắn liền với hộp truyền lực. Người ta lắp cụm vi sai ở giữa vỏ hộp số ngang và vỏ hộp truyền lực. Bánh răng lớn là loại bánh răng xoắn. Bánh răng này được kết hợp với hộp vi sai và lắp trên vỏ hộp số ngang qua hai vòng bi bán trục. Bán trục ăn khớp với then hoa trong của bánh răng bán trục. Thường có hai bánh răng vi sai để dẫn động, nhưng ở các bộ vi dùng cho các động cơ có công suất cao thường dùng bốn bánh răng vi sai để dẫn động. (2/5) 2. Bộ vi sai của loại xe FR Truyền lực cuối cùng và bộ vi sai trong thực tế được lắp liền thành một cụm, như được thể hiện ở hình bên trái, và được lắp đặt trực tiếp trong vỏ hộp vi sai và được tiếp tục lắp vào hộp cầu sau, thân xe hoặc khung xe. Khớp nối các đăng của trục các đăng được lắp cố định vào mặt bích nối làm quay bánh răng quả dứa được nối với bích này. Bánh răng quả dứa được lắp trong vỏ hộp vi sai trên 2 ổ lăn côn. Người ta lắp bánh răng vành chậu liền với vỏ hộp vi sai vào giá đỡ vi sai qua hai vòng bi bán trục. Bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu là các bánh răng côn xoắn có đường tâm của trục lệch nhau, vì vậy phải dùng loại dầu bánh răng hypoit đặc biệt để bôi trơn cho chúng. Người ta lắp các bánh răng bán trục vào các bán trục sau bằng rãnh then. (3/5) Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực -3- 3. Điều chỉnh (1) Điều chỉnh tải trọng ban đầu của vòng bi bán trục Người ta dùng ổ lăn côn trong vòng bi bán trục, nên cần phải điều chỉnh tải trọng ban đầu của các vòng bi bán trục này. (2) Điều chỉnh tải trọng ban đầu của bánh răng quả dứa Người ta thường điều chỉnh tải trọng ban đầu của các vòng bi bánh răng quả dứa bằng cách thay đổi khoảng cách các vòng lăn trong của ổ đỡ trước và sau, trong khi cố định các vòng lăn ngoài vào hộp vi sai. Cũng có thể thực hiện việc này bằng cách thay đổi tổng độ dày của các vòng đệm được sử dụng, hoặc đặt áp lực vào vòng cách co giãn (bằng cách vặn chặt đai ốc) để làm thay đổi chiều dài của nó. (3) Điều chỉnh khe hở ăn khớp bánh răng vành chậu Điều chỉnh khe hở ăn khớp là điều chỉnh khe hở của bề mặt tiếp xúc giữa bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu. Khi khe hở ăn khớp lớn, điều chỉnh hộp vi sai về phía bánh răng quả dứa, còn khi he hở ăn khớp nhỏ, điều chỉnh theo hướng ra xa bánh răng quả dứa. Sử dụng đai ốc điều chỉnh để thực hiện việc điều chỉnh này. (4) Điều chỉnh vết tiếp xúc răng của bánh răng vành chậu Điều chỉnh vết tiếp xúc răng của bánh răng vành chậu bằng cách sử dụng vòng đệm điều chỉnh để dịch chuyển độ lệch giữa bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu. (4/5) Gợi ý khi sửa chữa: 1. Tải trọng ban đầu của vòng bi bán trục Bánh răng vành chậu phát sinh ra lực đẩy dọc trục, vì vậy nếu điều chỉnh tải trọng ban đầu không đúng, ổ lăn côn bên sẽ mòn làm cho tốc độ quay không ổn định. Để tránh hiện tượng này, cần phải điều chỉnh tải trọng ban đầu bằng đệm điều chỉnh hoặc đai ốc điều chỉnh. 2. Tải trọng ban đầu của bánh răng quả dứa (FR) Bánh răng vành chậu phát sinh ra lực đẩy dọc trục, vì vậy nếu điều chỉnh tải trọng ban đầu không đúng, các ổ lăn côn ở cả hai đầu của bánh răng quả dứa sẽ bị mòn làm cho tốc độ quay không ổn định. Để tránh hiện tượng này cần phải điều chỉnh tải trọng ban đầu bằng đệm điều chỉnh hoặc vòng cách co giãn. 3. Khe hở ăn khớp của bánh răng vành chậu hypoit (FR) Bánh răng vành chậu tạo ra một lực đẩy tác động vào bánh răng quả dứa, vì vậy nếu điều chỉnh khe hở ăn khớp không chính xác, lực tác động sẽ quá lớn làm cho răng của cả hai bánh răng này bị hư hỏng và bị kẹt. Cần phải dùng đai ốc điều chỉnh hoặc đệm điều chỉnh để điều chỉnh khe hở răng này. 4. Vết ăn khớp của bánh răng vành chậu (FR) Bánh răng vành chậu tạo ra một lực đẩy tác động vào bánh răng quả dứa, vì vậy nếu không điều chỉnh tốt vết ăn khớp này, lực tác động sẽ quá mức làm cho răng của cả hai bánh răng này bị hư hỏng và bị kẹt hoặc sinh ra tiếng ồn. Phải điều chỉnh không chỉ khe ăn khớp, mà phải điều chỉnh cả vết ăn khớp của bánh răng bằng vòng đệm điều chỉnh. (5/5) Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực -4- Hoạt động 1. Khi xe chạy thẳng Khi xe chạy thẳng, một lực cản đều nhau tác động lên cả bánh xe bên phải và bánh xe bên trái, vì vậy bánh răng vành chậu, bánh răng vi sai và bánh răng bán trục đều quay như một khối liền để truyền lực dẫn động đến cả hai bánh xe. 2. Khi xe chạy trên đường vòng Khi xe chạy trên đường vòng, tốc độ quay của lốp ngoài và lốp trong sẽ khác nhau. Nói khác đi, bên trong bộ vi sai, bánh răng bán trục B phía trong quay chậm và bánh răng vi sai phải quay sao cho bánh răng bán trục A phía ngoài quay nhanh hơn. Đó là cách mà bộ vi sai làm cho xe chạy êm qua các đường vòng. Gợi ý: Bộ vi sai hoạt động để tác động cùng một mômen quay vào cả bánh xe bên phải và bánh xe bên trái. Vì vậy, trong khi điều này có ưu điểm là làm cho xe chạy được êm qua các đường vòng, thì lại có nhược điểm là làm giảm lực dẫn động đến cả hai bánh xe khi lực dẫn động của một bánh xe bị giảm. (1/1) Bộ vi sai hạn chế trượt LSD (Bộ vi sai hạn chế trượt) LSD là một cơ cấu hạn chế bộ vi sai khi một trong các bánh xe bắt đầu trượt để tạo ra một lực dẫn động phù hợp ở bánh xe kia làm cho xe chạy êm. Có các loại LSD khác nhau. 1. LSD nối khớp thuỷ lực Khớp nối thuỷ lực là một loại khớp (ly hợp) thuỷ lực truyền mômen quay bằng sức cản nhớt của dầu. Nó sử dụng sức cản nhớt này để hạn chế sự trượt vi sai. LSD nối khớp thuỷ lực được sử dụng như một cơ cấu hạn chế vi sai ở bộ vi sai trung tâm của các xe 4WD và một số LSD nối khớp thuỷ lực được sử dụng ở các bộ vi sai của các xe kiểu FF và FR. (1/4) Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực -5- 2. LSD cảm biến mômen kiểu bánh răng xoắn Độ hạn chế trượt được thực hiện chủ yếu nhờ lực ma sát được tạo ra giữa các đỉnh răng của bánh răng hành tinh và vách trong của hộp vi sai, và ma sát được tạo ra giữa mặt đầu của bánh răng bán trục và vòng đệm chặn. Nguyên tắc của bộ hạn chế trượt là làm cho phản lực F1 (được hợp thành từ phản lực ăn khớp của bánh răng hành tinh và bánh răng bán trục, và phản lực ăn khớp của bản thân các bánh răng hành tinh) có thể đẩy bánh răng hành tinh theo chiều của hộp vi sai theo tỷ lệ với mômen đầu vào. Do phản lực F1 lực ma sát m F1 (được tạo ra giữa đỉnh răng của bánh răng hành tinh và vách trong của hộp vi sai) sẽ tác động theo hướng làm bánh răng hành tinh ngừng quay. (2/4) 3. LSD cảm nhận mômen quay Lực hạn chế vi sai được tạo ra từ ma sát cạnh răng giữa các bánh răng bán trục và các trục vít, và ma sát giữa vỏ hộp vi sai, các vòng đệm chặn và các bánh răng bán trục. Trong loại LSD cảm nhận mômen quay này, lực hạn chế vi sai thay đổi mạnh và nhanh theo mômen quay tác động vào nó. Do đó, nếu nhả bàn đạp ga trong khi xe đang quay vòng, bộ vi sai sẽ làm việc êm dịu như một bộ vi sai bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp có mômen lớn hơn tác động, thì lực hạn chế vi sai lớn hơn sẽ được tạo ra. (3/4) Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực -6- 4. Loại nhiều đĩa Lò xo nén hình ống được lắp giữa các bánh răng bán trục trái và phải để giữ các vòng đệm chặn luôn ép vào các tấm ly hợp qua các vòng cách và các bánh răng bán trục. Do đó, ma sát được tạo ra giữa giữa tấm ly hợp và vòng đệm chặn sẽ hạn chế bộ vi sai. Gợi ý: Dùng dầu LSD đặc biệt cho các LSD kiểu nhiều đĩa (4/4) Bán trục/cầu xe Mô tả Bán trục/cầu xe truyền lực dẫn động đến bánh xe. 1. Bán trục (loại hệ thống treo độc lập) Chúng phải có một cơ cấu để triệt tiêu những thay đổi về chiều dài của các bán trục gây ra do các chuyển động lên xuống của các bánh xe. Trong trường hợp các xe FF, vì các bánh xe được sử dụng vừa để lái vừa để dẫn động, chúng phải duy trì được cùng một góc làm việc trong khi các bánh trước đang được lái, và phải quay các bánh xe với tốc độ đồng đều. 2. Cầu xe (loại hệ thống treo phụ thuộc) Các bánh xe bên trái và bên phải được nối thẳng với cầu xe. Hộp cầu xe vừa phải đỡ trọng lượng của xe vừa phải chứa bộ vi sai ở tâm của nó. (1/1) Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực -7- Cấu tạo và hoạt động 1. Các khớp nối có tốc độ không đổi Các khớp nối có tốc độ không đổi dùng để tránh xảy ra tốc độ quay khác nhau giữa bán trục và trục bị dẫn, bất kể góc của khớp nối như thế nào. Các khớp nối này chủ yếu được sử dụng ở các bán trục của xe với các hệ thống treo độc lập. Có nhiều loại khớp nối tốc độ không đổi khác nhau. (1) Khớp nối Rzeppa (Birfield) Vòng lăn trong lồng vào vòng lăn ngoài hình bát, với sáu viên bi thép được vòng cách bi giữ cách nhau. Cấu tạo của hệ thống này đơn giản và có khả năng truyền lực lớn. Người ta sử dụng loại khớp nối này ở phía bánh xe của bán trục. (2) Nguyên lý của khớp nối có tốc độ không đổi (khớp Rzeppa) Mặt tựa của các viên bi có một độ cong đặc biệt sao cho điểm giao nhau (0) của các đường tâm của các trục chủ động và bị động luôn luôn nằm ở trên đường nối tâm (P) của các viên bi thép. Do đó, tốc độ góc (tốc độ quay theo một góc) của bán trục luôn luôn bằng tốc độ của trục bị động. (1/3) 2. Khớp chạc ba Trong khớp nối này, có một chạc ba với ba trục xoay trên cùng một mặt phẳng. Ba con lăn được lắp vào các trục xoay này, và ba vỏ hình khum có các rãnh song song được lắp với mỗi con lăn. Cấu tạo của hệ thống này đơn giản và không đắt tiền. Nói chung, loại khớp nối này có thể dịch chuyển theo chiều trục. Người ta sử dụng loại khớp nối này ở phía bộ vi sai của bán trục. 3. Tốc độ không thay đổi có độ lệch kép Cấu tạo của loại khớp nối này gần giống như loại khớp Rzeppa (Birfield), nhưng nó có thể trượt theo chiều trục. Các bề mặt trong và ngoài của vòng cách bị lệch trục với nhau. (2/3) Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực -8- 4. Khớp tốc độ không đổi kiểu rãnh chéo Đây là loại khớp nối nhỏ và nhẹ, trong đó các rãnh đặt bi của vòng lăn ngoài và các rãnh của vòng lăn trong tạo thành các góc. Có hai loại, một loại trượt dọc trục, và loại kia không trượt. gợi ý khi sửa chữa: ã Nếu có vết nứt ở các cao su chắn bụi của khớp nối tốc độ không đổi, mỡ bôi trơn sẽ bị giảm chất lượng và chảy ra ngoài, gây ra tiếng kêu bất thường và làm cho khớp không thể chuyển động được. ã Vì có nhiều loại vòng kẹp để giữ cao su chắn bụi bán trục, hãy tham khảo sách hướng dẫn sửa chữa để xử lý chúng chính xác. ã Loại và lượng mỡ bôi trơn dùng ở bên trong cao su chắn bụi bán trục thay đổi theo kiểu xe, hãy tham khảo sách hướng dẫn sửa chữa. (3/3) Bán trục/Cầu xe Chiều dài của bán trục ở các xe FF, sự chênh lệch về chiều dài của các bán trục bên trái và bên phải cũng có thể làm cho vô lăng lái bị ngoặt đột ngột về một bên, hoặc xe đổi hướng khi khởi hành nhanh hoặc khi tăng tốc độ đột ngột. Người ta gọi hiện tượng này là lái có mômen cản. Vì lẽ này, một số kiểu xe sử dụng một trục trung gian kết hợp với các bán trục bên trái và bên phải có cùng chiều dài để tránh xảy ra hiện tượng lái có mômen cản. (1/1) Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực -9- Trục các đăng Mô tả Trục các đăng (ở các xe FR và các xe 4WD) truyền công suất từ hộp số ngang/dọc đến bộ vi sai. Trục các đăng có thể dịch chuyển lên xuống tương ứng với các điều kiện đường xá và triệt tiêu sự thay đổi về chiều dài bằng rãnh then. Người ta lắp đặt trục cac đăng ở vị trí sao cho bộ vi sai thấp hơn hộp số, do đó trục bị nghiêng đi. Vì những lý do này, người ta thiết kế trục các đăng sao cho nó truyền công suất từ hộp số đến bộ vi sai được êm dịu không bị ảnh hưởng của các thay đổi nói trên. (1/1) Cấu tạo và hoạt động 1. Trục các đăng Trục các đăng là một ống thép nhẹ bằng thép các bon, đủ khoẻ để chống xoắn và cong. Bình thường trục các đăng là một ống liền có hai khớp nối ở hai đầu hình thành các khớp các đăng. Vì có đôi chút rung động ở tốc độ cao, nên ngày nay người ta thường sử dụng trục các đăng loại có 3 khớp nối. (1) Loại có hai khớp nối Tổng chiều dài của mỗi đoạn của trục các đăng loại hai khớp nối tương đối lớn. Điều này có nghĩa là khi trục các đăng quay ở tốc độ cao, nó có xu hướng cong đi một chút và rung động hơn do độ mất cân bằng dư. (2) Loại có 3 khớp nối Chiều dài của mỗi đoạn trục của trục các đăng loại 2 đoạn, 3 khớp ngắn hơn và do đó độ cong do không cân bằng ngắn hơn. Độ rung ở tốc độ cao cũng giảm. (1/5) Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực -10- (3) ổ đỡ giữa ổ đỡ giữa đỡ hai phần của trục các đăng ở giữa, và được lắp qua mặt bích vào các rãnh then hoa ở đầu trục trung gian. Bản thân ổ đỡ giữa gồm có ống lót cao su che chắn ổ đỡ, và ổ đỡ này lại đỡ các trục các đăng và được lắp vào thân xe bằng một giá đỡ. Vì người ta tách trục cac đăng làm hai đoạn, ống lót cao su sẽ khử độ rung trong trục các đăng để ngăn độ rung này lan đến khung xe. Do đó, độ rung và tiếng ồn từ trục các đăng ở tốc độ cao được giảm tới mức tối thiểu. Gợi ý: Trước khi tháo ổ đỡ giữa, phải đánh dấu ghi nhớ ở đoạn chạc mặt bích và trục trung gian để đảm bảo độ chính xác khi lắp đoạn chạc mặt bích này sau khi bảo dưỡng. Nếu không lắp các bộ phận theo dấu đối chiếu, khi xe chạy có thể sinh ra rung động và tiếng ồn. (2/5) 2. Khớp các đăng Mục đích của khớp các đăng là để khử những biến đổi về góc phát sinh từ những thay đổi vị trí tương đối giữa bộ vi sai và hộp số, và nhờ vậy việc truyền công suất từ hộp số đến bộ vi sai được êm dịu. (1) Khớp các đăng kiểu chữ thập Khớp cac đăng kiểu chữ thập được sử dụng phổ biến vì cấu tạo của chúng đơn giản và làm việc chính xác. Một trong hai chạc đầu trục được hàn vào trục các đăng, còn chạc kia được gắn liền và một bích nối hoặc một đoạn trục rỗng (khớp trượt). Để tránh cho nắp vòng bi không bị văng ra khi trục các đăng quay ở tốc độ cao, người ta dùng một phanh hãm hoặc một tấm chặn để giữ chặt nắp vòng bi trong loại vòng bi mềm này. Loại nắp vòng bi cứng không thể tháo được. (3/5) [...]... Mô tả Cầu xe đỡ các bánh xe Do đó, thiết kế cầu xe có thể thay đổi theo loại hệ thống treo và hệ thống truyền lực (FF, FR, 4WD, v.v ) Trục cầu xe đỡ bánh xe và truyền mômen dẫn động từ bán trục Gợi ý: Tổ hợp bán trục và trục cầu xe cũng gọi là bán trục dẫn động (1/1) -12- Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực 1 Loại sử dụng các vòng bi chặn (1) Cầu trước có bán trục Các bán trục... bi cầu hướng kính (1) Cầu sau (xe FR) Cầu sau của xe FR không chỉ đỡ tải trọng trên các bánh sau, mà còn truyền công suất từ động cơ đến các bánh xe (2/2) -13- Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực Bài tập Hãy sử dụng các bài tập này để kiểm tra mức hiểu biết của bạn về các tài liệu trong chương này Sau khi trả lời mỗi bài tập, bạn có thể dùng nút tham khảo để kiểm tra các trang... dùng để đỡ trọng lượng của xe, và là một bộ phận của hệ thống lái Người ta sử dụng các vòng bi chặn ở các xe chở khách mới nhất (4) Cầu sau có bán trục Trong hệ thống treo độc lập, không có hộp bán trục sau, và bộ vi sai được lắp trực tiếp vào thân xe Bán trục truyền công suất từ bộ vi sai đến các bánh xe Gợi ý Khi lắp vòng bi chặn, phải siết chặt đến lực vặn qui định Không cần điều chỉnh độ tải trọng... các trang liên quan đến câu hỏi về câu hỏi hiện tại Khi các bạn có câu trả lời đúng, hãy trở về văn bản để duyệt lại tài liệu và tìm câu trả lời đúng Khi đã trả lời đúng mọi câu hỏi, bạn có thể chuyển sang chương tiếp theo -14- Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực Câu hỏi-1 Nhng cõu trỡnh by sau õy liờn quan n cỏc b phn ca h thng truyn lc Hóy ỏnh du ỳng hoc Sai cho mi cõu sau...Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực Sự thay đổi về tốc độ góc của khớp các đăng Hình bên trái minh hoạ sự thay đổi về tốc độ của trục bị dẫn B, hợp thành một góc 300 với trục dẫn động A khi bán trục A quay ở tốc độ không... về vận tốc góc này Hơn nữa các trục dẫn động và trục bị dẫn được đặt song song với nhau để tránh những biến động về tốc độ quay và mômen quay (4/5) -11- Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực (2) Khớp nối mềm Đường tâm nối hộp số, trục các đăng và bộ vi sai càng thẳng thì độ rung và tiếng ồn sẽ càng ít Do đó, ở một số xe chở khách kiểu FR mới nhất, người ta sử dụng trục cac đăng... cỏc t tng ng vi 1 n 4 a) Bỏnh rng qu da b) Bỏnh rng ln (vnh chu) f) Vũng m iu chnh Tr li: 1 2 c) Bỏnh rng vi sai 3 -15- d) Hp vi sai 4 e) Bỏnh rng bỏn trc Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực Câu hỏi-3 Nhng cõu trỡnh by sau õy liờn quan n cỏc vic chnh b vi sai ca xe FR hoc 4WD Hóy chn cõu trỡnh by no l ỳng Vỡ ngi ta chn cỏc vũng bi chn thng dựng cho cỏc vũng bi bỏn trc, nờn khụng... tng ng vi 1 n 4 1 2 3 4 a) Khp ni Rzeppa (Birfield) khụng i cú rónh chộo b) Khp ni chc ba Tr li: 2 1 c) Khp ni tc khụng i lch 2 ln 3 -16- 4 d) Khp ni tc Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực Câu hỏi-5 Cỏc hỡnh minh ho sau õy th hin cỏc loi vũng bi dựng trong cỏc cu trc T cỏc cm t sau õy, chn vũng bi thớch hp vi 1 n 4 1 2 3 4 a) Vũng bi chn Tr li: b) Vũng bi a cụn 1 2 c) Vũng bi... định Không cần điều chỉnh độ tải trọng ban đầu (1/2) 2 Loại sử dụng các vòng bi đũa côn (1) Cầu trước không có bán trục Với cam quay được dùng như một trục tâm, tải trọng ở các bánh xe trước được truyền vào hệ thống treo Người ta lắp mỗi bánh xe vào cam quay của nó qua các vòng bi đũa côn (2) Cầu sau không có bán trục Người ta lắp vòng bi đũa côn vào trục cầu xe qua trống phanh, và vòng bi đũa côn này... bích nối của trục các đăng ã Phải cẩn thận, không được tác động một lực quá mạnh vào các khớp nối mềm khi tháo trục cac đăng, và phải bảo đảm rằng hộp số, trục cac đăng và bộ vi sai luôn luôn thẳng khi tháo lắp trục các đăng ã Sau khi lắp, phải kiểm tra các góc của khớp nối (3) Khớp nối có tốc độ không đổi Các khớp nối có tốc độ không đổi truyền mômen quay êm dịu hơn, nhưng đắt tiền hơn (5/5) Cầu xe Mô . Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hệ thống truyền lực -1- Mô tả Mô tả Hệ thống truyền lực truyền công suất của động cơ đến các bánh xe. Người. những đường cong. 1. Truyền lực cuối cùng Truyền lực cuối cùng giảm số vòng quay từ hộp số ngang (dọc) để tăng mômen quay. Truyền lực cuối cùng của xe

Ngày đăng: 25/12/2013, 22:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan